intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng ở huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập, kế thừa tài liệu, tiến hành khảo sát, phỏng vấn nhằm đánh giá hiện trạng thải bỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng tại các xã vùng thượng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng ở huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An

  1. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BAO BÌ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT SAU SỬ DỤNG Ở HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN Lê Bảo Việt1, Võ Hồng Phúc2 Tóm tắt: Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập, kế thừa tài liệu, tiến hành khảo sát, phỏng vấn nhằm đánh giá hiện trạng thải bỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng tại các xã vùng thượng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Kết quả nghiên cứu cho thấy các loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng tại khu vực khá đa dạng với 25 loại. kết quả điều tra đã xác định khối lượng bao bì thuốc bảo vệ thực vật được thải bỏ tại đồng ruộng sau khi sử dụng là 3517g/ha/tháng. Nghiên cứu cũng tiến hành thực hiện điều tra cách xử lý bao bì sau sử dụng của người dân địa phương, và thấy có 1% vứt vỏ bao bì ngay tại chỗ, 37% cho vào bể thu gom tập trung, 2% bỏ chung với rác thải sinh hoạt trên đường về, 2% thu gom và tự chôn lấp, và phần lớn là 58% đem đốt trong đất vườn. Chúng tôi kiến nghị có giải pháp để quản lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật, tại địa phương. Từ khóa: Bao bì, Cần Giuộc, Long An, thuốc bảo vệ thực vật, môi trường 1. Mở đầu Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm, thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng, nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát triển của các loài sâu, bệnh hại, cỏ dại gây hại cho mùa màng. Do vậy, để nâng cao năng suất cây trồng, cũng như phòng trừ các loại dịch hại, bảo vệ sản xuất thì việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật là biện pháp quan trọng và mang tính chủ đạo trong việc phòng trừ dịch hại, bảo vệ cây trồng. Theo thống kê của UBND huyện Cần Giuộc năm 2020 tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 4.995,50 ha. Trong đó diện tích đất sản xuất lúa là 4.140 ha tập trung chủ yếu ở các xã Đông thạnh, Long Phụng, Long An, Thuận Thành, diện tích rau màu gieo trồng đạt khoảng 1.750 ha tập trung chủ yếu ở các xã Phước Lâm, Mỹ Lộc, Phước Hậu [5]. Sự bùng phát của dịch hại cùng với giá thành thuốc bảo vệ thực vật rẻ, thuốc có tác dụng nhanh đã làm tăng nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại nơi đây. Để ước tính khối lượng bao bì thuốc bảo vệ thực vật được thải bỏ tại đồng ruộng và đánh giá công tác quản lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tại các xã vùng thượng khu vực huyện Cần Giuộc chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tại các xã vùng thượng của huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An” . 2. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 1. ThS., Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh 2. CN., Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh 97
  2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BAO BÌ THUỐC... Thời gian nghiên cứu: từ đầu tháng 4 đến đầu tháng 5 năm 2021 Địa điểm nghiên cứu: tại 7 xã (Phước Lý, Long Thượng, Mỹ Lộc, Phước Hậu, Phước Lâm, Thuận Thành, Long An ) và 1 thị trấn (TT Cần Giuộc) thuộc các xã vùng thượng thuộc huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Hiện trạng quản lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tại 7 xã (Phước Lý, Long 2.2. Đối tượng nghiên cứu Thượng, Mỹ Lộc, Phước Hậu,bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng)tại 71 thị trấn (TT Cần Hiện trạng quản lý Phước Lâm, Thuận Thành, Long An và xã (Phước Lý, Giuộc) thuộc các xã vùng thượng thuộc huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.An ) và 1 thị trấn Long Thượng, Mỹ Lộc, Phước Hậu, Phước Lâm, Thuận Thành, Long (TT Cần Giuộc) thuộc các xã vùng thượng thuộc huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3. Phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập, kế thừa tài liệu nhằm thu thập và Quá trình nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập, kế thừa tài liệu nhằm thu thập xử lý số liệu về điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp, quy hoạch sử dụng và xử lý số liệu về điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp, quy hoạch đất nông nghiệp, công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật, … huyện Cần Giuộc. Sử dụng sử dụng đất nông nghiệp, công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật, … huyện Cần Giuộc. phương pháp Microsoft Excel 2010 để xử lý số liệu và biểu diễn kết quả thông qua biểu đồ, Sử dụng phương pháp Microsoft Excel 2010 để xử lý số liệu và biểu diễn kết quả thông bảngqua biểu đồ, bảng biểu. biểu. Để ước ước tính khối lượng bao thuốc bảo vệvệ thực vật thải bỏtại đồng ruộng, nghiên cứu Để tính khối lượng bao bì bì thuốc bảo thực vật thải bỏ tại đồng ruộng, nghiên tiến hành điều tra thực tra thực địa và thu mẫu với các bước như sau: cứu tiến hành điều địa và thu mẫu với các bước như sau: Bước 1: Tính toán diện tích cần khảo sátsát dựa vào công thức xác địnhkích thước mẫu Bước 1: Tính toán diện tích cần khảo dựa vào công thức xác định kích thước 𝑁𝑁 𝑁 𝑁𝑁 � × 𝑝𝑝 𝑝 𝑝𝑝 của tác giả Nguyễn Nguyễn Thị Cành [4]. mẫu của tác giả Thị Cành [4]. 𝑛𝑛 𝑛 �𝑁𝑁 𝑁 𝑁� × 𝜀𝜀 � + 𝑍𝑍 � × 𝑝𝑝 𝑝 𝑝𝑝 Trong đó: p là p là tỉ lệ mẫu kiến: p =pn1/N, q tính theo công thức: q=1-p, ZZlà giá trị biến Trong đó: tỉ lệ mẫu dự dự kiến: = n1/N, q tính theo công thức: q=1-p, là giá trị thiên chuẩn tương ứng với độ tin cậy (được tính sẵn,tính bảng tra bảng để ε là sai sốlà saiphép, n biến thiên chuẩn tương ứng với độ tin cậy (được tra sẵn, để tìm Z), tìm Z), ε cho số là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết, N là tổng thiết, N là tổng thể. cho phép, n là kích thước mẫu tối thiểu cần thể. DiệnDiện tích cần khảo sát được tính với độ tin cậy là 90% (α =0,10; Z = 1,645) cho khu tích cần khảo sát được tính với độ tin cậy là 90% (α = 0,10; Z = 1,645) vực khu vực toàncó diệncó diện tích đất nông nghiệp là 3634,14 sai số cho phép ε nằm trong toàn huyện huyện tích đất nông nghiệp là 3634,14 ha, ha, sai số cho phép ε nằm khoảng ±5%, giả ±5%, giả định giá lớn × q) lớn nhất có thể (0,5 × 0,5) thì 0,5) tích cỡ trong khoảng định giá trị (p × q)trị (pnhất có thể xảy ra là xảy ra là (0,5 × diện thì diện mẫu cần khảocỡ mẫu251,91 ha.sát là 251,91 ha. tích sát là cần khảo Bước 2: Thu mẫu bao bì thuốc BVTV sau sử dụng. Trong vòng 1 tháng (từ đầu Bước 2: Thu mẫu bao bì thuốc BVTV sau sử dụng. Trong vòng 1 tháng (từ đầu tháng 4 tháng 4 đến đầu tháng 5 năm 2021) đề tài tiến hành khảo sát thực địa ở 7 xã và 1 thị trấn đến đầu tháng 5 năm 2021) đề tài tiến hành khảo sát thực địa ở 7 xã và 1 thị trấn thuộc huyện thuộc huyện Cần Giuộc bao gồm: Phước Lý, Long Thượng, Phước Hậu, Phước Lâm, Mỹ Cần Lộc, Long An, Thuận Thành, Thị trấn Cần Giuộc. Kết quả nhóm nghiên cứu đã khảo sát An, Giuộc bao gồm: Phước Lý, Long Thượng, Phước Hậu, Phước Lâm, Mỹ Lộc, Long Thuận Thành, Thị trấn Cần Giuộc. Kết quả nhóm nghiên cứu vớikhảo sáttính toán: 251,91 mẫu thực địa và thu mẫu trên diện tích 262,65 ha (nhiều hơn so đã số liệu thực địa và thu trên ha), phần diện tíchha (nhiềunày thuộc sở số liệu tính toán: 251,91 ha), phần diện tích khảo diện tích 262,65 khảo sát hơn so với hữu của 111 hộ. Đồng thời trong quá trình khảo sát này thực địa, tiến hành 111 bao bì thuốc BVTV sau sửtrình khảo sát thực này. Số lượng thu sát thuộc sở hữu của thu hộ. Đồng thời trong quá dụng tại những hộ địa, tiến hành bao bì thuốc BVTVvị trí sử dụng tại những hộ này.biệt.lượng bao bì gom mỗi đủ trí khảo sát sẽ bao bì của mỗi sau khảo sát sẽ được để riêng Số Sau khi thu của đầy vị tiến hành được để riêngcác mẫu thu được, thốngđầy tên thương phẩm của cáccác mẫu bì thuốc bảo vệ kê phân loại biệt. Sau khi thu gom kê đủ tiến hành phân loại loại bao thu được, thống tên thương phẩmsử dụng thu được.bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng thu được. thực vật sau của các loại bao Bước 3: Tiến hành cân từng loại bao bì, chai nhựa thuốc bảo vệ thực vật, từ đó thu 98 quả là tổng khối lượng bao bì, chai nhựa thuốc bảo vệ thực vật phát sinh. được kết Bước 4: Tính được khối lượng trung bình bao bì phát sinh trên một vị trí khảo sát.
  3. LÊ BẢO VIỆT - VÕ HỒNG PHÚC Bước 3: Tiến hành cân từng loại bao bì, chai nhựa thuốc bảo vệ thực vật, từ đó thu được kết quả là tổng khối lượng bao bì, chai nhựa thuốc bảo vệ thực vật phát sinh. Bước 4: Tính được khối lượng trung bình bao bì phát sinh trên một vị trí khảo sát. Khối lượng trung bình/ha/tháng =Tổng khối lượng phát sinh/ Tổng diện tích. Phương pháp phỏng vấn được áp dụng nhằm tìm hiểu cách thức người dân xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng. Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn các hộ dân theo phiếu phỏng vấn soạn sẵn và quan sát trực tiếp. Quá trình phỏng vấn được thực hiện đồng thời với quá trình thu mẫu tại 111 hộ dân trong khu vực khảo sát và 9 cửa hàng bán thuốc BVTV. Thông tin của phiếu điều tra gồm tên, tuổi, địa chỉ, số nhân khẩu, loại hình canh tác, diện tích đất canh tác, các loại thuốc bảo vệ thực vật thường được sử dụng và các dạng bao bì, phương pháp xử lý, nhận thức bảo vệ môi trường của người dân. Các thông tin từ phiếu sẽ được ghi nhận trực tiếp trên phiếu phỏng vấn và được tổng hợp đánh giá so sánh với các quy định hướng dẫn của Thông tư 10/2020/TT-BNNPTNT về ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành [3] . 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại huyện Cần Giuộc tỉnh Long An Trong quá trình khảo sát nhận thấy có đến 38% các hộ canh tác nông nghiệp thường xuyên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, 62% hộ chỉ sử dụng khi cần thiết. Như vậy nhu cầu của người nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở địa phương là rất nhiều. Phần lớn các hộ canh tác sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo kinh nghiệm (chiếm tỷ lệ 41%), các hộ sử dụng thuốc theo hướng dẫn trên bao bì (chiếm tỷ lệ 36%), và một phần các hộ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà phân phối thuốc bảo vệ thực vật ở địa phương (chiếm tỉ lệ 23%). Người nông dân rất chú ý đến vấn đề sức khỏe của bản thân trong quá trình pha chế và phun thuốc, bằng chứng cho thấy tỉ lệ người dân đeo khẩu trang khi phun thuốc chiếm 99%, tỉ lệ người dân có sử dụng khẩu trang găng tay và giày ống cao chiếm tỉ lệ khá cao (42%), tuy nhiên một phần nhỏ người dân vẫn không sử dụng khẩu trang, cụ bảo hộ lao động chiếm tỉ lệ 1%. Qua kết quả phiếu điều tra tại 111 hộ dân có sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích canh tác là 262,65 ha cho thấy lượng thuốc bảo vệ thực vật mà người dân sử dụng lớn và đa dạng về chủng loại với 25 loại. So sánh với danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam được qui định tại Thông tư 10/2020/TT-BNNPTNT [1] thì các loại thuốc BVTV được sử dụng tại huyện tương đối đa dạng và nằm trong danh mục hóa chất nông nghiệp được sử dụng. Các loại thuốc BVTV đang sử dụng tại khu vực nghiên cứu được trình bày trong bảng 1. 99
  4. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BAO BÌ THUỐC... Bảng 1. Danh mục các loại thuốc bảo vệ thực vật đang sử dụng tại các xã vùng thượng huyện Cần Giuộc năm 2021 STT Tên thương mại Hoạt chất Công dụng 1 Cochay 200SL Diquat dibromide Trừ cỏ 2 FasFix 150SL Glufosinate, Ammonium Trừ cỏ Khai Hoang Q7 Glufosinate Amonium Trừ cỏ 3 (Jiafosina 150SL ) 4 ONECIDE 15EC Fluazifop-P-Butyl Trừ cỏ 5 Curenox oc 85WP Copper Oxychloride Trừ bệnh 6 DuPont™ Curzate - Mancozeb cymoxanil ® Trừ bệnh M8 72 WP 7 Kansui 21.2WP Tricyclazole Kasugamycin Trừ bệnh 8 Polyram 80WG Metiram complex Trừ bệnh 9 Tilt Super® 300EC Propiconazole, Difenoconazole Trừ bệnh 10 Ziflo 76WG Ziram Trừ bệnh 11 Curenox oc 85WP Copper Oxychloride Trị bệnh 12 Atonik 1.8SL Sodium – 5  – Nitroguaiacolate Điều hoà sinh trưởng Sodium – O – Nitrophenolate Sodium –  P – Nitrophenolate 13 Acroots 10SL Naphthyl acetic acid Điều hòa sinh trưởng 14 Comcat 150 WP Lychnis Viscaria Điều hòa sinh trưởng 15 Topone 155SE Cyhalofop-butyl Ethoxysulfuron Điều hòa sinh trưởng Quinclorac  16 Vifu-super 5GR Carbosulfan Trừ sâu 17 Chlorferan 240SC Chlorfenapyr  Trừ sâu 18 Promectin 5.0EC Emamectin Trừ sâu 19 Pegasus® 500SC Diafenthiuron Trừ sâu 20 Susupes 1.9EC Emamectin benzoate Trừ sâu 21 Serpal super 600EC Chlorpyrifos Ethyl Trừ sâu Cypermethrin 22 Topcide tsc 100WG Emamectin benzoate Trừ sâu 23 Vizubon D AL Methyl Eugenol, Dibrom  Trừ sâu 24 Rat K 2%DP Warfarin Diệt chuột 25 NP snailicide 700WP Niclosamide Diệt ốc Nguồn: Tác giả xử lý theo các số liệu điều tra vào tháng 4 năm 2021 100
  5. LÊ BẢO VIỆT - VÕ HỒNG PHÚC 3.2. Hiện trạng quản lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng 3.2.1. Chính sách của chính quyền địa phương Hiện nay Huyện Cần Giuộc đã áp dụng mô hình thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật bằng các bể thu gom, tuy nhiên mô hình này chỉ được áp dụng ở một số xã (Phước Lâm, Phước Hậu, Mỹ Lộc, Long Thượng). Các bể thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật khi đầy sẽ được người dân thông báo đến UBND xã và UBND sẽ tiến hành xuống kiểm tra, và thông báo đến trạm bảo vệ thực vật huyện Cần Giuộc, trạm sẽ thông báo đến chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Long An. Chi cục bảo vệ thực tỉnh Long An sẽ thuê Công ty bảo vệ thực vật tỉnh Tiền Giang tiến hành thu gom. Còn lại những nơi chưa được áp dụng mô hình này người dân chủ yếu sẽ thu gom lại đốt hoặc bỏ chung với thải sinh hoạt cho xe lấy rác chở đi chôn lấp, một phần thải bỏ trên cánh đồng, ao hồ. Trong quá trình khảo sát thực tế ở các cơ sở kinh doanh hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật nhận thấy đa số các cở sở trên địa bàn đều có chứng chỉ tập huấn, có trang bị phương tiện PCCC, có sử dụng đồ bảo hộ lao động khi tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật. Theo Nghị định 113/ 2017 ngày 09 tháng 10 năm 2017 [3] quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất thì đa số các cửa hàng đều đáp ứng được các yêu cầu trong luật đưa ra. Tuy nhiên vẫn còn một số điểm chưa tốt như tại xã Phước Hậu có tình trạng cơ sở buôn bán tạp hóa buôn bán luôn hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật nên việc cập nhật danh mục các loại thuốc cấm bảo vệ thực vật còn chưa kịp thời, không có kho chứa thuốc riêng và cất giữ nhà ở, hay buôn bán chung với đồ tạp hóa, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân khi xảy ra sự cố. Trong quá trình kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật các chủ cửa hàng sẽ tư vấn và hướng dẫn cách thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nếu người mua có hỏi hoặc đó là loại thuốc mới, nếu là thuốc quen thì không hướng dẫn hoặc khi nào người dân có hỏi thì mới hướng dẫn cụ thể. Các cửa hàng không thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. 3.2.2. Hiện trạng quản lý của các hộ dân Kết quả điều tra cho thấy đa số người dân sau khi sử dụng đều chưa xử lý bao bì thuốc BVTV theo đúng quy định của Thông tư số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT - Hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói hóa chất bảo vệ thực vật sau sử dụng [2]. Quá trình khảo sát thực tế tại khu vực nghiên cứu cho thấy hình thức thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng hiện nay tại địa phương chủ yếu do người dân tự thu gom. Tại các khu vực có bể thu gom tập trung thì người dân gần khu vực sẽ mang bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng bỏ vào các bể thu gom. Tại các địa phương chưa có bể thu gom bao bì tập trung thì người dân mang về nhà hoặc tập trung tại một nơi trong khu vực sản xuất sau đó tiến hành đốt, chôn lấp hoặc bỏ chung với rác sinh hoạt hàng ngày hay thậm chí vứt ngay tại đồng ruộng, ao hồ, kênh mương gần khu vực sản xuất.. Kết quả thống kê cách thức xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại khu vực nghiên cứu được mô tả theo bảng 2. 101
  6. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BAO BÌ THUỐC... Bảng 2. Cách xử lý bao bì thuốc BVTV của người dân ruộng tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An năm 2021 STT Cách xử lý Số lượng hộ khảo sát (hộ) Tỉ lệ (%) 1 Đem đốt 65 58 2 Cho vào bể thu gom tập trung 41 37 3 Vứt tại chỗ 1 1 4 Vứt chung rác thải sinh hoạt 2 2 5 Chôn lấp 2 2 Tổng 111 100 Nguồn: Tác giả xử lý theo các số liệu điều tra vào tháng 4 năm 2021 Kết quả ở bảng 2 cho thấy chỉ có 1% vứt vỏ bao bì ngay tại chỗ, 37% cho vào bể thu gom tập trung, 2% bỏ chung với rác thải sinh hoạt trên đường về, 2% thu gom và tự chôn lấp, và phần lớn là 58% đem đốt trong đất vườn. Khi được hỏi lý do tại sao không mang bao bì chai lọ sau sử dụng đến nơi thu gom tập trung đa phần người dân trả lời rằng việc tự thu gom sau đó tự tiêu hủy tại nhà thì thuận lợi và nhanh chóng hơn mang đến bể thu gom. Việc làm này có thể làm lượng thuốc BVTV còn tồn dư trong bao bì phát tán vào đất hay nguồn nước mặt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và môi trường. Khi được hỏi về thái độ của người nông dân khi bắt gặp người khác vứt bao bì hóa chất thuốc bảo vệ thực vật trên cánh đồng, đường đi, sông ngòi, thì trong số 111 người có 62% trả lời là thấy khó chịu và nhắc nhở, một phần nhỏ còn lại 17% trả lời là không quan tâm và 21% một phần cảm thấy khó chịu nhưng không nhắc nhở thực hiện bỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật đúng nơi quy định. Điều này cho thấy ý thức của người nông dân huyện Cần Giuộc đang ngày một được cải thiện và nâng cao về việc bảo vệ môi trường và cảnh quan sinh sống xung quanh. Như vậy chính quyền địa phương cần có hướng dẫn cụ thể và có các quy định bắt buộc để người dân thực hiện thu gom, xử lý đúng cách bao bì thuốc BVTV sau sử dụng. 3.2.3. Dự tính khối lượng bao bì thuốc BVTV thải bỏ sau khi sử dụng Tổng diện tích nông nghiệp khoanh vùng thu mẫu là 262,65 ha. Qua khảo sát, thấy tốc độ phát sinh trên địa bàn các xã vùng thượng dao động từ 0 – 10 cái/ha/tháng. tải lượng phát sinh theo khối lượng bao bì thuốc bảo vệ thực vật thải bỏ trên cánh đồng được trình bày tại bảng 3. Bảng 3. Tải lượng phát sinh bao bì thuốc bảo vệ thực vật phát sinh trên cánh đồng tại Cần Giuộc Long An Số lượng phát sinh Tổng diện Tổng số lượng Tổng khối Tổng khối Vỏ giấy Chai tích ha bao bì (cái) lượng bao bì lượng bao bì bạc nhựa (g/6tháng) (g/tháng) 160 215 262,65 375 21100 3517 Nguồn: Tác giả xử lý theo các số liệu điều tra vào tháng 4 năm 2021 102
  7. LÊ BẢO VIỆT - VÕ HỒNG PHÚC Từ kết quả ở bảng 3 cho thấy với tổng diện tích 262,65 ha sản xuất lúa và rau màu trong vòng từ cuối năm 2019 đến tháng 4/2020 phát sinh 375 bao bì thuốc bảo vệ thực vật (vỏ giấy bạc và chai nhựa). Khối lượng bao bì phát sinh trong 1 tháng là 3517 (g)/ ha/tháng. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Bảo vệ Thực vật cho thấy, lượng thuốc còn bám lại trên vỏ bao bì trung bình chiếm 1,85% tỷ trọng bao bì. Trong quá trình khảo sát thực tế ta có thể tính toán trung bình dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn bám lại trên bao bì khoảng 65,07 g/ha/tháng. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân của người dân, ô nhiễm nguồn đất, nước và nhiễm bẩn nông sản. 3.3. Đề xuất giải pháp quản lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân: Qua quá trình điều tra khảo sát thực tế thì người dân địa phương thường tham gia các buổi hội thảo giới thiệu sản phẩm giống mới hoặc các buổi hội thảo giới thiệu sản phẩm về các loại thuốc bảo vệ thực vật mới của các nhà sản xuất. Chính quyền địa phương các xã cần thành lập đội ngũ tuyên truyền viên có đầy đủ kiến thức chuyên môn và khả năng truyền đạt để người dân có kiến thức trong việc thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng. Xây dựng bể thu gom nhỏ: Để giải quyết rác thải từ vỏ thuốc bảo vệ thực vật cần xây dựng những chiếc bể nhỏ để người dân gom vỏ thuốc bảo vệ thực vật vào đó. Cách làm này sẽ hạn chế được lượng thuốc bảo vệ thực vật còn sót lại sau khi sử dụng cũng như rác thải từ vỏ thuốc bảo vệ thực vật phát 4. Kết luận Nghiên cứu đã tiến hành điều tra thực địa và thu mẫu trên diện tích 262,65, đồng thời tiến hành phỏng vấn 111 hộ dân và 9 cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật thuộc 7 xã của huyện Cần Giuộc, kết quả cho thấy có khoảng 25 loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng thường xuyên được tại địa phương. Kết quả tính toán nhận thấy khối lượng bao bì bị vứt bỏ tại đồng ruộng 3517g/tháng/ha. Tỷ lệ hộ dân xử lý bao bì thuốc BVTV thì có 1% vứt vỏ bao bì ngay tại chỗ, 37% cho vào bể thu gom tập trung, 2% bỏ chung với rác thải sinh hoạt trên đường về, 2% thu gom và tự chôn lấp, và 58% đem đốt trong đất vườn. Với hiện trạng phát thải và phương pháp thu gom, xử lý như trên nếu không có sự quản lý kịp thời và chặt chẽ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và con người. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2020. Thông tư số 10/2020/TT-BNNPTNT về ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam. [2] Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn- Bộ Tài Nguyên & Môi trường, 2016, Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT - Hướng dẫn việc thu gom, vận 103
  8. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BAO BÌ THUỐC... chuyển và xử lý bao gói hóa chất bảo vệ thực vật sau sử dụng [3] Chính Phủ, 2017, Nghị định 113/2017/NĐ-CP- Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất. [4] Nguyễn Thị Cành, 2004, Giáo trình phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. [5] UBND huyện Cần Giuộc, 2020, Điều chỉnh quy hoạch về kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. THE CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS TO MANAGING PESTICIDE PACKAGING WASTE IN CAN GIUOC DISTRICT, LONG AN PROVINCE LE BAO VIET , VO HONG PHUC Faculty of Environment, Ho Chi Minh City University of Natural Resources and Environment Abstract: The study used the method of document collection, literature review, conducting surveys and interviews to evaluate the current status of pesticide packaging waste in the fields in upland communes, Can Giuoc district, Long An province. The research results show that the pesticides used in the area are quite diverse with 25 types. The survey results have pointed out that the volume of pesticide packaging that is discarded in the fields after use is 3517g/ha/month. The study also investigated how the local people treated the after-use packaging, and found that 1% of them threw away the packaging on the spot, 37% put it in a centralized collection tank, 2% collected and buried it, and 58% burned it in the garden. We recommend a solution to manage the pesticide packaging waste in the locality. Keywords: Can Giuoc, Long An, pesticides, environmental impact, waste 104
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2