Biến đổi khí hậu và hệ thống tài chính: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam
lượt xem 3
download
Bài viết Biến đổi khí hậu và hệ thống tài chính: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam khái quát về tác động của biến đổi khí hậu tới hệ thống tài chính; Kinh nghiệm quốc tế về đánh giá, đo lường và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tới hệ thống tài chính; Cơ sở đó tác giả đề xuất các bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Biến đổi khí hậu và hệ thống tài chính: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam
- Biến đổi khí hậu và hệ thống tài chính: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam Lê Hải Trung Học viện Ngân hàng Ngày nhận: 18/04/2023 Ngày nhận bản sửa: 05/05/2023 Ngày duyệt đăng: 18/05/2023 Tóm tắt: Biến đổi khí hậu là vấn đề cấp thiết có ý nghĩa quan trọng tới mọi mặt đời sống của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế. Bên cạnh những tác động trực tiếp từ các sự kiện tự nhiên cực đoan, các tác động biến đổi khí hậu còn tiềm tàng rủi ro lớn và có hệ thống tới hệ thống tài chính quốc gia do những thua lỗ từ thiệt hại vật chất, sụt giảm năng suất lao động của doanh nghiệp cũng như những bất ổn trong quá trình chuyển đổi tới kinh tế bền vững và các chính sách của các cơ quan quản lý. Việt Nam là một trong những quốc gia nằm trong nhóm chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu nhưng lại có khả năng thích ứng ở ngưỡng thấp. Trong nghiên cứu này, tác giả hệ thống lại tác động của rủi ro từ biến đổi khí hậu tới hệ thống tài chính quốc gia và nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế về các chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu và hệ thống tài chính của một số ngân hàng trung ương trên thế giới. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị chính sách phù hợp đối với Việt Nam. Từ khoá: Biến đổi khí hậu, Rủi ro tài chính, An toàn hệ thống tài chính Climate change and financial system: International evidences and policy implications for Vietnam Abstract: Climate change is an emergency issue that is having significant imnpacts to the global citizens and entities in many aspects. Beside direct impacts from changes in the environment conditions with increasing extreme natural disasters, climate change also imposes considerable risks to the financial system from physical losses, reducing productivity as well as uncertainties from the transition of the economy toword sustainable development. Vietnam is one of the countries that is significantly exposed to the climate change, yet having low adaptation ability. In this study, we provide a systematic review on the impacts of climate change to the financial system and examine the international experience on the policies to tackle climate- related risks to the financial stability from several central banks globally. Consequently, we propose some policy implications to the Vietnamese regulators accordingly. Keywords: Climate change, Financial risk, Financial stability Doi: 10.59276/TCKHDT.2023.09.2530 Le, Hai Trung Email: trunglh@hvnh.edu.vn Banking Academy of Vietnam Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng © Học viện Ngân hàng Số 256- Tháng 9. 2023 26 ISSN 1859 - 011X
- LÊ HẢI TRUNG 1. Giới thiệu Có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đặc thù với đường bờ biển dài 3.260 km, Việt Biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề đang Nam là đất nước dễ bị tổn thương trước tác nhận được sự quan tâm rất lớn bởi những động của biến đổi khí hậu. Theo báo cáo tác động trực tiếp và gián tiếp tới mọi mặt của WorldBank (2022), Việt Nam xếp 13 đời sống của tất cả người dân trên toàn thế trên tổng số 180 quốc gia về mức độ rủi ro giới. Các sự kiện liên quan đến biến đổi khí biến đổi khí hậu nhưng chỉ xếp 127 trên 172 hậu gây rủi ro cho xã hội thông qua các tác quốc gia được xếp hạng về mức độ thích động đối với sức khỏe, an ninh lương thực, ứng với biến đổi khí hậu theo chỉ số Notre nguồn nước, di dân, sinh kế, nền kinh tế, Dame Global Adaptation Index. Những cơ sở hạ tầng và đa dạng sinh học. Theo năm qua, Chính phủ đã chủ động đưa ra WMO (2022) trong báo cáo về tình trạng nhiều văn bản pháp lý, chính sách nhằm Khí hậu Toàn cầu năm 2021, trong mười ứng phó với biến đổi khí hậu theo cam kết năm qua, các hiện tượng thời tiết cực đoan tại Công ước khung của Liên hợp quốc về đã gia tăng về tần suất và cường độ, làm biến đổi khí hậu năm 2021 (COP26) về nạn đói gia tăng, tiềm tàng khả năng làm giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050, suy yếu những nỗ lực cải thiện an ninh giảm 30% lượng phát thải khí metan gây lương thực trong nhiều thập kỷ. hiệu ứng nhà kính vào năm 2030. Tuy Bên cạnh những tác động về mặt sinh học nhiên, để đánh giá được khả năng đạt được và xã hội, biến đổi khí hậu cũng tiềm tàng mục tiêu tăng trưởng xanh thì việc đánh giá rủi ro lớn đến nền kinh tế và hệ thống tài những rủi ro tiềm tàng của biến đổi khí hậu chính. Bắt nguồn từ những nghiên cứu tới hệ thống tài chính nói chung và các tổ của Nobel Kinh tế Nordhaus (1977, 1991, chức tài chính nói riêng cũng đóng vai trò 1992), các nghiên cứu gần đây đã bắt đầu quan trọng để đảm bảo sự đồng bộ trong quan tâm tới các tác động của biến đổi khí các chính sách quản lý và ứng phó. hậu tới nền kinh tế và hệ thống tài chính. Trong bài viết này, ba mục tiêu nghiên cứu Biến đổi khí hậu có tác động nhân quả và được giải quyết bao gồm: thứ nhất, khái quát hai chiều tới hoạt động kinh tế (Giglio và về tác động của biến đổi khí hậu tới hệ thống cộng sự, 2021). Các tài nguyên hóa thạch tài chính; thứ hai, chỉ ra kinh nghiệm quốc như dầu khí, than đá là một bộ phận quan tế về đánh giá, đo lường và giảm thiểu tác trọng trong các hoạt động sản xuất, góp động của biến đổi khí hậu tới hệ thống tài phần tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy, sự tiêu chính; thứ ba, trên cơ sở đó tác giả đề xuất thụ của các nguyên liệu này cũng dẫn tới các bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. sự nóng lên của nhiệt độ trái đất, gây ra những hiện tượng tự nhiên bất thường, gia 2. Biến đổi khí hậu và hệ thống tài chính tăng các thảm họa thiên nhiên và có những tác động tiêu cực tới nền kinh tế thế giới 2.1. Biến đổi khí hậu (Carleton & Hsiang, 2016; Dell và cộng sự, 2009). Chính vì vậy, hội thảo về biến đổi Trong Công ước Khung của Liên hợp Quốc khí hậu toàn cầu lần thứ 27 (COP27) tại Ai về biến đổi khí hậu (UNFCCC, 1992), biến Cập vào tháng 12/2022 đã chỉ ra tầm quan đổi khí hậu được định nghĩa là “những thay trọng của hợp tác quốc tế liên quan đến các đổi của khí hậu do tác động trực tiếp hoặc vấn đề biến đổi khí hậu dường như đang gián tiếp của hoạt động con người dẫn đến vận động nhanh hơn dự tính. thay đổi thành phần khí quyển và những Số 256- Tháng 9. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 27
- Biến đổi khí hậu và hệ thống tài chính: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam Nguồn: Chỉ số nóng lên toàn cầu, truy cập 13/4/2023 tại globalwarmingindex.org -- Tracking progress to a safe climate Hình 1. Chỉ số nóng lên toàn cầu biến động của khí hậu tự nhiên được quan với tần suất và cường độ nghiêm trọng hơn. sát trong một thời gian dài”. Như vậy, biến Điều này làm thay đổi hệ sinh thái thiên đổi khí hậu có hai nhóm nguyên nhân: (i) nhiên, gia tăng nạn đói và suy dinh dưỡng. nguyên nhân khách quan từ những sự thay Khả năng trồng trọt và chăn nuôi kém năng đổi của các yếu tố tự nhiên và (ii) nguyên suất do thay đổi về điều kiện môi trường nhân chủ quan từ phía con người. Theo chỉ cũng như sức khỏe của con người. Đồng số nóng lên của trái đất (Global Warming thời, vấn nạn nghèo đói có thể gián tiếp gây Index) của nhóm nghiên cứu tại Viện biến hiện tượng di dân của các khu vực địa lý, đổi khí hậu, Đại học Oxford, con người là gián tiếp gây ra những rủi ro về xã hội toàn nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự nóng lên cầu (Tol, 2009). của trái đất (Hình 1). Những tác động trực tiếp từ biến đổi khí Biến đổi khí hậu có thể gây ra những thay hậu có thể gây ra những hậu quả lớn đối với đổi về hiện tượng thiên nhiên, từ đó tác kinh tế của các quốc gia. Theo báo cáo về động tiêu cực đến hệ sinh thái, sức khỏe, biến đổi khí hậu của Viện nghiên cứu Thụy môi trường và khả năng sinh sống của hầu Sĩ (SwissRe, 2021) thì kinh tế thế giới sẽ hết các chủ thể trên Trái đất. Ví dụ, nhiệt bị mất 10% tổng giá trị vào năm 2050 do độ bình quân của trái đất gia tăng sẽ làm những tác động của biến đổi khí hậu (Bảng gia tăng các bệnh liên quan đến nhiệt, suy 1). Trong kịch bản nghiêm trọng nhất, nếu giảm năng suất lao động do việc làm việc các quốc gia không hành động thì nhiệt độ ngoài trời khó khăn hơn, tăng khả năng gây toàn cầu có thể tăng tới 3,2%, khiến kinh tế cháy rừng cũng như gây ra các hiện tượng thế giới mất 18% tổng giá trị GDP. Trong thiên nhiên cực đoan như hạn hán, bão, lũ đó, các quốc gia Trung Đông và châu Phi 28 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 256- Tháng 9. 2023
- LÊ HẢI TRUNG Bảng 1. Sự thay đổi của các nền kinh tế dưới tác động của biến đổi khí hậu Các kịch bản tăng nhiệt độ vào giữa thế kỷ Tốt- Tăng dưới 20C Tăng 20C Tăng 2,60C Tăng 3,20C Phạm vi khả năng tăng nhiệt độ Trường hợp Mục tiêu Paris toàn cầu nghiêm trọng Mô phỏng tác động thiệt hại kinh tế do nhiệt độ tăng theo % GDP, so với trường hợp thế giới không có BĐKH (00C) Thế giới -4,2% -11.0% -13,9% -18,1% OCED -3,1% -7,6% -8,1% -10,6% Bắc Mỹ -3,1% -6,9% -7,4% -9,5% Nam Mỹ -4,1% -10,8% -13,0% -17,0% Châu Âu -2,8% -7,7% -8,0% -10,5% Trung Đ ông và Châu Phi -4,7% -14,0% -21,5% -27,6% Châu Á -5,5% -14,9% -20,4% -26,5% Các quốc gia Châu Á phát triển -3,3% -9,5% -11,7% -15,4% ASEAN -4,2% -17,0% -29,0% -37,4% Châu Đại Dương -4,3% -11,2% -12,3% -16,3% Nguồn: Swiss Re, 2021 cũng như châu Á bị thiệt hại nặng nề nhất, Hình 2 cho biết tác động của biến đổi khí hậu với mức thiệt hại dự kiến lần lượt là 27,6% đến hệ thống tài chính trên hai khía cạnh. và 26,5%. Thứ nhất, biến đổi khí hậu có thể tác động đến an toàn của hệ thống tài chính 2.2. Tác động của biến đổi khí hậu tới hệ một cách trực tiếp bởi tần suất và mức độ thống tài chính nghiêm trọng ngày càng gia tăng của các thảm họa thiên nhiên. Rủi ro này được gọi Bên cạnh những tác động tới nền kinh tế, là rủi ro vật chất (physical risk) của biến biến đổi khí hậu có thể tác động tới các đổi khí hậu. Rủi ro vật chất có thể tác động tổ chức tài chính cũng như an toàn trên tới nền kinh tế trên hai khía cạnh: (i) những thị trường tài chính. Lamperti và cộng sự sự kiện tự nhiên bất thường hoặc các thảm (2022) đã mô phỏng tác động của biến đổi họa thiên nhiên nghiêm trọng dẫn tới sự đứt khí hậu tới hệ thống tài chính và chỉ ra gãy trong hoạt động của các doanh nghiệp rằng, biến đổi khí hậu có thể khiến cho xác và thiệt hại lớn về mặt vật chất; (ii) những suất xảy ra khủng hoảng của hệ thống ngân sự thay đổi về khí hậu, địa sinh học như sự hàng tăng 26- 248%. Để hỗ trợ các ngân nóng lên của nhiệt độ, nước biển dâng cao hàng gặp khó khăn, Chính phủ có thể mất có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động khoảng 5- 15% GDP và tăng nợ vay tới của các doanh nghiệp, người dân tại một số 200%. Điều này cho thấy, biến đổi khí hậu địa điểm do thay đổi về điều kiện làm việc, có tác động lớn tới hệ thống tài chính và khả năng hoạt động, năng suất, khả năng di yêu cầu đánh giá và xem xét mối quan hệ chuyển, kết nối trong chuỗi cung ứng. giữa biến đổi khí hậu và hệ thống tài chính Thứ hai, thị trường tài chính có thể bị ảnh là cấp thiết để cơ quan quản lý có thể thiết hưởng khả năng thực hiện các chính sách kế các chính sách an toàn vĩ mô hợp lý. giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu Số 256- Tháng 9. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 29
- Biến đổi khí hậu và hệ thống tài chính: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam Nguồn: Menon và cộng sự, 2022 Hình 2. Tác động của biến đổi khí hậu tới rủi ro trong hệ thống tài chính cũng như sự phát triển của công nghệ hỗ của các khách hàng và làm suy giảm chất trợ. Tính khó dự báo và dài hạn của các lượng tín dụng của các ngân hàng. Bên chính sách này tiềm ẩn bất ổn trong phản cạnh đó, nghiên cứu của Chava (2014) cho ứng chính sách, khiến các doanh nghiệp thấy các doanh nghiệp có nhạy cảm cao khó đưa ra các quyết định kinh doanh và với rủi ro từ biến đổi khí hậu phải đi vay đầu tư kịp thời do lo ngại sự thay đổi của với chi phí cao hơn tương đối so với các chính sách. Rủi ro này được gọi là rủi ro doanh nghiệp tương tự. Giá trị của các loại chuyển đổi (transition risk) của biến đổi tài sản thay đổi cũng có thể tác động đến khí hậu. Rủi ro chuyển đổi có thể ảnh thị trường tài chính do các phản ứng của hưởng tới khả năng sinh lời và mức độ sẵn nhà đầu tư với các chính sách liên quan sàng đầu tư doanh nghiệp, hoặc tác động đến biến đổi khí hậu. Krueger và cộng sự tới sự biến động của thị trường tài sản từ (2020) ước tính 93% các nhà phân tích đưa kỳ vọng thay đổi của nhà đầu tư, đặc biệt là rủi ro biến đổi khí hậu vào phân tích lựa các nguyên liệu hóa thạch hoặc các doanh chọn danh mục đầu tư của mình, trong khi nghiệp có hoạt động gắn liền với mức độ Campbell & Slack (2011) chỉ ra là không xả thải carbon. có nhà phân tích nào quan tâm đến rủi ro Các rủi ro từ biến đổi khí hậu có thể trực này trong năm 2011. Mức độ gia tăng này tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến rủi ro của hệ chủ yếu xuất phát từ sau Hiệp định Paris thống tài chính. Ví dụ, các thảm họa thiên 2015 (Delis và cộng sự, 2019). Điều này nhiên có thể gây ra những thiệt hại lớn về dẫn đến biến động của các tài sản trên thị tài sản đối với các doanh nghiệp và người trường tài chính và tiềm tàng rủi ro thị dân. Điều này có ảnh hưởng tiêu cực đến trường với các nhà đầu tư. Ví dụ, các công khả năng trả nợ cũng như tài sản bảo đảm ty có lượng khí thải cao, ít thân thiện với 30 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 256- Tháng 9. 2023
- LÊ HẢI TRUNG Bảng 2. Các chính sách kiểm soát tác động của biến đổi khí hậu của các cơ quan quản lý Chính sách Khái niệm Nơi áp dụng/đề xuất Đo lường rủi ro tài chính Phát triển và áp dụng các phương pháp để Ngân hàng Trung ương Hà Lan liên quan đến biến đổi khí nhận diện và đo lường rủi ro có liên quan đến (DNB); Ngân hàng Trung ương hậu biến đổi khí hậu cho các tổ chức tài chính Anh (BoE) Công khai thông tin về các Yêu cầu các tổ chức công khai các rủi ro có Uỷ ban An toàn tài chính (FSB), rủi ro có liên quan đến biến liên quan đến biến đổi khí hậu trong hoạt Luật chuyển dịch năng lượng đổi khí hậu động kinh doanh và đầu tư của Pháp (2016). Đưa các mục tiêu về môi trường trong các Chính sách an toàn vi mô có Ngân hàng trung ương Libang, chính sách quản lý an toàn vi mô với các tổ liên quan đến môi trường Brazil chức tài chính Tài trợ của ngân hàng trung Cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng để Ngân hàng trung ương ương tới các dự án xanh tài trợ các dự án thân thiện với môi trường Bangladesh và Nhật Bản Yêu cầu tỷ lệ tối thiểu trong danh mục tín Tỷ lệ cho vay tới các dự án Ngân hàng trung ương Ấn Độ, dụng của các ngân hàng cho các dự án thân thân thiện môi trường Bangladesh thiện với môi trường Nguồn: Campiglio và cộng sự, 2022 môi trường thường bị định giá thấp hoặc năng của biến đổi khí hậu. bị giảm giá Barnett và cộng sự (2020). Tác động này lớn hơn ở các giai đoạn có nhiều 3. Kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát tác tin tức xấu về biến đổi khí hậu (Engle và động của biến đổi khí hậu tới hệ thống cộng sự, 2020). tài chính Như vậy, những rủi ro của biến đổi khí hậu có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp và Rủi ro vật chất và rủi ro chuyển đổi của lan truyền rủi ro tới hệ thống tài chính. Đặc biến đổi khí hậu đã đặt ra những thách thức biệt, tác động của rủi ro từ biến đổi khí hậu không nhỏ đối với các cơ quan quản lý, đặc tới nền kinh tế là chuỗi vòng lặp. Ví dụ, biệt là ngân hàng trung ương các nước để rủi ro vật chất có thể khiến thay đổi phản đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính. ứng của các chủ thể trong nền kinh tế do Các cơ quan quản lý đã bắt đầu nghiên cứu sự sụt giảm về thu nhập, dẫn đến các dòng và đưa ra các chính sách nhằm giảm thiểu người di cư hay khai phá những vùng đất tác động của biến đổi khí hậu cũng như mới và tác động ngược lại tới biến đổi khí hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. hậu. Sự thay đổi về các chính sách hay phát Bảng 2 trình bày các chính sách đã được áp triển về công nghệ có thể dẫn tới sự thay dụng hoặc đề xuất áp dụng liên quan đến đổi trong cấu trúc đầu tư của nền kinh tế, từ kiểm soát tác động của biến đổi khí hậu tới đó tác động ngược lại tới biến đổi khí hậu hệ thống tài chính. Các chính sách có thể (Breitenstein và cộng sự, 2021). Tương tự chia thành 3 nhóm lớn: (i) Phát triển các như vậy, tác động của biến đổi khí hậu tới công cụ để hiểu rõ hơn về rủi ro từ biến đổi rủi ro trên hệ thống tài chính cũng là chuỗi khí hậu; (ii) Nâng cao thông tin liên quan vòng lặp, khi rủi ro đối với các tổ chức tài đến rủi ro từ biến đổi khí hậu và (iii) Áp chính cũng có thể tác động ngược lại tới dụng các quy định nhằm thúc đẩy và hỗ trợ biến đổi khí hậu khi các tổ chức này thực phát triển bền vững. hiện các thay đổi trong chính sách cho vay, chính sách hoạt động có liên quan đến môi 3.1. Phát triển các công cụ để nhận diện trường, từ đó tác động tới nguy cơ và khả và đo lường rủi ro từ biến đổi khí hậu Số 256- Tháng 9. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 31
- Biến đổi khí hậu và hệ thống tài chính: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam Để quản lý được rủi ro từ biến đổi khí hậu đổi khí hậu cũng như những khuyến nghị thì các ngân hàng trung ương (NHTƯ) liên quan đến từng ngành để cung cấp thông đã bắt đầu nghiên cứu đánh giá các rủi ro tin cho các bên liên quan trong việc quản này với các tổ chức tài chính. Nghiên cứu lý và giám sát rủi ro. Uỷ ban năng lượng của NHTƯ Hà Lan (Regelink và cộng sự, Pháp đã yêu cầu các doanh nghiệp niêm yết 2017) đã chỉ ra rằng mặc dù rủi ro biến đổi công bố các thông tin liên quan đến rủi ro khí hậu với các công ty sản xuất nhiên liệu biến đổi khí hậu cũng như các chính sách hoá thạch là không lớn, nhưng rủi ro cho mà doanh nghiệp thực hiện để giảm thiểu rủi toàn bộ các ngành có liên quan là lớn và có ro. Uỷ ban này cũng yêu cầu các ngân hàng khả năng lan truyền hệ thống. NHTƯ Anh phải thực hiện kiểm định sức chịu đựng của (BoE, 2017) đã đánh giá rủi ro biến đổi khí danh mục cho vay đối với biến đổi khí hậu hậu tới các công ty bảo hiểm và ngân hàng và công bố thông tin công khai (Mason và và cho thấy thua lỗ tiềm tàng lớn từ các sự cộng sự, 2016). kiện thiên nhiên cực đoan. Mặc dù công khai thông tin liên quan đến Tuy nhiên, việc đo lường những rủi ro tài rủi ro biến đổi khí hậu sẽ phần nào giúp chính do biến đổi khí hậu vẫn gặp những quá trình chuyển đổi tới nền kinh tế phát thách thức lớn. Thứ nhất, dữ liệu được sử triển bền vững trở nên dễ dàng hơn, nhưng dụng để đánh giá rủi ro là không nhiều. những nỗ lực này của các cơ quan quản lý Điều này gây khó khăn đối với các tổ chức vẫn còn gặp nhiều thách thức. Nhiều quỹ tài chính trong việc tiến hành các kiểm định đầu tư cũng như các nhà đầu tư lớn vẫn sức chịu đựng (stress-test) với rủi ro biến chưa thực sự quan tâm tới rủi ro về biến đổi đổi khí hậu. Thứ hai, việc đánh giá và đo khí hậu. Bên cạnh đó, các công bố thông lường rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu tin của các doanh nghiệp về rủi ro liên quan đòi hỏi một mô hình và phương pháp phức đến biến đổi khí hậu vẫn chưa thực sự rõ tạp, có tính tới các tác động nhiều chiều và ràng, mang nhiều ý nghĩa do thiếu tiêu qua lại giữa môi trường, hoạt động kinh tế chuẩn cụ thể liên quan (Campiglio và cộng và thị trường tài chính. sự, 2022). Điều này có thể khiến các nhà đầu tư không thực sự quan tâm và đánh giá 3.2. Yêu cầu công bố thông tin liên quan chính xác được rủi ro về biến đổi khí hậu đến rủi ro từ biến đổi khí hậu do tính khó tiếp cận. Một trong những thách thức lớn nhất trong 3.3. Các quy định hỗ trợ và hướng tới việc quản lý và giảm thiểu hậu quả của biến phát triển bền vững đổi khí hậu là việc các công ty cũng như các nhà đầu tư còn chưa có nhiều thông tin cũng Các quy định quản lý hiện tại không trực như hiểu được tầm quan trọng của rủi ro liên tiếp đưa ra các quy định về rủi ro biến đổi quan đến biến đổi khí hậu. Một số tổ chức khí hậu, đặc biệt là với các NHTM. Tuy độc lập hoặc cơ quan quản lý nhà nước đã nhiên, một số quốc gia đã bắt đầu áp dụng bắt đầu công bố các báo cáo về rủi ro liên các chính sách an toàn vĩ mô để giảm thiểu quan đến biến đổi khí hậu cho các bên liên rủi ro liên quan đến môi trường hoặc các quan. Uỷ ban an toàn tài chính (FSB) đã chính sách hỗ trợ để các NHTM sẵn sàng công bố báo cáo về rủi ro tài chính liên quan hơn trong việc tài trợ các dự án thân thiện đến biến đổi khí hậu (FSB, 2017), trong đó với môi trường. Ví dụ, NHTƯ Li Băng chỉ rõ các rủi ro tài chính tiềm tàng từ biến cho phép các tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các 32 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 256- Tháng 9. 2023
- LÊ HẢI TRUNG NHTM khác nhau tuỳ thuộc vào tỷ lệ các năng làm suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh khoản cho vay của NHTM với các dự án tế (WorldBank, 2022). Cụ thể, theo báo cáo thân thiện với môi trường và hướng tới các Phân tích Môi trường Quốc gia (CEA) của loại năng lượng sạch. NHTƯ Brazil yêu cầu WorldBank (2022), Việt Nam đã thiệt hại các NHTM phải đưa các rủi ro liên quan đến khoảng 3,2% GDP trong năm 2020 do các biến đổi khí hậu vào quy định quản lý rủi ro tác động của biến đổi khí hậu. Nếu không và giải trình các nội dung này khi thực hiện có biện pháp thích ứng và giảm thiểu phát các báo cáo về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. thải, những thiệt hại này sẽ còn gia tăng NHTƯ Trung Quốc cũng đưa các quy định trong tương lai, ảnh hưởng tiêu cực đến các về tài trợ tín dụng xanh vào quy định đánh ngành kinh tế then chốt như nông nghiệp giá an toàn vĩ mô của các NHTM. Cơ quan và thủy sản, làm giảm năng suất lao động, giám sát ngân hàng Châu Âu cũng đang tăng chi phí làm mát do nhiệt độ cao và xem xét đưa các chỉ tiêu môi trường, xã hội gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của và quản trị (ESG) vào trong bộ chỉ tiêu đánh người dân. giá về hoạt động của các NHTM. Nhận thức được những tác động tiêu cực Tuy nhiên, các quy định và nỗ lực trên của của biến đổi khí hậu, Chính phủ đã tích các cơ quan quản lý vẫn gặp nhiều thách cực tham gia nhiều công ước, thỏa thuận thức. Thứ nhất, việc giảm các quy định về quốc tế về biến đổi khí hậu, cũng như đưa an toàn vốn liên quan đến các khoản cho ra nhiều chính sách ứng phó trong đó nổi vay các dự án thân thiện với môi trường bật nhất là việc tham gia thoả thuận hỏa cũng có thể tạo ra rủi ro đạo đức từ các thuận Paris về biến đổi khí hậu năm 2016 NHTM để lách luật nhằm giảm thiểu áp cũng như cam kết mức phát thải ròng về lực vốn (Campiglio và cộng sự, 2022). không (net zero) vào năm 2050 tại hội nghị Thứ hai, việc đưa ra các quy định cứng liên COP26. Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành quan đến rủi ro từ biến đổi khí hậu có thể nhiều nghị quyết, quyết định và các văn khiến các NHTM gặp khó khăn trong việc bản pháp luật liên quan đến BĐKH. Kể từ thực thi trên thực tế bởi sự phức tạp trong năm 2007 đến năm 2017, Chính phủ, Thủ việc đo lường và đánh giá chính xác về các tướng Chính phủ đã ban hành 109 văn bản, loại rủi ro này do thiếu dữ liệu và phương trong đó có 2 nghị quyết, 23 nghị định, 82 pháp phù hợp. quyết định và 2 chỉ thị về lĩnh vực ứng phó với BĐKH (Hung, 2022). Các mục tiêu 4. Khuyến nghị chính sách cho Việt Nam của Chính phủ cũng được cụ thể hoá bằng các chiến lược liên quan đến biến đổi khí 4.1. Thực trạng các chính sách liên quan hậu và tăng trưởng xanh như Chiến lược đến biến đổi khí hậu của Việt Nam quốc gia về biến đổi khí hậu (2011) hay Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh Việt Nam là một trong những quốc gia giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm nằm trong nhóm chịu ảnh hưởng lớn nhất 2050 (2021). Đặc biệt, ngày 26/7/2022, của biến đổi khí hậu đồng thời cũng là một Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết trong những quốc gia có tốc độ tăng phát định 896/QD-TTg về Chiến lược quốc gia thải nhanh nhất thế giới. Chỉ trong vòng 15 về BĐKH giai đoạn đến năm 2050, trong năm, lượng phát thải bình quân đầu người đó nổi bật với các biện pháp chủ động của Việt Nam tăng hơn 4 lần và mang lại thích ứng hiệu quả, giảm mức độ dễ bị tổn những khoản chi phí lớn, tiềm tàng khả thương, tổn thất và thiệt hại do BĐKH; Số 256- Tháng 9. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 33
- Biến đổi khí hậu và hệ thống tài chính: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam giảm phát thải khí nhà kính theo mục tiêu tại Việt Nam có xu hướng tăng theo từng phát thải ròng bằng không vào năm 2050. năm nhưng quy mô dư nợ vẫn tương đối Ngoài những chính sách về khí hậu, Nhà nhỏ. Cụ thể, tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh nước đã đưa ra chính sách tài chính để phân trong tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống bổ nguồn lực cho bảo vệ môi trường và liên trong năm 2015 là 1,55%; tăng lên 4,28% quan trực tiếp đến hệ thống tài chính quốc năm 2021; và đạt 4,1% trong 6 tháng đầu gia như Quyết định số 2183/2015/QĐ-BTC năm 2022. Nguyên nhân chủ yếu do các dự nhằm định hướng phát triển thị trường tài án xanh thường có thời hạn dài và tiềm ẩn chính xanh. Tương tự, NHNN cũng ban rủi ro, trong khi các NHTM còn nhiều hạn hành Chỉ thị số 03/CTNHNN nhằm định chế về năng lực thực thi tín dụng xanh do hướng hoạt động tín dụng theo hướng phát kiến thức chuyên sâu về môi trường, đánh triển bền vững và giảm thiểu rủi ro môi giá được các rủi ro có thể xảy ra đối với các trường. Bên cạnh đó, đề án phát triển Ngân dự án gây ảnh hưởng, gây ô nhiễm nghiêm hàng xanh trong Quyết định 1604/2018/ trọng đến môi trường-xã hội (Linh và cộng QĐ-NHNN cũng được phê duyệt nhằm sự, 2021). nâng cao vai trò và trách nhiệm xã hội của hệ thống ngân hàng đối với việc bảo 4.2. Khuyến nghị chính sách cho Việt Nam vệ môi trường, chống BĐKH, định hướng hoạt động tín dụng với các dự án thân thiện Từ những phân tích trên, tác giả đưa ra một với môi trường, hướng tới nền kinh tế tăng số khuyến nghị chính sách đối với kiểm trưởng xanh và phát triển bền vững. soát tác động của biến đổi khí hậu tới hệ Như vậy, có thể thấy Chính phủ đã có rất thống tài chính như sau: nhiều các động thái chủ động thể hiện sự Thứ nhất, các cơ quan quản lý cần nghiên quyết tâm hướng tới phát triển bền vững và cứu và phát triển các công cụ đánh giá rủi giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. ro liên quan đến biến đổi khí hậu tới hệ Tuy đạt được một số thành quả nhất định, thống tài chính nói chung và các tổ chức các chính sách về biến đổi khí hậu tại Việt tài chính như ngân hàng và công ty bảo Nam vẫn còn một số hạn chế như số lượng hiểm nói riêng. Việc nhận diện và lượng số lượng các chính sách quá nhiều, chồng hóa được các tác động của rủi ro từ biến đổi chéo nhiều nội dung, gây khó hiểu và khó khí hậu giúp các tổ chức tài chính chủ động áp dụng. Các chiến lược và kế hoạch hành hơn trong việc kiểm soát và giảm thiểu tác động quốc gia về biến đổi khí hậu không động của biến đổi khí hậu tới an toàn của có hệ thống giám sát và đánh giá; thiếu các các tổ chức tài chính. Đặc biệt, Ngân hàng công cụ để định hướng cho việc xây dựng Nhà nước cần đưa các đánh giá về rủi ro chính sách và dự toán nguồn lực tài chính. liên quan đến biến đổi khí hậu trở thành Ngoài ra, các chính sách chưa theo kịp các một nội dung trong các đánh giá về an toàn thông lệ quốc tế, cũng chưa đáp ứng được hệ thống của Cơ quan Thanh tra, Giám sát các mục tiêu và cam kết quốc tế về khí hậu. Ngân hàng định kỳ do tính chất hệ thống và Đối với các tổ chức tài chính như NHTM, dễ lan truyền của rủi ro từ biến đổi khí hậu. mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc phát Thứ hai, các cơ quan quản lý cần có các triển tín dụng xanh, kết quả còn tương đối yêu cầu và quy định nhằm tăng cường các khiêm tốn. Tỷ trọng tín dụng xanh vẫn còn thông tin liên quan đến rủi ro từ biến đổi khá thấp so với tổng dư nợ tín dụng của khí hậu đối với các chủ thể trong nền kinh nền kinh tế. Mặc dù dư nợ tín dụng xanh tế như các doanh nghiệp niêm yết hay các 34 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 256- Tháng 9. 2023
- LÊ HẢI TRUNG tổ chức tài chính. Việc đánh giá chính xác trợ nguồn lực tài chính cho các TCTD thực rủi ro từ biến đổi khí hậu yêu cầu sự minh hiện cấp vốn cho các dự án xanh như các bạch và thông tin chi tiết từ các bên liên bài học từ NHTƯ Pháp hay Nhật Bản như quan. Các thông tin này cần đảm bảo ba giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tỷ lệ tương yếu tố: (i) thông tin đáng tin cậy và có chất ứng với tỷ trọng các khoản cho vay xanh; lượng cao; (ii) thông tin đầy đủ và thống tăng nguồn thanh khoản đối với ngân hàng nhất với các quy định cụ thể về yêu cầu thực hiện đánh giá rủi ro môi trường tốt tối thiểu đối với các loại thông tin và chất khi cấp tín dụng hoặt siết thanh khoản đối lượng thông tin được công bố và (iii) các với các ngân hàng cho vay các dự án gây nguyên tắc để công bố thông tin cũng như thiệt hại tới môi trường; tăng hạn mức tăng các biện pháp mà các doanh nghiệp và tổ trưởng tín dụng cho các NHTM có dư nợ chức tài chính đang thực hiện để quản lý tín dụng xanh cao. đối với rủi ro từ biến đổi khí hậu. Việc có Thứ tư, đối với các NHTM và tổ chức tài một nền tảng thông tin minh bạch, thống chính, cần phải xây dựng khung chiến lược nhất, chuẩn hóa là cơ sở quan trọng để thiết và lộ trình hướng tới phát triển ngân hàng kế các chính sách giám sát và quản lý rủi ro xanh theo cấp độ phù hợp với quy định từ biến đổi khí hậu, đảm bảo sự nhận thức của NHNN, trong đó cần xây dựng các rõ ràng từ các bên liên quan nhằm giảm quy định nội bộ và thực hiện quản lý rủi thiểu rủi ro chuyển đổi từ biến đổi khí hậu. ro về môi trường trong hoạt động cấp tín Thứ ba, các nguồn lực tài chính cho ứng dụng, xây dựng chính sách riêng cho hoạt phó với rủi ro từ biến đổi khí hậu. Theo động tín dụng xanh do các tính chất đặc báo cáo của World Bank (2022) thì để có thù của dự án này. Bên cạnh đó, để đảm thể đảm bảo được mức xả thải như cam bảo khả năng thực hiện các hoạt động tín kết tại COP27 thì tổng nhu cầu tài chính dụng xanh, NHTM cần đa dạng hóa nguồn tăng thêm của Việt Nam là khoảng 368 tỷ vốn cho hoạt động này như tìm kiếm và tận USD cho tới năm 2040, hay xấp xỉ 6,8% dụng các nguồn vốn ưu đãi từ các tổ chức GDP mỗi năm. Nguồn lực này cần được quốc tế về môi trường cũng như tổ chức huy động từ tất cả các bộ phận trong nền đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ ngân kinh tế như khu vực tư nhân, khu vực chi hàng liên quan đến ngân hàng xanh và tín tiêu công hay huy động từ nguồn vốn quốc dụng xanh. tế: (i) Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, điều chỉnh để tạo điều 5. Kết luận và hướng nghiên cứu kiện cho việc huy động vốn giải quyết các rủi ro từ biến đổi khí hậu như tiếp tục hoàn Ở nghiên cứu này, tác giả đã hệ thống lại thiện các quy định liên quan hoạt động các tác động của biến đổi khí hậu tới hệ phát hành, giao dịch trái phiếu và cổ phiếu thống tài chính quốc gia, đặc biệt là tới các xanh trên thị trường; có những cơ chế để an toàn của hệ thống tài chính. Bài viết chỉ đảm bảo tính thanh khoản cho trái phiếu ra kinh nghiệm quốc tế về các chính sách xanh như chấp nhận sử dụng trái phiếu trong kiểm soát tác động của biến đổi khí xanh trong hoạt động thị trường mở với tỷ hậu, bao gồm: (1) Phát triển các công cụ lệ chiết khấu cao hơn các trái phiếu khác; để nhận diện và đo lường rủi ro từ biến đổi cho phép các tổ chức tín dụng sử dụng trái khí hậu; (2) Yêu cầu công bố thông tin liên phiếu xanh làm dự trữ bắt buộc; (ii) tiếp quan đến rủi ro từ biến đổi khí hậu; và (3) tục nghiên cứu các cơ chế, chính sách hỗ Các quy định hỗ trợ và hướng tới phát triển Số 256- Tháng 9. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 35
- Biến đổi khí hậu và hệ thống tài chính: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam bền vững. Theo đó khuyến nghị chính sách cho cơ quan quản lý trong việc thiết kế các đối với kiểm soát tác động của biến đổi khí chính sách phù hợp. Một hướng nghiên cứu hậu tới hệ thống tài chính ở Việt Nam. khác cũng có thể được quan tâm là đánh Trong các nghiên cứu tiếp theo, việc đưa giá tác động tràn từ chính sách đối phó với ra các đánh giá định lượng cụ thể của biến biến đổi khí hậu của các quốc gia khác tới đổi khí hậu cũng như sự nhận biết của các các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam một chủ thể trên thị trường về biến đổi khí hậu cách trực tiếp thông qua các chính sách tới biến động trên thị trường tài chính cũng hoặc yêu cầu tiêu chuẩn về thương mại như mức độ hiệu quả hoạt động của các quốc tế hoặc một cách gián tiếp thông qua doanh nghiệp hoặc các trung gian tài chính sự biến động của các thị trường tài chính. ■ sẽ là cần thiết để có những đánh giá cụ thể Tài liệu tham khảo Barnett, M., Brock, W., & Hansen, L. P. (2020). Pricing uncertainty induced by climate change. The Review of Financial Studies, 33(3), 1024-1066. BoE. (2017). The Bank of England’s response to climate change. Bank of England. Breitenstein, M., Nguyen, D. K., & Walther, T. (2021). Environmental hazards and risk management in the financial sector: A systematic literature review. Journal of Economic Surveys, 35(2), 512-538. Campbell, D., & Slack, R. (2011). Environmental disclosure and environmental risk: Sceptical attitudes of UK sell-side bank analysts. The British Accounting Review, 43(1), 54-64. Campiglio, E., Dafermos, Y., Monnin, P., Ryan-Collins, J., Schotten, G., & Tanaka, M. (2022). Climate change challenges for central banks and financial regulators. Nature Climate Change, 8(6), 462-468. Carleton, T. A., & Hsiang, S. M. (2016). Social and economic impacts of climate. Science, 353(6304). Chava, S. (2014). Environmental externalities and cost of capital. Management science, 60(9), 2223-2247. Delis, M. D., De Greiff, K., & Ongena, S. (2019). Being stranded with fossil fuel reserves? Climate policy risk and the pricing of bank loans. Climate Policy Risk and the Pricing of Bank loans (September 10, 2019). EBRD Working Paper. Available at https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=3451335(231). Dell, M., Jones, B. F., & Olken, B. A. (2009). Temperature and income: reconciling new cross-sectional and panel estimates. American Economic Review, 99(2), 198-204. Engle, R. F., Giglio, S., Kelly, B., Lee, H., & Stroebel, J. (2020). Hedging climate change news. The Review of Financial Studies, 33(3), 1184-1216. FSB. (2017). Recommendations of the task force on climate-related financial disclosures. Retrieved from https://www. fsb-tcfd.org/recommendations/ French Energy Transition Law (2016). Available at https://www.unepfi.org/fileadmin/documents/PRI- FrenchEnergyTransitionLaw.pdf Giglio, S., Kelly, B., & Stroebel, J. (2021). Climate finance. Annual Review of Financial Economics, 13, 15-36. Hung, N. N. (2022). Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu: Nỗ lực vì mục tiêu chung của cộng đồng quốc tế. Tap chi Cong san. Available at https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-ngoai1/-/2018/825456/ viet-nam-ung-pho-voi-bien-doi-khi-hau--no-luc-vi-muc-tieu-chung-cua-cong-dong-quoc-te.aspx. Krueger, P., Sautner, Z., & Starks, L. T. (2020). The importance of climate risks for institutional investors. The Review of Financial Studies, 33(3), 1067-1111. Lamperti, F., Bosetti, V., Roventini, A., & Tavoni, M. (2022). The public costs of climate-induced financial instability. Nature Climate Change, 9(11), 829-833. Linh, H., Vy, T., Tu, T., hoa, P., & Mai, P. (2021). Tín dụng xanh tại Việt Nam: Thực trạng và các khuyến nghị chính sách. Tap chi Thi truong Tai chinh Tien te, 2021(9). Mason, A., Martindale, W., Heath, A., & Chatterjee, S. (2016). French energy transition law: global investor briefing. The Principles for Responsible Investment Initiative. Available at: https://www.unpri.org/download. Menon, R., Holthausen, C., & Breeden, S. (2022). NGFS Scenarios for central banks and supervisors. Retrieved from https://www.ngfs.net/en/ngfs-climate-scenarios-central-banks-and-supervisors-september-2022 Nordhaus, W. D. (1977). Economic growth and climate: the carbon dioxide problem. The American Economic Review, 67(1), 341-346. Nordhaus, W. D. (1991). To slow or not to slow: the economics of the greenhouse effect. The economic journal, 101(407), 920-937. Nordhaus, W. D. (1992). An optimal transition path for controlling greenhouse gases. Science, 258(5086), 1315-1319. 36 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 256- Tháng 9. 2023
- LÊ HẢI TRUNG Regelink, M., van Reinders, H., van der Viel, I., & Vleeschhouwer, M. (2017). Waterproof: an exploration of climate related financial risks. De Nederlandsche Bank. Available at https://www.dnb.nl/media/r40dgfap/waterproof-an- exploration-of-climate-related-risks-for-the-dutch-financial-sector.pdf. SwissRe. (2021). The economic of climate change: No action not an option. Swiss Re Institute. Available at https:// www.swissre.com/dam/jcr:5d558fa2-9c15-419d-8dce-73c080fca3ba/SRI_%20Expertise_Publication_EN_LITE_ The%20economics_of_climate_change.pdf. Tol, R. S. J. (2009). The economic effects of climate change. Journal of economic perspectives, 23(2), 29-51. UNFCCC. (1992). United Nations framework convention on climate change: United Nations Framework Convention on Climate Change. Secretariat. Available at https://unfccc.int/files/essential_background/background_publications_ htmlpdf/application/pdf/conveng.pdf. WMO. (2022). State of the Global Climate. World Meteorological Organization, Available at https://library.wmo.int/ doc_num.php?explnum_id=11178. WorldBank. (2022). Vietnam Country Climate and Development Report. World Bank. Avaiable at https://openknowledge. worldbank.org/handle/10986/37618. Số 256- Tháng 9. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 37
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài chính xanh cho phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam - Những vấn đề cần tháo gỡ
12 p | 80 | 7
-
Xây dựng hệ thống tài chính xanh - kinh nghiệm một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam
15 p | 62 | 3
-
Cú sốc phi truyền thống và rủi ro lây lan trong hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ: Thảo luận và định hình cho chính sách tiền tệ tại Việt Nam
21 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn