intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí quyết dành cho sếp trẻ

Chia sẻ: Nguyen Thi Kim Yen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

121
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bí quyết dành cho sếp trẻ Làm sếp, đó là ước mơ của rất nhiều người và của cả thế hệ trẻ ngày nay. Trong thời đại công nghệ thông tin của thế kỷ XXI, nếu có trình độ, năng lực, thậm chí chỉ cần có tiền mở công ty là bạn có thể có ngay một chức danh cho mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí quyết dành cho sếp trẻ

  1. Bí quyết dành cho sếp trẻ Làm sếp, đó là ước mơ của rất nhiều người và của cả thế hệ trẻ ngày nay. Trong thời đại công nghệ thông tin của thế kỷ XXI, nếu có trình độ, năng lực, thậm chí chỉ cần có tiền mở công ty là bạn có thể có ngay một chức danh cho mình. Nhưng làm sếp trẻ, thiếu kinh nghiệm, phải đối mặt với nhiều vấn đề, không phải lúc nào bạn cũng được nhân viên nể trọng, ủng hộ và đi theo. Có thể bạn cần nhiều hơn những kỹ năng cho mình để hoàn thành nhiệm vụ ở cương vị sếp trẻ.
  2. Tạo uy tín và niềm tin nơi nhân viên Là sếp trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều. Vì vậy, điều đầu tiên bạn nên làm là tạo uy tín cho mình và niềm tin của nhân viên với bạn. Dù bạn có giỏi tới đâu đi nữa mà không có niềm tin nơi nhân viên thì hiệu quả công việc của bạn không thể như mong muốn. Họ không tin bạn, mọi quyết định và phương án bạn đưa ra họ đều cho rằng không đúng hay không khả thi thì làm sao họ có thể làm việc hết sức mình vì những công việc đó được. Hãy làm cho nhân viên của bạn thấy rằng, bạn thật sự là một vị sếp trẻ có khả năng dẫn đường và lãnh đạo họ. Khi bạn tạo được uy tín với nhân viên, làm việc dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau thì chắc chắn rằng đó sẽ là thành công đầu tiên của bạn khi ở cương vị lãnh đạo. Không quá "nóng vội" khẳng định mình Các sếp trẻ thường hăng hái, xông xáo và năng động. Nhưng bạn hãy nhớ đừng quá nóng vội lập thành tích để khẳng định mình nhé. Trước khi bắt tay vào làm một việc gì đó, bạn hãy chuẩn bị kỹ cho mình một kế hoạch hoàn chỉnh, hạn chế những sai sót và rủi ro không đáng có. Nếu có thể, bạn nên cùng mọi người thảo luận, đóng góp ý kiến để có phương án tốt nhất cho hoạt động của công ty. Bạn nên tìm hiểu khả năng của từng nhân viên để tạo cơ hội cho tất cả mọi người tự phát triển khả năng của mình và thăng tiến trong công việc, giao việc đúng người sao cho công việc đạt hiệu quả cao nhất. Và bạn phải biết chắc rằng bạn đang làm gì, sẽ làm gì và kết quả ra sao!
  3. Tôn trọng nhân viên Dù trong cuộc sống hàng ngày hay trong công việc, tôn trọng người khác cũng là tôn trọng chính mình. Chưa bàn về năng lực và khả năng của bạn, nhưng chắc chắn là sếp trẻ bạn vẫn cần thêm nhiều kinh nghiệm thực tế. Vì vậy, bạn cần phải lắng nghe, quan sát ý kiến của mọi người, đặc biệt với những nhân viên lớn tuổi hơn bạn. Không chê bai, chỉ trích từ những điều nhỏ nhặt nhất của nhân viên, cùng mọi người thực hiện tốt nội quy của công ty. Và tốt nhất, bạn nên cư xử với nhân viên của mình theo cách mà họ mong muốn. Sử dụng quyền lực đúng lúc Nhiều vị sếp trẻ đã hoàn toàn sai lầm khi nghĩ rằng được thăng chức là cơ hội tốt để họ thể hiện quyền lực của mình với mọi người nhằm mang lại những thay đổi trong công ty. Họ tự ý sai nhân viên làm cả những việc không liên quan tới hoạt động chung hay còn gọi là những việc "không tên", chính những điều này đã tạo nên bất bình và ấn tượng không tốt về một vị sếp trẻ lạm dụng quyền lực. Còn bạn thì sao, hãy để quyền lực sang một bên và sử dụng chúng khi thật sự cần thiết. Quyền lực cũng giống như con dao hai lưỡi, không phải lúc nào nó cũng mang lại hiệu quả và giúp bạn đạt được mục đích như mong muốn. Hãy có những cách thông minh và thuyết phục hơn để tạo tiếng nói và gây tầm ảnh hưởng với mọi người.
  4. Không ngại khen ngợi và tán thưởng nhân viên Hãy thể hiện sự ghi nhận và khen thưởng của bạn một cách chân thành với cấp dưới của mình khi họ xứng đáng nhận được điều đó. Việc làm này sẽ mang lại cho bạn nhiều hơn những gì bạn nghĩ, nó cũng giúp bạn có được niềm tin từ nhân viên, tạo nên một môi trường làm việc thân thiện và tích cực hơn. Nhân viên của bạn cũng biết rõ những gì họ đã làm có những đóng góp như thế nào cho công ty, từ đó họ có những nỗ lực, phấn đấu và cống hiến nhiều hơn cho sự phát triển vì mục tiêu chung của công ty. Chia sẻ thông tin chung Là sếp, bạn cần phải chia sẻ với nhân viên của mình về tình hình hiện tại cũng như định hướng phát triển của công ty trong tương lai nhằm tránh những hoang mang trong nội bộ công ty, ảnh hưởng xấu tới tinh thần làm việc của mọi người, hạn chế những suy đoán tiêu cực. Hơn nữa, việc chia sẻ thông tin cũng giúp cho nhân viên của bạn cảm thấy họ được tôn trọng vì họ biết họ đang làm việc, phấn đấu vì mục tiêu gì?. Bạn cũng có thể chia sẻ với nhân viên của mình về những thất bại cũng như thành công của riêng mình hay những khó khăn trong công việc hiện tại, như vậy bạn sẽ nhận được sự cảm thông và sẻ chia từ mọi người. Còn rất nhiều kỹ năng cần thiết dành cho các sếp trẻ để họ có thể tự khẳng định và thể hiện mình khi ở cương vị một lãnh đạo. Bạn hãy học hỏi và trau dồi thêm cho mình từ những thực tế trong công việc và cuộc sống. Theo lanhdao
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2