intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bentonit: tài nguyên, công nghệ chế biến và ứng dụng ở Việt Nam

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

94
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việt Nam là nước có nguồn tài nguồn bentonit phong phú, đa dạng trong đó có thành phần chính là montmorillonit (MMT). Trữ lượng bentonit ở Việt Nam đã có: cấp 1:5.000.000 tấn, cấp 2: 42.000.000 tấn,tài nguyên dự báo: 350.760.000m3 . Bentonit có nhiều ứng dụng: dùng làm chất xúc tác trong quá trình tổng hợp hữu cơ, làm vật liệu hấp phụ, làm vật liệu điều chế sét hữu cơ, sét chống và compozit, dùng trong công nghiệp sản xuất vật liệu tổng hợp, công nghiệp bia rượu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bentonit: tài nguyên, công nghệ chế biến và ứng dụng ở Việt Nam

Phạm Thị Hà Thanh và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 65(03): 159 - 164<br /> <br /> BENTONIT: TÀI NGUYÊN, CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN<br /> VÀ ỨNG DỤNG Ở VIỆT NAM<br /> Phạm Thị Hà Thanh1*, Nghiêm Xuân Thung2<br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên<br /> Trường Đại học Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Việt Nam là nước có nguồn tài nguồn bentonit phong phú, đa dạng trong đó có thành phần chính là<br /> montmorillonit (MMT). Trữ lượng bentonit ở Việt Nam đã có: cấp 1:5.000.000 tấn, cấp 2:<br /> 42.000.000 tấn,tài nguyên dự báo: 350.760.000m3. Bentonit có nhiều ứng dụng: dùng làm chất xúc<br /> tác trong quá trình tổng hợp hữu cơ, làm vật liệu hấp phụ, làm vật liệu điều chế sét hữu cơ, sét<br /> chống và compozit, dùng trong công nghiệp sản xuất vật liệu tổng hợp, công nghiệp bia rượu. Tuy<br /> nhiên, trong bentonit còn chứa một số khoáng sét khác, vì vậy để thu được bentonit có hàm lượng<br /> MMT cao chúng ta đã đưa ra nhiều phương pháp tinh chế phù hợp với từng loại khoáng sét như:<br /> bentonit nguyên khai có hàm lượng MMT thấp thì xử lý cơ học trước rồi tiến hành xử lý hóa học.<br /> Nhằm cải biến tính chất người ta sử dụng nhiều cách để biến tính khoáng sét: trao đổi ion với các<br /> cation vô cơ, hữu cơ; phản ứng với các axit,... Trong đó các tác nhân biến tính khoáng sét thường<br /> được sử dụng là tác nhân hữu cơ.<br /> Key word: Bentonite, natural resourses, processing technology and application in Vietnam<br />  GIỚI<br /> <br /> THIỆU VỀ BONTONIT<br /> <br /> Cấu tạo mạng tinh thể bentonit<br /> Bentonit là một nguồn khoáng sét thiên nhiên,<br /> có cấu trúc lớp, thành phần chính là<br /> montmorillonit (MMT), có công thức hóa<br /> học: (Na,Ca)0,33(Al,Mg)2Si4O10(OH)2.nH2O<br /> thường có mặt cùng một số sét khác thuộc<br /> nhóm smectit. Ngoài thành phần chính là<br /> MMT, trong bentonit còn chứa một số khoáng<br /> sét khác kaolinit, mica, quartz, cristobalit,<br /> calcit, illit… và một số khoáng phi sét như:<br /> canxit, pirit, manhetit.<br /> Có 2 loại khoáng bentonit chính, đó là<br /> bentonit kiềm (chứa ion kiềm Na+, K+,...),<br /> <br /> <br /> Tel:<br /> <br /> , Email:phamthihathanhtn@gmail.com<br /> <br /> bentonit kiềm thổ (chứa các ion Ca+2,<br /> Mg+2,...) và đều được gọi tên là<br /> montmorillonit.