Bệnh viêm phế quản: Suyễn (Phần cuối)
lượt xem 17
download
Bệnh viêm phế quản: Suyễn (Phần cuối) Các triệu chứng điển hình của suyễn Các triệu chứng của suyễn khác nhau tuỳ người và tuỳ từng thời điểm. Điều quan trọng là phải nhớ rằng, những triệu chứng này có thể khó thấy và có thể tương tự với các triệu chứng được thấy ở các bệnh khác. Tất cả các triệu chứng được đề cập sau đây cũng có thể hiện diện ở các bệnh hô hấp khác, và thỉnh thoảng cũng giống như ở các bệnh tim mạch. Sự lẫn lộn tiềm tàng này làm cho việc nhận biết...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh viêm phế quản: Suyễn (Phần cuối)
- Bệnh viêm phế quản: Suyễn (Phần cuối) Các triệu chứng điển hình của suyễn Các triệu chứng của suyễn khác nhau tuỳ người và tuỳ từng thời điểm. Điều quan trọng là phải nhớ rằng, những triệu chứng này có thể khó thấy và có thể tương tự với các triệu chứng được thấy ở các bệnh khác. Tất cả các triệu chứng được đề cập sau đây cũng có thể hiện diện ở các bệnh hô hấp khác, và thỉnh thoảng cũng giống như ở các bệnh tim mạch. Sự lẫn lộn tiềm tàng này làm cho việc nhận biết các triệu chứng xuất hiện và xét nghiệm chẩn đoán trở thành rất quan trọng trong việc nhận ra rối loạn này. 4 triệu chứng chính để nhận dạng :
- Khó thở - đặc biệt khi gắng sức hoặc ban đêm. Khò khè - tiếng thở huýt sáo, thở rít khi thở ra. Ho - có thể mãn tính; thường nặng hơn vào ban đêm và sáng sớm. Nhiều người suyễn xuất hiện sau khi gắng sức hoặc khi tiếp xúc không khí lạnh, khô. Nặng ngực - có thể xuất hiện với có hay không có các triệu chứng trên. Thực tế suyễn Suyễn được phân loại theo tần số và độ nặng của triệu chứng, hoặc "cơn", các kết quả của xét nghiệm chức năng phổi. 30% người bị suyễn có các triệu chứng suyễn nhẹ, gián đoạn (ít hơn 2 cơn 1 tuần) với các xét nghiệm hô hấp bình thường. 30% có các triệu chứng suyễn nhẹ, dai dẳng (>= 2 cơn 1 tuần) với các xét nghiệm hô hấp bình thường. 40% có các triệu chứng suyễn vừa hoặc nặng, dai dẳng (mỗi ngày hoặc liên tục) với các xét nghiệm hô hấp bất thường. Cơn suyễn cấp tính Một cơn suyễn cấp tính, hoặc đột ngột, thường do tiếp xúc với các dị nguyên hoặc một nhiễm trùng đường hô hấp trên. Ðộ nặng của cơn phụ thuộc vào bệnh suyễn cơ bản của bạn đang được kiểm soát tốt như thế nào (phản ánh sự viêm đường hô hấp được kiểm soát tốt như thế nào). Một cơn cấp có thể đe dọa tính mạng bởi vì nó có thể
- vẫn tiếp diễn dù bạn có dùng thuốc cắt cơn thông thường (dãn phế quản hít) đi chăng nữa. Cơn suyễn mà không đáp ứng với điều trị bằng 1 thuốc dạng hít thì bạn nên tìm đến chăm sóc y tế ngay tại các phòng cấp cứu bệnh viện gần nhất hoặc một phòng khám chuyên khoa suyễn, tùy thuộc vào hoàn cảnh và thời điểm trong ngày. Các cơn suyễn không tự dừng khi không có điều trị. Nếu bạn bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo sớm, bạn tự đặt mình vào nguy cơ xuất hiện "suyễn ác tính" (trạnh thái suyễn). Sự thật dị ứng. Các cơn suyễn kéo dài mà không đáp ứng với điều trị bằng thuốc dãn phế quản là một cấp cứu nội khoa. Thầy thuốc gọi các cơn suyễn nặng này là "suyễn ác tính" và chúng cần điều trị cấp cứu ngay. Các triệu chứng của suyễn nặng là ho dai dẳng và không thể nói thành câu hoàn chỉnh hoặc không thể đi mà không khó thở. Ngực bạn có thể cảm thấy bị thắt chặt và môi bạn có thể có màu xanh tím. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy bị kích động, lẫn lộn, hoặc mất khả năng tập trung. Bạn có thể cúi khom người ra trước, ngồi hoặc đứng để thở dễ dàng hơn, và làm căng cơ bụng và cổ của bạn. Ðây là các dấu hiệu của sự suy hô hấp sắp xảy ra. Lúc này, các thuốc qua đường hít sẽ không thể đảo ngược tiến trình này. Thông khí cơ học có thể cần thiết để hỗ trợ phổi và các cơ hô hấp. Một cái mặt nạ hoặc một ống thở được gắn vào mũi hoặc miệng cho điều trị này. Các hỗ trợ hô hấp này là tạm thời và được lấy bỏ một khi cơn suyễn đã giảm đi và phổi đã hồi phục đầy đủ để bắt đầu lại công việc hô hấp của chính nó. Nằm viện một thời gian ngắn trong
- một đơn vị chăm sóc tích cực có thể là do một cơn suyễn nặng mà không được điều trị ngay tức khắc. Ðể tránh việc nằm viện như thế, tốt nhất, lúc khởi đầu của triệu chứng, là bắt đầu điều trị sớm ngay tại nhà hoặc ở phòng khám của bác sĩ. Sự hiện diện của khò khè hoặc ho tự nó không phải là tiêu chuẩn đáng tin cậy cho việc phán đoán độ nặng của cơn suyễn. Trong các cơn suyễn rất nặng thì các phế quản có thể bị bít tắc đến mức mà sự thiếu khí vào và ra khỏi phổi của bạn thậm chí không tạo ra được tiếng khò khè hoặc ho. Suyễn được điều trị như thế nào? Hầu hết các thuốc trị suyễn tác dụng bởi việc làm dãn co thắt phế quản (các thuốc dãn phế quản) hoặc giảm viêm (corticosteroids). Trong điều trị suyễn, các thuốc dạng hít thường được ưa chuộng hơn các thuốc dạng viên hoặc dịch để uống (các thuốc qua đường uống). Các thuốc dạng hít tác dụng trực tiếp trên bề mặt đường dẫn khí và các cơ đường dẫn khí nơi mà các rối loạn của suyễn bắt đầu. Sự hấp thu các thuốc dạng hít vào phần còn lại của cơ thể thì rất nhỏ. Do đó, các tác dụng phụ thì ít hơn so với các thuốc dạng uống. Các thuốc dạng hít bao gồm các thuốc kích thích beta-2, các thuốc kháng cholinergics, các corticosteroids, và cromolyn sodium. Các thuốc dạng uống bao gồm aminophyllin, và các viên corticosteroids. Theo cổ điển, một trong những thuốc đầu tiên được dùng cho suyễn là adrenaline (epinephrine). Adrenaline có khởi đầu tác dụng nhanh trong việc mở rộng đường dẫn khí (dãn phế quản). Nó thường được sử dụng trong các tình huống cấp cứu
