intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh viêm phúc mạc truyền nhiễm ở mèo

Chia sẻ: Tuong Vi Danh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

117
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày đối tượng nhiễm bệnh viêm phúc mạc, cách lây lan, triệu chứng lâm sàng, chuẩn đoán bệnh, trị bệnh và cách phòng bệnh viêm phúc mạc ở mèo. Để nắm nội dung mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh viêm phúc mạc truyền nhiễm ở mèo

KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 8 - 2016<br /> <br /> BEÄNH VIEÂM PHUÙC MAÏC TRUYEÀN NHIEÃM ÔÛ MEØO<br /> Thái Thị Mỹ Hạnh<br /> Pet ProCare Clinic<br /> Bệnh viêm phúc mạc truyền nhiễm ở mèo<br /> (Feline Infectious Peritonitis: FIP) do một loại<br /> Coronavirus trên mèo (FCoV) gây ra. Hầu hết<br /> các chủng virus này khi mới nhiễm, ít có triệu<br /> chứng điển hình. Triệu chứng chỉ xuất hiện khi<br /> virus tấn công vào các tế bào bạch cầu và sau<br /> khi phát tán đi khắp cơ thể (màng bụng, thận,<br /> não), lúc đó sẽ có một phản ứng viêm dữ dội xảy<br /> ra xung quanh các mạch máu của những mô bị<br /> virus xâm nhiễm, do sự tương tác giữa hệ thống<br /> miễn dịch của cơ thể với virus trong các mô,<br /> theo cách thức giống như phản ứng miễn dịch<br /> qua trung gian tế bào. Đây là cách gây bệnh đặc<br /> thù không giống với virus gây bệnh trên những<br /> động vật khác. Khi bệnh phát triển đến giai đoạn<br /> cuối thì hầu hết đều dẫn tới tử vong.<br /> 1. Đối tượng nhiễm bệnh<br /> Mèo ở mọi lứa tuổi khi bị nhiễm FCoV đều<br /> có thể có nguy cơ phát triển thành bệnh FIP.<br /> Ngoài ra, những mèo có hệ miễn dịch yếu như<br /> mèo con, mèo bị nhiễm virus gây bệnh bạch cầu<br /> (FeLV) và mèo già cũng có nguy cơ bị nhiễm<br /> bệnh cao. Hầu hết FCoV phát triển ở mèo dưới<br /> 2 năm tuổi, nhưng mèo ở mọi lứa tuổi vẫn có thể<br /> nhiễm bệnh.<br /> 2. Cách lây lan<br /> FIP không phải là một bệnh rất dễ lây, ngay<br /> cả trong giai đoạn mèo có biểu hiện điển hình<br /> của bệnh về mặt lâm sàng nhưng vẫn chỉ có<br /> một lượng nhỏ virus được sản sinh. Virus được<br /> tìm thấy với số lượng lớn hơn trong nước bọt<br /> và phân của mèo lúc bị nhiễm cấp tính. Bệnh<br /> lây lan bằng cách tiếp xúc trực tiếp với những<br /> con mèo khác hoặc tiếp xúc với phân, nước<br /> bọt. Virus có thể sống ở môi trường trong vòng<br /> vài tuần. Mèo mẹ bị nhiễm và lây cho con là <br /> đường dễ lây lan nhất, thường là khi mèo con<br /> ở tầm 5 hay 8 tuần tuổi. Bệnh có liên quan đến<br /> cách nuôi, mật độ nuôi và đặc điểm di truyền<br /> <br /> của giống mèo, nhưng điều này vẫn chưa được<br /> chứng minh rõ ràng.<br /> 3. Triệu chứng lâm sàng<br /> Giai đoạn đầu sau khi tiếp xúc với virus, mèo<br /> thường chưa có triệu chứng rõ ràng. Một số có<br /> biểu thị triệu chứng hô hấp nhẹ như hắt hơi, chảy<br /> nước mắt, chảy nước mũi. Một số khác có thể<br /> gặp bệnh đường ruột nhẹ và có triệu chứng như<br /> tiêu chảy, nhưng chỉ với một tỷ lệ nhỏ. Những<br /> mèo đã bị nhiễm virus thi quá trình nhiễm trùng<br /> có thể kéo dài trong vài tuần, vài tháng, thậm chí<br /> vài năm sau tiếp xúc ban đầu.<br /> Sau khi virus đã phát triển, các triệu chứng ở <br /> mèo có thể xuất hiện bất ngờ (vì mèo có một khả<br /> năng che dấu bệnh rất cao cho đến khi chúng bị<br /> rơi vào tình trạng trầm trọng nhất thì chủ nuôi<br /> mới phát hiện được). Khi triệu chứng xuất hiện<br /> thì thường tiến triển với mức độ tăng dần trong<br /> khoảng một vài tuần và kết thúc là tử vong.<br /> Có hai hình thức bệnh chủ yếu ở FIP:<br /> * Dạng điển hình: đặc trưng bởi sự tích tụ<br /> dịch ở xoang bụng hoặc xoang ngực (nhưng có<br /> tỉ lệ ít hơn). Mèo có thể có các triệu chứng tương<br /> tự như các dạng không điển hình bao gồm giảm<br /> cân, sốt, chán ăn và hôn mê. Bệnh thường tiến<br /> triển nhanh chóng, mèo đột nhiên sình bụng do<br /> tích tụ chất dịch trong ổ bụng. Khi lượng dịch<br /> tích tụ quá nhiều có thể gây suy hô hấp. FIP rất<br /> khó chẩn đoán vì mỗi con mèo có thể hiển thị<br /> các triệu chứng khác nhau và triệu chứng lại<br /> giống ở nhiều bệnh khác.<br /> * Dạng không điển hình: dạng này không<br /> bộc lộ rõ triệu chứng. Mèo sẽ bộc lộ bệnh không<br /> rõ ràng và xẩy ra chậm hơn dạng điển hình. Các<br /> triệu chứng gồm sụt cân mạn tính, trầm cảm,<br /> thiếu máu, sốt kéo dài mà không thể điều trị<br /> khỏi bằng khánh sinh.<br /> 99<br /> <br /> KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 8 - 2016<br /> <br /> 4. Chẩn đoán bệnh<br /> Một trong những khía cạnh khó khăn nhất để<br /> phát hiện FIP là không có sẵn những xét nghiệm<br /> chẩn đoán nhanh và đặc hiệu như ELISA, IFA<br /> và xét nghiệm trung hòa virus để có thể phát<br /> hiện ra sự hiện diện của kháng thể kháng Coronavirus trong huyết thanh mèo. Tuy nhiên, kết<br /> quả dương tính chỉ có nghĩa là mèo đã bị nhiễm<br /> Coronavirus, nhưng không chắc chắn sẽ gây<br /> thành bệnh FIP. Hiệu giá kháng thể cao hay thấp<br /> cũng đều chưa thể kết luận được rằng mèo đang<br /> bị nhiễm virus hay đang được bảo hộ chống lại<br /> bệnh này.<br /> Các xét nghiệm mới đang được nghiên cứu<br /> với mục đích phát hiện sự hiện diện của virus.<br /> Phương pháp nhuộm immunoperoxidase<br /> phát hiện các tế bào bị nhiễm virus, nhưng cần<br /> phải sinh thiết mô nghi bị nhiễm. Xét nghiệm<br /> PCR để phát hiện vật liệu di truyền của virus<br /> trong các mô hoặc dịch cơ thể. Mặc dù thử<br /> nghiệm này cho thấy khả quan hơn, nhưng PCR<br /> hiện nay chỉ có khả năng phát hiện coronavirus<br /> nói chung, không chắc chắn là FIP nói riêng.<br /> Cho đến nay, không có cách nào để đánh giá<br /> một cách chắc chắn là con mèo có khoẻ mạnh<br /> hay không trước các nguy cơ phát triển thành<br /> bệnh FIP. Cách duy nhất để chẩn đoán FIP là<br /> bằng sinh thiết, hoặc kiểm tra các mô bằng<br /> khám nghiệm tử thi. Nói chung, bác sĩ thú y<br /> có thể chẩn đoán dựa vào lịch sử bệnh của con<br /> mèo, xem xét triệu chứng, kiểm tra chất lỏng<br /> (nếu có) và kết quả xét nghiệm dương tính đối<br /> với Coronavirus.<br /> 5. Điều trị bệnh<br /> Thật không may là chưa có phương thức<br /> chữa trị bệnh FIP có hiệu quả vào thời điểm này.<br /> Một số phương pháp điều trị có thể làm thuyên<br /> giảm ngắn hạn trong một tỷ lệ phần trăm nhỏ<br /> của những con mèo, tuy nhiên, FIP là một căn<br /> bệnh gây tử vong cao. Phương pháp điều trị chủ<br /> <br /> 100<br /> <br /> yếu là nhằm mục đích chăm sóc hỗ trợ, chẳng<br /> hạn như chăm sóc tốt cho mèo bằng dinh dưỡng<br /> đầy đủ và giảm các phản ứng viêm của bệnh.<br /> Mèo bị nhiễm FIP thường được điều trị bằng<br /> corticosteroid, thuốc gây độc tế bào và kháng<br /> sinh. Chăm sóc hỗ trợ cũng có thể bao gồm liệu<br /> pháp thoát dịch bị ứ đọng và truyền máu.<br /> Các nhà khoa học đang tiến hành nghiên<br /> cứu để tìm ra thuốc ức chế miễn dịch có thể làm<br /> chậm sự tiến triển của bệnh. Những nỗ lực khác<br /> cũng đang được thực hiện để tìm ra thuốc kháng<br /> virus thích hợp nhằm ngăn chặn hoặc làm chậm<br /> sự nhân lên của virus. Một cách tiếp cận đầy hứa<br /> hẹn gần đây đang được kết hợp nghiên cứu cho<br /> ra một thuốc kháng virus và điều chỉnh lại quá<br /> trình phản ứng của miễn dịch sao cho có thể làm<br /> chậm sự tiến triển của bệnh.<br /> 6. Phòng bệnh<br /> Trong môi trường có nhiều mèo, giữ mèo<br /> càng khỏe mạnh càng tốt và giảm thiểu khả<br /> năng tiếp xúc với các tác nhân truyền nhiễm làm<br /> giảm khả năng phát triển FIP. Khu vực vệ sinh<br /> của mèo phải đặt cách xa khu vực ăn uống và<br /> chỗ ngủ của chúng. Phải thực hành vệ sinh sạch<br /> sẽ, dọn phân và khử trùng hằng ngày. Nếu đem<br /> một con mèo mới về hay nghi ngờ một con mèo<br /> có những dấu hiệu nhiễm FIP, cần phải cách ly<br /> ngay khỏi bầy. Không nên nuôi quá nhiều mèo.<br /> Tiêm chủng đầy đủ và tái chủng đúng hạn, nên<br /> kiểm tra sức khoẻ của mèo định kỳ. Cung cấp<br /> dinh dưỡng đầy đủ cũng làm giảm nguy cơ phát<br /> triển FIP.<br /> Hiện nay đã có vacxin phòng bệnh FIP<br /> của Pfizer được dùng cho mèo lúc 16 tuần tuổi.<br /> Vacxin có vẻ an toàn, nhưng các nguy cơ và lợi<br /> ích của tiêm chủng phải được cân nhắc vì nó<br /> thường không được khuyến cáo của Hiệp hội<br /> các giống mèo và tư vấn vacxin cho mèo tại Mỹ.<br /> Chủ nuôi nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để<br /> có lời khuyên hợp lý nhất ./.<br /> <br /> KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 8 - 2016<br /> <br /> HÖÔÙNG DAÃN TRÌNH BAØY MOÄT BAØI BAÙO KHOA HOÏC, GÖÛI BAØI VAØ LEÄ PHÍ<br /> I. TRÌNH BÀY BÀI BÁO KHOA HỌC (Khổ: A4, cỡ chữ: 12, font chữ: Time New Roman. Tổng<br /> số trang của bài báo không vượt quá 10 trang).<br /> 1.Tên bài tiếng Việt và tiếng Anh (Title)<br /> - Tên bài nói lên nội dung chính của nghiên cứu, vấn đề muốn giải quyết (khoảng 20 từ).<br /> - Sau tên bài là tên tác giả, đơn vị công tác, email và địa chỉ nhận Tạp chí biếu (trường hợp  nhiều<br /> tác giả thì ghi tác giả chính trước, sau đó là các đồng tác giả (không quá 6 tên tác giả, nếu quá số đó<br /> ghi thêm là "cs"). Đánh dấu số thứ tự bên cạnh tên tác giả để ghi chú đơn vị công tác).<br /> 2. Tóm tắt (Summary)<br /> Nêu ngắn gọn (khoảng 150 - 250 từ), tóm tắt nội dung chính của bài báo, thể hiện bao gồm mục<br /> đích, phương pháp và kết quả chính của bài báo. Tóm tắt có 2 phần: bằng tiếng Việt và tiếng Anh,<br /> dưới có ghi từ khóa (keywords) là những từ quan trọng nói lên được nội dung chính của nghiên cứu<br /> và đặc trưng chủ đề của bài báo. Từ khóa không quá dài, khoảng 10 - 15 từ.<br /> 3. Mở đầu hoặc Đặt vấn đề (Introduction)<br /> Lý do thực hiện nghiên cứu: xuất phát từ tình hình thực tế, vấn đề đang xẩy ra, vấn đề đang tồn<br /> tại, vấn đề  đã và đang được quan tâm, yêu cầu cần thiết phải được làm rõ, yêu cầu từ thực tiễn sản<br /> xuất, thông tin từ các nước khác qua tài liệu, những kiến thức nào đã có trước, những tác giả đã và <br /> đang làm về vấn đề này vv… <br /> 4. Nội dung, nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu (Contents, Materials and Methods)<br /> 4.1.  Nội dung nghiên cứu<br /> - Có bao nhiêu nội dung cần nghiên cứu ( 1, 2, 3, 4 vv…), có tiêu đề của từng nội dung phục vụ <br /> cho chủ đề nghiên cứu, phải sắp xếp nội dung nghiên cứu theo logic để dẫn đến kết quả mong muốn<br /> của đề tài nghiên cứu.<br /> - Trong nội dung chính có thể có thêm những nội dung phụ.<br /> 4.2. Nguyên  liệu<br /> - Đối tượng, địa điểm, thời gian và phạm vi nghiên cứu.<br /> - Các nguyên vật liệu, trang thiết bị, phòng thí nghiệm, môi trường, hóa chất, động vật thí nghiệm<br /> được sử dụng trong nghiên cứu.<br /> 4.3. Phương pháp nghiên cứu<br /> Nếu sử dụng các phương pháp chuẩn đã được ban hành, cần ghi rõ  ký hiệu phương pháp, ví dụ <br /> theo TCVN, ISO hoặc AOAC…. Trong trường hợp tự xây dựng thí nghiệm cần phải mô tả chi tiết,<br /> thiết lập bảng biểu và các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá vv…<br /> 5. Kết quả và thảo luận (Results and Discussion)<br /> - Mục này trình bày những kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu theo từng nội<br /> dung. Dữ liệu được trình bày theo bảng biểu, đồ thị hình vẽ, hình ảnh v.v… nên tập trung phân tích<br /> những điểm có thể chưa rõ, những sự giống hoặc khác biệt với kết quả của các tác giả khác trong và <br /> ngoài nước hoặc kết quả không như kỳ vọng. Có thể  phân tích những lý do nào đã dẫn đến những<br /> kết quả đạt được như kỳ vọng hoặc ngược lại vv…<br /> - Diễn giải phân tích kết quả, những ưu điểm và hạn chế, tách bạch rõ ràng dữ liệu và suy luận.<br /> <br /> KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 8 - 2016<br /> <br /> - Mối liên hệ giữa kết quả nghiên cứu của tác giả với những phát hiện khác trong các nghiên cứu<br /> trước đó. Chứng minh sự đóng góp của tác giả bổ sung cho lý thuyết và kiến thức, hay điều chỉnh<br /> những sai sót của các đề tài nghiên cứu trước đó, hoặc là kết quả đóng góp cho thực tiễn giải quyết<br /> được vấn đề đặt ra, hoặc là đưa vào sản xuất diện hẹp, hoặc là chuyển giao công nghệ cho nhà sản<br /> xuất vv…<br /> 6. Kết luận  (Conclusion)<br /> - Kết luận cần rút ra được gì qua kết quả nghiên cứu và biểu thị bằng số liệu định lượng.<br /> - Kết luận chỉ thể hiện kết quả nghiên cứu của tác giả theo nội dung nghiên cứu.<br /> - Kết luận không viết theo kiểu giải thích, hoặc lập lại như phần giới thiệu.<br /> - Kết luận cần ngắn gọn, rõ ràng. <br />  7. Tài liệu tham khảo (Reference)<br /> - Cần viết một số tài liệu tham khảo chính trong và ngoài nước về cùng chủ đề (không quá 10 tài<br /> liệu). Ghi rõ tên tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu, nguồn tài liệu (tập, số, trang). <br /> II. GỬI BÀI<br /> - Bản thảo là bản điện tử (file mềm) gửi về tòa soạn theo địa chỉ Email: tckhktthuy@gmail.com<br /> - Sau khi xuất bản, tác giả chính trong bài sẽ nhận được 1 quyển miễn phí, gửi về tận nơi theo<br /> đường bưu điện.<br /> III. LỆ PHÍ<br /> Lệ phí phản biện, đăng bài: 500.000 đ/bài gửi bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo địa chỉ:<br /> Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y: Số 86, Trường Chinh, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.<br /> Số tài khoản: 1300 201 220 282. Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT – Chi nhánh Thăng Long ./.<br /> <br /> MẪU PHIẾU ĐẶT MUA TẠP CHÍ KHKT THÚ Y NĂM 2017<br /> Tên người/đơn vị đặt mua:<br /> Địa chỉ (ghi cụ thể để gửi Tạp chí):<br /> Đặt mua: Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y năm 2017 (1 năm 8 số)<br /> Số lượng mỗi số:.......................quyển x 8 số = ........................quyển<br /> Giá đơn vị: 35.000đ/quyển<br /> Thành tiền: 35.000đ x ......................quyển = .............................đ<br /> (Ghi bằng chữ:…………………………………………...........................................................)<br /> Tiền đặt mua xin gửi tiền mặt qua bưu điện hoặc chuyển khoản về:<br /> Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y<br /> 86, Trường Chinh, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội<br /> Tài khoản: 1.300 201 220 282<br /> Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT – Chi nhánh Thăng Long<br /> Ngày / /2016<br /> Người đặt mua<br /> <br /> (ký và ghi rõ họ tên)<br /> <br /> Ghi chú: - Phiếu đặt mua có thể gửi theo bưu điện hoặc qua Email: tckhktthuy@gmail.com<br /> - Tòa soạn sẽ gửi tới độc giả đúng số lượng vào địa chỉ như đã đăng ký ở trên theo đường bưu điện.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2