<br /> Có thể phân bentonit Việt Nam theo 2 kiểu<br /> nguồn gốc: kiểu nguồn gốc trầm tích. và kiểu<br /> nguồn gốc phong hóa.<br /> Do có đặc điểm cấu tạo và điều kiện địa chất<br /> tạo thành các mỏ khác nhau nên các mỏ<br /> quặng bentonit thường có hàm lượng<br /> montmorillonit khác nhau, theo các số liệu đã<br /> công bố cho thấy hàm lượng montmorillonit<br /> trong bentonit có thể dao động trong một<br /> khoảng rộng, ví dụ ở điểm mỏ bentonit kiềm<br /> Tuy Phong - Bình Thuận - Việt Nam hàm<br /> lượng montmorillonit trong bentonit chỉ<br /> khoảng 15-20%, trong khi đó mỏ bentonit<br /> kiềm Wyoming ở Mĩ có hàm lượng<br /> montmorillonit lên tới hơn 80%.<br /> NGUỒN TÀI NGUYÊN BENTONIT Ở<br /> VIỆT NAM [1, 2, 3]<br /> Theo tài liệu của các nhà địa chất, hiện nay ở<br /> nước ta đã phát hiện được hơn hai chục mỏ và<br /> điểm quặng sét bentonit. Các mỏ có triển<br /> vọng và quy mô lớn đều tập trung ở phía nam<br /> của đất nước (Lâm Đồng, Bình Thuận, Thành<br /> phố Hồ Chí Minh,...). Phần phía bắc sét<br /> <br /> 159<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Phạm Thị Hà Thanh và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> bentonit tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng<br /> Bắc Bộ, Thanh Hoá và chủ yếu thuộc nhóm<br /> smectit thấp.<br /> Một số mỏ bentonit lớn ở nước ta đã được<br /> thăm dò, khai thác:<br /> Mỏ bentonit Tam Bố-Di Linh-Lâm Đồng đã<br /> được thăm dò địa chất và xác nhận mỏ có trữ<br /> lượng trong cân đối là: 542.000 tấn, trong đó<br /> cấp C1 là: 389.000 tấn, C2 là: 153.000 tấn,<br /> chất lượng bentonit khá tốt; điều kiện địa chất<br /> thuỷ văn, địa chất công trình thuận lợi, đơn<br /> giản. Tại mỏ Tam Bố có 5 thân sét bentonit<br /> dạng thấu kính, chiều dài thay đổi từ 400-840<br /> m, chiều dày 1-7m, diện tích phân bố 2,36km2.<br /> Hàm lượng khoáng vật montmorillonit trong<br /> sét bentonit dao động từ 40-50 %. Hệ số độ<br /> keo (K) từ 0,29-0,42 ; dung tích trao đổi cation<br /> (E) từ 25,01-48,5 mgđl/100g, cá biệt đến 170<br /> mgđl/100g. Các cation có khả năng trao đổi<br /> chính là kiềm thổ (Ca2+, Mg2+).<br /> Mỏ bentonit Tuy Phong - Bình Thuận: đã<br /> được phát hiện tại Nha Mé, Vĩnh Hảo<br /> (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận). Đây<br /> là loại bentonit kiềm Na.Thung lũng Nha<br /> Mé với diện tích gần 10 km2, trong đó diện<br /> tích có bề dày thân quặng lớn hơn 1m chỉ<br /> khoảng 2 - 4km2. Chiều dày lớp bentonit tối<br /> đa 11m, trung bình là 3-4m. Trữ lượng dự<br /> tính là 42.000.000 tấn. Nếu lấy tỉ lệ sét thu<br /> hồi từ quặng nguyên khai là 40% thì thu<br /> được 17.000.000 tấn quặng giàu (tinh<br /> quặng). Thung lũng Vĩnh Hảo: chiều dày<br /> lớp bentonite ở đây ước tính là 6 m và trung<br /> bình là 2,6 m. Dự tính trên diện tích có triển<br /> vọng của thung lũng Vĩnh Hảo có khoảng<br /> 33.000.000 tấn nguyên khai. Với hàm lượng<br /> thu hồi 30% thì thu được 10.000.000 tấn<br /> quặng giàu. Hàm lượng montmorillonit từ<br /> 10-20%. Hệ số độ keo từ 0,2-0,22. Dung<br /> tích trao đổi cation 15,62-19,67 mlgđl/100g.<br /> Khả năng trao đổi ion có thể là các cation<br /> kiềm (Na +, K+).<br /> Mỏ bentonit Cổ Định (Thanh Hoá): nằm<br /> trong khu bãi thải của chân Núi Nưa. Sét<br /> bentonit là sản phẩm thải trong quá trình khai<br /> thác và làm giàu quặng cromit. Hàm lượng<br /> <br /> 65(03): 159 - 164<br /> <br /> montmorillonit nguyên khai 43,9%. Dung tích<br /> trao đổi cation 52,9 mlgđl/100g, trong đó chủ<br /> yếu là cation Ca2+ 20,3 mlgđl/100g sét và<br /> Mg2+ 31,1 mlgđl/100 g sét.<br /> Theo tạp chí địa chất loạt A, số 299, 34/2007, tr 50-59 trong phạm vi Cheo Reo,<br /> Phú Túc và cao nguyên Vân Hòa đã phát hiện<br /> 26 tụ khoáng, điểm quặng bentonit.<br /> Các mỏ bentonit khác nói chung có trữ lượng<br /> ít, hàm lượng thấp và chưa được điều tra,<br /> đánh giá đầy đủ.<br /> Từ các số liệu điều tra, nghiên cứu cho thấy<br /> nước ta có 2 loại bentonit chính, đó là<br /> bentonit kiềm thổ (chứa các ion Ca2+, Mg2+)<br /> và bentonit kiềm, nhưng hàm lượng MMT<br /> không cao.<br /> Trữ lượng bentonit Việt Nam theo những tài<br /> liệu địa chất đã có:<br /> Cấp 1: 5.000.000 tấn<br /> Cấp2: 42.000.000 tấn<br /> Tài nguyên dự báo: 350.760.000m3<br /> Kết quả các nghiên cứu cũng cho thấy: thành<br /> phần hoá học của sét bentonit Tam Bố tương<br /> tự các loại sét bentonit thông dụng ở Mỹ,<br /> Nga, ngoại trừ loại sét bentonit mỏ Wyoming<br /> (Mỹ) có hàm lượng montmorillonit lớn hơn<br /> 80% và gần như thuần cation Na+, là loại tốt<br /> nhất thế giới. Bentonite Tam Bố có hàm<br /> lượng Fe2O3,, SiO2,, Al2O3, cao hơn. Trong<br /> các mỏ và điểm mỏ bentonit đã phát hiện<br /> được ở nước ta thì mỏ Nha Mé có hàm lượng<br /> kiềm cao hơn cả và CaO cũng cao hơn.<br /> Sơ lược công nghệ sản xuất các sản phẩm<br /> bentonit [1, 3, 7]<br /> Với nguồn tài nguyên bentonit phong phú<br /> cùng với các mục đích sử dụng khác nhau đòi<br /> hỏi về hàm lượng montmorillonit cũng khác<br /> nhau, do đó việc tinh chế bentonit để có thành<br /> phần phù hợp cho từng lĩnh vực là cần thiết.<br /> Ví dụ như khi dùng làm khuôn đúc trong<br /> ngành cán thép hoặc để sử dụng trong nông<br /> nghiệp,…thì có thể dùng bentonit nguyên<br /> khai hay chỉ qua khâu xử lý quặng sơ bộ, còn<br /> nếu dùng cho mục đích làm chất xúc tác, sử<br /> dụng trong ngành y, dùng để chế tạo<br /> nanoclay,…thì đòi hỏi phải làm sạch, làm<br /> giàu bentonit để nâng hàm lượng MMT trong<br /> <br /> 160<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Phạm Thị Hà Thanh và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> bentonit lên cao. Đặc biệt để điều chế được<br /> nanoclay thì không những hàm lượng<br /> montmorillonit phải cao (>90%), mà kích<br /> thước hạt khoáng còn phải nhỏ, cỡ nm.<br /> Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, người ta áp<br /> dụng các phương pháp khác nhau để:<br /> Loại bỏ các tạp chất khoáng không thuộc<br /> nhóm montmorillonit.<br /> Thay thế các ion trao đổi giữa các lớp như thay<br /> đổi Ca2+, Mg2+ bằng Na+ (hoạt hóa kiềm).<br /> Thay thế các ion trao đổi (Ca2+, Mg2+, Na+) và<br /> một phần các cation trong mạng (Al3+, Fe3+)<br /> bằng H+ (hoạt hóa axit).<br /> Bentonit thương phẩm có hàm lượng<br /> montmorillonit tối thiểu 70%, hàm lượng các<br /> khoáng vật phi sét nhỏ (thường <br /> 90%, dung lượng trao đổi > 100 mlgdl/100g.<br /> Kết quả phổ nhiễu xạ tia X thu được cho<br /> thấy thành phần MMT của khoáng sét Bình<br /> Thuận có thành phần tương tự như bentonit<br /> Prolabo của Pháp.<br /> Mau M4<br /> 250<br /> 240<br /> 230<br /> 220<br /> 210<br /> d=12.770<br /> <br /> 200<br /> 190<br /> 180<br /> 170<br /> <br /> Lin (Counts)<br /> <br /> 160<br /> 150<br /> 140<br /> 130<br /> 120<br /> 110<br /> <br /> 60<br /> 50<br /> <br /> d=2.106<br /> <br /> d=3.351<br /> <br /> 70<br /> <br /> d=2.493<br /> <br /> 80<br /> <br /> d=3.035<br /> <br /> d=4.497<br /> <br /> 90<br /> <br /> d=4.066<br /> <br /> 100<br /> <br /> 40<br /> 30<br /> 20<br /> 10<br /> 0<br /> 2<br /> <br /> 10<br /> <br /> 20<br /> <br /> 30<br /> <br /> 40<br /> <br /> 50<br /> <br /> 60<br /> <br /> 2-Theta - Scale<br /> File: Nghia Mau M4-2.raw - Start: 2.000 ° - End: 70.010 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 1. s - Anode: Cu - WL1: 1.5406 - Creation: 17/03/2008 11:39:21 AM<br /> <br /> Hình 1. Giản đồ X-ray của bentonite<br /> <br /> BìnhThuận đã tinh chế<br /> <br /> 70<br /> <br /> 65(03): 159 - 164<br /> <br /> Hình 2. Giản đồ X-ray của<br /> bentonite Prolabo (Pháp)<br /> <br /> ỨNG DỤNG CỦA BETONIT Ở VIỆT NAM<br /> [1, 4, 5, 6, 8]<br /> Từ xa xưa con người đã biết sử dụng các loại<br /> sét tự nhiên để chế tạo ra các vật dụng: dụng<br /> cụ nấu nướng, bình đựng ... để phục vụ cho<br /> nhu cầu sinh hoạt.một trong các loại sét được<br /> sử dụng nhiều nhất là bentonit.<br /> Bentonit là một loai khoáng sét quý, có cấu<br /> trúc lớp và tương đối xốp vì vậy ngày nay<br /> bentonit đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực<br /> khác nhau: dùng làm vật liệu hấp phụ, vật liệu<br /> trao đổi ion trong quá trình xử lý môi trường<br /> nước. Sử dụng làm các chất mang, chất xúc<br /> tác trong các phản ứng tổng hợp chất hữu cơ.<br /> Chất độn trong nghành sản xuất giấy, cao su,<br /> nhựa. Dùng để pha chế dung dịch khoan. Làm<br /> khuôn trong nghành đúc, luyện kim. Dùng<br /> làm vật liệu xây dựng. Sử dụng trong công<br /> nghiệp thực phẩm: làm sạch giàu thực vật và<br /> một số chế phẩm hữu cơ, dùng làm chất kết<br /> dính, chất độn trong thức ăn gia súc. Sử dụng<br /> trong công nghiệp mỹ phẩm. Dùng để chế tạo<br /> các vật dụng trang trí, đồ mỹ nghệ. Dùng chế<br /> tạo vật liệu chống sa lắng trong sơn, mực in,<br /> dầu, mỡ,... Gần đây là ứng dụng trong việc chế<br /> tạo vật liệu nanocompozit với các tính năng ưu<br /> việt và được ứng dụng trong các lĩnh vực chống<br /> cháy, vật liệu xốp, bền cơ, bền hóa học...<br /> Trong đó một số ứng dụng đáng chú ý là:<br /> dùng làm chất xúc tác trong quá trình tổng<br /> hợp hữu cơ, làm vật liệu hấp phụ, làm vật liệu<br /> điều chế sét hữu cơ, sét chống và compozit,<br /> công nghiệp sản xuất vật liệu tổng hợp, công<br /> nghiệp bia rượu, tinh chế nước...<br /> <br /> 162<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Phạm Thị Hà Thanh và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 65(03): 159 - 164<br /> <br /> Sử dụng hỗn hợp phụ gia bentonit và<br /> sikament R4 để nâng cao độ bền nước của bê<br /> tông thuỷ lợi.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> Ở nước ta đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu sử<br /> dụng khoáng bentonit trong các lĩnh vực đem<br /> lại hiệu quả kinh tế cao như:<br /> Nghiên cứu sử dụng khoáng tự nhiên bentonite<br /> trong công nghệ chế biến, bảo quản bột cá.<br /> Động học và nhiệt động quá trình tách ion<br /> Zn2+ trong nước bằng vật liệu hấp phụ<br /> bentonit Thuận Hải.<br /> Nghiên cứu phản ứng oxy hoá phenyletanol<br /> với muối Nitrat kim loại và Kẽm ZnO4 trên<br /> Bentonit hoạt hoá.<br /> Hiệu quả của bentonit Thanh Hoá và Lâm<br /> Đồng trong việc nâng cao năng suất cây trồng<br /> cải tạo đất.<br /> Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải dệt<br /> nhuộm bằng bentonit hoạt hoá, chất keo tụ<br /> PAC và chất trợ keo tụ.<br /> Nghiên cứu tổng hợp nanocomposit<br /> polyanilin-H2SO4/clay từ bentonit Di Linh<br /> Việt Nam.<br /> Nghiên cứu khả năng hấp phụ các hợp chất<br /> hữu cơ đa vòng thơm hoà tan trong nước của<br /> Bentonit Di Linh.<br /> <br /> [1] Đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước,<br /> Nghiên cứu công nghệ chế tạo montmorillonite<br /> (MMT) từ nguồn khoáng thiên nhiên làm nguyên<br /> liệu cho nanoclay, KC.02.06/06-10.<br /> [2] Nguyễn Tiến Bào, Vũ Xuân Bách (2004), Báo<br /> cáo kết quả nghiên cứu địa chất “Đánh giá tiềm<br /> năng và giá trị sử dụng một số khoáng chất công<br /> nghiệp (diatomite, bentonite,...) ở Nam Trung Bộ<br /> và Tây Nguyên phục vụ công nông nghiệp và sử lý<br /> môi trường’’.<br /> [3] Lê Công Hải (1979), Báo cáo địa chất “Đặc điểm<br /> thành phần vật chất sét bentonit vùng Di Linh’’,<br /> Viện Địa chất Khoáng sản, Hà Nội.<br /> [4] Lê Tự Hải (2007), Động học và nhiệt động quá<br /> trình tách ion Zn2+ trong nước bằng vật liệu hấp<br /> phụ bentonit Thuận Hải, Hóa học và ứng dụng, số<br /> 5, tr 35-37<br /> [5] Trịnh Vinh Hiển, Đào Đức Kiên, Nguyễn Thị<br /> Phụng (2007), Nghiên cứu sử dụng khoáng tự<br /> nhiên bentonite trong công nghệ chế biến, bảo<br /> quản bột cá, TC Nông nghiệp và phát triển nông<br /> thôn, số 8, tr 75-77<br /> [6] Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Thị Kim Thường,<br /> Lưu Văn Bôi (2005), Nghiên cứu công nghệ xử lý<br /> nước thải dệt nhuộm bằng bentonit hoạt hoá, chất<br /> keo tụ PAC và chất trợ keo tụ PA1, TC Khoa học<br /> (ĐHQG Hà Nội), số 3, tr15-20.<br /> [7] Thân Văn Liên và cộng sự (10/2005), Làm<br /> giàu, làm sạch và hoạt hóa bentonit Di Linh, Lâm<br /> Đồng và bentonit Tuy Phong, Bình Thuận, Hội<br /> nghị Khoa học và công nghệ hạt nhân toàn quốc<br /> lần thứ VI<br /> [8] Trịnh Thị Kim Thu, Nguyễn Đức Chuy, Hoàng<br /> Văn Hùng (2005) Nghiên cứu tổng hợp<br /> nanocomposit polyanilin-H2SO4/clay từ bentonit<br /> Di Linh Việt Nam, Hóa học và ứng dụng, số 1,<br /> tr32-34.<br /> <br /> 163<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0