- suyễn. Tuy nhiên, adrenaline có nhiều tác dụng phụ bao gồm nhịp tim nhanh, đau đầu, buồn nôn, nôn, không yên, và cảm giác hoảng sợ. Các thuốc có công thức hoá học tương tự adrenaline đã được phát triển. Những thuốc này, được gọi là kích thích beta-2, có lợi ích dãn phế quản của adrenaline mà không có nhiều tác dụng phụ không mong muốn của nó. Các thuốc kích thích beta-2 là các thuốc dãn phế quản dạng hít, chúng được gọi là "kích thích" vì chúng thúc đẩy hoạt động của các thụ thể beta-2 ở cơ trơn phế quản. Thụ thể này hoạt động để làm dãn thành cơ trơn của phế quản, gây dãn phế quản. Hoạt động dãn phế quản của các thuốc kích thích beta-2 bắt đầu trong vòng vài phút sau khi hít thuốc và kéo dài khoảng 4 giờ. Các ví dụ của những thuốc này bao gồm albuterol (Ventolin, Proventil), metaproterenol (Alupent), pirbuterol acetate (Maxair), và terbutaline sulfate (Brethaire). Một nhóm thuốc kích thích beta-2 tác dụng kéo dài đã được phát triển, thời gian hiệu quả được duy trì 12 giờ. Những thuốc dạng hít này có thể dùng 2 lần một ngày. Salmeterol xinafoate (Serevent) là một ví dụ của nhóm thuốc này. Các thuốc kích thích beta-2 tác dụng kéo dài thường không được dùng cho các cơn cấp. Các thuốc kích thích beta-2 có thể có các tác dụng phụ, như lo lắng, run, đánh trống ngực hoặc nhịp tim nhanh và làm hạ kali máu. Cũng như các thuốc kích thích beta-2 có thể làm dãn đường dẫn khí, các thuốc ức chế beta làm suy yếu sự dãn cơ trơn phế quản bởi các thụ thể beta-2 và có thể gây ra co thắt đường dẫn khí, làm suyễn nặng lên. Do đó, các thuốc ức chế beta, như các
- thuốc điều trị tăng huyết áp propanolol (Inderal), và atenolol (Tenormin) nên được tránh ở các bệnh nhân suyễn. Các thuốc kháng cholinergic tác dụng trên một kiểu thần kinh khác với các thuốc kích thích beta để đạt được sự dãn và mở đường dẫn khí tương tự. Hai nhóm thuốc dãn phế quản dạng hít này khi được dùng chung với nhau có thể tạo ra hiệu quả dãn phế quản tăng cường. Một ví dụ của thuốc kháng cholinergic được dùng thường gặp nhất là ipratropium bromide (Atrovent). Ipratropium tác dụng chậm hơn so với các thuốc kích thích beta-2, với tác dụng đỉnh xuất hiện 2 giờ sau uống và kéo dài 6 giờ. Các thuốc kháng cholinergic có thể là những thuốc rất hữu ích cho bệnh nhân có khí phế thủng. Khi các triệu chứng của suyễn khó kiểm soát bởi các thuốc kích thích beta-2, thì các corticosteroid (cortisone) hít thường được thêm vào. Các corticosteroids có thể cải thiện chức năng phổi và giảm sự tắc nghẽn đường dẫn khí theo thời gian. Các thí dụ của các thuốc corticosteroid hít bao gồm beclomethasone dipropionate (Beclovent, Beconase, Vancenase, và Vanceni), triamcinolone acetonide (Azmacort), và flunisolide (Aerobid). Liều lý tưởng của corticosteroid vẫn chưa được biết rõ. Tác dụng phụ của các thuốc corticosteroid bao gồm khàn tiếng, mất giọng, và nhiễm nấm ở miệng. Sử dụng corticosteroids hít sớm có thể ngăn chặn tổn thương không hồi phục cho đường dẫn khí.
- Cromolyn sodium (Intal) ngăn chặn sự giải phóng các hoá chất trung gian trong phổi, như là histamine, chất có thể gây ra suyễn. Cromolyn hoạt động ngăn chặn suyễn một cách chính xác như thế nào cần được nghiên cứu thêm. Cromolyn không phải là một corticosteroid và thường không phối hợp với các tác dụng phụ quan trọng. Cromolyn hữu ích trong việc ngăn chặn suyễn nhưng có hiệu quả hạn chế một khi suyễn cấp đã bắt đầu. Cromolyn có thể giúp ngừa cơn suyễn được khởi phát bởi gắng sức, khí lạnh, và các chất dị nguyên, như là lông mèo. Cromolyn có thể dùng ở trẻ em cũng như ở người lớn. Theophylline (Theodur, Theostat, Theoair, Slo-bid, Uniphyll, Theo-24) và aminophylline là các ví dụ của methylxanthine. Các methylxanthine được dùng bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Trước khi các thuốc dạng hít trở nên phổ biến, methylxanthine là thuốc rường cột trong điều trị suyễn. Chất caffeine mà ở trong cà phê thông thường và các nước uống giải khát cũng là một thuốc methylxanthine! Theophylline làm thư dãn các cơ bao quanh đường dẫn khí, và ngăn chặn các tế bào lót phế quản (tế bào mast) khỏi việc giải phóng hoá chất, như histamine, chất có thể gây ra cơn suyễn. Theophylline cũng có thể tác dụng như một thuốc lợi tiểu nhẹ, gây tăng lượng nước tiểu. Ðối với suyễn khó kiểm soát, methylxanthine cũng có thể còn đóng một vai trò quan trọng. Các mức liều lượng của theophylline hoặc methylxanthine được theo dõi sát. Các mức quá cao có thể gây buồn nôn, nôn, các rối loạn nhịp tim, và thậm chí co giật. T
- rong vài bệnh cảnh nhất định, như suy tim hoặc xơ gan, liều methylxanthine được giảm thấp để tránh nồng độ trong máu quá cao. Sự tương tác với các thuốc khác, như cimetidine (Tagament), các thuốc ức chế kênh canxi (Procardia), quinolones(Cipro), và allopurinol (Xyloprim) có thể ảnh hưởng thêm nồng độ thuốc trong máu. Các thuốc corticosteroids được dùng bằng đường uống cho suyễn nặng không đáp ứng với các thuốc khác. Tuy nhiên, liều cao của corticosteroids qua một thời gian dài có thể có các tác dụng phụ trầm trọng, bao gồm loãng xương, gãy xương, đái tháo đường, tăng huyết áp, mỏng da và dễ bầm máu, mất ngủ, thay đổi tính tình, và tăng cân. Các thuốc long đàm giúp làm loãng đàm, làm cho đàm dễ khạc ra hơn. Kali iod thường được dùng nhưng có khả năng gây ra tác dụng phụ là mụn trứng cá, tăng nước bọt, phát ban, và rối loạn tuyến giáp. Guaifenesin (Entex, Humibid) có thể gây tăng tiết dịch trong phổi và giúp làm loãng chất nhầy, nhưng cũng có thể là chất kích thích đường dẫn khí đối với vài bệnh nhân. Cùng với các thuốc dãn phế quản cho các bệnh nhân bị suyễn có cơ địa dị ứng, việc tránh các dị nguyên hoặc các chất kích thích có thể rất quan trong. Ở những bệnh nhân không thể tránh dị nguyên, hoặc ở những người mà triệu chứng không thể được kiểm soát bởi thuốc, sự thử dị nguyên có thể được xem xét. Lợi ích của thử dị nguyên (giải mẫn cảm) trong việc ngừa suyễn vẫn chưa được thiết lập chắc chắn. Vài bác sĩ vẫn còn lo ngại về nguy cơ sốc phản vệ, cái mà xuất
- hiện ở 1 / 2 triệu liều được cho. Thử dị nguyên thường có lợi nhất ở trẻ em bị dị ứng với mạt nhà. Các lợi ích khác có thể được thấy với phấn cỏ, cỏ lưỡi chó, và lông thú. Ở vài bệnh nhân bị suyễn, tránh dùng aspirin, hoặc các thuốc kháng viêm không steroid khác (thường dùng trong điều trị viêm khớp) là quan trọng. Ở những bệnh nhân khác, việc điều trị đầy đủ trào ngược acid dạ dày (trào ngược thực quản) ngừa sự kích thích đường dẫn khí. Các biện pháp để ngăn chặn trào ngược thực quản bao gồm thuốc, giảm cân, thay đổi chế độ ăn, và ngưng hút thuốc lá, ngưng uống cà phê và rượu. Các thí dụ cho các thuốc dùng để giảm trào ngược bao gồm omeprazole (Prilosec, Losec), và ranitidine (Zantac). Những bệnh nhân có những rối loạn trào ngược nặng gây ra những rối loạn tại phổi có thể cần phẫu thuật để làm tăng sức mạnh cơ thắt thực quản để ngăn trào ngược acid. Ðể biết thêm thông tin, hãy đọc bài bệnh Trào ngược Dạ dày-thực quản. Sơ lược về suyễn Suyễn là sự viêm mãn tính các ống phế quản (đường dẫn khí) gây ra sưng phồng và hẹp (co thắt) đường dẫn khí. Sự hẹp phế quản thường là hồi phục hoặc toàn bộ hoặc ít nhất một phần với điều trị. Hiện nay suyễn là bệnh viêm mãn tính thường gặp nhất ở trẻ em, ảnh hưởng 1 trong mỗi 15 em.
- Suyễn chỉ liên quan đến các ống phế quản và không ảnh hưởng lên các túi phế nang hoặc nhu mô phổi. Sự hẹp xảy ra ở suyễn là do 3 yếu tố chính : viêm, co thắt phế quản, và tăng đáp ứng. Dị ứng có thể đóng một vai trò trong một số trường hợp, nhưng không phải tất cả bệnh nhân bị suyễn. Nhiều yếu tố có thể thúc đẩy cơn suyễn và chúng được phân loại hoặc là dị nguyên hoặc là chất kích ứng. Các triệu chứng của suyễn bao gồm khó thở, khò khè, ho, và nặng ngực. Suyễn được chẩn đoán dựa trên sự hiện diện của khò khè và được khẳng định bởi các xét nghiệm hô hấp. X quang ngực thường bình thường ở các bệnh nhân bị suyễn. Việc tránh các yếu tố thúc đẩy là quan trọng trong việc điều trị suyễn. Các thuốc có thể được dùng để đảo ngược hoặc ngăn chặn co thắt phế quản ở bệnh nhân bị suyễn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những bài thuốc chữa hen suyễn bằng thực phẩm
6 p | 333 | 40
-
Bệnh viêm phế quản: Suyễn (Phần 1)
10 p | 187 | 24
-
POLYP MŨI TRONG BỆNH LÝ XƠ HOÁ NANG (Cystic Fibrosis and Nasal Polyposis) (Kỳ 2)
6 p | 145 | 19
-
Chi khí quản háo suyễn (hen phế quản) (Kỳ 1)
5 p | 101 | 13
-
Tử uyển vị thuốc chữa ho hen
2 p | 140 | 13
-
Chọn thuốc trị ho
2 p | 107 | 12
-
Những bài thuốc trị bệnh hen suyễn từ thực phẩm
3 p | 126 | 10
-
Bệnh dị ứng Phòng ngừa và trị liệu (Chương 5)
30 p | 104 | 8
-
Đại cương về hen suyễn - Phần I
17 p | 89 | 7
-
Dấu hiệu bệnh khi bé thở khò khè
3 p | 174 | 6
-
6 công dụng của hoa hòe
5 p | 229 | 6
-
Hoa hoè cầm máu và phòng chống bệnh tim mạch
5 p | 63 | 5
-
10 bài thuốc trị hen phế quản
2 p | 114 | 4
-
Chi khí quản háo suyễn (hen phế quản)
15 p | 85 | 3
-
Kiểm soát hen để có cuộc sống tốt đẹp
5 p | 70 | 3
-
Bài giảng Bệnh học hô hấp - Bài 3: Suyễn
8 p | 45 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn