YOMEDIA
ADSENSE
Biên bản thảo luận nhóm quản trị doanh nghiệp
392
lượt xem 61
download
lượt xem 61
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tham khảo tài liệu 'biên bản thảo luận nhóm quản trị doanh nghiệp', kinh doanh - tiếp thị, quản trị kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Biên bản thảo luận nhóm quản trị doanh nghiệp
- Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI_2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ ******** BẢN BẢN THẢO LUẬN Môn học: Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài I Chương: 2 Thực hiện: Nhóm 8 - Lớp KDQT 49B Hà bội, tháng 01 năm 2010 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Nhóm 8_ Quản trị kinh doanh quốc tế 49B
- Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI_2 KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KIH TẾ QUỐC TẾ ********* BIÊN BẢN THẢO LUẬN MÔN:Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư mước ngoài-FDI. Chương 2: Nhóm 8-lớp KDQT49B. Ngày họp: Địa điểm: Thành viên trong nhóm: 1.Đỗ Đức Anh 2.Nguyễn Thị Hiền 3.Nguyễn Thị Thanh Huyền 4.Dương Thị Huệ 5.Lê Thị Thủy 6.Phạm Văn Phi 7.Nguyễn Văn Phong Nhóm trưởng:Phạm Văn Phi Số điện thoại: 0128.901.2224 Email: van_phi_hp@yahoo.com. Thư ký: Nguyễn Thị Hiền. Người vắng mặt: MỤC LỤC Nhóm 8_ Quản trị kinh doanh quốc tế 49B
- Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI_2 PHẦN I: NỘI DUNG TRẢ LỜI CÂU HỎI THẢO LUẬN CHƯƠNG II. Câu 1. Hiểu thế nào là quản trị doanh nghiệp (QTDN)? Trình bày các chức năng của QTDN và các lĩnh vực QTDN. 1.1.Hiểu thế nào là QTDN Các khái niệm: • Doanh nghiệp: là một tổ chức kinh tế được thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh (sản xuất, mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ) nhằm thỏa mãn nhu cầu con người, xã hội và thông qua các hoạt động hữu ích đó để kiếm lời. • Quản trị: là một quá trình tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị một cách có tổ chức, có ý thức và có mục đích nhằm định hướng toàn bộ tổ chức đi theo các mục tiêu quản lý đã được xác định trước. QTDN: là quá trình ngiên cứu vận, vận dụng các quy luật, phạm trù kinh tế, các chủ trương đường lối , chính sách về phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước để đề ra các giải pháp về kinh tế, tổ chức, kỹ thuật, tâm sinh lý… nhằm tác động một cách có ý thức, có mụa đích và có tổ chức, trước hết lên tập thể người lao động của doanh nghiệp và qua họ mà tác động lên các yếu tố vật chất khác của sản xuất, nhằm hướng hoạt động của doanh nghiệp phát triển theo mục tiêu đã xác định trước. Bản chất của QTDN: thực chất là một quá trình quản lý con người, qua đó (qua hoạt động của người lao động) mà tác động lên các yếu tố vật chất khác của sản xuất. Bởi vì mọi hoạt động quản lý đều thông qua hoạt động của con người. 1.2. Trình bày các chức năng của QTDN. Khái niệm: - Chức năng quản trị là những hoạt động riêng biệt của lao động quản lý, thể hiện những phương hướng tác động của chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý trong từng lĩnh vực của QTDN. Phân loại: có hai cách phân loại được áp dụng phổ biến • Phân loại theo cách của H.Fayol: H.Fayol chia quá trình quản trị thành 5 chức năng cơ bản: o Chức năng dự kiến (kế hoạch hóa, hoạch định). o Chức năng tổ chức. o Chức năng lãnh đạo (chỉ huy). o Chức năng phối hợp. • Chức năng kiểm tra, kiểm soát. Nhóm 8_ Quản trị kinh doanh quốc tế 49B
- Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI_2 • Phân loại theo Giulick và L.Urwink: Chia quá trình quản trị thành 7 chức năng và viết tắt là POSDCRB o Dự kiến, kế hoạch (Planing). o Tổ chức (Organizing). o Nhân sự (Staffing). o Chỉ huy (Directing). o Phối hợp (Coodinating). o Báo cáo (Reporting). o Ngân sách (Budgeting). Cách phân loại này tính kế thừa và phát triển theo cách phân loại của H.Fayol. Nội dung cơ bản của từng chức năng quản trị • Hoạch định: bao gồm xác định các mụa tiêu, xây dựng chiến lược tổng thể, thiết lập một hệ thống các kế hoạch để phối hợp các hoạt động. • Tổ chức : xác định những việc phải là,ai sẽ làm những việc đó, các công việc được phôid hợp với nhau như thế nào, những bộ phận nào cần thiết được thành lập, quan hệ phân công và trách nhiệm giữa các bộ phận và hệ thống quyền hành trong tổ chức. • Chỉ huy : ra các quyết định và mệnh lệnh quản lý, điều hành thực hiện các quyết định và mệnh lệnh quản lý, quyết định phương hướng và nhiệm vụ phát triển của doanh nghiệp, đôn đốc, kiểm tra và điều chỉnh các phương hướng và nhiệm vụ phát triển của doanh nghiệp. • Phối hợp : bao gồm các công việc điều hòa các nguồn lực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và phối hợp giữa các cấp quản trị và các lĩnh vực quản trị. • Kiểm tra : bao gồm việc thu thập thông tin về kết quả thực tế, so sánh kết quả với kỳ vọng và tiến hành các biện pháp sửa chữa nếu có sai lệch nhằn đảm bảo cho doanh nghiệp đi đúng hướng để đạt được mục tiêu. 1.3. Trình bày các lĩnh vực của QTDN Khái niệm: Lĩnh vực quản trị là các hoạt động quản trị được thiết lập trong các bộ phận có tính chất tổ chức như phòng, ban, và được phân cấp, phân quyền trong việc ra quyết định quản trị. Các lĩnh vực quản trị trong QTDN (9 lĩnh vực) • Quản trị marketing: bao gồm các nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, thu thập các thông tin về thị trường để hoạch định các chính sách marketing bộ phận cua doanh nghiệp, đồng thời tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện các kế hoạch marketing của doanh nghiệp. Nhóm 8_ Quản trị kinh doanh quốc tế 49B
- Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI_2 • Quảnt trị sản xuất: gồm toàn bộ các hoạt động phối hợp các yếu tố đầu vào, chế biến thành các sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ. nhiệm vụ của quản trị sản xuất là hoạch định chương trình sản xuất dài hạn và ngắn hạn, điều khiển quá trình chế biến, kiểm tra chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, giữ gìn bản quyền, bí quyết và phát huy các sang kiến cải tiến kỹ thuật và hợp lý tổ chức sản xuất của mọi thành viên. • Quản trị nhân sự: bao gồm các nhiệm vụ lập kế hoạch nhu cầu nhân sự và kế hoạch sử dụng nhân sự, thực hiện tuyển dụng, bố trí, đánh giá, phát triển nhân viên, tiền lương và tiền thưởng, quản lý hồ sơ nhân sự, chính sách nhân sự, động viên đội ngũ lao động, khen thưởng, kỷ luật, sa thải, an toàn lao động… • Quản trị hoạt động thương mại của doanh nghiệp: đây là lĩnh vực quản trị các quan hệ và các hoạt động mua bán với thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của quản trị hoạt động thương mại là hoạch định chương trình mua bán vâtnj tư, công nghệ, thiết bị sản xuất hoặc dịch vụ theo đúng yêu cầu của sản xuất với giá thấp. • Quản trị lĩnh vực tài chính và hạch toán: - Lĩnh vực tài chính: là quản trị các công việc có lien quan đến huy động, phân bổ và quản lý sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn của doanh nghiệp, quản trị các quan hệ tài chính với bên ngoài và với nội bộ doanh nghiệp. - Chức năng hạch toán: quản trị ba loại hạch toán, là hạch toán kế toán (gồm chi phí, kho, vật liệu, kết quả sản xuất kinh doanh), hạch toán thống kê (sản lượng, lao động, thiết bị và phân tích thống kê), hạch toán nghiệp vụ (hạch toán kinh doanh, hạch toán kinh tế nội bộ, kế toán quản trị…). • Quản trị kiểm tra và đánh giá: bao gồm - Kiểm tra các sai lệch giữa kế hoạch với thực tế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. - Phát hiện các nguyên nhân và hậu quả do các sai lệch đó gây ra trong thực tế. - Dự kiến các biện pháp điều chỉnh các sai lệch nhằm bảo đảm cho quá trình thực hiện chiến lược và kế hoạch. • Quản trị lĩnh vực nghiên cứu và phát triển: gồm các nhiệm vụ nghiên cưu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào áp dụng và thẩm định hiệu quả của các tiên bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng. Nhóm 8_ Quản trị kinh doanh quốc tế 49B
- Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI_2 • Quản trị lĩnh vực tổ chức và thông tin: gồm các nhiệm vụ tổ chức dự án, cải tiến bộ máy quản lý, tổ chức lại bộ máy quản lý, tổ chức hệ thống thu thập, xử lý thông tin, kiểm tra và giám sát thông tin… • Quản trị lĩnh vực hành chính pháp chế và các dịch vụ chung: bao gồm các công việc có lien quan đến hoạt động hành chính, tổ chức các mối quan hệ pháp lý trong và ngoài doanh nghiệp, vấn đề lưu trữ tài liệu, tiếp khách, lễ tân và bảo vệ nội bộ doanh nghiệp… Câu 2. Trình bày các cấp quản trị và các bộ phận quản trị trong doanh nghiệp có vốn FDI. 2.1. Trình bày các cấp quản trị. Khái niệm cấp quản trị: là sự phân bố về không gian quá trình quản trị theo chiền dọc, nhằm hình thành hệ thống thứ bậc thống nhất trong hệ thống quản trị nói chung. Những người đứng đầu các cấp quản lý là thủ trưởng của cấp đó hay còn gọi là quản trị viên của cấp đó. Các cấp quản trị: trong một tổ chức kinh doanh lớn. thường các cấp quản trị được chia làm ba cấp • Các nhà quản trị cấp cao: là nhà quản trị hoạt động ở bậc cao nhất trong tổ chức, là những người chịu trách nhiệm về những thành quả cuối cùng của tổ chức, người quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Nhiệm vụ: đưa ra các quyết định chiến lược, tổ chức thực hiện để duy trì và phát triển tổ chức. họ thường phải bỏ ra nhiều thời gian để tìm hiểu môi trường kinh doanh hay các chính sách của chính phủ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Chức danh: chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị, ủy viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc… • Các nhà quản trị cấp trung gian: là những nhà quản trị hoạt động ở dưới các nhà quản trị cấp cao, những người này có liên quan đến các hoạt động thực tiễn nhiều hơn các nhà quản trị cấp cao. Nhiệm vụ: đưa ra các quyết định chiến thuật (vạch ra các kế hoạch chi tiết và các bước tiến hành), thực hiện các kế hoạch và chính sách của doanh nghiệp, phối hợp các hoạt động các công việc để hoàn thành mục tiêu chung. Chức danh: trưởng phòng, trưởng các bộ phận cụ thể, giám đốc các nhà máy trực thuộc công ty. • Các nhà quản trị cấp cơ sở: Nhóm 8_ Quản trị kinh doanh quốc tế 49B
- Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI_2 là nhà quản trị hoạt động ở bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị trong cùng một tổ chức. Nhiệm vụ: đưa ra các quyết định tác nghiệp nhằm đôn thúc, hướng dẫn, điều khiển các công nhân trong các công việc sản xuất kinh doanh cụ thể hàng ngày, nhằm thực hiện mục tiêu chung. Chức danh: tổ trưởng tổ sản xuất, tổ trưởng tổ bán hàng, đốc công, trưởng ca… 2.2. Trình bày các bộ phận quản trị Khái niệm: Bộ phận quản trị là sự phân bố về không gian của quá trình quản lý theo chiều ngang, nhằm hình thành hề thống tham mưu trong quản lý và là căn cứ để phân chia chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận quản trị Người đứng đầu của từng bộ phận quản trị là thủ trưởng của cấp đó và là người tham mưu chính cho thủ trưởng cùng cấp (thủ trưởng ở cùng cấp quản lý của mình hay thủ trưởng cùng cấp quản lý). Sự phân chia các bộ phận và số lượng các bộ phận: ở các công ty khác nhau là không giống nhau do bị chi phối bởi quy mô công ty, đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành nghề kinh doanh và các vấn đề khác. Với DN có vốn FDI lại phụ thuộc vào ý kiến của HĐQT và chịu ảnh hưởng của mô hình tổ chức của công ty mẹ ở nước ngoài. Câu 3:phân tích các kĩ năng và các phương pháp quản trị DN FDI. 3.1 Các kĩ năng quản trị. Để thực hiện được 5 chức năng cơ bản của quản trị,nhà quản trị phải kết hợp 3 kỹ năng cơ bản sau: a)Kỹ năng kỹ thuật : là các kiến thức và năng lực mà nhà quản trị cần có để thực hiện nhiệm vụ. Kỹ năng này có được do học tập,huấn luyện và tích lũy kinh nghiệm bản thân. Nói cách khác,đó là khả năng vận dụng các kiến thức và kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ đã được đào tạo vào việc thực hiện các công việc cụ thể của nhà quản trị. Có thể nói đây là kỹ năng nền tảng cho việc quản trị DN nói chung và quản trị DN FDI nói riêng. Là 1 nhà quản trị,bạn cần phải có kiến thức nghiệp vụ sâu và rộng về nhiều lĩnh vực. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt và chính xác hơn cho các tình huống phát sinh.Kinh nghiệm cũng là 1 yếu tố quan trọng để quản trị tốt DN FDI. Tại 1 doanh nghiệp FDI, nhà quản trị sẽ phải đối mặt với các tình huống khác với doanh nghiệp nội địa do thường xuyên phải làm việc với người nước ngoài. Do đó nếu có kinh nghiệm được tích lũy thì nhà quản trị sẽ không bối rối khi gặp những tình huống mới.Không những tại DN FDI, quản trị tại DN nói chung kinh nghiệm cũng là 1 yếu tố quan trọng cho sự thành công của nhà quản trị trong công việc của mình. Một nhà quản trị non trẻ sẽ khó khăn hơn 1 nhà quản trị lão luyện trong việc đưa ra những quyết định đúng đắn cho DN. Nhóm 8_ Quản trị kinh doanh quốc tế 49B
- Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI_2 Ví dụ:1 giám đốc sản xuất phải có sự am hiểu về qui trình chế tạo sản phẩm,nguyên vật liệu, về máy móc thiết bị và chắc chắn là phải được đào tạo về nghề quản trị. b)Kỹ năng nhân sự: là khả năng thiết lập các mối quan hệ với người khác của nhà quản trị. Kĩ năng này liên quan đến khả năng tổ chức, vận động, khuyến khích, giao tiếp ứng xử, thuyết phục và truyền đạt thông tin(kĩ năng truyền thông). Một nhà quản trị phải có năng lực tổ chức,thiết lập các mối quan hệ bên trong và bên ngoài DN mới có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt đẹp, mới có đủ khả năng điều khiển 1 tập thể thực hiện tốt các chủ trương của cấp trên. Việc thiết lập các mối quan hệ bên trong là nhà quản trị phải tạo lập mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên - cấp quản lý và giữa các nhân viên với nhau.Đây là 1 yếu tố rất quan trọng bởi khi cả tập thể đoàn kết thống nhất thì sẽ là 1 động lực lớn lao cho doanh nghiệp phát triển. Việc tạo lập các mối quan hệ bên ngoài doanh nghiệp cũng rất quan trọng, đó là mối quan hệ với các bạn hàng trung thành, khách hàng mới, công chúng và chính quyền. Các mối quan hệ này tốt đẹp hay không phụ thuộc rất lớn vào khả năng quan hệ của nhà quản trị bởi anh ta là đại diện của doanh nghiệp. Với DN FDI, kĩ năng này càng quan trọng bởi nhà quản trị sẽ phải tạo mối quan hệ hài hòa giữa những người ở các quốc gia khác nhau, các nền văn hóa khác nhau. Thậm chí làm việc với chính quyền ở nước sở tại cũng có thể là một khó khăn nếu nhà quản trị không hiểu biết và khôn khéo trong cách ứng xử. c)Kĩ năng nhận thức: là khả năng tư duy để thấy rõ bức tranh toàn cảnh của DN FDI và hiểu rõ những mối liên hệ giữa các bộ phận với nhau. Đây cũng là 1 kĩ năng rất quan trọng với nhà quản trị bởi anh ta cần phải lường trước được các tác động của các quyết định hoặc hoạt động của mình tới tất cả các bộ phận và toàn doanh nghiệp. Đây là vấn đề mà không phải nhà quản trị nào cũng làm tốt bởi nó phụ thuộc vào khả năng tư duy phân tích và tổng quát của mỗi người. tầm quan trọng của mỗi kĩ năng quản trị tùy thuộc từng cấp quản trị. Kỹ năng kĩ thuật quan trọng hơn với các nhà quản trị cấp thấp bởi ông ta thường xuyên phải quan tâm đến các vấn đề kĩ thuật trong doanh nghiệp. Ngược lại kĩ năng nhận thức lại quan trọng với các nhà quản trị cấp cao vì ông ta phải nhìn thấy được bức tranh tổng thể của doanh nghiệp trước và sau khi ra quyết định để có thể đưa ra các chiến lược dài hạn. Chức năng lien hệ có tầm quan trọng như nhau ở các cấp bởi các nhà quản trị đều phải hiểu và làm việc với nhiều người trong và ngoài DN. 3.2)Các phương pháp quản trị trong DN FDI. a)Phương pháp hành chính: là phương pháp áp dụng các cách tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý thông qua các quyết định mang tính chất bắt buộc đòi hỏi đối tượng quản lí phải chấp hành. Với phương pháp này, cấp trên sẽ đưa ra những qui định, chính sách bắt buộc cấp dưới phải thi hành và kèm theo các chế tài xử phạt nếu không thực hiện. Nhóm 8_ Quản trị kinh doanh quốc tế 49B
- Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI_2 Việc áp dụng phương pháp này có tác dụng khá nhanh nhạy trong việc giải quyết các mối quan hệ nội bộ DN, thiết lập kỉ cương của 1 hệ thống , tổ chức.Đặc biệt là trong quản trị DN FDI, nơi có nhiều nhân viên nước ngoài thì ban hành các qui định làm việc, thưởng phạt rõ ràng hợp lý là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự ổn định và kỉ luật của DN. Song phương pháp này cũng có những nhược điểm là cứng nhắc trong xử lý các tình huống phát sinh và có thể gây tranh cãi, bất bình trong nhân viên nếu đó là 1 quyết định chưa đúng đắn hoặc gây ra bất công. b)Phương pháp kinh tế. Thực chất là tác động vào đối tượng quản lí thông qua các lợi ích kinh tế,qua sự vận dụng các phạm trù kinh tế,các đòn bẩy kinh tế để cho đối tượng quản lí chọn phương án hoạt động hiệu quả nhất trong phạm vi các điều kiện và nguồn lực của mình.Với phương pháp này chủ thể quản lý sẽ đưa ra các mức thưởng,thù lao cho sự hoàn thành nhiệm vụ từ đó kích thích tinh thần đối tượng quản lý làm việc hăng say,cống hiến hết mình. Song nhược điểm của phương pháp này là có có thể sẽ tốn kém và nếu áp dụng quá nhiều sẽ tạo tâm lý làm việc vì tiền cho nhân viên. c)Phương pháp giáo dục,thuyết phục. Thực chất là các cách thức tác động vào nhận thức và tình cảm của con người nhằm nâng cao tính tự giác,lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Với phương pháp này chủ thể quản lý có thể sẽ mở các chương trình nói chuyện giữa cấp trên và cấp dưới,tuyên truyền tác động tới nhân viên để nhân viên hiểu rõ hơn về các quyết định của DN,về các chính sách hướng tới người lao động trong DN. Ưu điểm của phương pháp này là ít tốn kém,và nếu đã làm thay đổi nhận thức của đối tượng 1 cách tích cực thì đó sẽ là 1 động lực lớn cho đối tượng làm việc hết mình và trung thành với tổ chức. Nhược điểm của nó là mất nhiều thời gian và quan trọng là phải đi kèm với các hành động thực tế,nếu chỉ tuyên truyền mà không thực hiện được sẽ gây mất lòng tin của người lao động và gây phản tác dụng. Câu 4. Trình bày khái niệm và các đặc trưng cơ bản của các doanh nghiệp có vốn FDI 1. Khái niệm Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động kinh doanh thông qua việc sản xuất hoặc cung cấp các dịch vụ trên thị trường để thoả mãn các nhu cầu của con người và xã hội nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Vốn FDI là vốn đầu tư trực tiếp từ các cá nhân hoặc tổ chức ở nước ngoài đầu tư vào các doanh nghiệp của một quốc gia, kèm theo đó là sự tham gia điều hành, quản lí của người góp vốn này. Doanh nghiệp có vốn FDI là doanh nghiệp ( các loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân tại nước tiếp nhận đầu tư ) có sự góp vốn của các tổ chức Nhóm 8_ Quản trị kinh doanh quốc tế 49B
- Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI_2 hoặc cá nhân nước ngoài. Trong đó bên nước ngoài có tỷ lệ góp vốn đủ để tham gia quản lí, điều hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thu được lợi ích cho các bên liên quan. 2. Các đặc trưng cơ bản: 5 đặc trưng - Doanh nghiệp có vốn FDI là những tổ chức kinh doanh quốc tế và là những pháp nhân của nước sở tại. - trong các doanh nghiệp này có sự quản lí trực tiếp của nước ngoài. Quyền quản lí của các bên phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp. - Doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động theo luật pháp nước sở tại, các hiệp định và các điều ước quốc tế. - Doanh nghiệp là nơi gặp gỡ và cọ xát giữa các nền văn hoá khác nhau. - Quá trình thành lập và vận hành doanh nghiệp luôn có sự cộng đồng trách nhiệm của các bên, đại diện cho lợi ích của cá quốc gia khác nhau. Câu 5: Trình bày khái niệm và các đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp liên doanh? So sánh các loại hình doanh nghiệp FDI vào phân biệt DN FDI với các doanh nghiệp trong nước? Trả lời: 5.1 Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp liên doanh 5.1.1 Khái niệm: - Là một tổ chức kinh doanh quốc tế, các bên tham gia có quốc tịch khác nhau cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng quản lý , cùng phân phối kết quả kinh doanh nhằm thực hiện cam kết trong hợp đồng liên doanh và điều lệ DNLD nhưng phải phù hợp với luật pháp nước sở tại. 5.1.2 Đặc trưng: o Pháp lý: - Là pháp nhân nước sở tại, hình thức pháp lý doanh nghiệp do 2 bên thống nhất - Quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn - Quyền và nghĩa vụ các bên ghi trong H Đ LD và điều lệ DNLD o Kinh tế - tổ chức: • Tổ chức: HĐQT là cơ quan lãnh đạo cao nhất của DNLD • Kinh tế: - Có sự gặp gỡ, phân chia lợi ích giữa các bên tham gia liên doanh - Phải giải quyết thỏa đáng xung đột kinh tế giữa các bên o Kinh doanh: - Cùng bàn bạc, quyết định mọi vấn đề trong quá trình kinh doanh. Nhóm 8_ Quản trị kinh doanh quốc tế 49B
- Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI_2 - Môi trường kinh doanh nước sở tại thường xuyên tác động và chi phối rất lớn đến hoạt động kinh doanh. o Văn hóa - xã hội: - Có sự gặp gỡ, cọ xát giữa các nền văn hóa khác nhau. - Có thể dẫn tới mâu thuẫn cho các bên đối tác do sự khác biệt về quan niệm, văn hóa, phong cách nên cần thiết phải tìm hiểu các vẫn đề văn hóa, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. 5.2 So sánh các loại hình doanh nghiệp FDI 5.2.1 Giống nhau: - Đều là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - Có sự tham gia, quản lý, điều hành trực tiếp của nhà đầu tư nước ngoài - Là pháp nhân của nước sở tại - Có sự gặp gỡ cọ xát của nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới 5.2.2 Khác nhau: Chỉ tiêu Doanh nghiệp Liên Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài doanh 1. Cơ sở pháp lý -Hợp đồng liên doanh & Điều lệ doanh nghiệp điều lệ DNLD. 100% VNN. 2. Mức độ sở hữu Các bên chỉ sở hữu một Nhà đầu tư nước ngoài sở doanh nghiệp phần doanh nghiệp hữu toàn bộ doanh nghiệp. tương ứng với tỷ lệ vốn góp vào vốn điều lệ. 3. Mức độ cộng Mức độ công đồng cao Mức độ cộng đồng thấp đồng trách nhiệm các hơn do cần sự hợp tác hơn do nhà ĐTNN tự chịu chặt chẽ của các bên trách nhiệm về kết quả bên liên quan tham gia kinh doanh. 4. Ra quyết định Phải có sự bàn bạc, Nhà ĐTNN tự quyết định quản lý thống nhất, cùng quản lý,mà không cần phải bàn cùng phân phối lợi ích. bac. Nhóm 8_ Quản trị kinh doanh quốc tế 49B
- Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI_2 5. Mức độ phức tạp Mức độ phức tạp cao. Mức độ phức tạp thấp. trong quản lý điều hành 5.3 Phân biệt DN FDI với các doanh nghiệp trong nước Chỉ tiêu Doanh nghiệp có vốn Doanh nghiệp trong nước FDI 1. Nguồn vốn Có vốn của bên nước Chỉ có vốn huy động trong nước. ngoài. 2. Cơ sở pháp lý Vừa phải tuân thủ pháp Chỉ hoạt động theo khuôn luật nước sở tại và luật khổ luật pháp trong nước. pháp quốc tế. 3. Quan hệ lợi ích Đại diện cho lợi ích của Đại diện cho lợi ích của trong doanh nghiệp nhiều bên tham gia, nhiều một quốc gia. quốc gia. 4. Mức độ phức tạp Do sự khác biệt về văn Mức độ phức tạp thấp, ít trong quan hệ của hóa của các đối tác trong xung đột, mâu thuẫn trong doanh nghiệp doanh nghiệp nên mức độ quan hệ doanh nghiệp. phức tạp trong quan hệ doanh nghiệp cao. Câu 6: Trình bày khái niệm và các đặc trưng cơ bản c ủa doanh nghi ệp 100% vốn nước ngoài(VNN). I.Khái niệm - Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghi ệp do nhà đ ầu t ư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam. II.Các đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là: 1.Đặc trưng về mặt pháp lý: Nhóm 8_ Quản trị kinh doanh quốc tế 49B
- Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI_2 + Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp có tính pháp nhân ở nước sở tại nhưng toàn bộ sở hữu lại thuộc người nước ngoài. Doanh nghiệp phải hoạt động theo hệ thống pháp luật của nước sở tại. Các hoạt động như đăng ký kinh doanh, thành lập cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, quyết định loại hình kinh doanh, tiến hành thủ tục phá sản…đều phải theo quy định của pháp luật. +Hình thức pháp lý cuả doanh nghiệp 100% VNN là do nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn trong khuôn khổ luật pháp nước sở tại.Tại Việt Nam, hình thức mà pháp luật cho phép trước 1/7/2006 là công ty trách nhiệm h ữu h ạn (theo quy định của luật đầu tư 1996).Ngày nay, theo quy đ ịnh c ủa luật đ ầu t ư 2005 có hiệu lực từ 1/7/2006, chủ đầu tư nước ngoài có thể thành l ập các loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và công ty cổ phần. +Quyền quản lý doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài toàn quy ền quy ết định.Có thể tự quản lý hoặc thuê người quản lý riêng. 2.Đặc trưng về kinh tế -tổ chức: +Về kinh tế: nhà đầu tư nước ngoài phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình dù lãi hay lỗ.Đồng thời doanh nghiệp cũng có nghĩa vụ nộp các loại thuế cho nước sở tại theo quy định của pháp lu ật, th ực hiện các nghĩa vụ trả lương cho nhân viên doanh nghiệp, trả các khoản nợ… +Về tổ chức:Nhà đầu tư nước ngoài có quyền tự ch ọn hình th ức tổ ch ức doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật nước sở tại.Tại Việt Nam , hình thức phù hợp là công ty trách nhiệm hữu hạn (một thành viên và nhiều thành viên). Tuỳ từng loại hình mà có cơ cấu tổ chức của công ty cho phù h ợp.Quy định chi tiết tại luật doanh nghiệp 2005. 3.Đặc trưng về kinh doanh: Doanh nghiệp 100% VNN cũng như tất cả các doanh nghiệp khác đều phải hoạt động sao có hiệu quả nhất, thực hiện tốt mục tiêu đề ra.Với vai trò là người quyết định cao nhất của doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài ph ải ra các quyết định quản trị về các yếu tố liên quan tới đầu vào( nhân công, nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị), các yếu tố đầu ra (s ản ph ẩm, th ị tr ường tiêu dùng, doanh thu, lợi nhuận) để có thể thu được hiệu qu ả cao nh ất.Trong suốt quá trình kinh doanh doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn về môi trường chính trị, văn hoá xã hội, đối thủ cạnh tranh… 4.Đặc trưng về văn hoá xã hội: Doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài có cơ sở vật chất đặt tại nước s ở t ại nên sẽ có những đặc trưng về văn hoá và xã hội nhất định, chịu ảnh hưởng của môi trường văn hoá xã hội nước đó. +Nhân viên trong doanh nghiệp có cả người nước sở tại và người nước ngoài, do đó khi làm việc sẽ có sự gặp gỡ và tiếp xúc gi ữa các n ền văn hoá, sẽ có sự tương đồng và mâu thuẫn.Vậy chủ doanh nghiệp cần điều chỉnh sao cho phù hợp tránh làm ảnh hưởng tới công việc, tạo môi trường làm vi ệc t ốt nhất.Ví dụ, khi kinh doanh tại Việt Nam doanh nghiệp ph ải biết được những Nhóm 8_ Quản trị kinh doanh quốc tế 49B
- Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI_2 ngày lễ quan trọng như Tết âm lịch, ngày phụ nữ Việt Nam…để có sự khích lệ động viên hợp lý. +Ngoài ra doanh nghiệp còn có sự tương tác với các đối tượng như đối th ủ cạnh tranh, thị hiếu của khách hàng, các vấn đề về văn hoá kinh doanh, thái độ đối với môi trường, cuộc sống của nhân dân sở tại.Ví dụ việc đổ chất thải gây ô nhiễm sông Thị Vải là một hành vi thể hiện đặc trưng không tốt của công ty VEDAN về vấn đề văn hoá xã hội. Câu 7: Thế nào là quản trị doanh nghiệp có vốn FDI? Trình bày nội dung cơ bản của quản trị doanh nghiệp có vốn FDI. Trả lời: 1.Doanh nghiệp: Có nhiều cách tiếp cận với khái niệm doanh nghiệp, ở đây đưa ra 2 cách tiếp cận mới đối với khái niệm này: + Quan điểm 1: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh. Đó là một tập hợp người và vốn tiến hành các hoạt động kinh doanh để kiếm lời. + Quan điểm 2: Doanh nghiệp là một tổ chức dinh tế được thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh thong qua việc sản xuất, mua hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người, xã hội và thông qua các hoạt động hữu ích đó để kiếm lời. 2.Doanh nghiệp có vốn FDI: Là một thuật ngữ chỉ tất cả các loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân tại nước tiếp nhận đầu tư. Bên nước ngoài có tỷ lệ góp vốn tối thiểu đủ để tham gia quản lý trực tiếp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thu được lợi ích cho tất cả các bên (cả bên đi đầu tư và bên nhận đầu tư). 3.Quản trị doanh nghiệp: Là một quá trình nghiên cứu, vận dụng các quy luật, phạm trù kinh tế, các chủ trương đường lối, chính sách về phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước để đề ra các giải pháp về kinh tế, tổ chức, kỹ thuật, tâm sinh lý… nhằm tác động một cách có ý thức, có mục đích và có tổ chức, trước hết lên tập thể người lao động của doanh nghiệp và qua họ mà tác động lên các yếu tố vật chất khác của sản xuất, nhằm hướng hoạt động của doanh nghiệp phát triển theo mục tiêu đã xác định trước. 4.Quản trị doanh nghiệp có vốn FDI: Là thực hiện quản trị giai đoạn khai thác và vận hành dự án FDI. Từ đó có thể hiểu, quản trị doanh nghiệp có vốn FDI bao gồm quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn FDI và quản trị nội bộ doanh nghiệp có vốn FDI. 5.Nội dung cơ bản của quản trị doanh nghiệp có vốn FDI: Gồm hoạch định chương trình kinh doanh, tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất, quản trị nhân sự, quản trị tài chính, quản trị hiệu quả kinh doanh, quản trị tranh chấp và thanh lý tài sản của doanh nghiệp có vốn FDI. Các nội dung quản trị cụ thể trong các vấn đề nêu trên sẽ được nghiên cứu có hệ thống ở phần thứ ba của chương trình. Tuy nhiên, doanh nghiệp có vốn FDI lại bao gồm nhiều loại hình doanh nghiệp có các đặc trưng khác nhau, đặc điểm này đòi hỏi phải được tính đến không những trong công tác quản lý Nhà nước mà còn trong quản trị nội bộ của các doanh nghiệp có vốn FDI. Mặt Nhóm 8_ Quản trị kinh doanh quốc tế 49B
- Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI_2 khác, các loại hình doanh nghiệp có vốn FDI cụ thể, hoạt động ở các nuwocs khác nhua đều có những đặc điểm riêng đòi hỏi nhà quản lý phải nghiên cứu và vận dụng phù hợp thì công tác quản trị doanh nghiệp có vốn FDI mới có thể mang lại hiệu quả mong muốn. Câu 8:Trình bày các đặc trưng của các doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt Nam . Cho đến nay, doanh nhiệp có vốn FDI ở Việt Nam bao gồm 2 loại :doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. a.Các đặc trưng cơ bản của các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài ở Việt Nam. Ngoài các đặc trưng của DNLD nước ngoài nói chung ngư thường thấy ở nhiều nước, các DNLD ở Việt Nam có 1 đặc trưng khác biệt so với các DNLD ở ác nước khác . -Về đối tác tham gia ở DNLD: Ở VN, đối tác VN tham gia vao DNLD tuyệt đại bộ phận là các doanh nghiệp nhà nước, trong khi ở các nước thì đối tác tham gia vào DNLD lại tuyệt đại bộ phận là các doanh nghiệp tư nhân. -Về vấn đề góp vốn trong DNLD: Bên VN thường góp vốn vào DNLD với tỷ lệ thấp và chủ yếu là góp vốn bằng quyền sử dụng đất đai.Việc góp vốn bằng các tài sản khác chiếm 1 tỷ lệ không đáng kể. Trong khi đó, các đối tác nước ngoài thường góp vốn với tỷ lệ cao và chủ yếu là góp vốn bằng tiền mặt và công nghệ… -Về hình thức pháp lý cuả DNLD: ở VN cho đến nay, chính thức các DNLD nước ngoai mới được pháp chọn loại hình công ty TNHH. Còn ở các nước lại cho phép các nhà đầu twcos thể chọn bất kỳ loại hình nào trong các loại hình đa dạng của DNLD. -Về nguyên tắc quản lý của DNLD: Ở nhiều nước nguyên tắc quản lý trong DNLD là nguyên tắc đa số.Ở VN trong những năm thu hút FDI chỉ cho phép áp dụng nguyên tắc nhất trí .Từ năm 1996 trở lại đây,Nhà nước cho phép các DNLD nước ngoài áp dung cả nguyên tắc nhất trí và đa số. -Về nhân sự: Trong các DNLD ở VN ,giám đốc hoặc phó giám đốc thứ nhất của DNLD phải là người VN.Quyền han của phó giám đốc thứ nhất về cơ bản không thua kém gì so với giám đốc. b.Các đặc trưng cơ bản của các DN 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam. Trong những năm đầu mới thu hút vốn FDI, hình thức doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ít được các nhà đầu tư lựa chọn .Trong những năm gần đây, khi hình thức DNLD gặp nhiều khó khăn trong vận hành, các nhà đầu tư bắt đầu ưa chuộng hình thức 100% vốn nhà nước hơn. Tuy nhiên cho đến nay hình thức 100% vốn nhà nước tuy đã tăng vọt về số lượng so với trước đây, nhưng hầu hết đều là DN có quy mô vừa và nhỏ. Tình hình này cho thấy Nhóm 8_ Quản trị kinh doanh quốc tế 49B
- Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI_2 môi trường đầu tư ở VN còn chưa đủ độ tin cậy để các nhà đầu tư lớn quyết định đầu tư vào VN. Doanh ngiệp 100% vốn nhà nước thuộc sở hữu hoàn toàn của người nước ngoài nhưng lại là 1 pháp nhân VN .Các DN này phải thuê đất đai và các phương tiện vật chất khác ở nước sở tại để tiến hành hoat động kinh doanh.Cũng như DNLD doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ở VN được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. một đặc điểm phổ biến là tuyệt đại bộ phận doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ở VN là các chi nhánh của các công ty ĐQG hoạt động để thực hiện chiến lược mà công ty mẹ đã vach ra .Những đặc điểm này đòi hỏi những nhà quản lý phải tính đến trong việc hình thành các chính sách quản lý đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoai tại Việt Nam. PHẦN II: NHỮNG VẤN ĐỀ CHƯA THỐNG NHẤT - Không có vấn đề nào chưa thống nhất. PHẦN III: NHỮNG VẤN ĐỀ CHƯA GIẢI QUYẾT ĐƯỢC PHẦN IV: BÌNH BẦU 1. Đi họp đầy đủ 2. Có sự chuẩn bị bài 3. Tham gia thảo luận STT HỌ VÀ TÊN Chỉ tiêu 1 Chỉ tiêu 2 Chỉ tiêu 3 Tổng điểm Phạm Văn Phi 1 10 10 10 30 Nguyễn Thị Hiền 2 10 10 10 30 Nhóm 8_ Quản trị kinh doanh quốc tế 49B
- Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI_2 Đỗ Đức Anh 3 10 10 10 30 Nguyễn Văn Phong 4 10 10 10 30 Lê Thị Thuỷ 5 10 10 10 30 Dương Thị Huệ 6 10 10 10 30 Nguyễn Thị Thanh Huyền 7 10 10 10 30 Nhóm 8_ Quản trị kinh doanh quốc tế 49B
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn