Bí ẩn chiếc đầu đá Olmec của nền văn minh Trung Mỹ<br />
<br />
Nền văn minh Trung Mỹ luôn chứa nhiều bí ẩn thú vị, trong đó có tộc người<br />
Olmec và câu chuyện về 17 chiếc đầu đá khổng lồ nằm rải rác trên khắp lãnh<br />
thổ.<br />
<br />
Tồn tại trong khoảng từ năm 1.400 đến năm 300 trước công Nguyên, Olmec là nền văn minh<br />
Trung Mỹ đầu tiên. Họ cư ngụ tại bờ biển đất thấp của vịnh Mexico, hiện là các bang Veracruz<br />
và Tabasco. Tuy nhiên, họ đã phát triển một mạng lưới giao thương buôn bán từ thung lũng<br />
Mexico ở phía bắc tới Trung Mỹ ở miền nam. Mạng lưới này cho phép họ chia sẻ các sáng kiến<br />
như văn bản, tục hiến tế người, lịch, các trò chơi bóng kiểu Trung Mỹ và một hệ thống chữ viết<br />
gồm các thanh ngang, chấm tròn cùng với nền văn minh của người Maya và Aztec sau này.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đầu đá Olmec.<br />
<br />
Cuộc tìm kiếm những chiếc đầu khổng lồ<br />
<br />
Matthew Stirling, người đứng đầu Cục Dân tộc học của Mỹ năm 1938 đang thực hiện nghiên cứu<br />
một vài di chỉ khảo cổ thời tiền sử vào thời điểm đó. Ông hướng tới Tres Zapota, một địa điểm<br />
có thể mang nhiều dấu vết người tiền sử. Ông được William Duncan Strong, người đứng đầu bộ<br />
phận Nhân chủng học Đại học Columbia giúp đỡ tìm kiếm. Tuy nhiên, do Tres Zapota là khu<br />
vực chưa phát triển, nên họ cần tới sự giúp đỡ của một người nữa là Clarence Wolsey Weiant,<br />
một nghiên cứu sinh đang thực hiện luận án tiến sĩ về vùng đất bí ẩn này. Công cuộc thám hiểm<br />
bắt đầu.<br />
<br />
Bốn tháng sau khi bắt đầu, đoàn thám hiểm gặp rất nhiều chướng ngại như địa hình đầm lầy,<br />
mưa liên tục, các loại nhện, rắn và côn trùng quấy rầy khi họ tìm kiếm suốt hai dặm quanh vùng.<br />
Tại đây, họ phát hiện những phiến đá cổ xưa nhất của nền văn minh Trung Mỹ, một bức tượng<br />
tôn giáo và 15 tác phẩm điêu khắc chữ U.<br />
Tuy nhiên, phát hiện lớn nhất chỉ đến sau khi Weiant nghe được câu chuyện do một người địa<br />
phương thuật lại từ đoàn thám hiểm vài năm trước đó về di chỉ trong rừng. Weiant dẫn đoàn<br />
thám hiểm vào rừng và tại đây, họ đào một cái rãnh sâu và phát hiện ra hiện vật nhân tạo nổi<br />
tiếng nhất nền văn minh Trung Mỹ- chiếc đầu Cabeza Colosal cao 1,8 m. Tiếp sau đó, họ tìm<br />
thêm 16 tượng đầu khổng lồ nữa tại 4 địa điểm là Tres Zapota (2 chiếc), Rancho la Cobata (1<br />
chiếc), La Venta (4 chiếc) và San Lorenzo (10 chiếc).<br />
<br />
Những chiếc đầu Olmec khắc từ đá badan núi lửa nguyên khối của núi Tuxtlas và có chiều cao<br />
dao động từ 1,47 m đến 3,4 m. Trước khi các khối đá được khắc, chúng được di chuyển về địa<br />
điểm khắc từ khoảng cách 300 km.<br />
<br />
Các nhà khoa học vẫn chưa hiểu làm sao người Olmec có thể di chuyển những khối đá nặng<br />
đến18 tấn như vậy. Nếu dùng sức người thì cần phải có 1.500 người di chuyển liên tục trong 3-4<br />
tháng mới đưa đá về nơi chạm khắc. Dụng cụ khắc cũng là đồ đá chứ không phải sắt hay đồng<br />
nên việc chạm khắc rất tốn thời gian. Tuy nhiên, biểu cảm trên khuôn mặt các bức tượng đều<br />
sống động đến khó tin.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đầu đá Olmec có biểu cảm sinh động.<br />
<br />
Những đầu đá Olmec này là ai?<br />
<br />
Các chuyên gia đưa ra hai giả thuyết chính về các nhân vật chạm khắc trên đầu đá. Giả thuyết<br />
đầu tiên và phổ biến nhất là người Olmec khắc tượng các tướng lĩnh vĩ đại của họ trong quân sự.<br />
Tuy nhiên, nếu dựa vào chiếc mũ các pho tượng mang trên đầu, có thể đây là tượng miêu tả đầu<br />
của các cầu thủ bóng đá bị hành quyết thời đó (thời Trung Mỹ, nếu chơi bóng thua người thua sẽ<br />
bị chặt đầu). Dù những chiếc đầu này đại diện cho ai, chúng vẫn có điểm đặc biệt là không có<br />
chiếc nào trùng lặp với nhau. Mỗi chiếc có những họa tiết và biểu trưng cá nhân riêng rẽ. Một<br />
điểm bí ẩn nữa là có hai chiếc đầu được khắc lại, không rõ do lý do tôn giáo hay thiếu đá.<br />
<br />
Mối liên hệ với châu Phi<br />
<br />
Ngay từ khi phát hiện những đầu đá, các nhà nhân chủng học đã tranh cãi kịch liệt về nguồn gốc<br />
những chiếc đầu. Chúng có đôi môi dày, mặt mỏng và mũi to, đặc điểm nổi bật của người châu<br />
Phi và các nhà khoa học cho rằng người Olmec là những người Châu Phi đã tới định cư tại châu<br />
Mỹ.<br />
<br />
Tuy nhiên, lý thuyết này bị nhiều nhà nhân chủng học bác bỏ. Họ suy đoán rằng sở dĩ tượng<br />
khắc như vậy là do việc chạm khắc trên đá bằng công cụ thô sơ rất khó khăn. Điều này càng có<br />
cơ sở khi pho tượng Jade mang các đặc điểm của người châu Á.<br />
Phát hiện về nền văn minh Olmec đã thay đổi suy nghĩ của các nhà nhân chủng học. Họ từng cho<br />
rằng nền văn minh Maya mới là khởi nguồn cho văn minh Trung Mỹ, nhưng người Olmec mới<br />
thực sự là những người chủ đầu tiên ở khu vực này từ năm 1400 đến năm 300 trước Công<br />
nguyên. Điều này càng có cơ sở khi những nghiên cứu sau này cho thấy nền văn minh Maya và<br />
Aztec đều có gốc Olmec. Điểm tuyệt vời là họ đã xây dựng được những thành phố vĩ đại và các<br />
kim tự tháp trước khi thành Rome và các kim tự tháp Ai Cập ra đời.<br />