LỜI CẢM ƠN<br />
Trong quá trình thực tập, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố<br />
gắng cuả bản thân tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình.<br />
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô giáo tại trường Đại<br />
học Quảng Bình đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời gian học tập tại trường.<br />
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn<br />
Th.s Nguyễn Thị Quỳnh Phương đã dành nhiều rất nhiều thời gian và tâm huyết<br />
hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin chân<br />
thành cảm ơn tới Phòng Đào tạo trường Đại học Quảng Bình cùng quý thầy cô<br />
trong Khoa Nông Lâm Ngư đã tạo rất nhiều điều kiện để tôi học tập và hoàn<br />
thành tốt khóa học..<br />
Do hạn chế về mặt thời gian và điều kiện nghiên cứu, nên khóa luận này<br />
của tôi chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được<br />
những ý kiến đóng góp chân thành của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo và<br />
các bạn đồng nghiệp để báo cáo này được hoàn thiện hơn.<br />
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn<br />
Quảng Bình, tháng 4 năm 2017<br />
Sinh viên<br />
<br />
Hoàng Thị Thanh Ngà<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
DANH MỤC BẢNG BIỂU<br />
Bảng 2.1. Thống kê diện tích rừng cộng đồng theo vùng kinh tế - sinh thái<br />
Bảng 2.2. Kết quả quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã, giao đất<br />
giao rừng cho cộng đồng<br />
Bảng 2.3. Hình thức quản lý rừng cộng đồng của một số cộng đồng đồng<br />
bào dân tộc ít người vùng Miền núi phía Bắc<br />
Bảng 2.4. Diện tích rừng giao cho cộng đồng ở các vùng thí điểm<br />
Bảng 2.5. Quản lý rừng cộng đồng tại Thôn Páng, xã Phú Thanh,<br />
huyện Quan Hóa, Thanh Hóa<br />
Bảng 4.1. Nguồn thu nhập của 30 hộ gia đình xã Thượng Trạch.<br />
Bảng 4.2. Hiện trạng các loại đất của xã Thượng Trạch.<br />
Bảng 4.3. Các sản phẩm từ rừng người dân lấy được trong 12 tháng qua.<br />
Bảng 4.4. Lịch tuần tra của ban quản lý rừng tại xã Thượng Trạch.<br />
Bảng 4.5. Kết quả giao rừng cộng đồng ở xã Thượng Trạch.<br />
Bảng 4.6. Diện tích các loại rừng và đất rừng giao cho cộng đồng.<br />
Bảng 4.7. Kết quả trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh.<br />
<br />
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ<br />
Biểu đồ 2.1: Diện tích rừng toàn quốc phân theo chủ thể quản lý<br />
Hình 4.1. Vị trí khu vực nghiên cứu<br />
Hình 4.2. Suối Cà Roòng<br />
Hình 4.3. Tổng quan xã Thượng Trạch<br />
Hình 4.4. Rừng cộng đồng Bản Nịu<br />
<br />
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT<br />
<br />
BNN - LN:<br />
<br />
Bộ nông nghiệp - Lâm nghiệp<br />
<br />
NN & PTNT:<br />
<br />
Nông nghiệp và phát triển nông thôn<br />
<br />
BQL:<br />
<br />
Ban quản lý<br />
<br />
BV &PTR:<br />
<br />
Bảo vệ và phát triển rừng<br />
<br />
LNCD:<br />
<br />
Lâm nghiệp cộng đồng<br />
<br />
QHSD:<br />
<br />
Quy hoạch sử dụng<br />
<br />
QLBV:<br />
<br />
Quản lý bảo vệ<br />
<br />
QLRCD:<br />
<br />
Quản lý rừng cộng đồng<br />
<br />
QD - BNN:<br />
<br />
Quyết định - Bộ nông nghiệp<br />
<br />
UBND:<br />
<br />
Ủy ban nhân dân<br />
<br />
TNMT:<br />
<br />
Tài nguyên môi trường<br />
<br />
PHẦN 1. MỞ ĐẦU<br />
1.1. Đặt vấn đề<br />
Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi, với diện tích rừng chiếm ¾ diện tích<br />
đất của cả nước, tổng diện tích tự nhiên chiếm 33,12 triệu ha, trong đó diện tích<br />
có rừng là 12,61 triệu ha, diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm 6,16 triệu ha là<br />
những đối tượng của sản xuất lâm nghiệp.<br />
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước, có vai trò quan trọng đối<br />
với cuộc sống của con người: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa khí hậu, tạo ra<br />
oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý<br />
hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống,<br />
bảo vệ sức khỏe của con người. Ngoài ra, rừng còn có nhiều tác dụng trong các<br />
lĩnh vực như phòng hộ, môi trường sinh thái và cảnh quan.<br />
Tuy nhiên, trong những năm trước đây tài nguyên rừng ở nước ta đã bị<br />
suy giảm nghiêm trọng. Theo Maurand, năm 1943 diện tích rừng nước ta ước<br />
tính khoảng 14 triệu ha, với tỷ lệ che phủ là 43% đến năm 1976 diện tích giảm<br />
xuống 11 triệu ha với tỷ lệ che phủ 34%, đến năm 1985 còn 9,3 triệu ha với độ<br />
che phủ là 28%, năm 1995 diện tích chỉ còn 8 triệu ha với tỉ lệ che phủ<br />
24,2%. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do rừng không có chủ<br />
thực sự dẫn đến tình trạng khai thác sử dụng bừa bãi quá mức. Trong những năm<br />
gần đây do kết quả của các chương trình trồng và bảo vệ rừng nên diện tích rừng<br />
nước ta có tăng lên đạt 13,4 triệu ha với độ che phủ 39,5% vào năm 2009[9].<br />
Nhận thức được sự quan trọng của rừng, Luật đất đai 2003 và Luật bảo vệ<br />
và phát triển rừng 2004 ra đời đã tạo hành lang pháp lý cơ bản cho quản lý rừng<br />
cộng đồng thông qua hình thức giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn. Lúc này<br />
cộng đồng dân cư thôn được xem là một chủ rừng thực sự, họ được xác lập<br />
quyền sử dụng đất, sử dụng rừng, thiết lập quyền lợi, nghĩa vụ và cơ chế hưởng<br />
lợi rõ ràng. Có thể thấy cộng đồng dân cư thôn là lực lượng trực tiếp tác động<br />
vào rừng, nếu biết sử dụng nguồn lực dồi dào này vào công tác bảo vệ rừng thì<br />
rất có hiệu quả.<br />
Thực tiễn những năm qua cho thấy, chính sách giao rừng cộng đồng đã<br />
thực sự đi vào cuộc sống và đáp ứng được nguyện vọng của người dân, tạo thêm<br />
việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống của họ, nhiều hộ nông dân có<br />
thu nhập khá từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trên rừng được giao. Giao<br />
rừng và thực hiện cơ chế hưởng lợi là những vấn đề quan trọng đang được xã<br />
hội quan tâm. Đây là những vấn đề vừa mang ý nghĩa kinh tế, ý nghĩa xã hội và<br />
<br />
1<br />
<br />