intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bị viêm xoang từ lâu có thể tự chữa được không?

Chia sẻ: Hoason Hoason | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

117
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm xoang là một bệnh mãn tính, nhưng nếu phát hiện sớm và có cách điều trị phù hợp thì chúng ta hoàn toàn có thể khống chế bệnh này Tôi bị viêm xoang từ lâu có thể tự chữa được không,những thói quen nào là xấu với bệnh viêm xoang? (Nguyễn Sơn) Trả lời: Viêm xoang là một bệnh mãn tính, nhưng nếu phát hiện sớm và có cách điều trị phù hợp thì chúng ta hoàn toàn có thể khống chế bệnh này. Sau đây là một vài lưu ý quan trọng với những người bị mắc bệnh viêm xoang. Xì...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bị viêm xoang từ lâu có thể tự chữa được không?

  1. Bị viêm xoang từ lâu có thể tự chữa được không? Viêm xoang là một bệnh mãn tính, nhưng nếu phát hiện sớm và có cách điều trị phù hợp thì chúng ta hoàn toàn có thể khống chế bệnh này Tôi bị viêm xoang từ lâu có thể tự chữa được không,những thói quen nào là xấu với bệnh viêm xoang? (Nguyễn Sơn)
  2. Trả lời: Viêm xoang là một bệnh mãn tính, nhưng nếu phát hiện sớm và có cách điều trị phù hợp thì chúng ta hoàn toàn có thể khống chế bệnh này. Sau đây là một vài lưu ý quan trọng với những người bị mắc bệnh viêm xoang. Xì mũi đúng cách Xì mũi là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm tống các chất ứ đọng, giúp lấy lại sự thông thoáng. Động tác này tuy đơn giản, nhưng nếu không đúng cách sẽ rất nguy hiểm vì có thể khiến tình trạng viêm xoang trở nên nghiêm trọng hơn. Mũi luôn tiết ra dịch. Chất nhầy từ các xoang chảy tới mũi cũng chứa dịch. Khi bị kích thích bởi một yếu tố (lạnh - ấm, hơi khí, bụi...), mũi và xoang sẽ tiết ra nhiều dịch đặc hơn, gây ứ đọng.
  3. Để giúp chất nhầy dễ thoát ra ngoài xoang, nên bịt một lỗ mũi, một bên thoáng, hơi cúi đầu, miệng ngậm, thở mạnh ra, xì từng bên một. Đổi bên và làm lại như vậy 2-3 lần cho sạch. Không nên bịt cả hai bên lỗ mũi xì cùng lúc, vì như thế sẽ làm tăng áp suất ở tai trong, đồng thời chất ứ đọng cùng đi ngược vào xoang hay xuống họng, gây viêm họng, viêm khí- phế quản. Khi xì mũi, nên sử dụng khăn hoặc giấy vệ sinh che ở trước lỗ mũi nhằm ngăn các chất xì tung toé, làm bệnh lan truyền (chú ý dùng một lần rồi vứt bỏ). Xông hơi nóng Tắm hơi nước nóng dưới vòi hoa sen, mỗi lần khoảng 5-10 phút. Hơi nóng có tác dụng làm thông xoang, thông mũi, cảm giác khó thở, đau nhức, cũng dịu lại. Thực hiện liên tục hằng ngày sẽ đem lại hiệu quả rất tốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể hít hơi nóng (xông hơi)bằng cách mua một ít là xông, trong đó có bạc hà về nấu, xông cả người haymúc ra một bát lớn nước, hít hơi nóng bốc lên. Chú ýphải trùm kín người, hoặc đầu phủ một khăn tắm lớn, hơi
  4. nóng hít vào sẽ nhiều hơn. Khi không mua được lá xông, dùng vài giọt dầu gió, hoặc dầu bạc hà thay thế cũng cho tác dụng tương tự. Khi ấy, nhu động tại nhung mao niêm mạc xoang được duy trì, chất nhờn lưu thông theo đó các xoang dẫn lưu dễ dàng hơn. Rửa hốc mũi Bạn nên chuẩn bị một vài lọ nước muối sinh lý 0,9% có bán tại các nhà thuốc để “vệ sinh” hốc mũi hằng ngày, việc này nhằm ngăn vi khuẩn thâm nhập sâu vào xoang trong, gây đau nhức, khó chịu. Nếu có điều kiện thì tự pha một thìa cà phê muối vào hai tách nước ấm, kèm theo một nhóm bicarbonat. Trước hết rót nước muối vào một bát đủ rộng, ngửa đầu ra sau, rồi bịt một bên lỗ mũi, hít nước vào lỗ bên kia, nhẹ nhàng xì mũi ra. Đổi bên và làm ngược lại. Massage
  5. Ngồi thoải mái trên ghế, xoa nóng hai bàn tay, lấy tay trái xoa vuốt từ phải sang trái vầng trán, đổi bên, mỗi động tác từ 4-5 lần. Sau đó, dùng đầu ngón tay vuốt mạnh từ huyệt ấn đường xuống hai cánh mũi, day nhẹ ngón trỏ 20 lần. Hằng ngày làm 3 lần vào các buổi sáng sớm, trước khi nghỉ trưa và tối. Thỉnh thoảng, bạn nên massge, đắp nước nóng tại chỗ hai bên sống mũi giữa hai lông mày, có thể đắp khăn mặt nóng lên mắt, trán, hai gò má nếu xoang vùng đó đau. Chế thuốc từ hoa ngũ sắc Từ lâu trong nhân dân đã lưu truyền tác dụng chữa viêm mũi xoang của cây hoa ngũ sắc (hoa cứt lợn, cây cỏ hôi, hoa ngũ vị...). Trong cây chứa 0,16% tinh dầu đặc, màu vàng nhạt hay vàng nghệ, mùi thơm dễ chịu. Tinh dầu lại có cadine, caryophyllen, geratocromen, demetoxygeratocromen cùng nhiều thành phần hoá học khác. Chọn cây tươi về ngâm rửa sạch, để ráo, giã nát, vắt lấy nước, tẩm bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút thì bỏ, để dịch mủ từ
  6. xoang và mũi thoát ra ngoài, rồi xì nhẹ nhàng, tránh xì mạnh vì lúc đó mủ trong mũi xoang có thể qua (vòi nhĩ) giữa mũi và tai gây viêm tai giữa cấp. Để không xảy ra “sự cố” hay các biến chứng khó lường, bạn cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Hy vọng những cơn đau nhức sẽ không gây phiền toái, khó chịu cho bạn nhiều như trước. (Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này) Chúc bạn mau khoẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2