Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất<br />
nhận thức và vận dụng của Đảng ta trong quá trình đổi mới kinh tế<br />
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của nền sản xuất có quan hệ<br />
biện chứng với nhau. Sự tác động qua lại đó tuân theo một quy luật nhất định, đó là<br />
quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Đây là một trong những<br />
quy luật cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, quy luật này chi phối sự vận động, phát<br />
triển của xã hội, nó vạch ra mối quan hệ bản chất, tất yếu, ổn định, phổ biến và lặp lại<br />
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xúât của các hình thái kinh tế xã hội trong lịch<br />
sử. Là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ học thuyết hình thái kinh tế xã hội của Mác, là hòn<br />
đá tảng của lý luận hình thái kinh tế xã hội khoa học. Nghiên cứu quy luật này có ý<br />
nghĩa to lớn đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, là cơ sở<br />
tiến hành cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng quan hệ sản xuất.<br />
<br />
Phần I: Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.<br />
<br />
Xã hội loài người trong quá trình phát triển đã trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp<br />
nhau, ứng với mỗi giai đoạn của sự phát triển ấy là một hình thái kinh tế- xã hội nhất<br />
định. Các hình thái kinh tế xã hội này vận động phát triển do sự tác động của các quy<br />
luật khách quan nội tại, vốn có của nó, đó là quá trình phát triển tự nhiên của lịch sử.<br />
C.Mác viết: “...Sự phát triển của những hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử-<br />
tự nhiên”1. Đồng thời C.Mác cũng chỉ ra rằng: Tiền đề đầu tiên cho sự tồn tại của con<br />
người trong toàn bộ lịch sử hình thành và phát triển của nó và do đó là tiền đề của toàn<br />
bộ lịch sử nhân loại là con người, là những con người có khả năng sống để rồi lại “làm<br />
ra lịch sử” của mình. Nhưng để sống thì trước hết phải có cái ăn, cái mặc, nhà ở và các<br />
phương tiện phục vụ cuộc sống của mình, vì thế mà hành vi lịch sử đầu tiên của nhân<br />
loại là “sản xuất ra bản thân đời sống vật chất”, sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt để<br />
thoả mãn những nhu cầu của mình- một điều kiện cơ bản của mọi lịch sử mà (hiện nay<br />
cũng như hàng nghìn năm về trước) người ta phải thực hiện hàng ngày, hàng giờ.<br />
Do đó, hoạt động lao động sản xuất của con người mang tính xã hội. Quá trình<br />
lao động sản xuất, con người có hai mối quan hệ song trùng đó là quan hệ giữa con<br />
người với tự nhiên (gọi là lực lượng sản xuất) và quan hệ giữa người với người (gọi là<br />
quan hệ sản xuất). Hai mối quan hệ này gắn bó chặt chẽ, tác động biện chứng với nhau<br />
tạo thành một phương thức sản xuất. Phương thức sản xuất là cách thức mà con người<br />
tiến hành sản xuất ra của cải vật chất, là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan<br />
hệ sản xuất trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử<br />
xã hội loài người có một phương thức sản xuất, lịch sử xã hội loài người là sự tiếp nối<br />
nhau của các phương thức sản xuất phát triển từ thấp tới cao.<br />
Lực lượng sản xuất là biểu hiện mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên<br />
trong quá trình sản xuất vật chất, là sự thống nhất biện chứng giữa người lao động có<br />
kinh nghiệm, kỹ năng và tri thức nhất định với tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao<br />
động, trong đó người lao động đóng vai trò quyết định, tư liệu sản xuất đóng vai trò<br />
quan trọng. Người lao động là chủ thể sáng tạo và tiêu dùng của xã hội, nguồn lực cơ<br />
bản, vô tận của sản xuất, là bí mật của mọi sự sáng tạo. Hiệu quả sản xuất cao hay thấp<br />
phụ thuộc vào tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm, động cơ, thái độ của người lao động. Do<br />
đó người lao động có vai trò hết sức quan trọng, nhân tố quyết định của lực lượng sản<br />
xuất. Lao động của con người ngày càng trở thành lao động có trí tuệ, hàm lượng trí tuệ<br />
chứa đựng trong sản phẩm lao động ngày càng tăng. Trí tuệ của con người là sản phẩm<br />
của tự nhiên, hình thành và phát triển trong lao động, cùng với lao động. Ngày nay, khi<br />
khoa học kỹ thuật phát triển, con người trở thành nguồn lực đặc biệt, tài nguyên vô tận,<br />
không bao giờ cạn.<br />
Tư liệu lao động bao gồm đối tượng lao động và công cụ lao động. Công cụ lao<br />
động là thành tố cơ bản, quan trọng, không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Công cụ<br />
lao động do con người sáng tạo ra, sử dụng làm phương tiện vật chất trong quá trình sản<br />
xuất. Công cụ lao động quyết định năng suất lao động. Khi công cụ đạt tới trình độ<br />
tin học hoá, tự động hoá thì sức mạnh của nó trở nên hết sức kỳ diệu. Công cụ lao động<br />
là yếu tố biến động nhất, cách mạng nhất. Sự biến đổi, cải tiến và hoàn thiện công cụ lao<br />
động gây nên sự biến đổi sâu sắc trong tư liệu sản xuất. Mọi sự biến đổi của phương<br />
thức sản xuất bắt đầu từ sự biến đổi của công cụ lao động. Trình độ phát triển của công<br />
cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục thiên nhiên của con người. Ngày nay, khoa<br />
học càng có vai trò quan trọng trong sản xuất, trở thành LLSX trực tiếp, là nguyên nhân<br />
trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất và đời sống. Đúng như Mác đã dự<br />
đoán trước đây rằng, khoa học trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp”, nó được vật chất<br />
hoá vào trong quá trình sản xuất, trở thành một mắt khâu của quá trình sản xuất, vật hoá<br />
vào đối tượng lao động. Những phát minh, sáng chế, bí mật công nghệ trở thành nguyên<br />
nhân của mọi biến đổi trong lực lượng sản xuất, đó là loại hàng hoá đặc biệt, của cải đặc<br />
biệt. Khoa học ứng dụng vào sản xuất làm cho năng suất lao động tăng nhanh, của cải<br />
xã hội ngày càng nhiều lên. Nếu như trước kia từ phát minh sáng chế đến ứng dụng vào<br />
sản xuất phải mất hàng năm, hàng nhiều năm, thậm chí bị lãng quên thì ngày nay có<br />
được ứng dụng ngay lập tức vào trong quá trình sản xuất. Các tổ chức, các cơ quan<br />
nghiên cứu nằm ngay trong các cơ sở sản xuất kinh doanh. Sự phát triển của khoa học<br />
đã kịp thời giải quyết những mâu thuẫn, những yêu cầu sản xuất đặt ra và có khả năng<br />
phát triển vượt trước. Khoa học thâm nhập vào tất cả các yếu tố sản xuất, trở thành mắt<br />
khâu bên trong của quá trình sản xuất, kích thích sự phát triển năng lực làm chủ sản xuất<br />
của con người, đòi hỏi con người phải tích cực học tập, nâng cao trình độ kiến thức<br />
chuyên môn, nâng cao tay nghề, có năng lực làm chủ sản xuất. Nếu không đáp ứng<br />
được các yêu cầu đó, người lao động sẽ bị sa thải khỏi dây chuyền sản xuất. Khoa học<br />
là cơ sở của hoạt động sản xuất, người lao động sử dụng những tri thức, những thành<br />
tựu khoa học áp dụng vào sản xuất tạo ra năng suất lao động ngày càng cao; khoa học<br />
thâm nhập vào quá trình tổ chức sản xuất; khoa học trở thành một ngành sản xuất vật<br />
chất với quy mô ngày càng lớn, mức độ đầu tư cho khoa học ngày càng cao. Khoa học<br />
và công nghệ hiện đại chính là đặc điểm thời đại của sản xuất và do vậy nó được coi là<br />
cái đặc trưng của nền sản xuất hiện đại.<br />
Chính nhờ lực lượng sản xuất phát triển làm cho năng suất lao động ngày càng<br />
tăng lên. Năng suất lao động chính là tiêu chuẩn đánh giá sự tiến bộ của mỗi thời đại<br />
lịch sử, nhân tố quyết định thắng lợi của một chế độ xã hội. Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra<br />
một năng suất lao động chưa từng thấy trong chế độ nông nô. Để thúc đẩy lực lượng sản<br />
<br />
2<br />
xuất phát triển đòi hỏi phải nâng cao chất lượng con người, quan tâm đến yếu tố con<br />
người, đồng thời đầu tư cho khoa học công nghệ, đổi mới công cụ lao động và phương<br />
tiện lao động, phát triển y tế, văn hoá, giáo dục đào tạo.<br />
Quan hệ sản xuất là toàn bộ những mối quan hệ kinh tế vật chất giữa người và<br />
người hình thành trong quá trình sản xuất. Điều đó có nghĩa là, quá trình sản xuất, con<br />
người không thể không quan hệ với nhau, quan hệ này mang tính tất yếu, không phụ<br />
thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Sản xuất càng phát triển thì các mối quan hệ<br />
này càng phong phú, phức tạp.<br />
Quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất; quan hệ trong tổ<br />
chức, quản lý sản xuất và quan hệ về phân phối sản phẩm lao động. Những mối quan hệ<br />
này thể hiện trong đời sống kinh tế hết sức phong phú, đan xen nhau. Quan hệ sở hữu<br />
đối với tư liệu sản xuất gồm hai hình thức cơ bản là sở hữu tư nhân và sở hữu công<br />
cộng. Quan hệ về tổ chức quản lý bao gồm hai hình thức cơ bản là thống trị, bị trị và<br />
hợp tác tương trợ làm chủ trong sản xuất. Quan hệ về phân phối gồm hai hình thức cơ<br />
bản là bóc lột, bị bóc lột và phân phối theo kết quả lao động và hiệu suất sản xuất kinh<br />
doanh, bảo đảm công bằng hợp lý. Các mặt của quan hệ sản xuất có quan hệ biện chứng<br />
với nhau, tác động ảnh hưởng, chi phối lẵn nhau. Mỗi mặt của quan hệ sản xuất có vai<br />
trò riêng, nhưng nó chỉ phát huy tác dụng khi nó gắn bó với các mặt khác, nếu tách rời,<br />
tuyệt đối hoá bất cứ mặt nào thì đều là sai lầm.<br />
Trong ba mối quan hệ trên thì quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất đóng vai trò<br />
quan trọng nhất, đây là quan hệ giữa các tập đoàn người trong chiếm hữu tư liệu sản<br />
xuất, là quan hệ xuất phát cơ bản, trung tâm của quan hệ sản xuất, có vai trò quyết định<br />
các quan hệ khác, quyết định địa vị kinh tế của của các giai cấp. Vì muốn sản xuất thì<br />
phải có tư liệu sản xuất, ai nắm quyền chủ động về tư liệu sản xuất thì người đó giữ vai<br />
trò quyết định tới tổ chức quản lý và phân phối sản phẩm. Tính chất quan hệ sở hữu<br />
quyết định tính chất quan hệ sản xuất. Trong xã hội, giai cấp nào nắm giữ tư liệu sản<br />
xuất chủ yếu là giai cấp trung tâm của phương thức sản xuất, đồng thời là giai cấp thống<br />
trị xã hội. Quan hệ tổ chức quản lý sản xuất có vai trò quyết định trực tiếp đến quy mô,<br />
tốc độ, hiệu quả của nền sản xuất. Quan hệ phân phối sản phẩm lao động có vai trò đặc<br />
biệt quan trọng trong việc kích thích trực tiếp lợi ích của con người, là chất xúc tác kinh<br />
tế thúc đẩy tốc độ, nhịp điệu sản xuất, nó có thể làm năng động hoá đời sống kinh tế<br />
hoặc ngược lại .<br />
Quan hệ sản xuất hình thành một cách khách quan, là quan hệ cơ bản, chủ yếu,<br />
quyết định mọi quan hệ xã hội khác, quan hệ sản xuất không phụ thuộc vào ý muốn chủ<br />
quan của con người, nó phải phù hợp một cách khách quan với trình độ của lực lượng<br />
sản xuất nhất định. Việc xoá bỏ quan hệ sản xuất này thiết lập quan hệ sản xuất khác<br />
phải dựa trên sự phát triển của lực lượng sản xuất nhất định. Vì vậy, đánh giá đúng mức<br />
độ phát triển của lực lượng sản xuất để lựa chọn hình thức, bước đi thích hợp của quan<br />
hệ sản xuất là rất quan trọng, điều đó phụ thuộc vào năng lực nhận thức của con người.<br />
Quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất chỉ ra rằng:<br />
Quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất<br />
và quan hệ sản xuất là hai mặt của một phương thức sản xuất có quan hệ biện chứng, tác<br />
động qua lại. Trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, quan hệ sản<br />
xuất tác động trở lại to lớn đối với lực lượng sản xuất. Nếu quan hệ sản xuất phù hợp nó<br />
<br />
3<br />
sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, ngược lại nếu không phù hợp nó sẽ kìm hãm<br />
sự phát triển của lực lượng sản xuất.<br />
Vận dụng phép biện chứng duy vật vào quá trình sản xuất ta thấy rằng: quan hệ<br />
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức,<br />
trong đó nội dung quyết định hình thức, hình thức tác động trở lại nội dung. Lực lượng<br />
sản xuất là nội dung bao gồm các yếu tố của quá trình sản xuất hợp thành, còn quan hệ<br />
sản xuất là hình thức của quá trình sản xuất. Do đó lực lượng sản xuất quyết định quan<br />
hệ sản xuất, quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.<br />
Tính chất của lực lượng sản xuất là tính chất cá nhân, riêng lẻ hay tính chất xã hội<br />
hoá ở các mức độ khác nhau trong quá trình sản xuất. Trong chế độ cộng sản nguyên<br />
thuỷ, lực lượng sản xuất chưa phát triển, công cụ lao động thô sơ, chỉ cần ít người, thậm<br />
chí một người để làm ra một sản phẩm, cho nên lực lượng sản xuất mang tính cá nhân.<br />
Khi công cụ lao động phát triển thì sản phẩm lao động là kết tinh sức lao động của<br />
nhiều người, nhiều thế hệ người, lúc này lực lượng sản xuất mang tính xã hội hoá ngày<br />
càng cao. Trình độ của lực lượng sản xuất là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,<br />
trình độ chinh phục thiên nhiên của con người. Trình độ lực lượng sản xuất được quyết<br />
định bởi trình độ phát triển của khoa học công nghệ, công cụ lao động, của tri thức, kỹ<br />
năng, kinh nghiệm của người lao động, trình độ phân công lao động xã hội. Trên thực<br />
tế, tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất gắn bó chặt chẽ với nhau không tách rời<br />
nhau, nói trình độ sản xuất là bao hàm cả lực lượng sản xuất.<br />
Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất bởi vì, lực lượng sản xuất là yếu<br />
tố năng động, cách mạng, thường xuyên biến đổi. Nó năng động, cách mạng là do sản<br />
xuất bao giờ cũng mang tính mục đích, nó do quy luật lợi ích chi phối. Người lao động<br />
vì lợi ích của mình, vì cuộc sống của mình đòi hỏi phải cải tiến công cụ lao động, tăng<br />
năng suất lao động. Nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần của con người ngày càng tăng<br />
lên, trong quá trình sản xuất, kỹ năng, tri thức, kinh nghiệm của con người cũng tăng lên<br />
không ngừng, làm cho con người có năng lực thực tiễn để đáp ứng nhu cầu của mình,<br />
quá trình đó kích thích sản xuất phát triển. Mặt khác, bản thân của nền sản xuất đòi hỏi<br />
phải tăng năng suất, giảm cường độ lao động, muốn vậy phải cải tiến công cụ lao động,<br />
sáng tạo ra công cụ mới, mà con người có khả năng làm việc đó. Tính năng động, cách<br />
mạng của lực lượng sản xuất còn do được kế thừa một cách khách quan sự phát triẻn<br />
của chính nó ở thời đại trước.<br />
Lực lượng sản xuất quyết định sự ra đời và biến đổi của quan hệ sản xuất; quyết<br />
định cơ cấu, nội dung, tính chất của quan hệ sản xuất. Khi lực lượng sản xuất phát triển<br />
đến một trình độ nhất định, nó mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã lỗi thời, lạc hậu làm<br />
xuất hiện nhu cầu khách quan là phải xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản<br />
xuất mới thích ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Nghĩa là khi lực<br />
lượng sản xuất phát triển thì sớm muộn quan hệ sản xuất cũng biến đổi theo. Xu hướng<br />
chung của mọi xã hội là không ngừng phát triển do nhu cầu đòi hỏi của con người ngày<br />
càng cao. Sự phát triển đó bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi của lực lượng sản xuất,<br />
trước hết là công cụ lao động, vì công cụ lao động là yếu tố năng động, cách mạng nhất,<br />
sự vận động của nó mang tính khách quan nhằm đáp ứng nhu cầu tồn tại, phát triển<br />
không ngừng của xã hội. Cùng với sự phát triển của của lực lượng sản xuất, quan hệ sản<br />
xuất cũng hình thành và biến đổi cho phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. sự<br />
<br />
4<br />
phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất làm cho<br />
lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình<br />
độ mới, quan hệ sản xuất không còn phù hợp nữa sẽ nảy sinh mâu thuẫn. Mâu thuẫn này<br />
biểu hiện về mặt chính trị là mâu thuẫn giữa các giai cấp, mâu thuẫn giai cấp tất yếu dẫn<br />
đến đấu tranh giai cấp, đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là cách mạng xã hội. Cách mạng<br />
xã hội thành công sẽ xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới. Điều<br />
đó có nghĩa là phương thức sản xuất cũ lỗi thời, lạc hậu bị diệt vong, phưông thức sản<br />
xuất mới tiến bộ được xây dựng. Việc thay thế một quan hệ sản xuất mới có ý nghĩa diệt<br />
vong của một phương thức sản xuất đã lỗi thời làm xuất hiện một phương thức sản xuất<br />
mới.<br />
Lịch sử xã hội loài người là lịch sử phát triển của phương thức sản xuất. Quy luật<br />
này tác động trong lịch sử xã hội loài người, làm cho xã hội chuyển biến từ hình thái<br />
kinh tế- xã hội này sang hình thái kinh tế- xã hội khác cao hơn và có những quan hệ tiến<br />
bộ hơn. Mác cho rằng do có được những lực lượng sản xuất mới, loài người đã thay đổi<br />
phương thức sản xuất, cách làm ăn của mình, loài người thay đổi cả những quan hệ của<br />
mình.<br />
Quan hệ sản xuất tuy được sinh ra từ lực lượng sản xuất nhưng nó không phải là<br />
sản phẩm thụ động, tiêu cực, trái lại có tác động một cách tích cực, chủ động, sáng tạo<br />
đối với lực lượng sản xuất. Nó tác động đến lực lượng sản xuất trên cả ba mặt: nó chi<br />
phối mục đích của nền sản xuất, chi phối khuynh hướng phát triển các nhu cầu về lợi<br />
ích vật chất, tinh thần, chi phối hệ thống tổ chức quản lý sản xuất, quản lý xã hội và<br />
phân phối sản phẩm. Sự tác động đó diễn ra theo hai hướng, nếu quan hệ sản xuất phù<br />
hợp với trình độ của lực lượng sản xuất thì nó trở thành động lực thúc đẩy lực lượng sản<br />
xuất phát triển. Ngược lại, nếu quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ của lực<br />
lượng sản xuất thì kìm hãm, cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất, gây khủng<br />
hoảng kinh tế xã hội. Sự tác động của quan hệ sản xuất biểu hiện rõ nhất, trực tiếp nhất<br />
ở khâu phân phối sản phẩm, nó tác động đến người lao động, biểu hiện ở tinh thần, thái<br />
độ, trách nhiệm. Nó tác động đến công cụ lao động, phản ánh tính tích cực trong cải<br />
tiến, áp dụng thành tựu khoa học. Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực<br />
lượng sản xuất là sự tác động của tất cả các yếu tố quan hệ sản xuất và nó diễn ra hết<br />
sức phong phú, phức tạp. Nếu xem xét một cách giản đơn, tách rời, tuyệt đối hoá vai trò<br />
của một yếu tố nào đó đều là phiến diện, sai lầm.<br />
Thực chất của quy luật đòi hỏi sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản<br />
xuất, lực lượng sản xuất thế nào thì quan hệ sản xuất thích ứng như vậy, quan hệ sản<br />
xuất bao giờ cũng là của một lực lượng sản xuất nhất định, quan hệ sản xuất vượt trước<br />
hay đi sau sự đòi hỏi của lực lượng sản xuất đều không phù hợp. Đây là trạng thái, trong<br />
đó quan hệ sản xuất tạo địa bàn đầy đủ cho lực lượng sản xuất phát triển, là sự phù hợp<br />
tương đối, là quá trình thống nhất biện chứng, sự thống nhất bao hàm mâu thuẫn, là<br />
trạng thái cân bằng động, nghĩa là nó vừa cân bằng vừa phá vỡ cân bằng, nó luôn luôn<br />
được điều chỉnh thông qua quá trình phát hiện và giải quyết mâu thuẫn, từ sự phù hợp<br />
đến không phù hợp, rồi lại đến sự phù hợp mới cao hơn. Sự phù hợp giữa quan hệ sản<br />
xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn là sự phù hợp giữa các yếu tố,<br />
các mặt của quan hệ sản xuất với các yếu tố của lực lượng sản xuất, trong trạng thái phù<br />
hợp, cả ba mặt của quan hệ sản xuất đạt tới sự thích ứng với trình độ phát triển của lực<br />
<br />
5<br />
lượng sản xuất. Tiêu chuẩn của sự phù hợp là các yếu tố của LLSX và QHSX luôn có<br />
sự liên kết chặt chẽ đồng bộ, nhịp nhàng, ăn khớp. Nền sản xuất phát triển đúng hướng,<br />
quy mô mở rộng, thành tựu khoa học kỹ thuật được áp dụng, sản xuất phát triển, năng<br />
suất, chất lượng, hiệu quả cao, khai thác tối đa năng lực hoạt động của tư liệu sản xuất<br />
và người lao động. Đời sống vật chất và tinh thần của người lao động không ngừng<br />
được cải thiện. người lao động luôn quan tâm đến sản xuất, xã hội ổn định và phát triển.<br />
Sự phù hợp nó quy định mục đích, xu hướng, hình thành hệ thống động lực thúc đẩy sản<br />
xuất phát triển. Trái lại, nếu không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất,<br />
gây khủng hoảng kinh tế xã hội. Thực tiễn chứng minh rằng: Lực lượng sản xuất chỉ có<br />
thể phát triển khi có một quan hệ sản xuất hợp lý, đồng bộ, phù hợp với nó. Quan hệ sản<br />
xuất lạc hậu hơn hoặc “tiên tiến” hơn một cách giả tạo đều kìm hãm sự phát triển của<br />
lực lượng sản xuất. Khi mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trở nên<br />
gay gắt, đòi hỏi phải giải quyết mà con người không phát hiện được thì quan hệ sản xuất<br />
trở thành nhân tố phá hoại lực lượng sản xuất, gây nên khủng hoảng kinh tế xã hội.<br />
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất<br />
là quy luật phổ biến, nó tác động trong mọi chế độ xã hội, trong toàn bộ tiến trình phát<br />
triển của lịch sử nhân loại. Sự thay thế các hình thái kinh tế xã hội từ thấp tới cao là do<br />
sự tác động tổng hợp của nhiều quy luật, trong đó quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với<br />
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một quy luật cơ bản.<br />
<br />
Phần II: Sự nhận thức và vận dụng quy luật của Đảng ta trong quá trình đổi mới<br />
nền kinh tế đất nước.<br />
<br />
Quy luật vốn tồn tại khách quan, nhưng nhận thức và vận dụng quy luật lại phụ<br />
thuộc vào năng lực chủ quan của con người. Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng<br />
xã hội chủ nghĩa, Đảng ta luôn quan tâm tới việc vận dụng quy luật này. Song nhận thức<br />
là một quá trình đi từ chưa biết đến biết, biết ít đến biết nhiều, từ hiện tượng đến bản<br />
chất, từ chưa đầy đủ đến đầy đủ. Quá trình đó ngày càng tiếp cận tới chân lý. Nhận thức<br />
của Đảng ta về quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng<br />
sản xuất cũng diễn ra theo quy luật đó.<br />
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta luôn quán triệt và<br />
vận dụng quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản<br />
xuất vào điều kiện cụ thể của nước ta. Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ<br />
nhân dân, cả nước bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đại hội đại biểu toàn<br />
quốc lần thứ IV của Đảng (năm 1976) đã đề ra đường lối chung cho cách mạng Việt<br />
nam trong giai đoạn mới và khẳng định: Nắm vững chuyên chính vô sản, tiến hành đồng<br />
thời ba cuộc cách mạng : cách mạng quan hệ sản xuất; cách mạng khoa học kỹ thuật;<br />
cách mạng tư tưởng, văn hoá, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt. Như<br />
vậy, xét về mặt chiến lược thì đường lối chung do Đại hội IV đề ra là hoàn toàn đúng,<br />
hợp quy luật. Nhưng trong quá trình chỉ đạo thực hiện, Đảng ta lại vấp phải nhiều sai<br />
lầm, khuyết điểm, mà sai lầm lớn nhất là chủ quan, duy ý chí, chưa nắm vững và vận<br />
dụng đúng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực<br />
lượng sản xuất. Nhận thức của Đảng lúc này còn giản đơn, chưa hiểu thực chất của quy<br />
luật về sự phù hợp là như thế nào, chưa chú ý đến tổng thể mối liên hệ của các yếu tố<br />
<br />
6<br />
trong lực lượng sản xuất cũng như quan hệ sản xuất. Chủ trương xây dựng một quan hệ<br />
sản xuất đi trước một bước, mở đường, tạo địa bàn cho lực lượng sản xuất phát triển;<br />
tách quan hệ sản xuất khỏi lực lượng sản xuất. Thực hiện công hữu hoá một cách nóng<br />
vội, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa một cách ồ ạt, tước hết tư liệu sản xuất của các<br />
thành phần kinh tế tư bản tư nhân, tiểu thương, tiểu chủ, trong khi các thành phần kinh<br />
tế này vẫn có vai trò tích cực. Quá nhấn mạnh, tuyệt đối hoá yếu tố sở hữu, coi nhẹ tổ<br />
chức và phân phối. Cho rằng cứ có công hữu, có kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể là<br />
có chủ nghĩa xã hội. Quá thiên về công nghiệp nặng, ham quy mô lớn, đẩy mạnh xây<br />
dựng mô hình hợp tác xã cấp cao, liên minh hợp tác xã trong khi trình độ tổ chức quản<br />
lý của đội ngũ cán bộ còn yếu kém, trình độ của người lao động còn quá thấp, cộng với<br />
tâm lý tập quán, thói quen của người sản xuất nhỏ còn nặng nề. Duy trì quá lâu cơ chế<br />
tập trung quan liêu bao cấp, chưa chú ý nghiên cứu cơ chế thị trường. Quá mặc cảm,<br />
miệt thị với chủ nghĩa tư bản, coi cái gì của chủ nghĩa tư bản cũng là xấu, từ đó phủ<br />
nhận sản xuất hàng hoá, phủ nhận quy luật giá trị, chưa chú ý nghiên cứu chính sách<br />
kinh tế mới của Lênin. Về quan hệ sở hữu thì quá coi trọng sở hữu Nhà nước và sở hữu<br />
tập thể, đồng nhất chế độ sở hữu với tập thể hoá, muốn xoá bỏ ngay sở hữu tư nhân dẫn<br />
đến tài sản của chung không có chủ, không ai quản lý.<br />
Trong lực lượng sản xuất, chỉ chú ý đến đầu tư phát triển công cụ máy móc mà<br />
không quan tâm đúng mức tới yếu tố con người. Tách cơ sở sản xuất với người lao<br />
động, chưa chú ý đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng tay nghề cho người lao động, đưa<br />
người lao động vào các cơ sở sản xuất theo chính sách ưu đãi. Chưa chú trọng đào tạo<br />
nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là trình độ quản lý điều<br />
hành sản xuất của người đứng đầu cơ sở sản xuất. Thực hiện chế độ phân phối bình<br />
quân, cào bằng, không lấy hiệu quả kinh tế làm căn cứ để phân phối. Điều đó đã làm<br />
thui chột động lực của người lao động. Chưa quan tâm đến lợi ích chính đáng của người<br />
lao động, chưa thấy lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp thúc đẩy tính tích cực của con<br />
người. Chưa thấy hết đặc điểm chặng đường đầu của thời kỳ quá độ ở nước ta là một<br />
nước thuộc địa nửa phong kiến, sản xuất nhỏ là phổ biến, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã<br />
hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, đề ra các chỉ tiêu kinh tế quá cao cho nền kinh tế.<br />
Những sai lầm khuyết điểm trên đã dẫn tới làm khủng hoảng kinh tế xã hội, đời<br />
sống nhân dân quá khó khăn, đặc biệt là đời sống của cán bộ viên chức nhà nước và lực<br />
lượng vũ trang.<br />
Trước tình hình đó Đại hội VI của Đảng (12/1986), với tinh thần đổi mới, Đảng<br />
ta đã nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, nhận thức được sai lầm, chỉ ra thực chất của<br />
quy luật là sự phù hợp, nếu quan hệ sản xuất đi trước hoặc đi sau lực lượng sản xuất đều<br />
không phù hợp, lực lượng sản xuất như thế nào thì quan hệ sản xuất như thế ấy. Nhận<br />
thức rõ đặc điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là lực<br />
lương sản xuất thấp kém, sản xuất nhỏ là phổ biến tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ<br />
qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm đó đòi hỏi một nhiệm vụ cấp bách là phải phát<br />
triển lực lượng sản xuất, từng bước thiết lập quan hệ sản xuất từ thấp đến cao, phù hợp<br />
với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Thực hiện chủ trương này, Đảng ta đã thay<br />
chính sách kinh tế hai thành phần bằng chính sách kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà<br />
nước giữ vai trò chủ đạo, đó là hình thức biểu hiện sự vận dụng quy luật này.<br />
<br />
<br />
7<br />
Đến Đại hội VII Đảng ta tiếp tục khẳng định: thực hiện nhất quán, lâu dài chính<br />
sách kinh tế nhiều thành phần. Thực tiễn đã chứng minh chính sách kinh tế nhiều thành<br />
phần là hoàn toàn đúng đắn, hợp quy luật, do đó phát huy tác dụng thúc đẩy lực lượng<br />
sản xuất phát triển. Vì vậy, Đại hội VIII của Đảng xác định, nước ta đã ra khỏi khủng<br />
hoảng kinh tế xã hội và bước sang một thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công<br />
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với mục tiêu cụ thể là: “Mục tiêu của công nghiệp<br />
hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất- kỹ<br />
thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát<br />
triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chát tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững<br />
chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, xây dựng thành công chủ<br />
nghĩa xã hội”2. Trên cơ sở mục tiêu chung đó Đảng ta khẳng định: Tiếp tục thực hiện<br />
nhất quán lâu dài chính sách kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích mọi đơn vị, cá<br />
nhân trong và ngoài nước, khai thác các tiềm năng, ra sức đầu tư phát triển để họ yên<br />
tâm làm ăn lâu dài, có lợi cho quốc kế dân sinh. Đối xử bình đẳng với mọi thành phần<br />
kinh tế trước pháp luật, không phân biệt sở hữu và hình thức tổ chức kinh doanh. Nhằm<br />
phát huy nội lực, tranh thủ những thời cơ và thuận lợi để phát triển nền kinh tế đất nước<br />
với những tiến bộ vững chắc hơn, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển, đồng<br />
thời thiết lập hệ thống quan hệ sản xuất ngày càng phù hợp.<br />
Bước vào thế kỷ XXI, trong điều kiện quốc tế và khu vực có nhiều thời cơ thuận<br />
lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhau. Nổi bật là xu hướng toàn cầu hoá ngày càng<br />
mạnh mẽ, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đang tác động sâu sắc<br />
đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là sự xuất hiện của nền kinh tế tri<br />
thức(đánh dấu bước tiến vượt bậc của lịch sử xã hội loài người), với những thành tựu to<br />
lớn mà Đảng và nhân dân ta đạt được trong hơn ba chục năm thực hiện đường lối đổi<br />
mới đất nước, Đảng ta tiếp tục khẳng định đường lối và chiến lược phát triển kinh tế- xã<br />
hội là: “Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù<br />
hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa”3.<br />
Về phát triển lực lượng sản xuất Đảng ta khẳng định: “phát triển lực lượng sản<br />
xuất hiện đại gắn với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt sở hữu,<br />
quản lý và phân phối”, “tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc<br />
biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, ứng dụng... nhiều hơn, cao hơn, phổ<br />
biến hơn những thành tựu về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri<br />
thức. Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh của người Việt Nam”. “Xây dựng một số<br />
tập đoàn doanh nghiệp lớn đi đầu trong cạnh tranh và hiện đại hoá”. “Phát triển doanh<br />
nghiệp nhà nước, xây dựng các tổng công ty nhà nước đủ mạnh để làm nòng cốt”. Đây<br />
là quan điểm mới về phát triển lực lượng sản xuất của Đảng ta, trong đó “từng bước<br />
phát triển kinh tế tri thức” chính là giải pháp để phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta<br />
trong điều kiện mới. Sự phát triển của nền kinh tế tri thức chứng minh tính đúng đắn<br />
của quan điểm Mác- Lênin về luận điểm ngày nay khoa học đang trở thành lực lượng<br />
sản xuất trực tiếp. Tri thức khoa học được kết tinh trong người lao động và công cụ lao<br />
động.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
Về xây dựng quan hệ sản xuất, Đảng ta khẳng định trong nền kinh tế nước ta hiện<br />
nay có ba hình thức sở hữu cơ bản: Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân.<br />
Từ đó hình thành nhiều thành phần kinh tế, trong đó có sáu thành phần kinh tế cơ bản:<br />
Kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế<br />
tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Để phù hợp với trình độ phát triển<br />
của lực lượng sản xuất phải đa dạng hoá các hình thức sở hữu, trong đó kinh tế nhà<br />
nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành<br />
nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Có thể nói mô hình kinh tế thị trường<br />
định hướng xã hội chủ nghĩa chính là tư duy mới của Đảng ta về quy luật quan hệ sản<br />
xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Về tiêu chuẩn của sự phù<br />
hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, Đại hội IX<br />
khẳng định: “Tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuất theo<br />
định hướng xã hội chủ nghiã là thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời<br />
sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội”4. Cho đến nay, mặc dù vẫn còn nhiều vấn<br />
đề đặt ra cả về lý luận và thực tiễn, song về cơ bản nhận thức của Đảng ta về quy luật<br />
quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất đã rõ ràng. Quá trình nhận<br />
thức đó là quá trình tìm tòi, thử nghiệm công phu, gian khổ, vất vả suốt mấy thập kỷ<br />
qua, đã có lúc phải trả giá đắt. Song chúng ta cần phải khẳng định rằng, đây là nhận<br />
thức của Đảng chứ không phải sự áp đặt từ bên ngoài, nhận thức được hình thành trên<br />
cơ sở vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác-Lê nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, nghiên<br />
cứu tổng kết thực tiễn, từ sự phát hiện của quần chúng ở cơ sở, từ sự suy tư, trăn trở của<br />
đảng viên. Nhận thức này là định hướng quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế đất<br />
nước trong suốt thời kỳ quá độ cũng như tạo tiền đề cho sự phát triển nền kinh tế đất<br />
nước trong những năm tiếp theo.<br />
Như vậy Đảng ta đã vận dụng quan điểm duy vật của chủ nghĩa Mác vào xem xét<br />
lĩnh vực xã hội, chỉ ra sự vận động, phát triển của xã hội bắt đầu từ kinh tế, chỉ ra thực<br />
chất của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản<br />
xuất trong điều kiện cụ thể của nước ta. Đây là vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận hết<br />
sức to lớn trong sự chỉ đạo và hoạt động thực tiễn của Đảng. Từ Đại hội VI đến nay,<br />
Đảng liên tục tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, nhận thức của Đảng về sự phù hợp<br />
của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất ngày càng rõ nét hơn. Những<br />
khuyết điểm, yếu kém trước kia đã được Đảng ta chỉ rõ và kiên quyết khắc phục. Đường<br />
lối đổi mới nói chung, chính sách kinh tế nhiều thành phần kinh tế nói riêng đã thúc đẩy<br />
nền kinh tế nước ta phát triển mạnh, vượt qua những thách thức hiểm nghèo và thu được<br />
nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa quan trọng. Chính sách kinh tế nhiều thành phần đã<br />
khẳng định tính đúng đắn và vai trò tích cực của nó trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội<br />
phát triển. Chính sách kinh tế nhiều thành phần đã giải phóng sức sản xuất, đưa đến<br />
những thành tựu kinh tế quan trọng. Tạo điều kiện để chúng ta tiếp túc phát huy sức<br />
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất<br />
nước, vì mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, vững<br />
bước tiến vào thế kỷ XXI.<br />
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất là quy luật<br />
cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, nó tác động trong mọi lĩnh vực của các hình thái<br />
<br />
<br />
9<br />
kinh tế xã hội, mọi giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội, tác động ở cả tầm vĩ mô và vi<br />
mô, nó vạch ra rằng quan hệ sản xuất bao giờ cũng phải phù hợp với trình độ của lực<br />
lượng sản xuất. Đây là một quy luật xã hội được biểu hiện thông qua hoạt động có ý<br />
thức của con người, vì vậy phát hiện và giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và<br />
quan hệ sản xuất phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của con người. Trong nhận thức và<br />
hoạt động thực tiễn không được vi phạm yêu cầu của quy luật. Quy luật này đòi hỏi con<br />
người phải theo sát quá trình sản xuất, phát hiện những yếu tố không phù hợp, giải<br />
quyết mâu thuẫn, đem lại sự phù hợp với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất<br />
làm cho quá trình sản xuất không ngừng phát triển. Con người bao giờ cũng phải thấy<br />
được tính quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất về mọi mặt, lực<br />
lượng sản xuất như thế nào thì quan hệ sản xuất phải tương ứng như thế ấy. Phải thấy<br />
được sự tác động tích cực của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất, đặc biệt là<br />
vai trò của quan hệ sở hữu. Trong xem xét cải tạo xã hội phải đi từ phân tích mâu thuẫn<br />
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất một cách khách quan và khoa học. Giải<br />
quyết mâu thuẫn này liên quan đến vấn đề chính trị, pháp quyền... tức là thuộc về kiến<br />
trúc thượng tầng, do đó phải có những hình thức, bước đi thích hợp, không được chủ<br />
quan, nóng vội.<br />
Nghiên cứu quy luật này cần thấy được tính khách quan, tính phổ biến của quy<br />
luật, đặc biệt là thấy được vai trò của con người nói chung và Đảng ta nói riêng, trong<br />
nhận thức và vận dụng quy luật này. Chỉ có trên lập trường của chủ nghĩa duy vật lịch<br />
sử, nắm vững quy luật khách quan, trong đó có quy luật cơ bản “Quan hệ sản xuất phù<br />
hợp với trình độ của Lực lượng sản xuất” và vận dụng sáng tạo quy luật đó vào điều<br />
kiện cụ thể của đất nước, Đảng ta mới đề ra được đường lối đúng đắn để lãnh đạo nhân<br />
dân ta tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước giành thắng lợi và xây dựng thành công chủ<br />
nghĩa chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />