intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bị điếc vì xông mũi họng quá nhiều

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

78
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bị điếc vì xông mũi họng quá nhiều Nhiều phụ huynh nghĩ rằng trẻ bị viêm xoang, viêm đường hô hấp, hen… nên xông mũi họng thường xuyên. Thực ra việc lạm dụng có thể khiến trẻ bị điếc và gặp nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Bệnh viện Hồng Hà, Hà Nội, việc sử dụng máy xông mũi, họng ngày càng phổ biến tại các gia đình có con nhỏ bị các bệnh lý về đường hô hấp. Tuy nhiên, rất ít phụ huynh xông cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bị...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bị điếc vì xông mũi họng quá nhiều

  1. Bị điếc vì xông mũi họng quá nhiều Nhiều phụ huynh nghĩ rằng trẻ bị viêm xoang, viêm đường hô hấp, hen… nên xông mũi họng thường xuyên. Thực ra việc lạm dụng có thể khiến trẻ bị điếc và gặp nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Bệnh viện Hồng Hà, Hà Nội, việc sử dụng máy xông mũi, họng ngày càng phổ biến tại các gia đình có con nhỏ bị các bệnh lý về đường hô hấp. Tuy nhiên, rất ít phụ huynh xông cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bị bệnh tim lại đi xông mũi họng Cháu T., 9 tuổi, ở Vĩnh Tuy, Hà Nội rất hay bị viêm họng, sổ mũi. Nghe bạn bè mách dùng máy xông sẽ chữa trị rất tốt, mẹ cháu liền mua về và chỉ cần thấy con húng hắng ho là chị xông ngay cho con. Sau một thời gian sử dụng, cháu T. có biểu hiện suy giảm thính giác, nghe không rõ. Đưa con đi khám tại bệnh viện, chị tá hỏa khi được bác sĩ cho biết T. bị điếc do bị xông mũi họng quá nhiều. Khám tai mũi họng cho trẻ ở Bệnh viện Nhi Trung ương. Một trường hợp khác là bé H. 18 tháng tuổi ở Nam Định. Thấy con thường khó thở, quấy
  2. khóc, nghĩ bé bị bệnh về đường hô hấp, người mẹ mua máy xông mũi họng về nhà tự điều trị cho con. Tuy nhiên, các cơn khó thở của bé H. xuất hiện nhiều hơn và càng ngày bé càng biếng ăn, còi cọc. Đi khám tại bệnh viện, bác sĩ cho biết bé H. bị khó thở là do có bệnh lý về tim chứ không phải mắc bệnh về đường hô hấp. Việc xông mũi, họng trong trường hợp này là không đúng và càng làm cho bệnh tim phát triển nặng hơn do không được điều trị kịp thời. Theo tiến sĩ Dinh, Bệnh viện Hồng Hà đã từng tiếp nhận khá nhiều trường hợp trẻ đến trong tình trạng bệnh nặng hoặc gặp các biến chứng nguy hiểm vì cha mẹ lạm dụng xông mũi họng tại nhà. Mắc nhiều bệnh nếu xông không đúng cách Theo tiến sĩ Hoàng Hồng Thái, khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, xông họng (khí dung) là phương pháp điều trị rất hiệu quả, có tác dụng chữa trị hoặc hỗ trợ điều trị một số bệnh về đường hô hấp cấp hoặc mạn tính. Khi xông, hơi thuốc sẽ được máy đẩy ra tạo thành dạng hơi sương, tác dụng trực tiếp lên chỗ viêm nhiễm ở đường hô hấp. Trong khi đó, việc dùng thuốc sẽ cho tác dụng chậm hơn vì thuốc phải đi vào dạ dày, ngấm vào máu sau đó mới đến các tế bào bị viêm nhiễm. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng dùng được khí dung. Việc xông mũi họng được chỉ định cho các trường hợp trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp (viêm mũi họng, viêm xoang, hen…), bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tuyệt đối không nên dùng đối với trẻ có cơ địa dị ứng, vì chỉ cần hít một lần đã có thể bị sốc do quá mẫn cảm và gây tử vong ngay lập tức. “Điều đáng lo ngại là các bậc cha mẹ thường tự ý pha thuốc kháng sinh xông cho trẻ tại nhà mà không theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Thậm chí có trẻ bị khó thở không phải do bệnh đường hô hấp nhưng vì thiếu hiểu biết, người lớn vẫn xông cho trẻ”, tiến sĩ Thái cảnh báo. Các bác sĩ khuyến cáo, khi xông mũi họng cho trẻ, việc sử dụng loại thuốc, liều lượng thuốc, thời gian xông và tần suất xông phải theo chỉ định. Việc dùng không đúng có thể
  3. dẫn đến ngộ độc thuốc khiến trẻ bị suy gan, suy thận, mắc bệnh về gân xương… Các loại tinh dầu giúp thông mũi, dễ thở cũng phải dùng theo chỉ định vì việc lạm dụng có thể làm giảm khứu giác của trẻ. Khi trẻ có triệu chứng ù tai, chóng mặt, nghe kém sau khi xông mũi họng, cần dừng ngay và đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa. Nếu xông 2-3 ngày mà bệnh tình của trẻ không đỡ hoặc đỡ không đáng kể thì phải đến bác sĩ tái khám.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2