intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh tim mạch và huyết

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:228

252
lượt xem
113
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Loạn nhịp tim hoàn toàn (rung nhĩ) : Nguyên nhân : Do hẹp lỗ van hai lá, cường tuyến giáp, không có sóng P, nhịp tâm thu nhĩ nhanh ở giữa cuồng động và rung nhĩ, sẽ dẫn đến suy tim, nghẽn mạch, bệnh tim do thiếu máu, do động mạch, do cao áp huyết, do quá mập, do nhiễm sắc tố sắt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh tim mạch và huyết

  1. KHÍ CÔNG Y ĐẠO VIỆT NAM Tự học day bấm huyệt chữa bệnh BỆNH TIM MẠCH VÀ HUYẾT ĐỖ ĐỨC NGỌC 1
  2. BỆNH TIM MẠCH PHẦN MỘT PHÂN TÍCH BỆNH TIM MẠCH THEO TÂY Y 1-LOẠN NHỊP TIM 2-MẠCH CỔ TAY MẤT 3-MẠCH ĐÙI MẤT 4-MẠCH QUAY KHÔNG ĐỀU 5-MẠCH SO LE 6-TIẾNG THỔI TÂM THU 7-TIẾNG THỔI TÂM TRƯƠNG 8-TIM ĐẬP CHẬM 9-TIM ĐẬP NHANH 10-TIM TO, TIM THÒNG 11-TĨNH MẠCH CẢNH CƯƠNG MÁU 12-VIÊM TĨNH MẠCH DI CHUYỂN 2
  3. 1-LOẠN NHỊP TIM A-Loạn nhịp tim hoàn toàn (rung nhĩ) : Nguyên nhân : Do hẹp lỗ van hai lá, cường tuyến giáp, không có sóng P, nhịp tâm thu nhĩ nhanh ở giữa cuồng động và rung nhĩ, sẽ dẫn đến suy tim, nghẽn mạch, bệnh tim do thiếu máu, do động mạch, do cao áp huyết, do quá mập, do nhiễm sắc tố sắt. B-Nhịp đôi hoặc nhịp ba : Nguyên nhân : Chứng này thường gặp trong qúa tải digital, do giảm kali huyết sau khi dùng thuốc lợi tiểu. Nhịp đôi : Cứ mỗi nhịp kèm theo sau một ngoại tâm thu. Nhịp ba : Hai nhịp bình thường rồi đến một ngoại tâm thu. 2-MẠCH CỔ TAY MẤT Nguyên nhân : Ngoài lý do động mạch quay bị buộc lại trong phẫu thuật hoặc do dị dạng bẩm sinh làm tắc động mạch chi trên, còn lý do bệnh lý gây ra bởi : Tim loạn nhịp hoàn toàn, hẹp van hai lá, nhồi máu cơ tim, phình thành mạch tim, phình động mạch chủ, phình thân động mạch cánh tay đầu, một mảng vữa động mạch tách ra trôi theo máu, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, 3
  4. có huyết khối trong động mạch do đụng giật mạnh vào động mạch cánh tay hay động mạch nách, sau phẫu thuật, viêm động mạch, nghẽn mạch máu, phẫu tích động mạch chủ, mạch có thể mất khi quay đầu sang một bên hoặc khi dang tay ra. 3-MẠCH ĐÙI MẤT Nguyên nhân : Do hẹp lỗ van hai lá, rung tân nhĩ, nhồi máu cơ tim, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, một mảng vữa động mạch tách ra trôi theo dòng máu, phẫu tích động mạch chủ, viêm tĩnh mạch nổi mầu xanh và đau, chân phù xanh tím. Trong lúc khám cũng tìm được dấu hiệu hẹp động mạch chủ, có tiếng thổi tâm thu hết cả vùng tim, vùng giữa vai trái và cột sống, phẫu tích động mạch chủ, phình động mạch chủ bụng, xơ vữa động mạch. 4-MẠCH QUAY KHÔNG ĐỀU Nguyên nhân : Do tắc động mạch quay bởi vết sẹo phẫu thuật, nghẽn động mạch cánh tay, hoặc động mạch quay do bệnh tim, loạn nhịp tim, viêm màng trong tim, bị chèn ép động mạch nách, cánh tay hoặc khuỷu tay, khe cổ nách, xương sườn cổ, tai biến thần kin do thiếu máu cục bộ kịch phát khi cử động máu đến không đủ, do huyết khối bệnh xơ vữa động mạch. 4
  5. 5-MẠCH SO LE Nguyên nhân : Đó là dấu hiệu suy thất trái của bệnh động mạch tim, động mạch chủ, bệnh van tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh cơ tim thường kèm theo tiếng ngựa phi và rối loạn tuần hoàn huyết trong bệnh cao áp huyết. Mạch so le là mạch đều đều nối tiếp một cái đập mạnh và một cái đập yếu. Mạch so le 6-TIẾNG THỔI TÂM THU A-Tiếng thổi tâm thu ở mỏm tim : Nguyên nhân : Do hở lỗ van tim hai lá tạo nên tiếng thổi của dòng máu trào ngược, toàn tâm thu, với cường độ thay đổi âm thanh như tiếng xì hơi lan ra trong nách và sau lưng. Do thấp khớp, viêm màng trong tim do vi khuẩn, nên tiếng thổi tâm thu run run, chiêm chiếp như âm nhạc. Hoặc do chân thương viêm màng trong tim, nhồi máu cơ tim thì nghe như tiếng dây thừng bị đứt. Sa van hai lá nhỏ, nghe tiếng clic giữa tâm thu. 5
  6. Hở lỗ van hai lá chức năng, giãn nở tâm thất trái, nghe tiếng thổi ngắn ở đầu tâm thu lan ra ít với âm sắc nhẹ, không đều, đó là dấu hiệu suy thất trái, bệnh cao áp huyết, bệnh tim thiếu máu cục bộ. B-Tiếng thổi tâm thu ở động mạch chủ : Nguyên nhân : Do vữa động mạch, bệnh thấp khớp cấp. Phình động mạch chủ, tiếng thổi thay đổi tùy theo chỗ phình. Nếu hẹp động mạch chủ, tiếng thổi tâm thu xảy ra muộn nghe được ở sau lưng. Do hẹp van động mạch chủ, nghe tiếng thổi ở đầu trong của khoảng thứ hai gian sườn phải, tiếng thổi phụt giữa tâm thu xảy ra trễ sau tiếng thứ nhất lan về phía mạch máu cổ, tiếng gồ ghề run run chát chúa. C-Tiếng thổi tâm thu ở van hai lá (mũi ức ) : Nguyên nhân : Hở lỗ van ba lá thực thể do bệnh thấp khớp cấp, viêm mngà trong tim nhiễm khuẩn, do tụ cầu, hở lỗ van ba lá chức năng, giãn thất phải kèm với gan to, phù chi dưới, nghẽn mạch phổi, bệnh huyết khối tắc mạch, khối u carcinoit ở ruột non hoặc phế quản, tăng huyết áp động mạch phi, nghe tiếng thổi của dòng máu trào ngược, có tiếng thổi mạnh sau thì hít vào sâu, lan toả ngang về bên phải và trái. D-Tiếng thổi tâm thu ở ổ phổi, đầu trong gian sườn số 2 trái : Nguyên nhân : 6
  7. Thường gặp ở người dễ cảm xúc, ở bệnh tăng năng tuyến giáp, sốt, thiếu máu, thời kỳ mang thai. Nghe tiếng thổi mạnh kèm với run run lan về phía mạch máu cổ do hẹp phễu lỗ động mạch chủ. Tiếng thổi tâm thu nghe phụt khi hít vào ở tư thế đứng. E-Tiếng thổi tâm thu giữa vùng tim, bờ trái xương ức : Nguyên nhân : Do thông liên thất, tiếng thổi toàn tâm thu to, run run, lan toả mọi hướng trước tim. Do bệnh nhồi máu cơ tim kèm theo bệnh cảnh suy thất phải cấp, nghe như tiếng đứt dây. Do tâm thất phì đại, thông tim, tiếng thổi phụt giữa tâm thu ngắn, gồ ghề nghe được ở dưới bờ trái xương ức, nếu tiếng thổi tâm thu của hở lỗ van hai kết hợp nghe như tiếng ngựa phi. F-Tiếng thổi liên tục tâm thu tâm trương : Tiếng thổi mạnh, rung như tiếng trong đường hầm, tối đa ở ổ phổi và vùng dưới đòn trái. G-Tiếng thổi tâm thu ở bụng : Nguyên nhân : Do hẹp khít lỗ động mạch chủ, lượng máu to thoát chảy ra qua lỗ van hai lá, ba lá, vữa động mạch nếu có khối u ở bụng, có thể nghe được một số tiếng thổi tim trong bụng : Nếu ở vùng thượng vị : Do động mạch chủ bụng bị phình, vữa, tắc, viêm, nghe được ở thân động mạch tạng do gân cơ của hai cột cơ hoàng chèn ép, do ung thư tụy, hoặc do khốI u sau màng 7
  8. bụng hoặc do hạch chèn ép, do ung thư gan, do vữa động mạch. Nếu ở vùng quanh rốn : Có thể do hẹp động mạch tiêu hóa, thường đau thắt bụng, phình động mạch lách, u mạch tế bào quanh mao mạch treo ruột hoặc sau màng bụng. Nếu ở vùng cạnh giữa động mạch thận : Do phình động mạch, hẹp, vữa, viêm, u thận, kèm với bệnh cao áp huyết. Nếu ở vùng chậu : Do hẹp hoặc vữa động mạch chậu, nghe được tiếng thổi dài theo động mạch chủ trong trường hợp tăng năng tuyến giáp, thiếu máu, thời kỳ mang thai. 7-TIẾNG THỔI TÂM TRƯƠNG A-Ở đáy tim : Nguyên nhân : Do thấp khớp, viêm màng trong tim nhiễm khuẩn, viêm động mạch chủ do bệnh giang mai, vữa động mạch chủ do bệnh giang mai, vữa động mạch kèm với tiếng thổi đôi, viêm cứng khớp sống, bầm máu đột ngột, bệnh đau trước tim. Nếu hở lỗ động mạch chủ, đầu trong của khoang gian sườn phải thứ hai, có tiếng thổi của máu trào ngược nghe như tiếng húp, hít vào, lan về mỏm tim dài theo xương ức về mũi ức, nghe rõ hơn khi bệnh nhân đứng. Tiếng thổi đôi động mạch chủ, kèm vớI máu trào ngược 8
  9. ồ ạt và có tiếng thổi tâm thu kèm theo, nhẹ hơn tiếng thổi tâm trương. B-Ở mỏm tim : Rung tâm trương tăng cường độ, thành tiếng thổi ở cuối tâm trương là tiếng tắc nghẽn khởi đầu sau tiếng thứ hai một chút. 8-TIM ĐẬP CHẬM A-Nhịp xoang chậm : Nguyên nhân : Thường gặp ở những người làm việc nặng như các vận động viên, những người bị bệnh nhiễm trùng đang hồi phục lại sức. Nhịp chậm trong lúc ngủ, trong bệnh vàng da, thiểu năng tuyến giáp, tăng áp lực nội sọ, nhồi máu cơ tim vào những giờ đầu, trong cơn đau bụng do nhiễm độc chì, do thuốc như digital, réserpin, morphin, bétabloquant, amiodaron, clonidine. B-Bloc nhĩ thất hoàn toàn (độ 3): Nguyên nhân : Nhịp tim chậm thường xuyên dưới 40 lần/1phút. Dấu hiệu lâm sàng của phân ly nhĩ-thất như tim đập chậm, tĩnh mạch cảnh 70-80 nhịp/1phút, mạch tim dưới 40/phút. Tiếng tim thứ nhất đập mạnh, cách hồi, tiếng vang tâm thu nghe đục ở thơì kỳ tâm truơng, có tiếng thỗI phụt tâm thu. C-Tai biến Adam-Strokes : 9
  10. Nguyên nhân : Ngất không có triệu chứng báo trước. Cảm giác chóng mặt muốn xỉu, màn đen trước mắt, ngã xuống mắt trợn ngược, không mạch, ý thức phục hồi nhanh, mặt đỏ. Ngất kéo dài, thở ngáy to, tím tái, co giật, không cắn lưỡi, nếu ngất kéo rất dài thì hôn mê để lại di chứng ở sọ não, nếu nặng hơn, thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tâm thần, chết đột ngột. D-Bệnh căn của bloc nhĩ thất : Nguyên nhân : Bloc có thể do hẹp lỗ động mạch chủ vôi hóa, hở lỗ động mạch chủ (bloc độ 1), chấn thương lồng ngực, phẫu thuật tim hở, bệnh teo loạn trương lực cơ, nhiễm sắc tố sắt, 20% do viêm cứng đốt sống. Trên 60 tuổi, tổ chức dẫn truyền bị thoái hoá, sẽ bị bloc nhánh phải, rồi hémibloc nhánh trái trước. Nguyên nhân do thiếu máu, thoái hóa cơ tim, xơ vữa động mạch, lỗ van động mạch chủ. Hémibloc phối hợp với bloc nhánh phải là báo hiệu bệnh nặng. E-Bloc nhĩ thất cấp tính : Nguyên nhân : Thường thấy trong các bệnh nhồi máu cơ tim, các bệnh nhiễm trùng trong thấp khớp cấp, viêm cơ tim do bạch hầu, viêm cơ tim do thương hàn, do nhiễm độc digital, thuốc chống loạn nhịp dùng quá liều như cardiorythmine 10
  11. 9-TIM ĐẬP NHANH : Tim đập nhanh, thông thường do cảm xúc là bình thường, nhưng đập nhanh liên tục là dấu hiệu bệnh, do nhiều nguyên nhân khác nhau : A-Nhịp tim nhanh xoang : Nguyên nhân : Tăng năng tuyến giáp, thiếu máu, giảm đường huyết, do uống trà, cà phê hoặc loại thuốc chống trầm cảm (chống depression). Xét điện tâm đồ thì nhịp tim nhanh làm hại tâm trương, sóng P và phức hợp bất bình thường. B-Tim đập nhanh nhĩ : Nguyên nhân : Có thể do hẹp lỗ van hai lá, tăng năng tuyến giáp, bệnh cơ tim. Tim đập nhanh nhĩ làm loạn nhịp tim hoàn toàn do rung nhĩ có thể kéo dài trong 24 giờ khi kịch phát, sau hình thành loạn nhịp tim liên tục, nhịp không đều giữa 100 và 140. Tim đập nhanh nhĩ C-Cuồng động nhĩ : Nguyên nhân : Có thể do bệnh của lỗ van hai lá, bệnh tim to động mạch, hẹp lỗ van hai lá, nghẽn mạch phổi, cao áp huyết, 11
  12. tăng năng tuyến giáp. Có thể là dấu hiệu báo trước sang qua giai đoạn loạn nhịp tim hoàn toàn, tim sẽ đập nhanh đều vớI bloc nhĩ thất chức năng, tĩnh mạch cảnh đập nhanh hơn tim, nghe được 150-160 tiếng đập đều/1 phút. Cuồng động tâm nhĩ D-Nhịp tâm thu nhanh nhĩ : Nguyên nhân : Do hẹp lỗ van hai lá, ngộ độc digital, giảm kali huyết. Kèm với bloc như cuồng động nhĩ, đếm 100-120 tiếng đập/1 phút, tĩnh mạch cảnh đập nhanh hơn. E-Nhịp tim nhanh bộ nối : Nguyên nhân : Do dùng digital qúa liều, nhồi máu sau hoành, bệnh tim bẩm sinh. Mạch đập 180-200/1phút thường xảy ra đột ngột ở người trẻ tuổi, từ vài phút đến vài ngày rồi hết đột ngột, nếu kéo dài có khả năng suy tim. F-Tim đập nhanh thất : Nguyên nhân : Có thể do nhồi máu cơ tim, nhồi máu vách thành, phình mạch vách tim, suy động mạch vành, bloc nhĩ thất không hoàn toàn, do ngộ độc thuốc, do gây mê, hoặc do thông tim. 12
  13. Tâm thất sai vị trí có nguy cơ rung thất, nhịp tim 150- 250/1phút, mặt tái xanh, vã mồ hôi, áp huyết tuột, mạch đập của tĩnh mạch cảnh chậm hơn mạch tim, sóng P ngược, khoảng cách xa. Nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài cơ tim 10-TIM TO, TIM THÒNG A-Tim to thòng toàn bộ : Vị trí mỏm tim xê dịch xuống phía dưới và ra ngoài, đường kính ngang tim lớn hơn nửa chiều ngang hai lá phổi. Có thể chẩn đoán sai ở những người có lồng ngực biến dạng, hoặc lúc tim to khi thở ra, hay tim to biến mất khi hít vào, hoặc trong bệnh vẹo cột sống. Phân biệt tim to và tràn dịch ngoài màng bao tim : Khám lâm sàng : Nghe tim đập như tiếng ngựa phi ở những người bị bệnh tim to. Ngược lại nghe nhỏ hoặc không nghe ở những người có bệnh tàn dịch màng ngoài tim, có thêm dấu hiệu tĩnh mạch cảnh cương máu, mạch bất thường. 13
  14. Chụp X-quang : Tim to thấy rõ đường viền tim, thấy tim đập. Bệnh tràn dịch thấy đường viền đôi, các bờ tim không thấy đập. Điện tâm đồ : Tim to thì khoang tim phình to. Tràn dịch thì điện thế thấp, rối loạn tái phân cực. B-Tim to từng phần : a-Tim to bên nhĩ trái : Nguyên nhân : Do hẹp hoặc hở van hai lá, bệnh tim bên trái. b-Tim to bên thất trái : Nguyên nhân : Do cao áp huyết, hẹp hoặc hở lỗ van động mạch chủ, bệnh cơ tim tắc nghẽn, hẹp động mạch chủ, tổn thương cơ tim do thiếu máu (cung dưới trái lồi và dài, mỏm tim gần sát thành ngực trái). c-Tim to bên nhĩ phải : Nguyên nhân : Do bệnh tim phổi cấp, tim phổi mạn, bệnh van ba lá. d-Tim to bên tâm thất phải : Nguyên nhân : Do hẹp van hai lá, bệnh tim phổi, bệnh tim trái ở giai đoạn cuối, thấy hình mỏm tim năng lên, động mạch phổi và các nhánh động mạch phổi tăng thể tích. 14
  15. 11-TĨNH MẠCH CẢNH CƯƠNG MÁU A-Tĩnh mạch cảnh cương máu : Nguyên nhân : Có thể do suy tim toàn bộ, suy tim phải, nghẽn mạch phải, viêm màng trong tim làm hở lỗ van ba lá, tràn dịch màng ngoài tim, trụy tim kèm với cương máu tĩnh mạch cảnh tương ứng với sốc tim (suy tim cấp), viêm màng ngoài tim co thắt, tăng áp huyết động mạch phổi, bướu trong ngực, u phổi, u tuyến ức, phình mạch, bệnh sưng hạch, tắc nghẽn tĩnh mạch chủ trên. Tim phổi cấp 12- VIÊM TĨNH MẠCH DI CHUYỂN Nguyên nhân : Do qúa trình nhiễm khuẩn huyết tĩnh mạch ở răng hoặc viêm amygdal, do ung thư tụy tạng, ung thư phổi, ung thư bao tử, do thoát vị hoành, do thiếu máu giảm huyết sắc tố, do bệnh bạch cầu tủy, do bệnh gút làm viêm tĩnh mạch kèm với xung huyết khớp, do viêm nghẽn mạch máu bở ghiền thuốc lá nặng làm viêm tĩnh mạcg có cục ở chi dưới. Viêm tĩnh mạch nhiều nơi nối tiếp nhau từng đoạn nông hoặc sâu, thường xảy ra ở đàn ông trên 40 tuổi. 15
  16. PHẦN HAI : NHỮNG CHỨNG BỆNH CỦA TIM MẠCH PHÂN TÍCH THEO ĐÔNG Y : Những dấu hiệu Bệnh về tim mạch theo đông y cũng có nhiều điểm trùng hợp với tây y, nhưng được sắp xếp và phân loại khác nhau theo chứng để có thể áp dụng đúng vào phương pháp đối chứng trị liệu trong chữa bệnh cho phù hợp với mỗi chứng, sẽ thấy được kết qủa nhanh hơn, hữu hiệu hơn và tránh bị sai lầm gây ra phản ứng phụ. Có 35 trường hợp chính của bệnh liên quan đến tim mạch được phân loại thành Chứng Bệnh tùy theo những dấu hiệu lâm sàng khác nhau. Mỗi chứng bệnh phải nói lên được nguyên nhân gây bệnh theo tiêu chuẩn bát cương như : Tại khí hay huyết, hư yếu hay qúa thực mạnh, do lạnh hay nóng, tình trạng bệnh là cấp tính hay mạn tính. 1-Chứng Tâm hư 2-Chứng tâm hư đởm khiếp 3-Chứng tâm âm hư 4-Chứng tâm khí bất ninh 5-Chứng tâm khí hư 6-Chứng tâm khí thịnh 7-Chứng tâm dương hư 8-Chứng tâm huyết hư 9-Chứng tâm huyết ứ 10-Chứng tâm thực 11-Chứng tâm hàn 12-Chứng tâm nhiệt 16
  17. 13-Chứng tâm thực nhiệt 14-Chứng tâm hỏa thượng viêm 15-Chứng tâm hỏa vượng 16-Chứng tâm hạ cấp 17-Chứng tâm hạ chỉ kết 18-Chứng tâm hạ nghịch mãn 19-Chứng tâm hạ ôn ôn dục thổ 20-Chứng tâm hãn 21-Chứng tâm khái 22-Chứng tâm lao 23-Chứng tâm sán 24-Chứng tâm tý 25-Chứng tâm phế khí hư 26-Chứng tâm tỳ hư 27-Chứng tâm thận bất giao 28-Chứng tâm bào hư 29-Chứng tâm bào thực 30-Chứng tâm bào nhiệt 31-Chứng tâm bào đờm hoả 32-Chứng đờm hỏa nhiễu tâm 33-Chứng khí thượng nghịch xung tâm 34-Chứng huyết quyết 17
  18. 1-CHỨNG TÂM HƯ : Dấu hiệu lâm sàng : Hồi hộp, đoản hơi, đau dưới tim, có khi lên cơn kịch phát, mất ngủ, mất sức, đổ mồ hôi, suy nhược thần kinh, bất an, sợ sệt, nói xàm, ý mông lung không chú tâm, hay quên, thiếu máu, gai sốt, chân tay giá lạnh, lưỡi nhạt, rêu tí. 2-CHỨNG TÂM HƯ ĐỞM KHIẾP : Dấu hiệu lâm sàng : Hay sợ do tâm huyết bất túc, tâm khí suy nhược liên quan đến tinh thần, thường gặp ở bệnh hư nhược, bần huyết hoặc cơ năng thần kinh. 3-CHỨNG TÂM ÂM HƯ : Dấu hiệu lâm sàng : Âm hư là tổn thương nội tạng thuộc huyết, buồn bực, mất ngủ, ra mồ hôi trộm, bàn tay nóng, họng khô, lưỡi đỏ, ít rêu, chức năng tạo huyết suy kém. 4-CHỨNG TÂM KHÍ BẤT NINH : Dấu hiệu lâm sàng : Là tâm không an do thiếu máu, do đờm nhiệt quấy nhiễu, do thủy khí hại tâm, do can hỏa vượng, do can đởm khí hư…làm ra hồi hộp, sợ sệt, tâm phiền, mất ngủ. 5-CHỨNG TÂM KHÍ HƯ : Dấu hiệu lâm sàng : 18
  19. Tim đập nhanh, hơi thở ngắn, hụt hơi, thiếu sức, hồI hộp, hay ra mồ hôi, mạch vô lực, thường gặp trong bệnh bần huyết, suy nhược, loạn nhịp tim. 6-CHỨNG TÂM KHÍ THỊNH ; Dấu hiệu lâm sàng : Là tâm dương vượng khiến thần kinh hưng phấn qúa mức làm mất ngủ. 7-CHỨNG TÂM DƯƠNG HƯ : Dấu hiệu lâm sàng : Có hai trường hợp nặng nhẹ khác nhau ; Trường hợp nhẹ giống chứng thứ 5 Tâm khí hư. Trường hợp nặng : Có thêm dấu hiệu người lạnh, chân tay lạnh, môi xanh tím, mồ hôi ra nhiều, hồI hộp, choáng, trụy mạch, nặng hơn nữa thì hôn mê bất tỉnh, mạch vô lực, lưỡI nhạt, rêu trắng trơn, nguyên nhân do lão suy, mất nước, thiểu năng động mạch vành làm ảnh hưởng đến khí huyết. 8-CHỨNG TÂM HUYẾT HƯ : Dấu hiệu lâm sàng : Huyết hư, sắc mặt trắng, tim đập nhanh, váng đầu, mất ngủ, hay mê, hay quên, hồi hộp, tâm phiền, lưỡi nhạt do mất máu hoặc sự cấu tạo huyết suy giảm, thường gặp ở bệnh hư nhược, thần kinh chức năng, bần huyết. 9-CHỨNG TÂM HUYẾT Ứ : Dấu hiệu lâm sàng : 19
  20. Đau vùng trước tim lan đến vai, chân tay lạnh, mặt môi xanh tím, do ting chí kích động, do đờm trọc làm ứ huyết ở tim, hoặc do tâm khí hư, tâm dương hư lại bị gặp khí lạnh làm tắc tuần hoàn tim mạch. 10-CHỨNG TÂM THỰC : Dấu hiệu lâm sàng : Mình nóng, mê sảng, hoảng loạn do viêm nhiễm nặng, mặt đỏ, họng khô khát, chảy máu mũi miệng, bao tử căng cứng làm đau ngực, cách mô căng đầy khó chịu, tiểu đỏ vàng, chân tay nặng nề. lưỡi khô, đầu lưỡi đỏ, nếu đang trong giai đoạn thần kinh bị nhiễm độc thì đi tiểu ra máu. 11-CHỨNG TÂM HÀN : Dấu hiệu lâm sàng : Mê sảng, lưỡi cứng khó nói, huyết hư thần mất, tâm thần suy kém, khí uất ở đầu làm mất ngủ, khí uất ở mắt làm nhức mắt, khí uất ở bụng làm băng lậu huyết. Nếu do hàn tà ở thận tràn lên thì làm đáy tim nở lớn sinh đau tim, uạ mửa, lở miệng, lòng bàn tay nóng dữ. 12-CHỨNG TÂM NHIỆT : Dấu hiệu lâm sàng : Do tâm hỏa cang thịnh làm đau tim, đau các đốt xương, đau sườn ngực do đờm hỏa tích tụ, sắc mặt đỏ phừng, phiền nhiệt, ngủ không yên, cuồng dại, nói nhảm, chảy máu cam, tâm nhiệt hại đường ruột sinh giun sán quấy nhiễu. 13-CHỨNG TÂM THỰC NHIỆT : 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2