YOMEDIA
ADSENSE
Bệnh tự kỷ đang "tấn công" trẻ
128
lượt xem 15
download
lượt xem 15
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bệnh tự kỷ đang "tấn công" trẻ Tôi có dịp đi "khảo sát" một số trường mẫu giáo và nhà trẻ tư nhân. Tại hầu hết nhà trẻ có khi rất nhỏ, chỉ trông nom 5,7 cháu cũng thấy một cháu ngồi lủi thủi một mình, cái nhìn đờ đẫn, vô cảm, không chơi với bất cứ bạn bè nào, trong khi ở các trường lớn đông đúc, các cháu kiểu như vậy được tập trung thành một nhóm riêng để chăm sóc. Chúng là những đứa trẻ mắc hội chứng tự kỷ, một hội chứng, không chỉ phụ huynh...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh tự kỷ đang "tấn công" trẻ
- Bệnh tự kỷ đang "tấn công" trẻ Tôi có dịp đi "khảo sát" một số trường mẫu giáo và nhà trẻ tư nhân. Tại hầu hết nhà trẻ có khi rất nhỏ, chỉ trông nom 5,7 cháu cũng thấy một cháu ngồi lủi thủi một mình, cái nhìn đờ đẫn, vô cảm, không chơi với bất cứ bạn bè nào, trong khi ở các trường lớn đông đúc, các cháu kiểu như vậy được tập trung thành một nhóm riêng để chăm sóc. Chúng là những đứa trẻ mắc hội chứng tự kỷ, một hội chứng, không chỉ phụ huynh mà ngay cả các bác sĩ cũng ít người biết đến. Là hội chứng gì vậy? Và phụ huynh cũng như nơi trông nom các cháu (sau này, có thể là trường học, nếu các cháu đến trường) phải đối xử, quan tâm thế nào cho đúng? Mỗi bé một thế giới riêng
- Nhà trẻ A: Mai Châu và Hoàng Linh - cùng 3 tuổi - mỗi bé "chiếm" một góc trong một gian phòng rộng chừng 15m2, trong khi cô và các bạn đang ngồi giữa lớp thành vòng tròn, học hát. Châu mặt phụng phịu như đang hờn dỗi. Nhìn chăm chăm vào con búp bê đã bị vặt cụt chân, tay từ bao giờ. Cả ngày bé chẳng nói một câu. Ai gọi đúng tên cũng mặc, hỏi gì cũng mặc. Dường như bé đang ở một cõi trống vắng mơ hồ nào đó, theo đuổi một ý nghĩ xa xăm nào đó và xung quanh bé dường như chẳng người nào có mặt. Linh khác hẳn. Béo ục ịch, chỉ với chiếc ô tô bé xíu, Linh cứ miệng lẩm bẩm "bim! bim" bò theo xe, chạy vòng quanh, động tác cứ lặp đi lặp lại một kiểu mà không biết chán. Không thèm để ý đến các bạn cùng lớp đang sôi nổi vỗ tay theo nhịp.
- Nhà trẻ B: Duy Cương - 4 tuổi rưỡi - nét mặt sáng sủa, thông minh. Chẳng thế mà cách đây 1 năm, chính bé được nhà trẻ phát hiện ra là "thần đồng", vì có thể đọc vanh vách quảng cáo trên ti vi, một chương trình Cương cực kỳ say mê. Thế nhưng khi các nhà báo được mời đến chứng kiến, hỏi chuyện thì em ú ớ, trả lời lung tung hoặc chẳng trả lời. Rồi người ta nhận ra cậu bé thần đồng này chẳng hiểu gì những điều mình đọc. Trường mẫu giáo C: Trường tậm trung 4 em, "nhặt" từ 6 lớp trong trường vào 1 nhóm, và để hẳn 2 cô giáo có tiếng là nền tính chăm sóc. Bọn trẻ có đặc điểm chung là lầm ì ít nói hoặc không nói, chẳng bé nào chơi với bé nào. Bình thường hiền lành như cục đất, nhưng đôi khi tranh nhau đồ chơi lại khá hung hăng, lăn ra đất, giật tóc, gào khóc... Có bé ngơ ngác trước những câu hỏi, dù rất đơn giản của mọi người. Cậu bé xúc cơm rất vụng về, rơi vãi đầy sàn. May,
- các cô giáo rất tận tụy, dạy các cháu nói năng, bày trò cho các cháu chơi chung, có gì bất thường đều "phone" đến mấy nhà tâm lý hoặc khoa phục hồi chức năng bệnh viện nhi trung ương xin tư vấn. Những trẻ em nói trên là những "bệnh nhân" tí hon của hội chứng ở ta mới bắt đầu nói đến : chứng tự kỷ. Hội chứng tự kỷ Martin Luther (nhà thần học, tu sĩ, giáo sư đại học, nhà cải cách tôn giáo người Anh), từ thế kỷ 15 trong cuốn sách "Trò chuyện quanh bàn" của mình có kể về một cậu bé 12 tuổi với những triệu chứng của một kẻ bị tự kỷ năng, mà ông cho rằng chỉ là một khối thịt vì đã bị quỷ dữ bắt mất linh hồn. Mãi sau này, đầu thế kỷ 20, nhà tâm lý học Thụy Sỹ Eugen Breuler mới đưa ra khái niệm tự kỷ dựa trên tiếng Latinh autismus (xuất xứ của chữ autos nghĩa là tự mình), được hiểu là "sự tự quản bệnh hoạn
- (morbid self - administration), lôi cuốn sự tưởng tượng của "bệnh nhân" vào một điều gì đó, bất chấp tác động bên ngoài. Đến năm 1943, bác sĩ người Áo Leo Kanner mô tả những nét chung của hội chứng tự kỷ, dùng thuật ngữ autism, như một dạng tâm thần phân liệt của trẻ thơ. Từ cuối những năm 1960, hội chứng (có sách còn gọi là "hội chứng kanner") được nghiên cứu khá đầy đủ kể cả hướng điều trị. Định nghĩa về hội chứng này, các từ điển y khoa thường viết: "Tự kỷ là triệu chứng rối loạn thần kinh não trong quá trình phát triển của trẻ, làm ảnh hưởng tới chức năng của vùng quan hệ tương giao (social interaction) và vùng kỹ năng giao tiếp (communicatinon). Chúng ta biết rằng hệ não bộ của chúng ta được chia làm 2 bán cầu, 4 thùy não, chịu trách nhiệm về các
- giác quan và kỹ năng khác nhau như ngôn ngữ và vận động (thuỳ trước), thị giác (thùy sau), khả năng đọc và vị giác (thùy phải), khả năng thính giác và khứu giác (thùy trái). Các não bộ được cấu tạo từ tế bào thần kinh (neuron), và những tín hiệu được truyền đi trong não bộ nhờ các phản ứng hóa học diễn ra cực nhanh giữa các neuron. Một sự rối loạn nào đó gây ra tình trạng các tín hiệu không truyền đi được trên vùng tương giao và kỹ năng giao tiếp cho các em trở thành những "nạn nhân" của hội chứng tự kỷ. Tự kỷ không buông tha nền văn hóa nào, dân tộc nào. Những năm đầu mới phát hiện, người ta cho rằng chứng tự kỷ khá hiếm hoi, trung bình khoảng 10.000 trẻ mới có 1, nhưng dường như có khuynh hướng tăng dần ( hoặc do cuộc sống ngày càng cởi mởi, không chỉ khép kín trong gia đình hoặc trẻ em đã "xã hội hoa" nhiều hơn nên người ta dễ phát hiện hơn, thống kê đầy đủ hơn) và hiện người ta cho rằng cứ
- 500 trẻ em, thì có 1 em mắc hội chứng tự kỷ, thậm chí có nhiều tài liệu cho rằng chỉ 150 trẻ em đã có 1 em mắc chứng tự kỷ rồi. Tự kỷ thường xảy ra ở các em trai nhiều hơn các em gái, với tỷ lệ khoảng 4/1 Chưa có thống kê nào ở Việt Nam nhưng theo các ước đoán thì số trẻ em mắc chứng tự kỷ có thể hàng chục vạn mà bản thân gia đình các em không biết, chỉ cho rằng chúng hơi "đần" hơn các bạn cùng trang lứa đôi chút, rồi tặc lưỡi, chẳng sao,"trăng đến rằm trăng tròn", lớn lên khắc hết. Đôi khi, không có thời gian chăm sóc (vì chúng đòi hỏi sự chăm sóc, dạy dỗ chu đáo hơn) lại quá bận làm ăn kiếm sống, dành phó mặc chúng cho "ô sin" và thấy thế là đủ mà không nghĩ đến hậu quả lâu dài. Thậm chí, thấy trẻ bất bình thường, có người còn mêm tín, cho rằng "bị ma ám", "thần thánh quở" hoặc biểu hiện của "con Trời con Phật".
- Mặt khác, dù có muốn điều trị "tính bất thường" cho chúng cũng chẳng biết đưa đi đâu. Chính vì vậy, vấn đề "trẻ em tự kỷ" cần phải được sự hiểu biết và quan tâm của xã hội. Bởi đằng sau nó là những mảnh đời, những số phận khác nhau của những người mà cuộc sống có nhiều bất hạnh. Nguyên nhân gây tự kỷ Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính nào gây hội chứng tự kỷ ở trẻ, và rất có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Người ta tạm sắp xếp các giả thuyết về nguyên nhân gây tự kỷ thành hai loại: Một loại giả thuyết cho rằng tự kỷ gây ra do các nguyên nhân tác động từ bên ngoài não. Ví dụ các hóa chất xâm nhập (xã hội ngày càng sử dụng nhiều hóa chất trong cuộc sống) vào não bộ, đặc biệt những hợp chất của thủy ngân và chì... Làm sự vận hành của
- não bộ bị xáo trộn. Thuộc dạng này, người ta còn cho rằng sự căng thẳng trong cuộc sống của người mẹ khi mang thai cũng là một nguyên nhân, vì stress làm thay đổi lượng hóa chất (viết tắt CRH) làm chậm sự phát triển của não bộ. Giả thuyết khác đề cập đến vi khuẩn trong ruột là Helicobacter pylori (gây đau dạ dày) ảnh hưởng đến sự sản sinh ra hóa chất cần thiết của não bộ. Loại giả thuyết thứ hai cho rằng nguyên nhân nằm ở chính não bộ. Có thể não bộ bị biến dạng ở một vị trí nào đó, hoặc do nhiễm sắc thể ADN 6 làm thay đổi gen AHI-1 tạo nên nếp gấp trong não. Một nghiên cứu khác công bố ảnh chụp não bộ của các bé trai bị tự kỷ có hạch hạnh nhân (amygdala) lớn hơn những trẻ bình thường. Cũng thuộc loại giả thuyết này là những dẫn chứng về gen di truyền ví dụ có người thân trong gia đình bị tâm thần phân liệt. Nhưng thôi,
- cãi lý là việc của những nhà khoa học. Chúng ta chỉ biết để đấy, nghĩ chỉ tổ đau đầu. Những biểu hiện ở trẻ tự kỷ Tự kỷ không phải một bệnh đổ có thể phát hiện qua những xét nghiệm chỉ số này nọ, hoặc chụp tia X, siêu âm, cộng hưởng từ... như các bệnh thực thể khác. Tuy nhiên nó lại dễ dàng đoán nhận qua các dấu hiệu bên ngoài. Dấu hiệu phản ánh hội chứng tự kỷ thường bộc lộ rất sớm kể từ những tháng đầu tiên khi trẻ ra đời. Ví dụ,
- khi 2-3 tháng trẻ không ầu ơ hóng chuyện, 5-6 tháng không được "mụ dạy" thỉnh thoảng toét miệng ra cười và cười thành tiếng. 7-8 tháng không nhìn theo những vất sặc sỡ di động. Không phân biệt được người quen hay lạ nên ai bế cũng được. Biểu hiện rõ hơn vào cuối năm đầu tiên và càng dễ nhận thấy hơn ở năm thứ hai và thứ ba. Ở lứa tuổi này, trẻ bình thường đã biết thể hiện cảm xúc khá nhiều, những trẻ tự kỷ thì "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó", không "thắc mắc", không nũng nịu, không hờn dỗi, không đòi hỏi, thờ ơ khi bố mẹ bỏ đi, hờ hững khi gặp lại bố mẹ... Nếu không để ý quan sát chúng so với những đứa trẻ bình thường, có thể khen là chúng "cực ngoan". Nặng hơn nữa, chúng có thể tránh mọi người, kể cả bố mẹ và thường thu mình trong một xó tối. Trong khi bạn cùng trang lứa bi ba bi bô, nói theo bố mẹ và đôi khi rất lắm mồm, "lên ba cả nhà học nói" thì trái
- lại, trẻ tự kỷ phát âm rất kém, cả ngày chẳng nói một câu, nhưng thường chỉ bị coi là "chậm nói" hoặc lấy nệ "xưa ông A, bà B, ba bốn tuổi mới biết nói mà bây giờ cứ mồm năm miệng mười đấy thôi". Lớn hơn nữa, chúng chấp nhận đi nhà trẻ một cách dễ dàng, nhưng xa lánh bạn bè, tự chơi một mình suốt cả buổi (hoặc không chơi gì cả vì không biết chơi đồ chơi). Tưởng tượng của chúng nghèo nàn. Khả năng vận động kém, đơn điệu, vụng về và không nhạy cảm. Ví dụ chúng có thể tự quay trong nhiều vòng mà không lảo đảo, chóng mặt. Chúng có thể có những hành vi bất chợt, không nguyên nhân như cười sằng sặc một mình, hoặc tự nhiên vùng chạy và bất chấp xe cộ đang đến gần... Tất nhiên, không phải trẻ tự kỷ nào cũng có bấy nhiêu triệu chứng mà tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ. Song dù thế nào, nếu quan sát kỹ sẽ nhận thấy ở
- chúng không hiếm những cách ứng xử, những hiện tượng "bất thường". Tự kỷ và "nhà bác học ngốc ngếch" Khi khảo sát hệ số thông minh IQ của trẻ tự kỷ, người ta thấy khoảng 30% trẻ tự kỷ có trí thông minh bình thường (tức IQ trên dưới 100); 60% trí tuệ chậm phát triển; còn lại 10% là "thần đồng". Vâng, đúng vậy! ở đây có những "thần đồng", nếu xét về một vài phương diện nào đó. Số trẻ tự kỷ này sớm biết đọc, biết làm toán, thuộc rất nhiều số điện thoại, kể cả những con số dài dằng dặc của điện thoại di động, có thể thuộc làu làu cả 3.254 câu Kiều. Một em bé tự kỷ 5 tuổi đi chơi về, bảo vẽ lại một cái cây, với trí nhớ rất tốt em đã vẽ đủ những đặc điểm để mọi người có thể nhận ra chính là cái cây đó, nhưng em lại vẽ từ ngọn xuống gốc, từ phải qua trái, hệt như theo cách nhìn của em. Một em bé khác
- thuộc lòng bảng cửu chương nhưng không biết cộng "một với một là mấy". Có em khi học nhạc nhớ những đoạn giao hưởng phức tạp, có thể tái hiện trên chiếc dương cầm nhưng không hề làm người nghe xúc động vì bản thân em không hề có cảm xúc. Trên thế giới, người ta biết đến hiện tượng này từ lâu, gọi là hội chứng "nhà bác học ngốc nghếch" (idiot savant) và gần đây, để tránh nhầm lẫn, người ta thay bằng thuật ngữ "nhà bác học tự kỷ" (autistic savant) để chỉ những cá nhân trí tuệ trung bình nhưng giỏi đột xuất ở một lĩnh vực đặc biệt nào đó. Trong thực tế, ở ta đã có những em hồi 4-5 tuổi đã đọc báo vanh vách, được mọi người ngưỡng mộ, bố mẹ tự hào và sẵn sàng chấp nhận những tính khí bất thường của con - ôi dào, thiên tài nào chẳng lập dị!!!" - Không những đã không đưa cháu đến để được các bác sĩ tư vấn, còn để chúng tự do "phát triển tài năng"
- để rồi chỉ vài năm sau, đi học cháu không thể theo kịp chúng bạn để rồi phải bỏ học. Cho nên, thấy con cái có dấu hiệu của "thần đồng" càng cần phải quan sát một cách khách quan để đánh giá đúng, tránh sự ngộ nhận có hại. Làm gì khi con em bị tự kỷ? Tự kỷ là một hội chứng không nguy hiểm đến thế chất nhưng có ảnh hưởng lớn đến tương lai của các trẻ em bị tự kỷ sau này. Có thể nói nếu như không được điều trị, hầu hết trẻ không bao giờ có thể giao tiếp hoặc sống cuộc sống bình thường. Lớn lên, chúng sẽ rở thành người đần độn, ngớ ngẩn, hâm hấp, lơ ngơ như bò đội nón", ăn nói rất kém cỏi, chân tay vụng dại, chậm hiểu, chỉ làm được những việc chân tay đơn giản. Đáng mừng là não bộ ở con người khi còn rất nhỏ tuổi có khả năng tự thích nghi, điều chỉnh những
- khiếm khuyết của mình và kỹ năng giao tiếp, vì thế, áp dụng các liệu pháp tâm lý có thể dạy được cho những trẻ em tự kỷ. Những nhà tâm lý học và bác sĩ khoa tâm thần cho biết "nếu phát hiện sớm và điều trị tập trung, đúng cách có thể cải thiện được điều kiện sống của hầu hết, nếu không nói là tất cả trẻem bị tự kỷ". Những nghiên cứu cho biết, nếu được phát hiện sớm và can thiệp sớm thì 30% trẻ tự kỷ có cơ hội khỏi hoàn toàn, 70% còn lại có thể phát triển tốt. Tự kỷ không cần chữa bằng thuốc, tuy đôi khi cũng dùng thuốc an thần chẳng hạn để hỗ trợ, góp phần điều trị một triệu chứng nào đó như hành vi hung hăng hoặc sự mất tập trung ở trẻ. Chương trình điều trị hội chứng tự kỷ, với mục đích dạy giao tiếp và đưa trẻ trở lên với xã hội, với cộng đồng, huấn luyện cho chúng những kỹ năng sống là một chương trình tổng hợp, từ dạy nói, trị liệu bằng những phương pháp vật lý, trị liệu bằng âm nhạc,
- thay đổi thực đơn, trị liệu chuyên nghành (occupational therapy), trị liệu bằng phương pháp nghe - nhìn... chương trình chăm sóc và rèn luyện ấy đòi hỏi phải có những giáo viên có phương pháp sư phạm tốt, có kinh nghiệm, hết sức nhẫn nại, kiên trì, thực sự thương yêu các học sinh "đặc biệt" của mình. Khả năng phục hồi của trẻ tự kỷ phụ thuộc vào thời điểm can thiệp thích hợp nên đòi hỏi gia đình phải can thiệp sớm để đưa trẻ đến những trung tâm điều trị, tốt nhất là khi trẻ từ 18 đến 36 tháng tuổi, khi não ở thời kỳ phát triển nhanh nhất. Nội dung can thiệp và sự kiên trì của bố mẹ các em là điều hết sức quan trọng. Chương trình "chuẩn" của thế giới quy định việc điều trị phải là "một thầy một trò", tiến hành hết sức tập trung trong nhiều đợt, mỗi đợt 6 tháng liên tục. Sự phối hợp của gia đình theo hướng dẫn của các chuyên gia tâm lý là rất quan trọng. Chắc chắn vì
- tương lai của con cái, chẳng vị phụ huynh nào thiếu kiên nhẫn theo đuổi việc điều trị công phu này. Trên thế giới không ít những người tự kỷ rất thành công. Cô Temple Grandin (Mỹ) thuở nhỏ bị tự kỷ nặng (hiện vẫn còn di chứng và vẫn phải tập luyện hàng ngày) đã kiên trì học xong Đại học, lấy được bằng tiến sỹ, có chồng con và được bổ nhiệm làm giáo sư của chính nhà trường. Cô là tác giả cuốn sách nổi tiếng: " Suy nghĩ bằng hình ảnh và những câu chuyện khác từ cuộc đời sống chung với chứng tự kỷ của tôi" đã trở thành Best - Seller một thời.
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn