intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí ẩn về hệ thống di sản bị lãng quên trên non thiêng Yên Tử

Chia sẻ: Thuyvan Van | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

167
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bí ẩn về hệ thống di sản bị lãng quên trên non thiêng Yên Tử… Bài 1: Ngọa Vân - sửng sốt giữa hoang vu! Từ nguồn tin của lâm tặc, thợ săn người địa phương một nhóm cán bộ có khả năng leo rừng như… khỉ của Bảo tàng Bắc Giang đã hầu như lần đầu tiên khám phá ra hệ thống chùa, am, tháp, mộ, tượng, bia đá và cây cổ thụ được trồng trong di tích… vô cùng quý giá trên dãy Yên Tử hùng vĩ và bí ẩn. Nằm giữa mây mù và rừng nguyên sinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí ẩn về hệ thống di sản bị lãng quên trên non thiêng Yên Tử

  1. Bí ẩn về hệ thống di sản bị lãng quên trên non thiêng Yên Tử… Bài 1: Ngọa Vân - sửng sốt giữa hoang vu! Từ nguồn tin của lâm tặc, thợ săn người địa phương một nhóm cán bộ có khả năng leo rừng như… khỉ của Bảo tàng Bắc Giang đã hầu như lần đầu tiên khám phá ra hệ thống chùa, am, tháp, mộ, tượng, bia đá và cây cổ thụ được trồng trong di tích… vô cùng quý giá trên dãy Yên Tử hùng vĩ và bí ẩn. Nằm giữa mây mù và rừng nguyên sinh hoang rậm, cả hệ thống những thiền viện, am, chùa cổ hiện ra - với toà ngang dãy dọc, với ngôi tháp đá tảng xanh 7 tầng nguyên vẹn, với di tích am Ngoạ Vân, nơi mà sử cũ chép rõ, vua Trần Nhân Tông - vị tổ thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm, một pháp chủ người Việt đã tu hành, giảng đạo rồi viên tịch vào năm 1308. Cả rừng mộ tháp bị nhồi bộc phá, bị khoét hang khoét hầm hòng bới tìm cổ vật (họ nghĩ rằng vua tu ở đấy thì nhất định là đủ vàng thoi bạc nén); cả hệ thống các cây vải, quýt, bưởi, nhãn, đại, thông (được các vị tu hành trồng từ gần bảy trăm năm trước) bị đánh gốc xẻ thịt dần dà… Những phát hiện trên đã gây sửng sốt trong giới khoa học. Sau hàng thế kỷ cơ bản bị lãng quên, giữa rừng già, con đường của các bậc chân tu đắc đạo đã được chính thức ghi nhận. Trước đó, người am tường cổ sử và phật tử mộ đạo thiền Trúc Lâm chỉ nghe nói về con đường và hệ thống di tích kể trên. Nhóm PV mê leo núi chúng tôi đã có 4 ngày đi bộ ròng rã và 3 đêm ngủ giữa rừng để khám sự thiêng liêng - vẻ đẹp quyến rũ độc nhất vô nhị và cả nỗi đau bị tàn sát của hệ thống di sản này. Chúng tôi cũng tận mắt chứng kiến cảnh các vị sư tu hành khổ hạnh trong các vách đá, lều cỏ chon von. Câu chuyện cứ như là trong… cổ tích. Bài 1: Ngọa Vân - sửng sốt giữa hoang vu! Thay vì tranh luận với Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam và UBND
