LỜI CẢM ƠN<br />
Là một sinh viên được đào tạo chuyên ngành Lâm Nghiệp thuộc khoa<br />
Nông-Lâm-Ngư, trường đại học Quảng Bình. Sau 4 năm học tập, với mong<br />
muốn được tiếp thu kiến thức từ nhà trường để áp dụng vào thực tiễn sản xuất và<br />
nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, góp phần vào sự nghiệp quản lý bảo vệ rừng<br />
của đất nước. Được sự phân công của khoa Nông-Lâm-Ngư, trường đại học<br />
Quảng Bình, sự nhất trí của thầy giáo hướng dẫn tôi đã đến Hạt Kiểm lâm huyện<br />
Hướng Hóa thực hiện đề tài tốt nghiệp:“Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải<br />
pháp quản lý cháy rừng tại huyện Hướng Hóa- tỉnh Quảng Trị.”<br />
Để luận văn này đạt kết quả tốt đẹp, tôi đã bám sát nội dung và phương<br />
pháp nghiên cứu, đồng thời nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ<br />
quan, tổ chức, cá nhân đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời<br />
gian thực tập tại Hạt Kiểm lâm Hướng Hóa. Với tình cảm sâu sắc, chân thành<br />
cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Ban lãnh đạo cùng đồng chí<br />
Kiểm lâm Nguyễn Thoại Tuấn Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa đã nhiệt tình<br />
cung cấp những số liệu cần thiết để tôi hoàn thành khóa luận. UBND huyện<br />
Hướng Hóa, UBND thị trấn Khe Sanh, các đồng chí kiểm lâm địa bàn cùng<br />
người dân địa phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành đợt<br />
thực tập tốt nghiệp đúng thời gian quy định của nhà trường.<br />
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo: ThS Nguyễn<br />
Phương Văn đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này<br />
trong thời gian qua.<br />
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một học<br />
viên, luận văn này không thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận<br />
được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để tôi có điều kiện bổ sung,<br />
nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
Đồng Hới, Ngày 20 tháng 5 năm 2017<br />
Sinh viên<br />
<br />
Trần Thị Thu Hương<br />
<br />
Bảng 4.1<br />
<br />
DANH MỤC BẢNG BIỂU<br />
Giá trị sản xuất đạt được năm 2016<br />
<br />
Bảng 4.2<br />
<br />
Cơ cấu kinh tế của huyện Hướng Hóa<br />
<br />
Bảng 4.3<br />
<br />
Hiện trạng tài nguyên rừng huyện Hướng Hóa năm 2016<br />
<br />
Bảng 4.4<br />
<br />
Hiện trạng sử dụng đất huyện Hướng Hóa<br />
<br />
Bảng 4.5<br />
<br />
Thống kê diện tích cháy rừng trên địa bàn huyện Hướng Hóa<br />
<br />
Bảng 4.6<br />
<br />
Thống kê số lượng chòi canh lửa rừng hiện có<br />
<br />
Bảng 4.7<br />
<br />
Biểu điều tra kết cấu VLC dưới tán rừng<br />
<br />
Bảng 4.8<br />
<br />
Kết quả điều tra cây bụi thảm tươi<br />
<br />
Bảng 4.9<br />
<br />
Nhiệt độ, khí hậu huyện Hướng Hóa<br />
<br />
Bảng 4.10<br />
<br />
Lực lượng chữa cháy rừng<br />
<br />
Bảng 4.11<br />
<br />
Phương tiện chữa cháy rừng<br />
<br />
Bảng 4.12<br />
<br />
Một số hoạt động trong công tác bảo vệ rừng năm 2015-2017<br />
<br />
Bảng 4.13<br />
<br />
Kế hoạch PCCCR của Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa<br />
<br />
Bảng 4.14<br />
<br />
Kết quả điều tra phỏng vấn<br />
<br />
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ<br />
Hình 4.1<br />
<br />
Bản đồ hành chính huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị<br />
<br />
Hình 4.2<br />
<br />
Diện tích gieo trồng thống kê năm 2016 trên địa bàn huyện<br />
<br />
Hình 4.3<br />
<br />
Diện tích đất có rừng<br />
<br />
Hình 4.4<br />
