intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí ẩn số 9 trong kiến trúc hoàng gia Trung Quốc

Chia sẻ: Nguyen Thi Mai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

108
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dù ít dù nhiều, các kiến trúc hoành tráng tại Cố Cung, Thiên An Môn hay Di Hòa Viên thường gắn liền với con số 9. Đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay còn ẩn chứa những dụng ý sâu xa của người Trung Quốc? Mỗi lần tới tham quan cung điện hoàng gia và các viên lâm tại Trung Quốc, du khách thường được nghe những thông tin lý thú về số 9. Đây là con số lẻ đầy bí ẩn và có mối liên quan mật thiết tới những kiến trúc này. Theo quan niệm xưa,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí ẩn số 9 trong kiến trúc hoàng gia Trung Quốc

  1. Bí ẩn số 9 trong kiến trúc hoàng gia Trung Quốc
  2. Cây cầu đá có 17 vòm ở Di Hòa Viên. Dù ít dù nhiều, các kiến trúc hoành tráng tại Cố Cung, Thiên An Môn hay Di Hòa Viên thường gắn liền với con số 9. Đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay còn ẩn chứa những dụng ý sâu xa của người Trung Quốc? Mỗi lần tới tham quan cung điện hoàng gia và các viên lâm tại Trung Quốc, du khách thường được nghe những thông tin lý thú về số 9. Đây là con số lẻ đầy bí ẩn và có mối liên quan mật thiết tới những kiến trúc này. Theo quan niệm xưa, số lẻ thuộc dương, số chẵn thuộc âm. Trong đó, 9 là con số lớn nhất trong dãy số dương, nên được gọi là số cực dương và chứa đựng ý nghĩa tốt lành. Vì vậy, khi xây dựng, thiết kế các kiến trúc hoàng gia, người Trung Quốc thường gắn với số 9 là một dụng ý sâu xa của họ. Nói chính xác, nó là sự tượng trưng cho quyền lực “chí
  3. cao vô thượng” của bậc đế vương trong xã hội phong kiến xưa. Trên đại môn của cung đình thường được trang trí bằng 81 chiếc núm đinh (9 dọc, 9 ngang). Trên Thạch môn (cửa làm bằng đá) của Địa Cung ở Định Lăng, Bắc Kinh cũng chạm khắc 99 đinh đá lớn. Nếu tới Lạc Dương tham quan Quan Đế miếu, du khách cũng sẽ được chiêm ngưỡng 99 chiếc đinh gỗ được trang trí trên cửa Đại Hồng miếu. Tuy Quan Vũ không phải bậc đế vương, nhưng hậu thế vì để bày tỏ lòng tôn kính với ông như với một vị hoàng đế nên đã tạo ra lối kiến trúc độc đáo này.
  4. Cố Cung. Thông thường, hoàng cung thời phong kiến thường xây dựng 9 sân, ngay cả Khổng Miếu (Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông) cũng
  5. là một quần thể kiến trúc có quy mô hoành tráng với 9 sân. Thực tế này cho thấy, bậc đế vương xưa đã rất tôn kính và coi trọng đại thánh nhân Khổng Tử. Theo thống kê, Cố Cung ở Bắc Kinh có hơn 9.900 gian. Thậm chí, có người còn thích phóng đại thêm đôi chút khi đưa ra con số 9.999 phòng. Được biết, theo quan niệm của người Trung Quốc, số 9 khi kết hợp với số 5 sẽ mang ý nghĩa tượng trưng cho sự tôn nghiêm của thiên tử. Vì vậy, thành lầu Thiên An Môn rộng 9 gian, sâu 5 gian, Trong khi đó, kết cấu kiến trúc 9 rường và 18 cột của chòi gác (ở trên góc thành) ở Cố Cung cùng với tường được trang trí bằng hình chín con rồng ở Bắc Hải, Đại Đồng, Cố Cung đều chứa đựng ý nghĩa cát tường và rất mực tôn nghiêm. Riêng với kiến trúc Di Hòa viên – viên lâm hoàng gia nổi tiếng của Trung Quốc có chiếc cầu đá với kết cấu 17 vòm phía dưới cũng có mối “nhân duyên” đặc biệt với số 9. Dù có
  6. đếm từ đầu nào tới vòm chính giữa của cầu, thì vòm này đều là vòm thứ 9. Viên Khâu Đàn thuộc Thiên Đàn. Viên Khâu Đàn thuộc Thiên Đàn là nơi tế trời của hoàng đế triều Minh Thanh và cũng nổi tiếng là một kiến trúc đặc biệt
  7. liên quan tới con số đầy ý nghĩa này. Đàn được phân thành ba tầng: thượng, trung và hạ. Thượng tầng do 9 tấm đá đồng tâm hợp thành. Vòng thứ nhất, tức vòng trong cùng được hợp thành bởi 9 miếng đá hình quạt. Vòng thứ hai là 18 miếng (tức 9 x 2), vòng thứ ba là 27 miếng (tức 9 x 3)… Được biết, Viên Khâu Đàn là bệ thờ chính của khu Thiên Đàn. Hằng năm, vào ngày Đông chí, bậc thiên tử sẽ tới đây để cử hành lễ tế trời, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Nghi lễ sẽ phải tiến hành rất cẩn thận và tránh những sơ xuất dù là nhỏ nhất để xã tắc năm tới được bình yên, phát triển thịnh vượng. Hiện tại, Viên Khâu Đàn nói riêng và Thiên Đàn nói chung là di tích văn hóa lớn mang tính biểu tượng của một Bắc Kinh cổ kính, giàu truyền thống lịch sử. Ngoài ra, con số 9 còn được người Trung Quốc xưa vận dụng trong những trường hợp khác. Vào những dịp lễ lớn trong năm, hoàng cung nhà Thanh thường mở đại tiệc với số phẩm vật luôn là 99. Hay trong dịp mừng sinh nhật của hoàng đế,
  8. người ta buộc phải tổ chức đủ 81 (9 x 9) tiết mục với hàm ý cầu chúc cho bậc thiên tử may mắn, trường thọ…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2