intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh viêm lợi ở bà Bầu

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

94
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lợi bị chảy máu, có dấu hiệu sưng tấy, chạm vào có cảm giác đau đớn…như vậy, bạn đã mắc chứng viêm lợi. Nên giải quyết thế nào khi gặp vấn đề này trong giai đoạn bầu bí?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh viêm lợi ở bà Bầu

  1. Bệnh viêm lợi ở bà Bầu Lợi bị chảy máu, có dấu hiệu sưng tấy, chạm vào có cảm giác đau đớn…như vậy, bạn đã mắc chứng viêm lợi. Nên giải quyết thế nào khi gặp vấn đề này trong giai đoạn bầu bí? Nên giải quyết thế nào khi gặp vấn đề này trong giai đoạn bầu bí? (google image)
  2. Bà Bầu dễ bị viêm lợi Phụ nữ mang thai thường dễ bị viêm lợi do lượng máu trong cơ thể tăng lên từ 30 – 50%. Quá trình lưu thông máu nhanh hơn trước để cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cho bào thai nên dễ khiến lợi bị sưng tấy. Sự tăng hàm lượng hormon trong cơ thể cũng là nguyên nhân khiến răng miệng trở nên “nhạy cảm” hơn với các loại vi khuẩn cư trú. Ngoài ra, việc bầu bí cũng dễ bị viêm lợi do một số chị em “dị ứng” với mùi kem đánh răng. Dấu hiệu Bà Bầu bị viêm lợi cũng có những dấu hiệu như sưng tấy, dễ chảy máu… và nguy hiểm hơn nhiều so với người thường vì nó là tiền nguyên nhân gây nên hiện tượng sinh sớm. Một số nghiên cứu cho thấy, có mối liên quan giữa các bệnh về răng miệng ở bà Bầu với chứng tiền sản giật – một rắc rối sức khỏe nghiêm trọng được biểu hiện bằng huyết áp cao và lượng protein tăng trong nước tiểu. Tuy chưa có bằng chứng rõ ràng để kết luận việc này, nhưng nó
  3. là một trong những nhân tố của chứng tiền sản giật. Điều trị Nhìn chung, bệnh viêm lợi ở bà Bầu không quá nguy hiểm. Tuy vậy, bạn không nên chủ quan vì có thể, nó là tiềm ẩn gây nên những nguy hại cho sức khỏe. Thực tế, những vết loét ở lợi nếu không được điều trị, sẽ gây nên tình trạng nhiễm trùng, dẫn đến nhiễm trùng máu. Chị em mang thai bị viêm lợi cần sớm gặp bác sĩ nha khoa để được tư vấn và điều trị. Ngoài ra, cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, đều đặn, bao gồm: đánh răng ít nhất 2 lần/ngày; dùng chỉ nha khoa để lấy những mảng bám, thức ăn thừa; đến bác sĩ nha khoa để được thăm khám định kỳ. Phòng tránh Bổ sung vitamim C: Một trong những nguyên nhân chính gây viêm lợi là do thiếu hụt lượng vitamin C. Do vậy, bạn cần bổ sung vitamin C cho cơ thể bằng cách tăng cường các loại trái cây, rau củ như cam, chanh, bưởi, cải xanh, cải
  4. xoăn, bắp cải… Sữa: Rất cần thiết cho xương, răng và loại trừ nguy cơ viêm lợi. Mỗi ngày, bạn nên uống một ly sữa để tăng cường sức khỏe và bảo vệ răng miệng. Súc miệng nước muối: Không chỉ tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại cư trú trong khoang miệng mà còn “điều trị” chứng chảy máu chân răng và viêm lợi. Mát xa lợi: Sau khi đánh răng, rửa sạch tay và mát xa lợi nhẹ nhàng, giúp máu lưu thông dễ dàng, phòng ngừa tình trạng chảy máu lợi. Hạn chế chất béo: Thực phẩm nhiều chất béo không những gây nên tình trạng tăng cân, béo phì mà còn tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi, gây nên tình trạng chảy máu, viêm lợi. Bạn nên cắt giảm những đồ ăn, thức uống giàu chất béo. Không hút thuốc: Khói thuốc lá rất độc hại cho mẹ và bé,
  5. nó còn tiết ra “thứ mùi” mà vi khuẩn răng miệng rất ưa thích. Thế nên, những người hút thuốc lá dễ mắc bệnh răng miệng hơn những người không nghiện thuốc. Minh Hà
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2