<br />
Thảm thực bì dưới tán rừng<br />
<br />
Hình 4.5<br />
<br />
Vật liệu cháy dưới tán rừng Thông<br />
<br />
Sơ đồ 4.1<br />
<br />
Cơ cấu tổ chức của Hạt Kiểm lâm Hướng Hóa.<br />
<br />
Sơ đồ 4.2<br />
<br />
Cơ cấu tổ chức PCCCR.<br />
<br />
Sơ đồ 4.3<br />
<br />
Thống kê tình hình cháy rừng trên địa bàn huyện Hướng Hóa<br />
<br />
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT<br />
Từ viết tắt<br />
<br />
Chú giải<br />
<br />
BCH BV&PTR<br />
<br />
Ban chỉ huy bảo vệ và phát triển rừng<br />
<br />
BNN&PTNT<br />
<br />
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn<br />
<br />
BQL<br />
<br />
Ban quản lý<br />
<br />
BQL RPH<br />
<br />
Ban quản lý rừng phòng hộ<br />
<br />
BQL KBTTN<br />
<br />
Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên<br />
<br />
BV&PTR<br />
<br />
Bảo vệ và phát triển rừng<br />
<br />
BVR-PCCCR<br />
<br />
Bảo vệ rừng- Phòng cháy chữa cháy rừng<br />
<br />
Ha<br />
<br />
Hecta<br />
<br />
HKL<br />
<br />
Hạt Kiểm lâm<br />
<br />
KT- QP<br />
<br />
Kinh tế- Quốc Phòng<br />
<br />
PCCCR<br />
<br />
Phòng cháy chữa cháy rừng<br />
<br />
TTLT<br />
<br />
Thông tư liên tịch<br />
<br />
UBND<br />
<br />
Ủy ban nhân dân<br />
<br />
VLC<br />
<br />
Vật liệu cháy<br />
<br />
PHẦN 1: MỞ ĐẦU<br />
Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo, là bộ phận<br />
quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc<br />
dân, gắn liền với đời sống của nhân dân, với sự sống còn của dân tộc. Nước ta<br />
hiện nay có trên 14,062 triệu ha rừng, trong đó hơn một nửa là các loại rừng dễ<br />
cháy. Chính vì vậy, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng luôn được đặt ra là<br />
một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của các cấp, các ngành và<br />
toàn bộ xã hội.<br />
Cháy rừng là một hiện tượng phổ biến, thường xuyên xảy ra ở nước ta và ở<br />
nhiều nước trên thế giới, không những gây thiệt hại lớn về tài sản của nhà nước<br />
mà còn thiệt hại đến tài sản, tính mạng của nhân dân, ảnh hưởng xấu đến cảnh<br />
quan môi trường... Vì vậy, phòng cháy chữa cháy là một nhiệm vụ hết sức quan<br />
trọng, hơn bao giờ hết đòi hỏi các cấp, các ngành cùng toàn thể cộng đồng tích<br />
cực tham gia nhằm bảo vệ tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường sống.<br />
Hướng Hóa là một huyện miền núi có diện tích rừng và đất lâm nghiệp<br />
chiếm trên 80% tổng diện tích trong toàn huyện. Trong thời gian qua, công tác<br />
quản lý bảo vệ và phát triển rừng đã đạt những kết quả tốt. Tuy nhiên, với đặc<br />
trưng khí hậu khô nóng kéo dài trong mùa nắng kèm theo gió Tây-Nam thổi<br />
mạnh, rừng trồng lại xa khu vực dân cư, hệ thống giao thông trong lâm nghiệp<br />
còn hạn chế kết hợp với thực bì dưới tán rừng chủ yếu là lau sậy, điều kiện kinh<br />
tế xã hội còn nhiều khó khăn nên nguy cơ tiềm ẩn cháy rừng vẫn thường xuyên<br />
đe dọa.<br />
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và tính cấp thiết của công tác phòng cháy<br />
chữa cháy rừng .Với mong muốn tìm ra những giải pháp, chiến lược để thực<br />
hiện tốt nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng nói chung và công tác phòng cháy chữa<br />
cháy rừng nói riêng. Nhằm làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng góp<br />
phần quản lý bảo vệ rừng bền vững tôi quyết định thực hiện đề tài “ Đánh giá<br />
hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý cháy rừng tại huyện Hướng Hóa, tỉnh<br />
Quảng Trị”.<br />
<br />