intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biến động quần xã thực vật phù du vùng biển Tây Nam Bộ giai đoạn 2016-2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Biến động quần xã thực vật phù du vùng biển Tây Nam Bộ giai đoạn 2016-2020 được nghiên cứu nhằm cung cấp các thông tin về sự biến động quần xã TVPD trong các năm từ 2016 đến năm 2020 và thảo luận những nguyên nhân có thể gây ra những thay đổi này ở vùng biển Tây Nam bộ làm cơ sở khoa học phục vụ cho công tác quản lý môi trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biến động quần xã thực vật phù du vùng biển Tây Nam Bộ giai đoạn 2016-2020

  1. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỘNG QUẦN XÃ THỰC VẬT PHÙ DU VÙNG BIỂN TÂY NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 Thái Thị Kim Thanh1, Nguyễn Công Thành1 TÓM TẮT Quần xã thực vật phù du (TVPD) vùng biển Tây Nam bộ giai đoạn 2016 - 2020 đã có nhiều biến đổi so với các giai đoạn trước đây. Bài báo này được thực hiện trên cơ sở số liệu quan trắc hằng năm (2016 - 2020) theo 2 mùa gió Đông Bắc và Tây Nam trên hệ thống 16 điểm quan trắc ở vùng biển Tây Nam bộ. Thành phần loài TVPD bao gồm 411 loài, thuộc 6 ngành tảo. Số lượng loài cao nhất năm 2020 với 287 loài, tiếp theo là các năm 2019 (254 loài), năm 2016 (251 loài), năm 2017 (177 loài) và 2018 (169 loài). Mật độ TVPD tầng mặt trung bình là 99x103 tế bào/lít, cao hơn chục lần so với các giai đoạn trước. Mật độ TVPD cao nhất năm 2020 với 205x103 tế bào/lít và thấp nhất năm 2017 với 54x103 tế bào/lít. Thành phần loài và mật độ TVPD phong phú nhất ở mặt cắt 3 thuộc khu vực biển Kiên Giang và gần với đảo Phú Quốc. Tuy nhiên, quần xã TVPD đa dạng cao và ổn định nhất ở khu vực mặt cắt 2, giữa biển Cà Mau và biển Kiên Giang. Các chỉ số đa dạng D, Dv, H’, J thể hiện sự chênh lệch nhất định giữa các mặt cắt cho thấy các tác động môi trường có thể xảy ra từ vùng cửa sông, hoạt động du lịch và nuôi trồng thủy sản. Trong suốt thời gian nghiên cứu, số lượng loài và mật độ TVPD về mùa gió Đông Bắc cao hơn so với mùa gió Tây Nam ở tất cả các mặt cắt và trong toàn vùng biển, trái ngược với xu hướng biến đổi của các chỉ số đa dạng. Sự gia tăng mật độ TVPD và chỉ số dinh dưỡng tảo Silic C/P > 2 trong giai đoạn này cho thấy hiện tượng phú dưỡng ở vùng biển Tây Nam bộ. Từ khóa: Thực vật phù du, thành phần loài, mật độ, chỉ số đa dạng, vùng biển Tây Nam bộ. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 117F thủy vực, kéo theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của Thực vật phù du (TVPD) là yếu tố không thể các loài TVPD. Vì lẽ đó, nghiên cứu những thay đổi trong cấu trúc quần xã TVPD cũng góp phần phản thiếu trong vòng tuần hoàn vật chất và là mắt xích ánh mức độ tác động của con người lên môi trường quan trọng trong mạng lưới thức ăn của các hệ sinh thủy vực. thái thủy vực nói chung và hệ sinh thái biển nói riêng. TVPD là nguồn thức ăn của động vật phù du, Vùng biển Tây Nam bộ là một trong những của các loại ấu trùng, động vật thân mềm ăn lọc, các vùng biển rộng lớn của Việt Nam, trải dài từ mũi Cà loài cá bột và một số cá trưởng thành. Ngoài vai trò Mau đến Hà Tiên và đảo Phú Quốc. Đây là vùng quan trọng trong chuỗi thức ăn của biển, TVPD biển có tiềm năng kinh tế to lớn về giao thương cũng có vai trò lớn về sinh thái học bởi chúng được hàng hải, nguồn tài nguyên biển và du lịch, dịch vụ. sử dụng làm các loài chỉ thị môi trường. Việc sử Gần đây, các hoạt động thương mại, du lịch, khai dụng các chỉ số sinh học của TVPD làm chỉ thị để thác và nuôi trồng thủy sản… ngày càng phát triển. đánh giá chất lượng môi trường nước đã và đang Kéo theo đó là những tác động của chúng đến môi được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Nhiều nghiên trường thủy vực. Giống như một chỉ thị môi trường, cứu cũng chỉ ra rằng sự phát triển quá mức của một việc hiểu quần xã TVPD là cần thiết để đánh giá tốt số loài vi tảo gây hại có thể làm ảnh hưởng nghiêm hơn các tác động của các yếu tố tự nhiên cũng như trọng đến môi trường thủy vực và sự sống của các các hoạt động của con người đối với hệ sinh thái sinh vật ở đó. Một trong những nguyên nhân gây ra thủy vực. Các kết quả nghiên cứu về TVPD ở vùng hiện tượng này là từ các hoạt động của con người: biển Tây Nam bộ từ nhiều đề tài, dự án trong thời các chất thải từ hoạt động công nghiệp, nông gian trước đây đã được công bố bởi Nguyễn Tiến nghiệp theo các dòng sông đi ra biển; các chất thải Cảnh (1996) [2], Nguyễn Tiến Cảnh và Vũ Minh từ hoạt động du lịch, nuôi trồng thủy sản trên Hào (1999) [3], Phạm Thược (2007) [18], Nguyễn biển… đã làm tăng hàm lượng dinh dưỡng trong Hoàng Minh và cs (2014) [11], Thái Thị Kim Thanh và cs (2016) [17], v.v. 1 Viện Nghiên cứu Hải sản TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 193
  2. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Từ kết quả nghiên cứu TVPD của nhiệm vụ - Mặt cắt 3 (MC3): gồm 6 điểm quan trắc được “Quan trắc phân tích môi trường vùng biển Đông - ký hiệu từ 10 đến 15 thuộc khu vực biển Kiên Giang Tây Nam bộ, biển Côn Sơn và vùng nuôi thủy sản và điểm số 16 ở ven bờ phía Tây đảo Phú Quốc. tập trung” giai đoạn 2016 - 2020, bài báo này nhằm Bảng 1. Hệ thống tọa độ của các trạm quan trắc cung cấp các thông tin về sự biến động quần xã vùng biển Tây Nam bộ TVPD trong các năm từ 2016 đến năm 2020 và thảo luận những nguyên nhân có thể gây ra những thay Điểm quan trắc Kinh độ Vĩ độ đổi này ở vùng biển Tây Nam bộ làm cơ sở khoa 1 104045’ 09000’ học phục vụ cho công tác quản lý môi trường. 2 104030’ 09000’ 3 104015’ 09000’ 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 104000’ 09000’ 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 5 103045’ 09000’ 6 103030’ 09000’ Thời gian thực hiện các chuyến khảo sát từ 7 104030’ 09030’ năm 2016 đến năm 2020. Mỗi năm tiến hành hai đợt quan trắc vào mùa gió Tây Nam (tháng 5 & 6) và 8 104000’ 09030’ mùa gió Đông Bắc (tháng 10 & 11). 9 103030’ 09030’ 10 104045’ 10000’ Địa điểm nghiên cứu là vùng biển Tây Nam bộ. 11 104030’ 10000’ Vị trí và tọa độ các điểm thu mẫu TVPD được trình 12 104015’ 10000’ bày trong hình 1. 13 104000’ 10000’ 14 103045’ 10000’ 15 103030’ 10000’ 16 103052’ 10015’ 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu và bảo quản mẫu TVPD ở ngoài hiện trường - Mẫu định tính được thu bằng lưới TVPD có đường kính miệng lưới 30 cm, kích thước mắt lưới 20 µm, kéo vài lần trên tầng mặt. Cho mẫu vào chai nhựa và cố định ngay tại hiện trường bằng dung dịch formalin 3% - 5%. - Mẫu định lượng được thu bằng cách dùng xô múc nước tầng mặt rồi đổ trực tiếp vào chai nhựa dung tích 1,5 lít, cố định mẫu bằng dung dịch formalin 3% - 5%, bảo quản mẫu trong điều kiện mát và chuyển về phòng thí nghiệm. Tại phòng thí nghiệm, mẫu định lượng được để Hình 1. Hệ thống trạm quan trắc vùng biển lắng qua đêm và xi-phông rút dần nước cho đến khi Tây Nam bộ thể tích nước mẫu còn lại khoảng 20 mL - 50 mL, tiếp tục bảo quản mẫu trong các lọ nhỏ cho đến khi Hệ thống các điểm quan trắc TVPD bao gồm: phân tích. - Mặt cắt 1 (MC1): gồm 6 điểm quan trắc được 2.2.2. Phương pháp phân tích mẫu TVPD trong ký hiệu từ 1 đến 6 thuộc biển Cà Mau. phòng thí nghiệm - Mặt cắt 2 (MC2): gồm 3 điểm quan trắc được Việc phân tích mẫu được thực hiện dưới kính ký hiệu từ 7 đến 9 thuộc khu vực giữa biển Cà Mau hiển vi huỳnh quang Nikon E600 (Nhật Bản) với độ và biển Kiên Giang. 194 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
  3. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ phóng đại từ 40 lần đến 1.000 lần, có gắn máy ảnh tổng số loài; ngành tảo Lục (Chlorophyta) - 6 loài, 4 kỹ thuật số Nikon DS-Ri1 truyền hình ảnh trực tiếp chi, chiếm 1,5% tổng số loài; ngành vi khuẩn Lam trên màn hình cỡ lớn. (Cyanobacteria) - 5 loài, 3 chi, chiếm 1,2% tổng số Phân loại TVPD bằng phương pháp so sánh loài; ngành tảo Mắt (Euglenophyta) - 4 loài, 2 chi, hình thái dựa vào các tài liệu của Omura và cs chiếm 1,0% tổng số loài; ngành tảo Kim (2012) [13], Kim Đức Tường (1965)[21], Yamaji (Silicoflagellata) - 2 loài, 2 chi, chiếm 0,5% tổng số (1973) [23]), Trương Ngọc An (1993) [1], Dương loài. Số lượng loài có xu hướng tăng dần trong thời Đức Tiến (1996) [19], Dương Đức Tiến, Võ Hành gian nghiên cứu, cao nhất năm 2020 với 287 loài, (1997) [20], Tomas (1997) [22] và algaebase.org. Số tiếp theo là các năm 2019 (254 loài), 2016 (251 loài), lượng tảo được đếm bằng buồng đếm Sedgewick - 2018 (177 loài) và 2017 (169 loài). Cấu trúc thành Rafter (thể tích 1 mL), từ đó tính ra mật độ tế bào phần loài có sự khác biệt giữa các năm, giữa mùa có trong 1 lít nước biển (tb/l). gió Đông Bắc (MGĐB) và mùa gió Tây Nam (MGTN), (Bảng 2). Tính các chỉ số của quần xã tvpd theo các công thức sau: Khu hệ TVPD vùng biển Tây Nam Bộ mang tính chất khu hệ TVPD vùng biển nhiệt đới. Đây là + Chỉ số đa dạng loài H’ [15]: vùng biển có độ sâu thấp, nền nhiệt độ cao và ít s biến động. Do đó, hầu hết các loài TVPD ở đây là H '= − ∑P 1 i log 2 Pi những loài biển ấm, nhiệt đới ven bờ (Asterionellopsis glacialis, Bellerochea malleus, + Chỉ số bình quân hay chỉ số cân bằng J [13]: Chaetoceros curvisetus, Chaetoceros distans, Chaetoceros paradoxus, Coscinodiscus jonesianus, H' J= Ditylum sol, Hemiaulus indicus, Lauderia annulata, log 2 S Palmeria hardmaniana, Skeletonema costatum, + Giá trị tính đa dạng Dv [4]: Thalassionema frauenfeldii, Thalassionema nitzschioides) hoặc nhóm loài rộng muối, rộng nhiệt Dv = H′ × J (Amphisolenia bidentata, Bacteriastrum furcatum, + Chỉ số độ phong phú của loài D [8]: Bacteriastrum hyalinum, Ceratium furca, Ceratium S −1 fusus, Ceratium trichoceros, Chaetoceros affinis, D= ln N Chaetoceros diversus, Chaetoceros lorenzianus, + Chỉ số ưu thế [4]: Dictyocha fibula, Dinophysis caudata, Ni Protoperidinium oceanicum, Rhizosolenia imbricata, Y= fi Trichodesmium thiebauti...). Bên cạnh đó, trong khu N hệ cũng tồn tại nhóm loài á nhiệt đới (Ditylum Trong các công thức trên: Pi = Ni/N với Ni là brightwellii, Eucampia cornuta, Hemiaulus số tế bào của loài thứ i; N: tổng số tế bào có trong membranaceus, Hemiaulus sinensis) và ôn đới mẫu; S: tổng số loài; fi: tần số xuất hiện của loài thứ (Bacteriastrum minus). i tại tất cả các trạm thu mẫu. Ngoài ra, do đặc điểm có nhiều sông, rạch đổ 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ra từ lục địa cùng với sự di cư của một số loài tảo 3.1. Biến động thành phần loài thực vật phù du ở nước ngọt nên khu hệ TVPD trong vùng biển vùng biển Tây Nam bộ nghiên cứu còn có sự xuất hiện của nhóm tảo nước ngọt (Crucigenia tetrapedia, Dispora pyrenoidifera, Kết quả quan trắc về TVPD vùng biển Tây Nam Euglena acus, Oscillatoria chalybea, Pediastrum bộ trong giai đoạn 2016 - 2020 cho thấy, bước đầu duplex, Pediastrum simplex, Phacus longicauda, đã xác định được 411 loài, 113 chi thuộc 6 ngành Phacus ovalis, Scenedesmus acuminatus var. tảo. Trong đó, ngành tảo Silic (Bacillariophyta) - 255 maximus, Scenedesmus quadricauda). Đây có thể là loài, 71 chi, chiếm 62,0% tổng số loài; ngành tảo nguyên nhân chính làm thay đổi cấu trúc quần xã Giáp (Pyrrophyta) - 139 loài, 31 chi, chiếm 33,8% theo mùa. TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 195
  4. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Bảng 2. Số lượng loài và tỷ lệ% của các ngành tảo ở vùng biển Tây Nam bộ 2016 -2020 Năm Bacillariophyta Pyrrophyta Chlorophyta Cyanobacteria Euglenophyta Silicoflagellata Tổng số loài 165 80 2 2 1 1 251 2016 65,7% 31,9% 0,8% 0,8% 0,4% 0,4% 100% 128 39 2 169 2017 75,7% 23,1% 1,2% 100% 123 52 2 177 2018 69,5% 29,4% 1,1% 100% 161 87 3 1 1 1 254 2019 63,4% 34,2% 1,2% 0,4% 0,4% 0,4% 100% 204 71 4 3 3 2 287 2020 71,1% 24,8% 1,4% 1,0% 1,0% 0,7% 100% 215 105 2 2 322 MGĐB 66,4% 32,4% 0,6% 0,6% 100% 202 97 5 6 4 1 315 MGTN 64,1% 30,8% 1,6% 1,9% 1,3% 0,3% 100% Mùa gió Tây Nam Mùa gió Đông Bắc Hình 2. Cấu trúc thành phần loài TVPD vùng biển Tây Nam bộ theo hai mùa gió Đông Bắc và Tây Nam giai đoạn 2016 -2020 Sự đa dạng của các ngành tảo trong mùa gió Trong 3 khu vực khảo sát, MC3 có số lượng Tây Nam cho thấy vùng biển Tây Nam bộ chịu ảnh loài phong phú nhất với 346 loài, tiếp đến là MC1 hưởng nhiều hơn của nguồn nước ngọt chảy ra từ với 321 loài và thấp nhất là MC2 với 281 loài. Điều lục địa. Sự xuất hiện của ngành tảo Lục, tảo Mắt này có thể do MC1 và MC3 chịu ảnh hưởng nhiều trong nghiên cứu này đã làm thay đổi của cấu trúc hơn của nguồn nước chảy ra từ vùng cửa sông nên quần xã TVPD trong vùng biển nghiên cứu so với có hàm lượng dinh dưỡng phong phú hơn, môi các ghi nhận trước đây [2, 3, 11, 16, 17]. Nghiên cứu trường sinh thái đa dạng hơn, phù hợp cho nhiều này đã bước đầu ghi nhận sự di chuyển và thích loài TVPD sinh sống. Tuy nhiên, cũng có thể do tần nghi của một số loài tảo nước ngọt với điều kiện môi suất các trạm thu mẫu ở MC2 ít hơn nên khả năng trường ở vùng biển Tây Nam bộ trong những năm bắt gặp các loài sẽ ít hơn, nhất là các loài hiếm gặp. gần đây. 196 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
  5. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 1960 - 1985 [2] 1978 - 2010 [11] 2005 - 2014 [17] 2016 - 2020 Hình 3. Sự thay đổi cấu trúc thành phần loài TVPD vùng biển Tây Nam bộ qua các giai đoạn nghiên cứu 3.2. Biến động mật độ thực vật phù du ở vùng biển trung bình cả giai đoạn là 99x103 tb/l. Đây cũng là Tây Nam bộ mật độ cao nhất từng được ghi nhận ở vùng biển Tây Nam bộ [2]. Trong mùa gió Đông Bắc, mật độ Mật độ TVPD tầng mặt ở vùng biển Tây Nam trung bình là 165x103 tb/l, cao gấp 5 lần so với mùa bộ tiếp tục có xu hướng tăng trong giai đoạn nghiên gió Tây Nam là 33x103 tb/l. Xu hướng phân bố này cứu, cao nhất năm 2020 với 205x103 tb/l, tiếp theo là xảy ra ở tất cả các trạm quan trắc (Hình 4). năm 2019 (94x103 tb/l), năm 2016 (86x103 tb/l), năm 2018 (55x103 tb/l), năm 2017 (54x103 tb/l), Hình 4. Biến động mật độ TVPD tại các trạm quan trắc ở vùng biển Tây Nam bộ theo 2 mùa gió Tây Nam và Đông Bắc TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 197
  6. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Mật độ TVPD có sự biến động ở cả 3 mặt cắt trong giai đoạn nghiên cứu. MC3 thuộc biển Kiên Giang và gần với đảo Phú Quốc có sự biến động mạnh nhất. Mật độ TVPD ở vùng biển Tây Nam bộ chiếm ưu thế bởi hầu hết các loài tảo Silic với 88% về mùa gió Tây Nam và 95% về mùa gió Đông Bắc. Trong giai đoạn nghiên cứu, các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn, oxy hòa tan, pH, dinh dưỡng... đều khá thuận lợi cho tảo Silic phát triển. Tuy nhiên, các yếu tố này có sự biến động theo mùa gió Hình 5. Biến động mật độ TVPD ở các mặt cắt và theo các mặt cắt (Bảng 3), theo đó dẫn tới sự trong vùng biển Tây Nam bộ thay đổi mật độ TVPD trong vùng biển nghiên cứu. Trong 3 mặt cắt khảo sát, MC3 có mật độ trung So với các nghiên cứu trước đây [2, 3, 10, 11, bình TVPD phong phú nhất với 129x103 tb/l, tiếp 16, 17, 18], mật độ TVPD tiếp tục có xu hướng gia đến là MC2 với 96x103 tb/l và MC1 với 95x103 tb/l. tăng (Bảng 4). Bảng 3. Biến động một số yếu tố lý hóa theo mùa gió và theo mặt cắt ở vùng biển Tây Nam bộ Mặt cắt Mùa gió Tây Nam Mùa gió Đông Bắc MC1 MC2 MC3 Nhiệt độ (ToC) 30,2±0,7 29,0±0,9 29,6±1,0 29,5±1,0 29,7±1,1 Độ mặn (‰) 31,9±0,7 30,1±1,3 31,0±1,3 31,1±1,3 30,9±1,4 DO (mg/l) 5,93±0,4 6,46±0,4 6,20±0,4 6,07±0,6 6,25±0,5 pH 8,08±0,2 8,35±0,2 8,17±0,3 8,27±0,3 8,22±0,3 Độ đục (NTU) 3,89±3,4 4,51±3,2 4,49±3,8 3,74±2,5 4,15±3,1 N-NO3- (mg/l) 25,8±12,9 42,0±33,4 32,7±22,2 27,7±14,2 38,4±33,5 N-NH4+ (mg/l) 55,5±39,6 81,2±41,8 69,5±44,4 69,3±41,1 67,2±42,2 P-PO43- (mg/l) 37,3±29,6 20,7±9,9 28,1±27,9 26,6±17,6 31,1±21,7 Si-SiO32- (mg/l) 391,2±244,3 386,4±242,3 405,6±263,1 404,0±323,5 366,1±172,0 Bảng 4. Biến động mật độ TVPD trong các giai đoạn nghiên cứu ở vùng biển Tây Nam bộ Giai đoạn Mật độ TVPD (tb/l) Nguồn tham khảo 1959 - 1986 5x10 3 Nguyễn Tiến Cảnh (1996) [2] 1983 - 2006 5x103 Phạm Thược (2007) [18] 1978 - 2010 9x10 3 Nguyễn Hoàng Minh và cs. (2014) [11] 2005 - 2014 27x103 Thai Thi Kim Thanh và cs. (2016) [17] 2016 - 2020 99x10 3 Trong nghiên cứu này Sự gia tăng mật độ TVPD chủ yếu là do hàm Đã xác định được 16 loài chiếm ưu thế ở vùng lượng dinh dưỡng trong thủy vực tăng [6, 7, 12]. Đôi biển Tây Nam bộ. Có sự thay đổi về thành phần loài khi là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nở hoa ưu thế giữa các năm và giữa hai mùa gió (Bảng 5). của một số loài tảo [6]. Trong giai đoạn nghiên cứu Một số loài ưu thế trong giai đoạn này như này đã ghi nhận sự bùng phát cục bộ của Chaetoceros Chaetoceros affinis, Chaetoceros lorenzianus, pseudocurvisetus vào tháng 11/2016 và tháng 11/2018 Chaetoceros pseudocurvisetus, Skeletonema costatum, với mật độ lần lượt là 48x103 tb/l và 226x103 tb/l; Thalassionema frauenfeldii, Thalassionema Trichodesmium erythraeum vào tháng 6/2016 và nitzschioides cũng là loài ưu thế trong các nghiên tháng 6/2019 với mật độ lần lượt là 153 sợi/l và 115 cứu trước đây [17]. Nhìn chung, các loài ưu thế sợi/l; Coscinodiscus radiatus vào tháng 6/2016 với trong vùng biển nghiên cứu đều thuộc nhóm tảo mật độ 694 tb/l. Hai loài Chaetoceros pseudocurvisetus Silic. Chúng là thành phần chính góp phần vào sự và Trichodesmium erythraeum cũng từng được ghi phong phú của TVPD ở vùng biển Tây Nam bộ. nhận nở hoa năm 1983 ở khu vực cửa sông phía Tây Bắc vịnh Thái Lan [17]. 198 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
  7. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Bảng 5. Tỷ lệ đóng góp (%) vào mật độ TVPD của các loài ưu thế ở vùng biển Tây Nam bộ Loài ưu thế Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 MGĐB MGTN Asterionellopsis glacialis 8,5 Bacteriastrum furcatum 13,1 9,5 3,9 5,8 15,6 8,4 Chaetoceros affinis 4,6 Chaetoceros compressus 12,4 4,0 35,9 5,3 Chaetoceros constrictus 11,2 19,1 18,1 33,4 Chaetoceros distans 4,1 Chaetoceros lorenzianus 10,3 Chaetoceros pelagicus 7,1 8,0 5,5 6,9 Chaetoceros pseudocurvisetus 62,8 13,6 Chaetoceros tortissimus 7,8 5,7 7,6 Leptocylindrus danicus 19,2 2,4 21,7 Pseudo-nitzschia spp. 4,7 Skeletonema costatum 11,9 Thalassionema frauenfeldii 3,3 3,6 4,3 Thalassionema nitzschioides 12,2 4,1 Thalassiosira mala 14,5 3.3. Biến động các chỉ số sinh học của quần xã thực vật phù du Hình 6. Các chỉ số sinh học của quần xã TVPD tại các trạm quan trắc ở vùng biển Tây Nam bộ theo mùa gió Các chỉ số đa dạng sinh học H’, J, Dv, D của giữa các mặt cắt trong cùng một thời điểm. Chỉ số quần xã TVPD ở vùng biển Tây Nam bộ có sự biến cân bằng J trung bình là 0,68. Chỉ số H’ và chỉ số D động trong thời gian nghiên cứu và sự khác nhau trung bình lần lượt là 3,14 và 4,85, thể hiện tình TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 199
  8. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ trạng môi trường tốt. Giá trị tính đa dạng Dv trung từ nguồn nước thải ở các cửa sông Đốc (MC1) và bình là 2,32, cho thấy mức độ da dạng của quần xã sông Cái Lớn (MC3), các hoạt động nuôi trồng thủy TVPD trên toàn vùng biển nghiên cứu khá phong sản và du lịch. Các nguồn thải này đã góp phần làm phú. Các chỉ số sinh học ở hầu hết các trạm quan cho môi trường nước vùng biển Tây Nam bộ giàu trắc có giá trị cao hơn trong mùa gió Tây Nam so dinh dưỡng hơn, làm thay đổi tính chất sinh thái với mùa gió Đông Bắc. của vùng nước. Do đó, các chỉ số sinh học đều có Trong giai đoạn nghiên cứu, các chỉ số sinh xu hướng giảm ở cả 3 mặt cắt. Các chỉ số đa dạng học của quần xã TVPD ở MC2 thể hiện giá trị tốt H’ và Dv trong nghiên cứu này cũng thấp hơn so với hơn so với MC1 và MC3 trong cả mùa gió Đông báo cáo trước đây của Phạm Thược (2007)[18] với Bắc và mùa gió Tây Nam. Điều này phản ánh các giá trị trung bình trong giai đoạn 1997 - 2006 lần tác động môi trường đến các mặt cắt là khác nhau. lượt là 3,99 và 3,03. MC1 và MC3 là hai khu vực nhiều ảnh hưởng hơn Bảng 6. Phân mức chất lượng môi trường (theo H’) và tính đa dạng sinh học (theo Dv) của quần xã TVPD ở các mặt cắt trong vùng biển Tây Nam bộ [4, 9] Chỉ số Mặt cắt Mùa gió Đông Bắc Tình trạng Mùa gió Tây Nam Tình trạng MC1 2,86 Bình thường 3,32 Tốt H’ MC2 3,13 Tốt 3,61 Tốt MC3 2,85 Bình thường 3,34 Tốt MC1 1,92 Khá phong phú 2,44 Khá phong phú Dv MC2 2,32 Khá phong phú 2,73 Phong phú MC3 2,27 Khá phong phú 2,46 Khá phong phú Hình 7. Biến động chỉ số sinh học của quần xã TVPD ở các mặt cắt trong vùng biển Tây Nam bộ trong giai đoạn 2016 - 2020 200 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
  9. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Bảng 7. Biến động chỉ số dinh dưỡng tảo Silic ở vùng biển Tây Nam bộ Chỉ số Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 MGĐB MGTN C/P - S 3,2 3,3 3,2 3,5 2,3 3,1 2,0 C/P - N 4,1 12,3 23,0 4,8 29,8 25,9 8,7 Phân tích chỉ số dinh dưỡng tảo Silic [5] trong 3. Nguyen Tien Canh and Vu Minh Hao, 1999. vùng biển Tây Nam bộ thấy hầu hết chỉ số C/P - S Distribution, Abundance and Species (số loài thuộc nhóm Centric diatoms/số loài thuộc composition of Phytoplankton in the Vietnamese nhóm Pennate diatoms) và C/P - N (mật độ nhóm waters, Proceedings of the SEAFDEC Seminar Centric diatoms mật độ nhóm Pennate diatoms) on Fishery Resources in the South China Sea, đều > 2, chỉ số C/P - N có xu hướng tăng trong giai Area IV: Vietnamese waters, p. 265 - 291. đoạn nghiên cứu. Điều này cho thấy thủy vực 4. Chen Quing Chao, 1994. Studies on the marine nghiên cứu đã ở trạng thái phú dưỡng và có xu biodiversity of the Nansha islands and hướng gia tăng. neighbouring waters, Oceanography Publishing 4. KẾT LUẬN Agency, Pekin; p. 53 - 61. 5. Huỳnh Thị Ngọc Duyên, Nguyễn Mai Anh, Nguyễn Thành phần loài TVPD ở vùng biển Tây Nam Chí Thời, Trần Thị Lê Vân, Phan Tấn Lượm, bộ giai đoạn 2016 - 2020 gồm 411 loài, thuộc 6 Nguyễn Ngọc Lâm, Đoàn Như Hải, 2015. Đánh ngành tảo. Số lượng loài bắt gặp có xu hướng gia giá trạng thái dinh dưỡng của vịnh Nha Trang qua tăng trong thời gian nghiên cứu. Sự xuất hiện của 2 các chỉ số môi trường nước và thực vật phù du. ngành tảo nước ngọt Chlorophyta và Euglenophyta Tạp chí Sinh học 2015, 37(4): 446 - 457. đã làm thay đổi cấu trúc thành phần loài của quần 6. Fukuyo, Y., Iwataki, M., Ha, D. V., 2012. Sự xuất xã TVPD so với các nghiên cứu trước đây. hiện và các nghiên cứu của tảo độc hiện nay và Mật độ trung bình TVPD trong cả giai đoạn trong tương lai của khu vực Tây Thái Bình Dương. nghiên cứu là 99 x 103 tế bào/lít. Mật độ TVPD tiếp Hội nghị Khoa học Biển Đông; tr 143 - 144. tục có xu hướng tăng mạnh so với các nghiên cứu 7. Nguyễn Ngọc Lâm (2010). Báo cáo tổng kết đề trước đây. tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu quá trình phát Các tác động môi trường từ vùng cửa sông, sinh thủy triều đỏ và sinh thái phát triển của các hoạt động du lịch và nuôi trồng thủy sản đến các loài tảo độc hại ở một số vùng ven bờ đặc trưng mặt cắt là khác nhau. MC2 ít chịu ảnh hưởng nhất và ảnh hưởng của chúng đến nguồn lợi hải sản”. của các hoạt động này nên quần xã TVPD tại đây đa Viện Hải dương học Nha Trang, Viện Khoa học dạng cao và ổn định nhất. và Công nghệ Việt Nam. 8. Margalef D. R., 1958. Information theory in Mùa gió Đông Bắc có số lượng loài và mật độ ecology. General System 3: 36-71. TVPD cao hơn so với mùa gió Tây Nam, trái ngược 9. Marques J. C., Salas F., Patrı´cio J. M., and Pardal với xu hướng biến đổi của các chỉ số đa dạng. M. A., 2005. Application of Ecological Indicators to Sự gia tăng về mật độ TVPD và chỉ số dinh Assess Environmental Quality in Coastal Zones dưỡng tảo Silic cho thấy hiện tượng phú dưỡng ở and Transitional Waters. Handbook of Ecological vùng biển Tây Nam bộ. Indicators for Assessment of Ecosystem Health; TÀI LIỆU THAM KHẢO https://tailieumienphi.vn/; 38 pp. 10. Nguyễn Hoàng Minh, 2013. Báo cáo tổng kết 1. Trương Ngọc An, 1993. Phân loại tảo Silic phù khoa học và kỹ thuật đề tài “Xác định khối lượng du biển Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, tiêu chuẩn TVPD biển Việt Nam phục vụ đánh Hà Nội, 315 tr. giá chất lượng hệ sinh thái”. Viện Nghiên cứu 2. Nguyễn Tiến Cảnh, 1996. Sinh vật phù du và Hải sản, Hải Phòng. động vật đáy biển Việt Nam. Nguồn lợi thủy sản 11. Nguyễn Hoàng Minh, Nguyễn Tiến Cảnh, Vũ Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội; Minh Hào, Nguyễn Văn Quảng, 2014. Thực vật tr. 148 - 172. TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 201
  10. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ phù du vùng biển Tây Nam bộ, Tạp chí Nông 17. Thai Thi Kim Thanh, Nguyen Cong Thanh, nghiệp và Phát triển nông thôn; 2014: p. 104-111. Trương Van Tuan, Nguyen Van Nguyen, 2016. A 12. Nguyễn Văn Nguyên, 2013. Báo cáo kết quả đề ten-year tendency of nutrients and tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu nguy cơ phytoplankton off the western coast of Mekong bùng phát và đề xuất giải pháp phòng tránh, Delta. Asian Core-Comsea seminar Coastal giảm thiểu tác hại của thủy triều đỏ tại khu vực Ecosystems in Southeast Asia; p. 21. ven biển Hải Phòng”. Viện Nghiên cứu Hải sản, 18. Phạm Thược, 2007. Cơ sở khoa học của việc bảo Hải Phòng; 99 tr. tồn đa dạng sinh học vùng biển Tây Nam bộ. Nhà 13. Omura T., Iwataki M., Borja V. M., Takayama xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội; 175 tr. H., Fukuyo Y., 2012. Marine phytoplankton of 19. Dương Đức Tiến, 1996. Phân loại vi khuẩn Lam the Western Pacific. Kouseisha Kouseikaku ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, 220 trang. Co.,Ltd., Tokyo, 160 pp. 20. Dương Đức Tiến, Võ Hành, 1997. Tảo nước ngọt 14. Pielou E. C., 1966. The measurement of Việt Nam, Phân loại bộ tảo Lục, NXB Nông diversity in different types of biological nghiệp, 503 tr. collections. Journal of Theoretical Biology, 13, 21. Kim Đức Tường, 1965. Phân loại tảo phù du biển 131-144. Trung Quốc, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 15. Shannon C. E., 1948. A mathematical theory of Thượng Hải 1965, 315 tr. communication. The Bell System Tech 27: 379-423. 22. Tomas C. R., 1997. Identifying marine 16. Thái Thị Kim Thanh, Nguyễn Đắc Thắng, 2013 phytoplankton. Academic Press Harcourt Brace Thực vật phù du ở biển Việt Nam năm 2012. Tạp & Company, New York; 598 pp. chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 2013: 23. Yamaji, I., 1973. Illustrations of the marine plankton of p. 229-236. Japan, Hoikusha publishing co., L.T.D; 110 pp. VARIATION IN PHYTOPLANKTON COMMUNITY IN THE SOUTHWEST SEA OF VIETNAM IN THE PERIOD OF 2015 - 2020 Thai Thi Kim Thanh, Nguyen Cong Thanh Summary The phytoplankton community in the Southwest sea in the 2016-2020 period had many changes to compare to previous periods. The phytoplankton species composition included 411 species, belonging to 6 phyla of algae. The highest species number was in 2020 with 287 taxa, followed by 2019 (254), 2016 (251), 2017 (177) and 2018 (169). The average phytoplankton density was 99x104 cells/L, ten times higher than in previous periods. The highest density was in 2020 with 205x103 cells/L and the lowest in 2017 with 54x103 cells/L. The phytoplankton species composition and density were most abundant in third section in Kien Giang sea and close to Phu Quoc island. However, phytoplankton community was most diversified and stable in second section, between Ca Mau and Kien Giang seas. Diversity indices D, Dv, H', J showed certain differences between the sections indicating possible environmental impacts from the estuary, tourism and aquaculture activities... During the studied period, the phytoplankton species number and density in the Northeast monsoon were higher than those in the Southwest monsoon in all sections and in the whole studied area, in contrast to the changing trend of the diversity indices. The increase in phytoplankton density and trophic diatoms C/P > 2 during this period showed a eutrophication in the Southwest sea. Keywords: Phytoplankton, composition, density, diversity index, Southwest sea. Người phản biện: TS. Chu Văn Thuộc Ngày nhận bài: 17/8/2021 Ngày thông qua phản biện: 17/9/2021 Ngày duyệt đăng: 23/9/2021 202 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2