intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh trên cây ớt

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

949
lượt xem
99
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh thối cành còn gọi là bệnh sương mai do nấm Phytophthora sp gây ra. Nấm xâm nhiễm vào cổ rễ để lại vết màu nâu, cây con bị bệnh có thể cháy ngọn và chết rạp. Triệu chứng héo rũ thường xảy ra sau khi bệnh tấn công trên thân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh trên cây ớt

  1. Bệnh trên cây ớt Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Bệnh thối cành còn gọi là bệnh sương mai do nấm Phytophthora sp gây ra. Nấm xâm nhiễm vào cổ rễ để lại vết màu nâu, cây con bị bệnh có thể cháy ngọn và chết rạp. Triệu chứng héo rũ thường xảy ra sau khi bệnh tấn công trên thân. Vết bệnh ban đầu có màu xanh tối, sũng nước. Sau đó bệnh phát triển và chuyển sang màu nâu tối, làm cho nhánh héo đi. Bệnh cũng gây hại trên trái, xâm nhiễm bắt đầu ở cuống trái, sau đó làm cho trái bị thối và nhăn nheo. Khi bệnh phát triển thường có phủ 1 lớp nấm màu trắng. Nấm lưu tồn qua tàn dư thực vật, hạt giống và đất sau đó lan truyền, phát tán nhờ nước mưa và gió. Nói chung bệnh này tương đối khó phòng trị. Tuy nhiên có thể hạn chế tác hại của bệnh bằng một số biện pháp sau: - Vệ sinh đất trồng, tránh tình trạng ứ nước trong rẫy ớt, thoát nước tốt. - Phủ màng nilon trên mặt đất để giảm sự tiếp xúc của quần thể nấm bệnh lên cây. Tránh bón thừa đạm, tăng cường phân canxi nitrat (để bổ sung canxi), phun phân Poly-Feed 15-15-30 (để tăng sức đề kháng bệnh) với liều lượng 20 gr cho bình 8 lít nước, có thể kết hợp pha Poly-Feed 15-15-30 với đợt phun thuốc trừ sâu, nhện, bọ trĩ. Sử dụng thuốc Alpine 800WDG, pha 20 gr cho bình 8 lít nước, hoặc Dosay 45WP pha 25 gr cho bình 8 lít nước, hoặc Mexyl Bul 72 WP pha 30 gr cho bình 8 lít nước (lưu ý: thuốc Dosay 45WP và Mexyl Bul 72WP phun kỹ vào gốc
  2. cây ớt). Bắt đầu phun sau khi trồng cây con được 7 ngày, cách 10 – 15 ngày phun 1 lần. Nên luân phiên phun các thuốc trên. Bệnh thối trái còn gọi là bệnh thán thư do nấm Colletotrichum sp gây ra. Phòng trị bệnh thán thư đòi hỏi nông dân áp dụng nhiều biện pháp, trong đó biện pháp canh tác rất quan trọng. Nên sử dụng bạt nilon phủ trên mặt ruộng để hạn chế bệnh gây hại. Vệ sinh đồng ruộng. Chọn hạt giống sạch bệnh vì nấm bệnh thán thư có khả năng lan truyền qua hạt giống. Trồng với mật độ thích hợp, tránh trồng dầy sẽ tạo ẩm độ cao trong tán cây ớt tạo điều kiện nấm bệnh phát triển. Sử dụng phân bón hợp lý, tránh bón phân thừa đạm, nên sử dụng phân canxi nitrat hoặc Poly feed 15-15-30 để tăng khả năng chống chịu bệnh. Cắt bỏ những nhánh ở thấp, ngắt bỏ lá chân vì nó sẽ tạo điều kiện cho bào tử nấm bệnh lây lan từ mặt đất lên cây. Nên sử dụng biện pháp tưới thấm. Nấm bệnh thán thư cũng xâm nhiễm qua vết thương của côn trùng, vì vậy, cần phun thuốc trừ sâu để tránh sự gây hại của sâu ăn tạp với thuốc Dragon 585 EC hoặc Pyrinex 20 EC. Phun thuốc trừ nấm bệnh thán thư trước khi cây bắt đầu ra hoa. Lần đầu, sử dụng thuốc tiếp xúc như Dipomate 80WP hoặc Cadillac 80WP với liều lượng 25 - 30 gr / bình 8 lít nước, phun đẫm lên tán lá. Phun lần 2 khi cây hình thành trái non, sử dụng thuốc Bendazol 50WP liều lượng 10 - 15 gr / bình 8 lít nước, phun đẫm lên tán lá và trái ớt, lần phun thứ 3 sau khi phun lần thứ hai 7 – 10 ngày nên phun thuốc Carbenzim 500FL liều lượng 20 ml pha với Dipomate 80WP liều lượng 25 gr cho bình 8 lít nước. Lần phun thứ tư cách lần phun thứ ba 7 – 10 ngày sử dụng thuốc Hạt vàng 250 SC với liều lượng 10 cc – 15 cc / bình 8 lít nước. Lưu ý, khi phát hiện vết bệnh thán thư gây hại trên trái, bà con nông dân phải ngắt bỏ và thu gom để tránh lây lan mầm bệnh trong ruộng ớt. Mặt khác, sau cơn mưa đêm, nên tưới xả nước cây ớt vào sáng hôm sau và phun thuốc. Bệnh xoăn lá do các côn trùng như bọ trĩ, bọ phấn gây hại trên cây và truyền bệnh virus. Ngoài ra, virus cũng lưu tồn và lan truyền qua hạt giống. Triệu
  3. chứng cây bị nhiễm virus sẽ lùn lại, lá nhỏ và bị xoắn, mép lá hơi cong lên. Bệnh gây hại làm cho hoa rụng, lá vàng và chết cây. Virus hiện diện trên nhiều loại cây khác nhau như cây thuốc lá, rau, cà chua, cây cảnh, cây ăn trái. Do đó, chúng có thể lây lan rất dễ dàng. Bệnh đã xảy ra thì không thể trị. Bệnh chỉ phòng bằng cách diệt bọ trĩ, bọ phấn. Sử dụng thuốc Sago-Super 20EC pha liều lượng 20 ml kết hợp với SK EnSpray 99EC liều lượng 25 ml cho bình 8 lít nước, hoặc sử dụng Dragon 585EC liều lượng 10 ml kết hợp SK EnSpray 99EC liều lượng 25 ml cho bình 8 lít nước. Nên luân phiên phun 2 nhóm thuốc trên khi phát hiện bọ trĩ có trong rẫy ớt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2