intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí mật tâm lý của sự giàu có

Chia sẻ: Nguyễn Gia Hoàn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

294
lượt xem
128
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lý do và nguyện vọng: Bài viết nhằm thay đổi cách suy nghĩ lệch lạc về làm giàu và những suy nghĩ sai lầm về người giàu, sự giàu có. Trong chúng ta ai cũng muốn được giàu có. Tại sao lại có những suy nghĩ đối lập với những cái chúng ta muốn, có phải chúng ta đang tự lừa dối bản than mình không?!!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí mật tâm lý của sự giàu có

  1. Bí mật tâm lý của sự giàu có Lý do và nguyện vọng: Bài viết nhằm thay đổi cách suy nghĩ lệch lạc về làm giàu và những suy nghĩ sai lầm về người giàu, sự giàu có. Trong chúng ta ai cũng muốn được giàu có. Tại sao lại có những suy nghĩ đối lập với những cái chúng ta muốn, có phải chúng ta đang tự lừa dối bản than mình không?!! Có một câu nó đã được Donal Trump làm mục tiêu phấn đấu và hành động hay kim chỉ nam cho thành công và suy nghĩ trong hành động của ông. Câu nói này xuất phát từ mẹ của ông. Mẹ của ông nói câu này từ lúc ông còn bé cho đ ến sau này thành công, trưởng thành và thức sự giàu có ông mới hiểu, hết về câu nói của mẹ: Thực s ự ông đã được hưởng lợi từ câu nói đó: “Hãy tìm vào trời và hãy thành thật với bản than!” Bản thân tôi luôn muốn được giàu có và tôi tin là tôi sẽ giàu có. Định nghĩa có của tôi là giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần. Giàu có là một điều tốt và người giàu là những người tốt, những người đáng để cho chúng ta học hỏi. Bí mật tâm lý của sự giàu có “Có một bí mật tâm lý đối với tiền bạc. Đa số mọi người không biết về nó, đó là lý do khiến họ không bao giờ thành công về mặt tài chính. Thiếu tiền không phải là vấn đề và nó không bao giờ là vấn đề; nó chỉ là một triệu chứng của những gì đang diễn ra bên trong bạn. Còn bây giờ bạn có thể học cách phát triển một tinh thần của triệu phú.” Để thành công, bạn không chỉ phải cần có nỗ lực hết mình. Điều cốt yếu là bạn phải xây dựng cho mình một kế hoạch làm giàu trong mọi hoành cảnh. Học để biết, biết để làm nhưng làm mà không có kế hoạch chi tiết từ trước thì không thể thành công được. Đó là nguyên tắc đầu tiên và đơn giản nhất cần phải nắm vững. Ở đời nếu như mọi việc diễn ra không đúng như ta mong đợi đó là do ta còn chưa hiểu và biết nhiều thứ. Cũng chưa có ai nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên sự thật là đa số người giàu có cách suy nghĩ khắc hẳn với người nghèo. Cũng chính vì thế mà người ta mới giàu được đấy! Điều cần làm bây giờ là học theo người giàu. Học theo cách họ suy nghĩ và cách h ọ tính toán. Người ta giàu là vì luôn đi theo một con đường chứ không “Đừng núi này trông núi nọ” Có một câu chuyện nhỏ: “ Có một người đang đi dạo trên núi thì b ất ngờ bị tr ượt chân rơi xuống vực. May mắn thay anh ta kịp bán vào một gờ đá. Anh ta cứ bám
  2. người lơ lửng như thế và kêu cứu: “Cứu tôi với! Có ai không?” Không có tiếng tr ả lời. Anh lại kêu cứu lần thứ 2, thứ 3, ... “Có ai cứu tôi?” cuối cùng cũng có tiếng đáp lại : “Có! Người đó chính có nhiều người cứ hễ gặp khó khăn là nghĩ đến sự giúp đỡ của người khác chứ không chịu nghĩ khác đi rằng mình cũng có thể tự cứu mình. Việc đời cũng vậy, nếu dũng cảm thay đổi tư tưởng cũ và học hỏi cách suy nghĩ thì mới có cơ hội đổi đời của bạn ạ! Tiền có quy luật vận dụng bên trong và bên ngoài của nó. Bên ngoài là những hiểu biết về kinh doanh, cách quản lý tiền bạc và những kế hoạch đầu tư. Quy luật vận động bên trong của tiền bạc chính là con người chính bạn, là thái độ đối với tiền bạc, đối với giàu nghèo của bạn mà tôi tạm gọi là tư tưởng làm giàu. Những tri thức, kỹ năng làm giàu là yếu tố rất quan trọng nhưng tư tưởng làm giàu còn quan trọng hơn. Và đó chính là cái mà bạn sẽ sắp sửa học: Cách trộn lẫn vận động bên trong và vận động bên ngoài để đạt được thành công toàn phần. Josh Billings đã nói theo cách này: “Không phải cái chúng ta biết ngăn cản chúng ta tới thành công, mà là cái chung ta biết không đầy đủ mới là những chướng ngại lớn nhât” Do đó những kiến thức này không phải là về học mà nó còn về “không học”. Quan trọng là nhận ra rằng: “Những con đường tư duy và tồn tại cũ kỹ đã đ ưa bạn đến chính xác chỗ của bạn bây giờ.” Nếu bạn thật sự giàu có, tôt. Nếu không tôi mời gọi bạn xem xét các khả năng mà có thể không phù hợp với cái bạn “nghĩ” là đúng. Xác định ba yếu tố then chốt của một tư tưởng làm giàu đó là: “Cá tính, cách suy nghĩ và niềm tin”. Bạn sẽ thành công hay không và mức đ ộ thành công ra sao đó là nhờ ba yếu tố nội tại này. Stuart Wilde tác giả đã từng nói về vấn đề này như sau: “Hãy phát huy sức mạnh nội tại. Khi ta đủ sức hấp dẫn, cơ hội sẽ đến với ta. Khi ấy hãy nắm bắt lấy, đừng bao giờ bỏ lỡ” Nguyên tắc làm giàu: “Tư tưởng làm giàu của một người quyết định mức độ thành công về mặt tài chính của người ấy” Tại sao lại phải xây dựng cho mình một tư tưởng làm giàu? Tiền bạc, giàu có chỉ là kết quả trong khi đó tư tưởng làm giàu mới là nguyên nhân. Không thể thay đổi kết quả nếu như không thay đổi nguyên nhân. Kêt quả chỉ là sự phải ánh, chỉ là cái bong của nguyên nhân. Phải thay đổi nguyên nhân để đạt kết quả tốt, nhưng bằng cách nào?
  3. Phương pháp tuyên bố: “Bí quyết để thay đổi tư tưởng”. Đây là phương pháp dựa trên nguyên lý học tập: “Nghe rồi có thể sẽ quên, thấy rồi có thể sẽ nhớ nhưng những thứ ta đã làm qua thì ta sẽ hiểu cặn kẽ” Tại sao phương pháp tuyên bố lại giúp ta thay đổi? Bởi vì tất cả các sự vật hiện tượng trong vũ trụ này đều được cấu thành từ năng lượng. Năng lượng trong cơ thể ta luôn chuyển động cả khi ta hành động cả ngoài thực tiễn lẫn trong tâm trí. Nếu ra một lời tuyên bố, năng lượng sẽ truyền đến mọi tế bào của cơ thể. Nhờ đó sẽ đánh thức được năng lực tiềm tàng trong cơ thể ta để thay đổi mọi thứ. Lời tuyên bố đầu tiên: Hãy đặt tay lên ngực và dõng dạc tuyên bố: “Bản than ta quyết định cuốc sống vật chất của ta!” Hãy chỉ lên thái dương và dõng dạc tuyên bố: “Tôi đã bắt đàu có tư tưởng triệu phú!” Bây giờ chúng ta tìm hiểu tư tưởng làm giàu là gì? Hãy tưởng tượng khi xây dựng một ngôi nhà, trước tiên ta phải làm gì? Đó là phải vẽ ra một bản thiết kế hoặc ít ra cũng hình dung sẵn một mô hình mà theo đó mà xây dựng. Tư tưởng làm giàu cũng vậy, đó là bản thiết kế của tất cả các mối quan hệ đới với tiền bạc: Làm sao để buộc tiền bạc phải sinh sôi này nở? Có nên danh dụm tiền hay là tiêu xài phung phí? Đó là tất cả các mối quan hệ của bản than ta đ ối v ới tiền bạc. Một ví dụ: Nếu chúng ta không biết quản lý tiền bạc, không có tư duy về tiền bạc, đầu tư rất dễ bị sụp đổ, phá sản. Ở bên ngoài nó trong giống như vận rủi, kinh tế suy sụp, một đối tác tệ hại, bât kể là gì?... Tuy nhiên, bên trong là một tình huống hoàn toàn khác. Nếu gặp vài khoản tiền lớn , khi bạn không sẵn sang ở bên trong, sự giàu có của bạn chỉ có đời sống ngắn ngủi. Các cơ hội tuyệt vời nhưng bạn sẽ mất nó. Phần lớn mọi người không có “khả năng bên trong” để tạo dựng, nắm giữ và quản lý một khoản tiền lớn, thành công lớn và những thử thách gia tăng đi kèm với chúng. Đó là lý do chủ yếu khiến họ không có tiền bạc và thành công. Ý nghĩa và quyền lực của “TFAR” “Gốc rễ tạo ra hoa trái” (The roots create the fruit) Hãy tưởng tượng về một cái cây. Giả sử rằng cái cây này đại diện cho cái cây cuộc đời. Trên cây có nhiều quả: trong đời thực, trái cây của chúng ta được gọi là kết quả.
  4. Do đó, chúng ta nhìn vào trái cây (các kết quả của mình) và thấy không thích. Chúng ta nghĩ rằng quả quá nhỏ, quả ít hoặc mùi vị kém. Vậy chúng ta phải làm gì? Phần lớn chúng ta còn thậm chí con quan tâm hơn nữa và tập trung hơn nữa vào trái cây; kết quả. Nhưng cái gì đã thực sự tạo ra nh ững kết quả cụ thể đó? Đó là hạt mầm và rễ cây. Đó là cái nằm dưới mặt đất đã tào nên cái ở trên mặt đất. Cái vô hình đã tạo ra cái hữu hình. Nó có nghĩa rằng nếu muốn thay đổi trái cây, trước hết bạn phải thây đổi rễ cây. Để thay rễ cây để tôi giới thiệu cho bạn một công thức vô cùng quan trọng. Công thức này cũng thiết yếu để hiểu bởi nó có thể thay đổi cuộc đời bạn. Nó được gọi là quá trình hiển thị. T F A R Suy nghĩ (Thought) tạo ra cảm giác (Feeling) Cảm giác dẫn tới hành động (Action) Hành động mang tới kết quả (Result) Đây là công thức được sử dụng rộng rãi trong xã hội học, tâm lý học, nhân học... nhằm nghiên cứu tiềm năng con người. Nếu muốn thay đổi kết quả, trái cây của bạn, thì bạn sẽ cần thay đổi suy nghĩ (gốc rễ) của mình. Điều này sẽ giúp bạn hiểu tại sao? Không có đủ tiền không bao giờ, chưa bao giờ là vấn đề. Không có đủ tiền là một kết quả! Nếu một vấn đề tồn tại, đó là trong suy nghĩ của bạn và cách mà suy nghĩ đó hiểu thị thong qua cảm giác và hành đ ộng đ ể tạo ra kết quả. Vậy bạn phải làm sao? Mỗi người trong chúng ta có một bản thiết kế về tiền bạc và tài chính của cá nhân mà đã được khắc ghi vào trong tiềm thức và kế hoạch này sẽ quyết định vận mệnh tài chính của bạn. Vậy bản thiết kế là gì? Hãy xem xét bản vẽ thiết kế một ngôi nhà. Cũng như vậy “Bản thiết kế tiền bạc” chỉ là một chương trình đã được lập trước hoặc một cách tồn tại có lien quan tới tiền bạc. Và thong qua công thức TFAR, bản thiết kế của bạn sẽ hiển thị thực tế tài chính của bạn. Cách hình thành bản thiết kế tiền bạc.
  5. Vừa rồi, chúng ta đã khám phá ra rằng mọi người có khả năng tiềm thức đ ể thành công tài chính mà thường là kết quả của những cơ hội làm giàu. Nói ngắn gọn, c ủa cải của bạn chỉ có thể phát triển tùy thuộc vào tầm mức của bạn. Hơn nữa, chúng ta đã khám phá ra quy luật hiển thị và công thức TFAR, có nghĩa là những suy nghĩ của bạn dẫn tới cảm giác, cảm giác dẫn tới hành động, để rồi hành động mang tới kết quả. Và tự nhiên từ điều này, chúng ta có thể thấy sự thiếu thốn tiền bạc không bao giờ là “vấn đề”, nó là kết quả của một tư duy tự động có điều kiện. Điều này dẫn chúng ta tới vấn đề sẽ giúp bạn quyết định nguồn tài nguyên của tư duy tiềm thức, cụ thể là bản thiết kế tiền bạc và thành công. Bản thiết kế tiền bạc được hình thành ra sao? Như đã đề cập ở trên, bản thiết kế tiền bạc của bạn chỉ đơn giản là một chương trình hay một cách tồn tại đã được điều chỉnh trước lien quan tới tiền bạc. Nó bao gồm các suy nghĩ, cảm giác và hành động trong đấu trường tiền bạc. Lưu ý rằng những thứ này dựa trên thế giới bên trong của bạn, và chúng dẫn tới các kết quả mà dựa trên đó hình thành thế giới bên ngoài của bạn. Vậy bạn đã làm thế nào để có bản thiết kế tiền bạc? Câu trả lời quá đơn giản... Bản thiết kế tài chính của bạn chủ yếu gồm những sự “lập trình” bạn đã nhận trong quá khứ, đặc biệt khi còn trẻ con. Ai là nguồn chủ yếu gây ra trạng thái này? Họ là cha mẹ, anh chị em ruột, các nhân vật nổi tiếng, thầy cô, lãnh đạo, tôn giáo, các phương tiện truyền thông và nền văn hóa của bạn. Đó chỉ là vài cái tên đ ược kể ra. Hãy lấy văn hóa ra để xem xét. Liệu có đúng không khi những nền văn hóa nhất định có những cách suy nghĩ và giải quyết tiền bạc nhất định trong khi những nền văn hóa khác lại hoàn toàn khác biệt. Bạn nghĩ rằng một đứa trẻ ra khỏi cái kén với những cách tồn tại đó không? KHÔNG. Đứa trẻ được “dạy” cách để suy nghĩ và hành động lien quan tới tiền bạc. Điều tương tự cũng xảy ra với bạn. Bạn được “dạy dỗ” về cách nghĩ và xử lý ti ền bạc, bất kể bạn có nhận ra hay không vào lúc đó. Rồi bạn mang những huấn luy ện này theo mình và vận hành nó cho tới cuối phần đời còn lại. Đây là ba phương pháp huấn luyện chính: Lập trình lời nói: Những gì bạn “nghe” khi còn trẻ. - Bắt trước: Những gì bạn thấy khi còn trẻ. -
  6. Những tình huống riêng: Những gì bạn “trải nghiệm” khi con trẻ. - A. Lập trình lời nói: Hãy bắt đầu với lập trình lời nói: Bạn đã nghe được gì về tiền bạc, giàu có và những người giàu có khi lớn lên? Đã bao giờ bạn từng nghe những câu như: Tiền bạc là cội nguồn tất cả tội lỗi; Tiết kiệm tiền bạc cho những ngày khốn khó; Người giàu tham lam; Anh phải là việc cực nhọc mới kiếm được tiền; Tiền không mọc ở trên cây; Anh không thể vừa giàu vừa có tâm hồn; Tiền không mua được hạnh phúc; Tiền nói thì ai cũng nghe; Người giàu thì giàu them người nghèo thì nghèo đi: nó không danh cho những người như chúng ta... Và cuối cùng là câu nói kinh điển: Chúng ta không có khả năng! Phần lớn những tuyên bố như thế mà bạn đã nghe khi con trẻ vẫn cùng với bạn trong tiềm thức và đang điều hành đời sống tài chính của bạn. Một ví dụ về quyền lực của lập trình lời nói đến từ sự tiêu phí của một người tham gia buổi hội thảo của triệu phú Harv Eker Stephen chưa bao giờ gặp vấn đề với “kiếm” tiền. Thách thức của anh là “giữ”. Vào lúc tham gia khóa học anh kiếm được hơn tám trăm nghìn đô la mỗi năm và đã làm vậy được liên tục chín năm. Tuy nhiên, anh vẫn rỗng túi. Theo cách nào đó anh sẽ tiêu, cho vay hoặc mất tất cả tiền bạc vào những khoản đầu tư tệ hại. Bất kể tại sao thì giá trị ròng của anh ta chính xác là con số 0 tròn trĩnh! Và tại khóa học đó, anh đã chia sẻ rằng khi trưởng thành, mẹ của anh thường xuyên nói: “Người giàu tham lam. Chúng lấy tiền từ mồ hôi người nghèo và con chỉ cần có đủ tiền để sống. Còn nếu làm quá con sẽ là con lợn”. Cũng chẳng cần một nhà khoa học tên lửa mới hiểu được điều gì đang di ễn ra trong tiềm thức Stephen. Anh đã được lập trình lới nói để tin rằng người giàu là những kẻ tham lam. Do đó, tâm trí anh liên kết ngay “giàu có” với tham lam hoặc “tệ hại”. Nhưng anh không muốn trở thành “tệ hại”, anh không thể giàu có về mặt tiền thức. Nhưng anh rất yêu mẹ mình và không muốn bà thất vọng. Rõ rang dựa trên lòng tin của bà, nếu anh giàu có thì bà sẽ không ủng hộ anh. Do đó đi ều duy nhất để làm là “tống khứ” bất cứ số tiền dư thừa nào mà anh có được. Giờ bạn có thể nghĩ rằng chọn giữa giàu và việc được chấp nhận, phần l ớn mọi người sẽ chọn giàu có. Không có cơ đâu! Tâm trí không hoạt động theo cách
  7. đó. Chắc chắn là nó có lý trí. Nhưng trong một lựa chọn giữa cảm xúc và lý trí cảm xúc luôn giành chiến thắng. Dù sao, hãy trở lại câu chuyện của chúng ta. Trong vòng chưa tới mười phút của giáo trình, sử dụng vài quá trình cực kỳ hiệu quả, ông Harv Eker đã hoàn toàn điểu chỉnh lại các hồ sơ tiền bạc của tâm trí Stephen. Chỉ trong vong hai năm, từ người rỗng túi anh đã trở thành triệu phú. B. Bắt chước: Cách thứ hai chúng ta bị lập điều kiện được gọi là bắt chước. Cha mẹ hoặc người đỡ đầu bạn ra sao trong lĩnh vực tiền bạc khi bạn còn bé? Liệu có ai trong số họ quản lý tiền tốt hay tệ? Họ là người tiết kiệm hay chỉ biết tiêu? Họ là những nhà đầu tư khắt khe hay chẳng biết tới đầu tư? Tiền bạc chảy vào nhà bạn dễ dàng hay cần có ựu đấu tranh? Tiền là nguồn gốc vui vẻ trong gia đình hay lại tạo ra những trận tranh cãi nảy lửa? Tại sao tất cả điều này lại quan trọng? Đã bao giờ bạn nghe thấy câu “Khỉ bắt chước khỉ” chưa? Chà, con người chẳng khác xa là mấy. Khi còn bé, chúng ta học ngay tất cả mọi thứ bằng cách bắt chước. Mặc dù đa số mọi người ghét phải thừa nhận điều này nhưng cổ ngữ đã nói: “Táo không bao giờ rơi quá xa gốc cây”. Câu chuyện về một người phụ nữ chuẩn bị dăm bông cho bữa tối bằng cách cắt đi cả hai đầu miếng dăm bông. Ông chồng ngạc nhiên hỏi tại sao lại thế. Cô đáp: “Đó là cách mẹ thường làm”. Do đó, cũng thật trùng hợp là tối hôm đó mẹ cô cũng tới dùng bữa tối. Do đó, họ hỏi lý do bà lại cắt hai đầu miếng dăm bông. Bà đáp: “đó là cách bà thường làm”. Họ quyết định gọi điện thoại cho bà ngo ại và hỏi lý do tại sao lại cắt đi hai đầu miếng dăm bông. Lời đáp của bà c ụ? “Bởi vì lúc đó chảo của nha ta quá bé !!!” Hãy tuyên bố: “Tư tưởng làm giàu hiện nay của tôi là do tôi ‘nhiễm’ từ người khác! Tôi thật sự muốn có con đường riêng của mình!” “Tôi đã có tư tưởng triệu phú!”
  8. “Những gì tôi từng nghe về tiền bạc là là hoàn toàn sai! Tôi sẵn sang bỏ đi cách suy nghĩ cũ và học tập tư tưởng mới để thành công!” Và: “Tôi đã có tư tưởng triệu phú!”> C. Những tình huống riêng: Cách chính thứ ba chúng ta bị lập điều kiện là bởi những tình huống riêng biệt. Bạn đã kinh nghiệm được gì khi còn trẻ về tiền bạc, giàu có và những người giàu. Những kinh nghiệm này cực kỳ quan trọng bởi chúng hình thành những niềm tin, hay tôi tạm gọi là ảo tưởng, mà đa số với bạn hiện nay: Ví dụ, có một phụ nữ đang làm y tá điều hành phòng phẫu thuật đã tham gia khóa học Harv. Cô có thu nhập tuyệt vời nhưng đã chia sẻ rằng mình luôn luôn tiêu sạch tiền. Khi cùng đào sâu hơn một chút, cô tiết lộ rằng khi 11 tuổi, cô đã t ới một nhà hàng Trung Quốc với bố mẹ và chị. Mẹ và bố cô đã cãi nhau nảy lửa về tiền (như mọi khi). Bố cô đứng dậy, gào lên và đấm xuống mặt bàn. Cô nhớ mặt cha mình biến từ đỏ sang xanh, rồi ngã gục xuống đất vì đau tim. Cô đã tham gia đội bơi và được huấn luyện thành thạo kỹ thuật sơ cứu, nhưng vô ích. Người cha đã chết trong tay cô. Và từ hôm đó trở đi, cô liên kết tiền bạc với đau thương. Cũng chẳng khó hiểu tại sao, khi trưởng thành, cô đã loại bỏ tiền bạc để cố gắng và loại bỏ đau thương. Cũng thú vị khi lưu ý rằng cô là một y tá. Lý do tại sao? Cô đang cố gắng cứu cha mình! Và rồi, ông Harv Eker đã ngồi trò chuyện với cô và thực sự đã tạo ra phép màu đối với cô và ngày nay, cô đang trên đường tự do tài chính. Cô cũng không còn làm y tá nữa. Không phải vì cô không thích nó. Chỉ là cô làm y tá là một nguyên nhân sai lầm. Thay vào đó, giờ cô là một nhà hoạch định tài chính, giúp đỡ mọi người, từng người, từng người, hiểu cách mà những thân chủ đã bị những chương trình cũ của họ điều khiển mọi khía cạnh đời sống họ ra sao. Hãy thực hành: “Từ hôm nay, tôi nguyện sẽ quên đi những kinh nghiệm đã hình thành nên tư tưởng làm giàu sai làm này đồng thời tạo dụng một tương lai tốt đẹp!” “Tôi đã có tư tưởng triệu phú!” Hình thành tư tưởng làm giàu để làm gì? Trở nên thành công một cách tự động có nghĩa là thay đổi chương trình lập trước mà có thể không được lập ra cho thành công, và thay nó bằng chương trình hoàn
  9. hảo. Nếu bạn được lập trình để tin rằng giàu có, tiền bạc chỉ đến từ đấu tranh và làm việc cực nhọc. Bạn có thể thay đổi niềm tin của mình để kiếm tiền bạc “dễ dàng”, làm cho mình trở thành “nam châm hút tiền”. Những trước khi thay đổi chương trình, bạn cần “nhận biết” chính mình. Yếu tố đầu tiên của tất cả mọi thay đổi là “nhận biết”, trở nên “ý thức”. Quan sát chính bạn, để ý những suy nghĩ, niềm tin, sợ hãi, thói quen, hành động, phản ứng của bạn: Hãy đặt bạn dưới một kính hiển vi. Hãy nghiên cứu chính bạn. Điều này thật khôi hài. Là con người có trí tuệ, chúng ta nghĩ rằng mình sống cuộc đời mình dựa trên “lựa chọn”. Thường là không phải cho trường hợp này. Nếu thực sự giác ngộ, chúng ta có thể đã có thể vài lựa chọn trong một ngày, nhưng phần lớn chúng ta giống như người máy, vận hành mộ cách tự động, bị lệ thuộc bởi chương trình trong quá khứ và những thói quen cổ lỗ. Đó chính là nơi nhận biết, ý thức đi vào. Ý thức là quan sát chính bạn và xử lý thông tin của bạn để có thể sống với những lựa chọn thật sự trong thời điểm hiện tại hơn là lập trình trong quá khứ. Do đó, bạn có thể sống với chính mình ngày hôm nay của bạn chứ không phải ngày hôm qua. Bạn có thể phải ứng một cách thông minh, không ngoan trước các tình huống thay vì hành xử hoang dã. Một khi đã có ý thức, bạn có thể thấy chương trình của mình đã đ ược lập ra sao? Bạn có thể thấy rằng bạn không phải là “hình ảnh, âm thanh đã được ghi” mà là “máy ghi âm, ghi hình”. Bạn không phải là “nội dung” trong đĩa mà chính là cái đĩa. Bạn có thể thấy rằng mình đã bắt đầu với sự “trống rỗng”, với một danh sách trắng trơn và rồi ghi đầy vào đó niềm tin của những người khác. Lại một lần nữa niềm tin không đúng hay sai mà chúng chỉ là những lựa chọn đã được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác cho tới bạn. Biết được điều này, bạn có thể lựa chọn để giải phóng bất cứ suy nghĩ, lòng tin hay cách tồn tại nào không hỗ trợ cho sự giàu có và thay thế nó bằng các tốt đẹp hơn. Bạn có thể lấy một lòng tin mới lòng tin giáu có. Hãy nhớ các suy nghĩ dẫn tới cảm giác, cảm giác dẫn tới hành động và hành động đưa đến kết quả. Bạn có thể chọn để nghĩ và hành động giống như những người nổi tiếng và do đó tạo ra kết quả giống như họ đã tạo ra. 17 cách nghĩ của riêng người giàu
  10. Con người sống thường theo thói quen. Thói quen cũng được phân làm hai lo ại: Thói quen hành động và thói quen không hành động. Để thay đổi thói quen không hành động sang thói quen hành động chỉ còn cách phải hành động. Cách suy nghĩ thứ 1: - Người giàu quan niệm: “Cuộc sống mỗi người là do chính người ấy quyết định” trong khi người nghèo lại nghĩ: “Cuộc sống tự nó xảy đến” Hãy tuyên bố: “Tôi tạo ra cuộc đời tôi!” “Tôi đã có tư tưởng triệu phú!” Hãy cấm sự xuất hiện của những suy nghĩ tiêu cực, yếu đuối kia. Xem đó là một con người xa lạ và bạn có nhiệm vụ phải đấu tranh từ bỏ con người ấy. Cách nghĩ thứ 2: - Người giàu cố gắng để thành công. Người nghèo có gắng để không thất bại. Nguyên tắc: “Nếu hướng đến các vì sao, ít rat a cũng đạt tới các tầng mây.” Trong vấn đề làm giàu hãy xác định một mục đích vĩ đại nhưng cũng thật rõ rang. Hãy đặt ra yêu cầu cao cho chính mình bởi đó là nhân tố dẫn đường cho hành động của bạn. Hãy tuyên bố: “Mục đích của tôi là trở thành tỉ phú và hơn thế nữa!” “Tôi đã có tư tưởng triệu phú!” Bài luyện tập để xác định mục tiêu làm giàu: Viết ra giấy 2 mục tiêu làm giàu cân phải đạt được đó là: Có thu nhập cào và ổn định Có tài sản ở nhiều lĩnh vực Đừng bao giờ có tư tưởng an phận nhàn rỗi. Cách nghĩ thứ 3: - “Người giàu quyết tâm làm giàu. Người nghèo đứng ngoài và mơ mộng được giàu” Người giàu luôn sẵn sang làm mọi việc dù gian khổ nhất để làm giàu. Tuy nhiên họ không bao giờ cam chịu gian khổ như thế cả đời. Họ chịu cực khổ nhưng luôn ý thức rằng đấy chỉ là công việc tạm thời. Hiện tại khó khăn, đ ể chuẩn bị cho một tương lại rộng mở. Đó là tư tưởng của người giàu! Khi bạn đã quyết tâm làm giàu, dường như có một nguồn năng lượng siêu nhiêu từ vũ trụ đang dẫn đường cho bạn. Thâm chí có thể tạo ra những điều thần kỳ
  11. xảy đến cho cuộc đời bạn. Kỳ diệu là thế, nhưng tuy nhiên, trước tiêu bạn ph ải quyết tâm dấu thân. Hãy tuyên bố: “Tôi quyết tâm làm giàu!” “Tôi dã có tư tưởng triệu phú!” Cách nghĩ thứ 4: - “Người giàu có tầm nhìn chiến lược. Người nghèo chỉ biết đến những thứ trước mắt” Kết cuộc của lối suy nghĩ ích kỷ và thiển cận chính là nghèo túng và bất hạnh. Ngược lại, suy nghĩ thông thoáng sẽ đưa đến kết quả thành đạt và hạnh phúc. Vậy bạn hãy cho đi! Bài tập: Các bước tập cách suy nghĩ rộng: Bước 1: Bạn có những tài năng riêng biệt nào? Làm sao và khi nào s ử dụng chúng? Hãy trả lời những câu hỏi đó trên giấy. Bước 2: Trong lĩnh vực nghề nghiệp của bạn hiện nay, bạn đang ảnh hưởng đến bao nhiêu người? Hãy nghiên cứu, nghĩ ra cách giúp đỡ cho một số lượng gấp để thực hiện ý định đó: Cách nghĩ thứ 5: - Người giàu chỉ thấy cơ hội. Người nghèo chỉ thấy trở ngại, khó khăn. Bài luyện tập: Các bước tập trung vào việc làm giàu: Bước 1: Sauk khi xem xét lại kế hoạch kinh doanh, hãy bắt tay vào hành động ngay bằng tất cả những gì bạn đang có. Nếu có thể, hãy thực hiện kế hoạch kinh doanh ngay từ lúc bạn đang làm việc cho ai đó hoặc đang hợp tác với ai đó. Hãy nghiên cứu trong thực tế b ằng cách trải nghiệm. Nếu bạn đã nắm vững kiến thức cần thiết, hãy hành động ngày không nên lưỡng lự. Bước 2: Hãy tập thói quen nhìn sự vật hiện tượng bằng con mắt lạc quan để sống lạc quan. Nếu người khác nói đó là một trở ngại, bạn hãy xem đó là một cơ hội để thử thách mình. Hãy nhìn người bi quan bằng con mắt thương hại vì đó không phải là cách sống khôn ngoan mà thực tế là đúng như vậy. Bước 3: Hãy tập trung vào những gì bạn đang có. Đừng để ý đến những thứ bạn không có. Hãy lập ra một danh mục 10 điều bạn cảm thấy hài lòng nhất về mình. Hằng ngày hãy đọc to danh mục ấy vào mỗi buổi sang. Cứ thực hiện như thế
  12. trong vòng 1 tháng. Nếu bạn không đặt nặng vấn đề với những gì bạn không có, bạn sẽ không phải cần chúng mà vẫn sống bình thường và không phải khổ sở vì chúng. Cách nghĩ thứ 6: - Người giàu ngưỡng mộ những giàu khác, người nghèo có ác cảm với những người giàu. Hãy học tập theo tinh thần sống “chúc phúc” như người Hawai. Hãy suy sưu tầm những thông tin về nhà đẹp, xe đẹp và những vụ kinh doanh phát đạt. Những gì bạn đọc và cảm thấy thích, hãy chúc phúc cho chúng và cho những người sở hữu chúng. Hãy gửi thư, email đến một người thành đạt trong lĩnh vực nào đó để bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với họ và những thành công của họ. Hãy tuyên bố: “Tôi ngưỡng mộ người giàu!” “Tôi chúc phúc cho họ!” “Tôi quý mến họ!” “Tôi sẽ trở nên giống họ!” Và “Tôi đã có tư tưởng triệu phú!” Cách nghĩ thứ 7: - Người giàu kết thân với người lạc quan. Người nghèo làm bạn với người bi quan và thất bại. Hãy tuyên bố: “Tôi nguyện noi gươg những người thành đạt” “Tôi nguyện kết thân với họ để học hỏi” “Cái gì họ làm được, tôi cũng có thể làm được” “Tôi đã có tư tưởng triệu phú” Và Bài luyện tập: Kết thân với người giàu: Bước 1: Hãy sưu tầm thông tin về những người thành đạt, nổi tiếng. Ví dụ như Roketler, Donal Trump, Bill Gate... Học cách suy nghĩ, cách họ làm việc. Nói chung là hãy học tư tưởng của họ. Bước 2: Tham gia vào câu lạc bộ của người giàu môi trường của người giàu. Nếu không có điều kiện, ít nhất bạn cũng nên thường xuyên đi uống café hay dung bữa ở những nơi sang trọng. Hãy tập thích nghi với không khí tại đây. Hãy quan sát
  13. những người thành đạt để thấy rằng thật ra họ cũng không có gì là quá cao siêu với mình. Bước 3: Hãy nhận ra những người bi quan, liên tục xung quanh mình để tránh xa họ. Nếu đó là những người thân thiết hãy cảnh giác không bao giờ để bị “nhiễm” những tư tưởng tiêu cực của họ. Đừng bao giờ xem những chương trình truyền hình hoặc những cuốn sách nói xấu về người giàu. Hãy xem đó là những tư tưởng sai lầm mà ta phải cảnh giác. Cách nghĩ thứ 8: - Người giàu luôn quảng cáo cho họ. Người nghèo có ác cảm với việc quảng cáo. Hãy tuyên bố: “Tôi sẽ không ngần ngại để thể hiện mình với mọi người. Tôi s ẽ tự quảng cáo bằng tất cả niềm đam mê và nhiệt huyết của mình.” Và: “Tôi đã có tư tưởng triệu phú” Cách nghĩ thứ 9: - Người giàu luôn đơn giản hóa những khó khăn. Người nghèo luôn quan trọng hóa những trở ngại. Bài luyện tập: Đơn giản hóa những trở ngại. Bước 1: Bất cứ khi nào cảm thấy lo lắng về một vấn đề nào đó, hãy tự nhắc nhở mình: “Chướng ngại không lớn. Trở ngại lớn nhất là chính bản thân mình!” Hãy hít thở sâu và nói: “Tôi hoàn toàn có thể vượt qua những trở ngại này. Không có gì ngăn cản được tôi!” Bước 2: Viết ra giấy những khó khăn bạn đang gặp phải. Vạch ra 10 giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn đó. Làm như thế, tư tưởng của bạn chỉ tập trung vào giải pháp thay vì sao bản thân những khó khăn. Khi ấy, bạn có thể tìm ra phương hướng giải quyết vấn để hoặc ít ra bạn cũng không có thời giờ mà lo âu nữa. Hãy tuyên bố: “Tôi xem thường bất cứ khó khăn nào!” “Tôi có thể vượt qua tất cả những khó khăn đó!” Đừng quên: “Tôi đã có tư tưởng triệu phú!” Cách nghĩ thứ 10: - Người giàu biết cách đón nhận. Người nghèo thì ngược lại. Bài luyện tập: Hình thành thói quen và tư tưởng đón nhận: Hãy tập thói quen đón nhận. Hãy cảm ơn người khác khi họ thành tâm cho bạn bất cứ thứ gì có ích, dù lớn hay nhỏ. Nếu
  14. không thích, đừng bao giờ trả lại ngay tức thì. Khi bạn đón nhận, bạn sẽ làm cho người khác có được niềm vui. Khi có được một món tiền dù ít hay nhiều, hãy phấn khích và tự nói với mình: “Ta có khả năng thu hút tiền bạc. Xin cảm ơn!” Tuyên bố: “Tôi đã có tư tưởng triệu phú!” - Cách suy nghĩ 11: Người giàu thu nhập theo hiệu quả. Người nghèo thích thu nhập ổn định. Hãy tuyên bố: “Tôi chọn cách thu nhập theo hiệu!” Và “Tôi đã có tư tưởng triệu phú!” - Cách suy nghĩ 12: Người giàu chọn “cả hai”. Người nghèo chọn “chỉ một”. Người giàu sống cuộc sống suy túc trong khi người nghèo lại thiếu thốn. Sống thế nào cũng là sống. Tuy nhiên, khác nhau là về cách nhìn tương lai mỗi người nghèo và tầng lớp trung lưu nghĩ rằng cuộc sống thì mênh mông mà sức người thì nhỏ bé. Con người không thể có được tất cả được. Cũng có thể là con người không thể có được tất cả mọi thứ trên đời. Tuy nhiên, theo tôi con người có thể có tất cả những thứ mình muốn. Bạn muốn có một công việc phát đạt hay có thời gian gần gũi bên gia đình? Cả hai! Bạn muốn có điều kiện tập trung vào công việc hay muốn có nhiều cơ hội vui chơi, giải trí? Cả hai! Bạn muốn có một cuộc sống đầy đủ vật chất hay chan hòa về tình cảm? Cả hai! - Cách suy nghĩ 13:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2