  2. tỉnh Quảng Ninh rằng có nên làm lấm lem Yên Tử với cảnh đào bới vàng đen ào ào ầm ầm như lâu nay. Thay vì đi thành bè lũ tí tớn, vô lối ăn thịt thú rừng ngay nách chùa Hoa Hiên giữa thiêng liêng tháp mộ và khói nhang u huyền. Thay vì ùn tắc đi cáp treo ngắm Chùa Đồng mới toe kỷ lục. (Để rồi lại tranh luận xem có nên làm nốt khúc cáp treo từ Hoa Hiên lên đỉnh Yên Tử hòng hoàn tất quá trình chinh phục danh sơn, thiền sơn bằng… mông hay không!). Thay vì đi bằng con đường leo núi liên tục tắc nghẽn bởi quá đông du khách ồn ồn chỉ biết có “du” (đi chơi) mà chẳng có được sự “lịch” (sự trải nghiệm, tâm linh); chỉ biết có hành (đi) mà chẳng biết “hương” (không hiểu gì về con đường của thiền phái Trúc Lâm cũng như văn hoá lịch sử của danh sơn Yên Tử) – thế là, chúng tôi đã chọn con đường tiếp cận hệ thống di tích bị lãng quên của rừng già Yên Tử từ phía huyện miền núi Lục Nam của tỉnh Bắc Giang. Tức là khám phá phù vân Yên Tử từ sườn Tây (nơi có khu bảo tồn Tây Yên Tử nổi tiếng nguyên sinh, huyền bí). Sống trong hang đá, lập chiến lũy và ăn thịt… ếch Sau nhiều lần khảo sát loay hoay đặt “cở sở cách mạng”, chúng tôi đã chọn được hai người dẫn đường vốn là “lâm tặc” giải nghệ. Anh Lợi và Tuấn đều là người xóm Chồi, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, cũng là những người đi rừng đầu tiên “phô” về những ngôi chùa, mái am, bia đá, voi ngựa đá, tháp mộ đá kỳ lạ của sườn Tây Yên Tử cho các nhà khoa học (một cách tình cờ). Họ đã dẫn đường cho hai chuyên gia ăn rừng ngủ thác nhiều ngày đêm là anh Nguyễn Hữu Sơn (Viện Văn học Việt Nam) và anh Nguyễn Văn Phong (Sở Khoa học công nghệ Bắc Giang) đi tìm di tích quý của thiền phái Trúc Lâm trong rừng hoang. Hai nhà nghiên cứu đã dập bia, công bố những tài liệu sửng sốt về sự thực của những ngôi chùa sườn tây Yên Tử. Khi lên đến phế tích chùa Hồ Thiên, họ không biết Hồ Thiên thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh hay Bắc Giang? Cả đoàn đã kiệt sức vì lạc rừng, vì đi theo hướng la bàn càng đi càng xa nguồn nước. Họ cõng theo xoong chảo, ăn nhờ trong lán “thổ phỉ” phá rừng, và ngủ trong hang đá theo đúng nghĩa đen. Cái hang đá đó nằm ngay cạnh chùa Hồ Thiên, ngay sát gốc cây vải cổ thụ sáu bảy trăm năm tuổi có từ khi vua Trần Nhân Tông (1258-1308) từ bỏ ngai vàng lên núi tu giảng đạo (ngài ở ngôi vua từ năm 1279-1293) mà họ cũng không hề biết. Suốt 5 ngày đêm vạch từng tán lá tìm chân cột đá tảng hình hoa sen; tìm tháp đá xanh 7 tầng kiêu hãnh giữa non cao; rồi những tấm bia đá tuyệt kỹ bày trong căn nhà ghép bằng đá tảng; và các ngôi mộ tháp…, hai nhà khoa học và hai người dẫn đường (những kẻ giết rừng hoàn lương) đã sống trong rừng, nấu cơm ăn với chỉ duy nhất một món… thịt ếch. Không có
  3. cái gì ngoài lũ ếch ộp mà hằng đêm họ đi bắt về nuôi sống mình. Khát nấu canh lá vả, luộc quả vả lên làm rau xanh. Đêm, Tiến sỹ Sơn nghe tiếng thú rừng kêu rầm rĩ, sợ quá, phải cẩn tắc vô áy náy, dậy lấy dao rừng đẽo gốc trúc vót nhọn, rào thành công sự chống thú dữ. Cũng may, rừng nơi họ sống là nơi bạt ngàn cây trúc đứng như “so đũa” ken khắp các dông núi ở độ cao gần 1.000m so với mực nước biển (đó cũng là lý do các vị tổ gọi phái của mình là “Trúc Lâm” - rừng trúc) nên cũng không mấy khó khăn để có thể lập được “chiến luỹ” . Cõng theo gạo nước, thức ăn, chúng tôi đi từ sáng đến khi trời tối thì bất ngờ những khu rừng không nhìn thấy ánh mặt trời chấm dứt. Một thung lũng hữu tình với cây cổ thụ và tháp mộ vòi vọi cổ kính mở ra. Sửng sốt. Bỗng dưng, nỗi ám ảnh của hai bàn chân tứa máu, lũ vắt rừng xanh lèo và cơ thể bị vắt kiệt đến giọt mồ hôi cuối cùng biến mất trong tôi. Nơi tiên cảnh hiện ra, như một rừng mơ sũng nước làm quà cho đoàn khổ khách vượt sa mạc khát cháy… Ngủ ở Ngoạ Vân, cái am mà vị tổ thứ nhất của Trúc Lâm thiền phái đã viên tịch ngày 3/11/1308 Không gian tĩnh lặng tuyệt đối. Vẻ như không có dấu hiệu của sự sống. Những bậc đá rêu phong uốn lượn chạy từ chân lên đỉnh núi, những gốc cây cổ thụ. Hai bên là hai cái am mang dáng dấp của kiến trúc cung đình. Vượt lên cả thảm hoa cẩm tú cầu khổng lồ sặc sỡ, chúng tôi chợt mới nhận ra một điều đơn giản: cẩm tú cầu vương giả thế, không thể là hoa dại. Ai đó đã trồng loài hoa kiêu sa này giữa hoang phế bịt bùng? Vẫn tuyệt đối yên tĩnh. Tiếng con bìm bịp kêu trong chiều muộn chỉ làm không gian thêm sắc thiền lặng. Sương mờ kéo đến bủa kín các ngọn tháp. Nhìn kỹ, voi đá, ngựa đá (ngựa đã bị vỡ) uy nghi đứng chầu trước mộ tháp (tháp nhọn có “chôn” xá lỵ - phần cốt còn lại sau khi thiêu xác - của người tu hành). Hàng chân cột tròn xoe như những chiếc thớt đá xếp thẳng tít tắp, chứng tỏ, nơi đây từng có những đại công trình tráng lệ. Ngó trong am nhỏ trên đỉnh núi phong kín cây dại, trên manh chiếu cũ hình tròn, một vị sư ngoại tứ tuần đang ngồi thiền như… bức tượng nâu sồng. Đó là vị sư trụ trì Am (chùa) Ngoạ Vân, thầy Thích Thanh Tiến. Ngoài vườn mộ tháp, những công trình đổ nát ngờm ngợp trong cỏ rả. Cây cổ thụ tràn ngập “nền cũ lâu đài bóng tịch dương”. Trên cây vả lớn, chú tiểu tên là Hà mặc áo nâu rộng thuyênh đang cùng với người đàn ông áo lam hầu cửa phật (tên là Dân) vặt quả vả, lá vả (cây thân lớn cùng họ với cây sung) sửa soạn bữa cơm chiều. Cái cây vả mà người dưới cõi tục trần không nghĩ
  4. rằng có thể dùng làm… thức ăn ấy, (thật khó tin!) nó góp phần đắc lực nuôi sống ba thầy trò sư thầy Tiến trong những năm qua. Ông Dân xúc động: “Cây vả hoang này là một “di tích”, mà phật tử nên… viếng thăm”. Đi miên man dọc ngàn vạn bậc đá phủ rêu có từ hơn bảy trăm năm trước, tôi cố tìm bước chân giày cỏ lánh bụi trần của vị vua kiệt suất của lịch sử phong kiến Việt Nam Trần Nhân Tông. Ngài đã hoá tại đây. Ngài đã quyết tâm đến Am Ngoạ Vân để tránh bằng được sự thăm viếng của vua quan bằng hữu, bởi lúc đó, đường qua chùa Giải Oan, lên Hoa Yên (hay Hoa Hiên) đã khá phong quang, đã là nơi đi lại “ngựa xe võng lọng” tương đối quen lối của những người yêu kính ngài. Ngài không muốn sự ồn ào đó. Và ngài đã chọn Ngoạ Vân am ở sườn tây Yên Tử, nơi mà bảy trăm năm có lẻ sau khi ngài chọn để tịch (tức là năm 2007 này), cánh nhà báo và lâm tặc giải nghệ chúng tôi phải luồn rừng từ sáng đến tối mới tới, thì đủ biết độ ấy hoang biệt tới mức nào. Có sự hiện diện của ba con người và tiếng chuông ngân xa từ Ngoạ Vân am, lại càng khiến cho khung cảnh thêm phần tịch mịch. Qua miên man rừng trúc, đi bộ gần 1 tiếng đồng hồ nữa, chúng tôi gặp những gốc thông to bốn năm người ôm! Đó là vườn mộ tháp khổng lồ, với vài chục ngọn tháp, đã bị kẻ đào cổ vật tàn phá chỉ còn lại nền móng. Tại đó, còn một cái lán bỏ không và ít nồi niêu bàn ghế làm bằng thân trúc ghép. Người tu hành tên là Ngoạ, sau khoảng một năm tu hành khổ hạnh, vừa mới bỏ am mây ấy đi “cảnh” khác, khu mộ tháp và khu rừng già lại thêm một lần chìm trong hoang lạnh. Cỏ cây lấp mất gần hết lối đi. Sử cũ chép rất rõ ràng: chùa (am) Ngoạ Vân được xây dựng từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ 13-14), am là nơi Điều ngự giác hoàng Trần Nhân Tông, đệ nhất Phật phái Trúc Lâm đã tu luyện, dưỡng bệnh rồi “hoá”. Nhiều tài liệu và cả thông tin từ nhà sư trụ trì hiện nay của Ngoạ Vân am đều cho rằng: ngài hoá ngày 3/11/1308, xá lị của Phật hoàng đã được chia làm một số phần “táng” theo ý của ngài, một trong những phần đó được “đặt” tại ngôi một tháp uy nghi của chùa Ngoạ Vân hiện nay. Nếu đứng từ cửa chùa nhìn ra, ngọn tháp to hơn, bên tay phải chúng ta, là tháp có xá lị của đệ nhất tổ Trần Nhân Tông. Tháp bên phải chứa xá lỵ của một vị tỳ keo khác. Trong khu vực gần am, có hàng chục ngôi mộ tháp khác nữa. Đêm nằm lại trong “tệ xá” giành cho những người đi rừng lỡ độ đường của Ngoạ Vân, ngay sát mộ tháp được coi là có xá lỵ của tổ đệ nhất trong Trúc Lâm tam tổ nghe tiếng nai tác thao thiết, nghe kể về đàn gấu hoang vừa bị đám lâm tặc bắn chết, hai chú gấu con bị bắt về bán cho một ngôi chùa để các thầy nuôi làm… phúc, dầm mình trong sự hoang sơ tột cùng ấy, thật khó diễn tả được xúc cảm lữ khách lơ mơ. Chợt nhớ vần thơ của Hương Vân Đầu Đà (thiền hiệu của vua Trần Nhân Tông) độ trước, có thể vần thơ bất hủ ấy đã được làm trong một ban mai tinh khiết giữa bạt ngàn đại thụ và mây
  5. mù tuyệt đối tĩnh lặng của am này? Thơ rằng: “Ngủ dậy ngỏ song mây Xuân về vẫn chửa hay Phất phơ đôi bướm trắng Phấp phới cánh hoa bay”. Lá vả đắng, quả vả chát trong bữa cơm chay sườn núi cõi thiền mà đằm sâu kỷ niệm về những chuyến lội rừng. Chú tiểu Hà nấu cơm mời cả những bà con người Sán Dìu đi rừng đào cây ba kích lui cui xin ngủ trọ. Cơm thừa, chú vãi ra ngoài thung lũng, ở đó có suối cá bơi, có bãi cỏ gà rừng thường choanh choách đánh nhau xin “lộc vãi”. Loài cỏ nếp, tục gọi là lá oản cất lên cái mùi thơm xôi oản thiêng liêng. Không biết có ai trồng thứ cỏ thành tâm ấy, lại ở đúng cái chốn tuyệt đối thiền với mây bạc non cao này? Hiện nay, nhiều người đặt câu hỏi, trên sườn Yên Tử ở tuyến du lịch hành hương dọc Hoa Hiên – Chùa Đồng cũng có một cái nền am nhỏ bé (đã thành phế tích) tên là am Ngoạ Vân. Và di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia (vừa được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận) Chùa Ngoạ Vân ở sườn Tây Yên Tử mà bài viết này đang đề cập cũng tên là… am Ngoạ Vân. Tài liệu chính thức để lại đều ghi, vị tổ thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm Trần Nhân Tông đã tịch ở am Ngoạ Vân. Cái am đó là am nào? Người viết bài này, thấy rằng, tất cả các tài liệu chính thức đều nói rằng: am Ngoạ Vân mà Phật hoàng “hoá” chính là di tích ở xã Bình Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Bởi trong lý lịch di tích để công nhận là di sản quốc gia (được báo chí đăng tải chính thức) đều nói chùa Ngoạ Vân ở xã Bình Khê (mà chúng ta đang khám phá) là nơi đệ nhất tổ Trần Nhân Tông đã viên tịch. Thêm nữa, trong hai am Ngoạ Vân đang nói thì chỉ Chùa Ngoạ Vân (xã Bình Khê) là có tháp mộ được coi là có xá lỵ của vua Trần Nhân Tông (am kia không có). Chuyện này được chép rõ trong “Việt Nam phật giáo sử luận” (tập 1, chương 12): “Phong trào phát triển nhập thế do Trúc Lâm xây dựng đã được đông đảo quần chúng tham dự. Ngày mười sáu tháng chín năm Canh Tuất (1310) triều đình làm lễ rước linh cữu đựng tro xương Trúc Lâm về chôn ở lăng Quy Ðức phủ Long Hưng. Một ít tro xương này thì được an trí tại bảo tháp ở am Ngọa Vân trên núi Yên Tử (*). Linh cửu, trước khi rước về lăng Quy Ðức, được tạm quàn ở điện Diên Hiền trong thành (…). Phần chú thích ghi rõ: (*) Am Ngọa Vân thực ra ở trên một ngọn thuộc về dãy Yên Sinh, phía tây dãy Yên Tử và thấp hơn Yên Tử, nhưng đường lên có phần khó khăn hơn. Ở đó, ngoài Ngọa Vân Am còn có Phật hoàng bảo tháp song đã bị phá phách nghiêm trọng vì sự lơ là của người có trách nhiệm từ sau 1945 (N.H.C.)”. Độc giả có thể đọc những thông tin này trên trang web: http://www.quangduc.com/lichsu/17vnpgsuluan1-12.html.
  6. 8 năm sống trong am cỏ, ăn quả vả ngồi thiền Khi vua Trần tịch ở Ngọa Vân am, thân nằm trên những cành trúc chằng chịt, trúc mọc xuyên qua đùi xác chết mà không ai hay. Sau triều đình nhà Trần biết và cho tạc tượng đúng như kiểu Trần Đế nằm khi viên tịch. Tượng này xưa thờ ở am Ngọa Vân, sau di về chùa Yên Sinh vì thảo am bị cháy (sưu tầm) Bốn giờ sáng, thầy Tiến đã thỉnh chuông gõ mõ. Ngày thầy chỉ ăn một bữa, còn lại là lên am thiền. Am tên là Thiên Sơn Tử, còn nguyên từ thượng cổ tới giờ. Những ngày cuối đời, nằm trên mây, Phật hoàng kiệt suất của lịch sử nước ta (ngài còn có công rất lớn trong việc đánh giặc Nguyên, dẹp yên bờ cõi để “non sông nghìn thuở vững âu vàng” – thơ của ngài) đã thiền ở chính cái am cổ trùm xoà cây dại ấy. Cái việc chay tịnh, khổ hạnh giữa trời mây non nước hoang hiếm dấu chân người kia đã khiến nhà sư trụ trì Thích Thanh Tiến không còn lưu luyến một mảy may sự trần. Thầy còn nhớ nguyên cái cảm giác rợn ngợp hôm rời “cõi tục” lên với Ngoạ Vân. Tấm bia trước am đã đổ vỡ tan tành, sư nhặt từng mảnh, cõng ximăng trắng lên ghép lại. Am bị đào bới tìm cổ vật, mái am bật tung, sư cắt cỏ lợp lên trên rồi tá túc ở đó. Ngẫm cái cảnh người ta đặt mìn vào chân di tích của Phật hoàng tìm vàng, rồi đào địa đạo như lò than thổ phỉ tìm chum choé cổ kiếm ăn, thầy Tiến chỉ thấy buồn: “Người ta ngu si, người ta tự giết chết những di sản của mình, thì thầy biết làm sao”. Cơm rau cháo sống qua ngày và thiền. Và, dựng lại am, chùa, ghép lại bia vỡ, nhặt từng mảnh tượng đá gom vào góc chùa chờ ngày có kinh phí trùng tu. Chùa Ngoạ Vân bớt hoang vắng, đó cũng là lúc lâm tặc, người đi đốt than, con nghiện, thậm chí bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối, tất tật đều tìm về tá túc lúc không biết đi đâu. Núi của trời, am của vị tổ thiền phái Trúc Lâm, vị Phật hoàng của dân tộc ta; và nhà chùa mở lòng đón tất cả, kể cả có những tên… kẻ cướp trốn sự truy nã của luật pháp. Thầy Tiến vẫn đi hái măng, hái rau mùng tơi rừng, vặt quả lá cây vả về chay tịnh qua ngày. Thầy thiền ngày mười mấy tiếng trong Am Thiền Định, nhớ về tổ phái Phật hoàng, người đã uống nước nhịn ăn để tu, nay ở sườn đông Yên Tử có Chùa Cầm (uống nước cầm hơi) là vì thế. Thầy Tiến chăm bẵm thông đàn (vườn mộ tháp với những cây thông cổ thụ), vườn cam, vườn bòng, vườn xoài, vườn nhãn - những loài cây nhà mọc giữa rừng hoang mà thầy tin rằng, chính vua Trần Nhân Tông đã trực tiếp hoặc cho người trồng quanh am từ bảy trăm năm trước! Ngồi thiền trong am Thiền Định, từng sống 8 năm trong am Thiên Sơn Tử, gầy gò, khắc khổ, thầy Tiến vẫn không khỏi vương vòng tục lụy khi chợt thấy nhói đau về tình trạng phá rừng, cháy rừng. Có anh bắn chết con nai
  7. cõng lừng lững qua cửa chùa, vào xin bát cơm chay rồi tiếp tục cõng con nai máu me về bản. Có toán thợ săn lập lán ở cạnh chùa cả năm trời, cái vai u thịt bắp chúng nó khoẻ như… Thạch Sanh nhưng lòng nó ác hiểm như Lý Thông. Chúng đẵn những cây gỗ khổng lồ, cho trâu kéo sầm sập qua cửa chùa. Mới đây, cái tháp đá 7 tầng ở chùa bên cạnh, bị chúng nó nghi là có cổ vật, cũng đặt mìn giật nghiêng (tháp mới đổ cách đây 3 ba năm sắp được dựng lại, vì đá xanh nguyên tảng không bị vỡ). Cả vườn mộ tháp bị đào rồi cỏ mọc vây kín, “xoá” dấu vết! Những chuyện đau lòng thế, thì dù có thiền tu đắc đạo rồi cũng phải lòng trần vướng bận, phải đớn đau cho thói ngu si và tham sân si đến mức kinh thiên của người đời. Và theo đó là sự vô trách nhiệm, nếu không nói là bảo kê (ví dụ với tình trạng phá rừng cổ thụ) của cơ quan chức năng. Phật hoàng Trần Nhân Tông đã viên tịch ở Am Ngoạ Vân nào? Nhà sư Thích Khai Bi, người thay mặt sư trụ trì Yên Tử điều hành công việc trên núi khi sư thầy bận hoặc đi vắng nói với chúng tôi: Tư liệu cũ chỉ nói rằng, vua Trần Nhân Tông đã viên tịch ở am Ngoạ Vân, chứ không nói là ở am Ngoạ nào trong số 2 am đều tên là Ngoạ Vân ở sườn Đông và sườn Tây Yên Tử. Từ xưa đến giờ, khi người ta chưa biết thông tin gì về am Ngoạ Vân (ở dạng phế tích, rất nhỏ) ở sườn Đông Yên Tử cả, thì ai cũng nghĩ: nơi Phật hoàng viên tịch là am (chùa) Ngoạ Vân ở xã Bình Khê (sườn Tây, nơi mà nhóm PV đang đề cập). Nhưng từ khi có thông tin về cái am tên là Ngoạ Vân ở bên này (sườn Đông) thì lại có người nghĩ rằng “cụ” đã tịch ở… bên này. Thật ra, am Ngoạ Vân bên sườn Đông là phế tích, và nó đã có tên trong bản vẽ của Ban quản lý di tích Yên Tử từ lâu rồi; nhưng mới vừa rồi thì “mọi người” mới bắt đầu đặt vấn đề như trên. Câu chuyện mới chỉ bắt đầu từ năm vừa rồi thôi (2006-2007). Trước nay, rõ ràng người ta chỉ biết đến am Ngoạ Vân ở sườn Tây Yên Tử thôi, và nó đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Nay có có thêm một cái am cũng lên là Ngoạ Vân, mà “bản đồ” bà con đưa lên thì am cũng có tên là như thế thật. Mọi chuyện chúng ta tạm thời chưa bàn luận sâu hơn, hãy để các nhà khoa học phát ngôn. GS Nguyễn Huệ Chi: cuộc tranh luận về “am Ngoạ Vân nào” - nếu có - là rất vớ vẩn ! Khác với sự thận trọng dễ hiểu của nhà sư Thích Khai Bi, GS Nguyễn Huệ Chi - nguyên là Chủ tịch Hội đồng khoa học, Trưởng Ban Văn học cổ cận đại (Viện Văn học Việt Nam) một người đã dày công nghiên cứu về hệ thống am chùa trên Yên Tử, từng lên tận am Ngoạ Vân ở sườn Tây Yên Tử (mà bài viết này đang đề cập) rồi kêu cứu cho di tích từ năm 1992, từng đàm đạo với các nhà sư danh tiếng am hiểu về Yên Tử - ông Chi đã rất bất bình
  8. khi nghe tin về sự cấn cá về “hai am Ngoạ Vân” mà chúng tôi đem hỏi. “Các đồng chí cứ dựa vào sử liệu của Đại Việt sử ký toàn thư mà bác bỏ những thông tin về một Ngoạ Vân sườn đông (tuyến đường du lịch hiện nay, nơi có chùa Hoa Yên, Chùa Đồng nổi tiếng) cũng được xem là nơi vua Trần Nhân Tông đã viên tịch. Vì Am Ngoạ Vân (sườn Tây) có cả Phật hoàng tháp (nay bị đập vỡ vụn) và bia của chúa Trịnh nữa. Sách viết rất rõ: khi ông Trần Nhân Tông dưỡng bệnh ở Ngoạ Vân (sườn Tây), sắp tịch, ngài cho gọi học trò từ bên sườn Đông Yên Tử sang mà đệ tử phải đi 2 ngày trời thì mới đến. Sách Đại Việt sử ký toàn thư còn ghi rõ: Trần Nhân Tông trách mắng đệ tử: sao ngươi đến chậm thế. Ngài lại nói, còn điều gì cần hỏi nữa thì hỏi nhanh đi. Vì lúc đó ngài sắp “tịch”. Điều đó chứng tỏ, am Ngoạ Vân mà ngài tịch không thể nằm trong cái hành trình “chuỗi” du lịch hiện nay (sườn Đông) Yên Tử được. (Vì cái nền có tên Ngoạ Vân mới “phát hiện” kia rất gần nơi các học trò của ngài ở, chỉ có thể đi 1-2 tiếng đồng hồ là tới, chứ không thể đi 2 ngày ròng. Và việc đi 2 ngày ròng sang Ngoạ Vân bên sườn Tây là rất hợp lý). Rõ ràng, nếu ai từng sang Ngoạ Vân bên sườn Tây thì mới thấy được cả một khoảng rộng khuôn viên am mấy mẫu, ở đó có những tán rừng rộng, đó mới là nơi ông Trần Nhân Tông chọn để tịch. Đây là bằng chứng chắc chắn nhất để bảo vệ quan điểm của tôi. Tôi cũng nói rõ luôn: phần chính sử mà tôi vừa trích là của Phan Phu Tiên viết, chứ không phải phần của Lê Văn Hưu viết. Vì Lê Văn Hưu viết là viết về khi ông Trần Nhân Tông còn sống. Sau đó, cụ Phan Phu Tiên viết về giai đoạn Trần Nhân Tông chết cho đến về sau. Tiếp đó, Ngô Sỹ Liên đã ghi lại cái đoạn mà Phan Phu Tiên viết. Cho nên như thế là rất xác đáng. Vả lại, nếu nhà báo cần, tôi sẽ phân tích thêm: nếu am Ngoạ Vân ở sườn Tây không phải là nơi Trần Nhân Tông viên tịch và có xá lỵ trong Phật hoàng tháp (tháp hiện nay vẫn còn tại chùa – am) thì “dại dột” gì mà chúa Trịnh lại cho con trai, con gái của mình lên tận Am Ngoạ Vân để tưởng niệm vị tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm. Họ đã nằm ở am một đêm, để rồi sáng hôm sau dậy cho làm một cái bia ghi nhớ việc này. Bia giờ vẫn còn đó. Chúa Trịnh “ngu” gì mà ông ấy lại lên cái chỗ mà không phải am Trần Nhân Tông đã viên tịch? Nếu ngài tịch ở am Ngoạ Vân sườn Đông Yên Tử thì họ phải lên Yên Tử sườn Đông chứ?! GS Huệ Chi cho rằng, chuyện “xì xào” này rất là vớ vẩn, “bậy bạ”. Ông khuyên người làm báo, làm khoa học cần nói những gì ta tin là chân lý. Ông cũng nhấn mạnh, khi sang Paris, ông Chi có nghe một người hỏi về việc có thể ông Trần Nhân Tông phải chăng đã tịch ở bên sườn Đông Yên Tử. Ngay tại đó, GS đã bác bỏ sự nhầm lẫn trên và nói rất cụ thể: nếu các vị đã từng đi Yên Tử, từng khảo sát thì các vị sẽ biết ngay đâu là sự thật. Và những người thắc mắc đã đồng ý về nước lên Ngoạ Vân am (chùa) ở xã Bình Khê, Đông
  9. Triều, Quảng Ninh (sườn Tây). Với những tài liệu đó, ông Chi cho rằng: việc trong Phật hoàng tháp có một phần xá lỵ của vua Trần Nhân Tông là… dĩ nhiên. Còn Nữa Nguồn: Viettimes
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2