intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bị cao huyết áp thì uống thuốc aspirin bao nhiêu viên mỗi ngày, có dùng chung với thuốc nào nữa được không

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

202
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tôi được biết aspirin là thuốc ngăn ngừa bệnh huyết khối. Vậy xin hỏi BS: người bị cao huyết áp nên uống bao nhiêu viên 1 ngày? Có thể dùng chung với thuốc losarpan, captoril, amlodipine và dùng chung với nhóm thuốc đông y, thực phẩm chức năng như viên trà xanh, viên chi sâm, hoạt huyết dưỡng não… được không? Xin nêu một số ý kiến trao đổi cùng ông Sơn như sau. Tăng huyết áp là một trong những bệnh lý tim mạch thường gặp nhất. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bị cao huyết áp thì uống thuốc aspirin bao nhiêu viên mỗi ngày, có dùng chung với thuốc nào nữa được không

  1. Bị cao huyết áp thì uống thuốc aspirin bao nhiêu viên mỗi ngày, có dùng chung với thuốc nào nữa được không e Tôi được biết aspirin là thuốc ngăn ngừa bệnh huyết khối. Vậy xin hỏi BS: người bị cao huyết áp nên uống bao nhiêu viên 1 ngày? Có thể dùng chung với thuốc losarpan, captoril, amlodipine và dùng chung với nhóm thuốc đông y, thực phẩm chức năng như viên trà xanh, viên chi sâm, hoạt huyết dưỡng não… được không?
  2. Xin nêu một số ý kiến trao đổi cùng ông Sơn như sau. Tăng huyết áp là một trong những bệnh lý tim mạch thường gặp nhất. Tăng huyết áp được định nghĩa là khi trị số huyết áp tâm thu bằng hoặc lớn hơn 140 mmHg hoặc trị số huyết áp tâm trương bằng hoặc lớn hơn 90 mmHg; hoặc cả hai. Tăng huyết áp lâu ngày hoặc không được điều trị đúng rất nguy hiểm bởi các biến chứng của nó có thể gây tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề do tổn thương đa cơ quan như tim mạch (nhồi máu cơ tim, suy tim xung huyết, phù phổi cấp…), não (đột quỵ do nhồi máu não hoặc xuất huyết não), thận (tiểu đạm, suy thận…), mắt (giảm thị lực, mù lòa) ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chừng 90% các trường hợp tăng huyết áp là “vô căn”, tức là không tìm thấy nguyên nhân, thường phát triển từ tuổi trung niên trở đi. Có những yếu tố nguy cơ làm cho bệnh nhân dễ bị tăng huyết áp như: hút thuốc lá, thừa cân hoặc béo phì, ăn mặn, ăn nhiều chất béo động vật, căng thẳng thần kinh, uống nhiều bia rượu, tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp…. Để điều trị tăng huyết áp phải kết hợp 2 phương pháp không dùng thuốc và dùng thuốc. Phương pháp không dùng thuốc chính là thực hiện lối sống lành mạnh: không hút thuốc lá; tránh ăn quá mặn; hạn chế uống rượu bia; hạn chế ăn uống các chất béo, đặc biệt là mỡ động vật; hạn chế thức ăn có đường, giàu năng lượng. Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Hằng ngày luyện tập thể dục thể thao, đi bộ 30 – 45 phút, hoặc các môn như bơi, yoga, dưỡng sinh, khí công…phù hợp để làm hạ huyết áp; ngược lại, tập tạ được xem là môn thể thao
  3. làm huyết áp tăng. Duy trì cân nặng hợp lý, không thừa cân. Thường xuyên kiểm tra huyết áp. Mọi người cần nhớ số đo huyết áp như nhớ số tuổi của mình. Thực tế, hầu hết bệnh nhân tăng huyết áp đều phải dùng thuốc để hạ huyết áp. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc hạ huyết áp khác nhau, trong đó có cả các thuốc mà ông nêu. Quyết định việc sử dụng thuốc hạ áp, chọn lựa thuốc và phối hợp loại thuốc nào, liều lượng, cách dùng phải do bác sĩ chuyên khoa xem xét tùy vào từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra, bác sĩ có thể cho các thuốc điều trị các bệnh lý thường đi cùng với tăng huyết áp như: đái tháo đường type 2, bệnh tim thiếu máu cục bộ, tăng mỡ máu, cũng như các thuốc kháng kết tập tiểu cầu như aspirin hoặc clocardigel (biệt dược Plavix) để dự phòng đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim cấp. Về việc phối hợp với thuốc đông y hoặc thực phẩm chức năng như ông hỏi, xin góp ý với ông như sau: mọi biện pháp điều trị dù chính hay phụ, cơ bản hay phối hợp đều phải được chứng minh hoạt tính và tác dụng điều trị bằng các nghiên cứu khoa học và được cho phép bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, và phải được chỉ định bởi thầy thuốc có chuyên môn. Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc hoặc đổi thuốc, bỏ thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ điều trị. Cũng không nên tự ý dùng thuốc chỉ vì nghe quảng cáo hoặc truyền bá kinh nghiệm theo kiểu “rỉ tai” hoặc “toa trị huyết áp cho người này thì người khác chắc cũng dùng được”. Điều trị tăng huyết áp phải thường xuyên và lâu dài, hầu như suốt đời. Nhiều bệnh nhân bỏ thuốc giữa chừng vì chán nản, hoặc vì cảm thấy huyết áp tăng nhưng không thấy mình có triệu chứng gì khó chịu. Về sau xảy ra nhiều biến chứng đáng tiếc. Ông có thể đến các bệnh viện có phòng khám tim
  4. mạch (BV Chợ Rẫy, BV Nhân dân 115, BV Nhân dân Gia Định…) hoặc các phòng khám chuyên khoa tim mạch để được khám và tư vấn chi tiết hơn. Chúc ông an tâm điều trị và vui khỏe.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2