intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh vảy nến và những cách điều trị

Chia sẻ: Vien Sinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

87
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vảy nến là một bệnh ngoài da thường gặp, do nguyên nhân sinh bệnh phức tạp, vảy nến là một trong những bệnh về da khó chữa hết hẳn. Bệnh lành tính, thường không ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng tác động xấu đến thẩm mỹ, tâm lý và những hệ Biểu hiện vảy nến trên da

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh vảy nến và những cách điều trị

  1. Bệnh vảy nến và cách điều trị Vảy nến là một bệnh ngoài da thường gặp, do nguyên nhân sinh bệnh phức tạp, vảy nến là một trong những bệnh về da khó chữa hết hẳn. Bệnh lành tính, thường không ảnh hưởng
  2. đến sức khoẻ nhưng tác động xấu đến thẩm mỹ, tâm lý và những hệ Biểu hiện vảy nến trên da Bệnh vảy nến biểu hiện trên da bằng các mảng đỏ có giới hạn rõ và đóng Tổn thương do bệnh vảy vảy trắng đục. Khi đè lên, màu đỏ này nến. biến mất. Các thương tổn này phân bổ một cách đối xứng ở rìa chân tóc, da đầu (trông giống như gàu), cùi chỏ, đầu gối, vùng xương cụt, bộ phận sinh dục hoặc các nếp gấp. Các mảng đỏ có ranh giới rất rõ với vùng da lành bên cạnh, kích thước từ vài centimet đến hàng chục centimet
  3. (vảy nến mảng) hoặc chỉ là các thương tổn màu đỏ, hơi gồ lên mặt da, kích thước chừng vài milimet, khá đồng đều (vảy nến giọt). Trường hợp nặng, bệnh lan rộng toàn thân (vảy nến toàn thân). Bệnh không đau, có thể ngứa với mức độ ít nhiều tuỳ người. Móng có thể bị hỏng, có các chất bột vụn đội bờ tự do lên và bị ăn khuyết dần hoặc phiến móng trở nên xù xì, lỗ chỗ như kim đâm vào. Trường hợp nặng, có thể gây sưng, đau và biến dạng các khớp. Da có thể nổi nhiều mụn mủ ở bàn tay, bàn chân hoặc rải rác khắp người. Lúc này bệnh nhân thường bị sốt, mệt mỏi hoặc căng đau vùng da bệnh. Bệnh cũng có thể làm cho da cả người bị đỏ không hồi phục (đỏ da toàn thân).
  4. Bệnh có tính di truyền Bất thường miễn dịch được cho là nguyên nhân chính gây ra bệnh vảy nến. Thêm vào đó, yếu tố di truyền, các xáo trộn sinh hoá, chấn thương tâm lý, thuốc... cũng ảnh hưởng trên sự khởi phát, tái phát hoặc làm bệnh nặng thêm. Bệnh vảy nến có tính di truyền, theo các bác sĩ, nếu trong gia đình chỉ có cha hoặc mẹ bị bệnh thì khoảng 8% các con sẽ mắc bệnh, còn nếu cả cha và mẹ cùng bị vảy nến thì khả năng mắc bệnh của các con là 41%. Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến
  5. Thuốc uống: bác sĩ thường kê đơn các thuốc giúp giảm triệu chứng ngứa, lo âu, thuốc nâng tổng trạng... Thuốc đặc trị cân nhắc cho các trường hợp nặng: biến chứng khớp, vảy nến mủ, đỏ da toàn thân... Thuốc bôi: các thuốc giúp lột sừng, tiêu sừng như axit salicylic, AHA, các dẫn xuất của retinoid (tarazotene), ure, hắc ín, dầu Cade... Thuốc bôi có chứa các chất corticoid giúp thuyên giảm nhanh triệu chứng ngứa, đỏ. Các thuốc này nếu dùng lâu sẽ gây teo da, rậm lông, nổi mụn, đỏ da, tăng nguy cơ bội nhiễm (vi khuẩn, vi nấm, siêu vi khuẩn) hoặc làm nặng tình trạng bệnh...
  6. Quang và quang hoá liệu pháp: Phương pháp này dùng cho bệnh nhân vảy nến dai dẳng hoặc người có diện tích da bệnh khá nhiều (hơn 40% diện tích cơ thể). Tuy nhiên không phải ai cũng được áp dụng. Người có tiền căn nhạy cảm ánh sáng, đục thuỷ tinh thể, suy gan thận, có các bệnh gắn liền với nguy cơ ung thư da như ngộ độc arsenic, có các bệnh mà phơi nắng sẽ làm nặng thêm như bệnh lupus ban đỏ, porphyrie hoặc trẻ em dưới 12 tuổi đều không được chỉ định. Tuy không chữa khỏi triệt để nhưng việc trị liệu sẽ giúp cải thiện chất lượng sống, thuyên giảm các biểu hiện ngoài da, giảm nguy cơ dẫn đến các biến chứng nặng nề, khó chữa. Không những
  7. thế, trị liệu đúng cách còn giúp bệnh nhân giới hạn các tác dụng phụ do thuốc gây ra. Phòng bệnh thường chỉ nhằm ngăn chặn sự trầm trọng, hơn là ngăn bệnh không xảy đến. Vì vậy tìm hiểu cách sống chung với bệnh là một việc cần thiết, giúp người bệnh có một cuộc sống thoải mái. Khi mắc bệnh, không cào gãi, chà xát thương tổn vì ở bệnh vảy nến có hiện tượng Koebner, là hiện tượng nổi thêm sang thương mới sau khi có kích thích cơ học. Không tự điều trị theo mách bảo hoặc dùng đi dùng lại đơn thuốc đã đỡ bệnh trước đây mà không
  8. qua ý kiến của bác sĩ. Không tắm nước quá nóng vì có thể làm nặng thêm tình trạng khô da, tróc vảy. Không uống rượu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1