PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Việt Nam là một nước nhiệt đới với gần 3/4 diện tích là đồi núi theo kết quả<br />
thống kê, tài nguyên rừng đang bị suy giảm nhanh chóng, hàng năm rừng nước ta<br />
mất khoảng 2000 – 25.000ha. Nhiều động thực vật đang có nguy cơ bị tiêu diệt, hệ<br />
sinh thái rừng ngày càng bị suy thái. Đặc điểm của người dân sống gần rừng<br />
thường có nhiều hộ nghèo, hệ thống kênh tác chủ yếu dựa vào tài nguyên rừng và<br />
thiên nhiên.<br />
Theo tài liệu mà Maurand công bố trong công trình “Lâm nghiệp Đông Dương”<br />
thì năm 1943 rừng nước ta vẫn còn khoảng 14,3 triệu ha, che phủ 43,7% diện tích<br />
lãnh thổ. Vào thời kì đó độ che phủ ở Bắc Bộ vào khoảng 68%, ở Trung Bộ khoảng<br />
44% và ở Nam Bộ vào khoảng 13%. Trước năm 1945, rừng nguyên sinh ở Việt<br />
Nam bị phá hoại rất nhiều và chỉ còn lại ở những nơi xa xôi, hiểm trở, nhưng do<br />
khả năng phục hồi của rừng rất cao nên những khu rừng già có trữ lượng cao (từ<br />
250m3 - 300m3), vẫn còn khá phổ biến ở nhiều vùng núi Việt Nam. Quá trình mất<br />
rừng xảy ra liên tục từ năm 1943 đến đầu những năm 1990, đặc biệt từ năm 1980 1995 diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh. Sự suy giảm tài nguyên rừng không<br />
những làm giảm tính đa dạng sinh học, mất đi nguồn gen sinh vật quý và những giá<br />
trị văn hóa tồn tại trong nó mà còn làm xuất hiện hàng hoạt các hiện tượng biến đổi<br />
khí hậu như hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôzôn. Chúng ta chỉ có duy nhất một trái<br />
đất này, đó là mái nhà duy nhất để sinh sống, mảnh vườn duy nhất để trồng cây,<br />
một bầu dưỡng khí duy nhất để thở những thứ mà chúng ta chẳng thể có được đến<br />
hai lần. Vậy chúng ta cần phải bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta khỏi những đe<br />
dọa của thiên nhiên. (Phùng Ngọc Lan, 1997).<br />
Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trang rừng ở nước ta bị suy<br />
giảm lại chính là do con người. Trong những năm gần đây cùng với tăng trưởng<br />
kinh tế và sự gia tăng dân số của nhiều nước trên toàn thế giới trong đó có Việt<br />
Nam đã dẫn đến nhu cầu sử dụng gỗ và lâm sản khác ngày càng nhiều cộng với nhu<br />
cầu sử dụng đất nông nghiệp, công nghiệp ngày càng nâng cao.<br />
Hiện nay tại địa bàn quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu tình<br />
trạng phá rừng trái phép đang diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau rất phức tạp,<br />
gây nhiều khó khăn trong vấn đề quản lý bảo vệ, người dân vẫn chưa ý thức được<br />
tầm quan trọng của tài nguyên rừng nên vẫn có tình trạng vào rừng khai thác trái<br />
<br />
1<br />
<br />
phép. Đây là vấn đề mang tính xã hội cao, để giải quyết vấn an này không đơn<br />
thuần là giải pháp riêng biệt của mỗi ngành mỗi lĩnh vực mà cần có những giải<br />
pháp tổng hợp với sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Những năm vừa qua, tại<br />
Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu đã có nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước<br />
đã được thực hiện như các chương trình 132, 134, 135 đã có tác động tích cực, góp<br />
phần thay đổi bộ mặt của khu vực miền núi, song vẫn chưa giải quyết được triệt để<br />
nạn phá rừng.<br />
Tài nguyên rừng bị khai thác, chặt phá bừa bãi, tình trạng đốt nương làm rẫy<br />
và cháy rừng xảy ra nghiêm trọng, nhiều nơi đã làm cho rừng giảm đi về số lượng<br />
và chất lượng, sự mất rừng đã tác động rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của<br />
người dân, đặc biệt những người trực tiếp sống dựa vào rừng. Ngoài ra mất rừng<br />
còn tác động đến môi trường như hiện tượng ấm toàn cầu, tầng suất thiên tai diễn ra<br />
nhiều hơn và ngày càng phức tạp như: hạn hán, lũ lụt triền miên, ô nhiễm không<br />
khí, ô nhiễm nguồn nước…trước những thách thức lớn về quản lý tài nguyên rừng<br />
và bảo vệ môi trường nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã ban<br />
hành và thực hiện nhiều chính sách hợp lý và phát triển tài nguyên rừng.<br />
Nhận thức được tầm quan trọng của rừng, Đảng và nhà nước ta đã kịp thời có<br />
những chủ trương chính sách về quản lý bảo vệ rừng như: Nghị định số<br />
99/2009/NĐ-CP, thông tư số 34/2009/TT-BNNPPTNT, luật bảo vệ và phát triển<br />
rừng. Coi trọng việc bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn có và đa dạng sinh<br />
học của rừng, là vấn đề cấp bách hàng đầu cần được thực hiện. Nhiều chương trình<br />
dự án, đầu tư pháp triển vốn rừng, đưa ra nhiều chính sách khuyến khích, công tác<br />
quản lý bảo vệ rừng được xem là cấp bách và cần thiết không phải là nhiệm vụ của<br />
một người mà là sức mạnh đồng bộ từ các cấp, cấp xã cho đến cấp trung ương, mỗi<br />
người dân giữ một vị trí quan trọng. Tất cả những hoạt động đó nhằm nâng cao đời<br />
sống cho người dân, nâng cao độ che phụ của tán rừng, từng bước xã hội hóa nghề<br />
rừng, tuyên truyền vận động cho người dân hiểu rõ lợi ích của rừng.<br />
Trên cơ sở lý luận đó nhằm thực hiện tốt việc công tác quản lý và bảo vệ rừng,<br />
tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng<br />
tại ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu”.<br />
<br />
2<br />
<br />
PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu<br />
Quản lý bảo vệ rừng là một lĩnh vực tương đối rộng lớn bao gồm hàng loạt các<br />
biện pháp quản lý bảo vệ rừng khác nhau như quản lý bảo vệ rừng bằng các chính<br />
sách, nghị định như giao đất, giao rừng, phòng chống lửa rừng…<br />
Trước đây vấn đề quản lý, sử dụng rừng và đất rừng chỉ đơn thuần là việc khai<br />
thác các sản phẩm của rừng mà ít hoặc chưa chú trọng tới việc bảo vệ, tái tạo và<br />
phát triển vốn rừng cũng như việc phát huy vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi<br />
trường sinh thái.<br />
Hiện nay vấn đề quản lý sử dụng rừng đều phải dựa trên cơ sở đảm bảo sự<br />
phát triển bền vững. Quản lý rừng bền vững là thực hiện triệt để và đồng bộ các<br />
biện pháp nhằm không ngừng phát huy hiệu quả kinh doanh, ổn định liên tục những<br />
tác dụng và lợi ích của rừng trên lĩnh vực khác nhau. Sự phát triển bền vững này<br />
phải đảm bảo 3 yếu tố sau:<br />
Bền vững về mặt môi trường sinh thái: Quản lý bảo vệ phải duy trì hệ thống<br />
sinh vật, bảo vệ phát triển đa dạng sinh học và tính ổn định của hệ sinh thái.<br />
Bền vững về mặt xã hội: Thu hút lao động vào nghề rừng, tạo công ăn việc<br />
làm ổn định cho người lao động. Đáp ứng được nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng<br />
của thế hệ hiện tại đồng thời không làm ảnh hưởng đến lợi ích của thế hệ mai sau.<br />
Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng phải cho hiệu quả kinh tế cao, năng suất<br />
chất lượng ổn định đồng thời phải được thị trường chấp nhận.<br />
Nghĩa là phát triển phải đảm bảo lợi ích lâu dài cho con người, tài nguyên sinh<br />
vật, môi trường cần phải giữ gìn cho các thế hệ sau, thể hiện ba mặt đó là phù hợp<br />
về môi trường, có lợi ích về mặt xã hội đáp ứng về mặt kinh tế. (PGS.TS. Lê Sỹ<br />
Trung, 2002)[11].<br />
2.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu:<br />
2.2.1. Trên thế giới<br />
Theo thống kê của tổ chức FAO (1999), những năm cuối thập kỷ XX, tỷ lệ mất<br />
3<br />
<br />
rừng ở các nước trên thế giới và đặc biệt ở nước ta đang diễn ra và gia tăng liên tục.<br />
Nếu tính cả thế giới thì trong 5 năm thế giới mất đi 56 triệu ha rừng (mỗi năm dự<br />
tính mất khoảng 11 triệu ha).<br />
Trước đây trên thế giới có 17,6 tỷ ha rừng, trong đó có diện tích rừng nguyên<br />
sinh là 8,08 tỷ ha. Nhưng dưới sự tác động của con người đã làm cho diện tích rừng<br />
trên thế giới bị suy giảm nhanh chóng. Theo số liệu thống kê của FAO đến năm<br />
1991, diện tích rừng trên thế giới chỉ còn 3,717 triệu ha. Trong đó 1,867 triệu ha ở<br />
Bắc Cực và Địa Trung Hải ổn định và phát triển chút ít. Còn 1,850 triệu ha rừng<br />
nhiệt đới. Tính trung bình mỗi năm diện tích rừng nhiệt đới bị thu hẹp khoảng 11<br />
triệu ha. Trong khi đó diện tích rừng trồng chỉ bằng 1/10 diện tích rừng bị mất đi,<br />
đó là chưa kể đến việc mất tính đa dạng sinh học.<br />
Riêng ở Châu Á Thái Bình Dương thời gian từ năm 1976 đến năm 1980 mất 9<br />
triệu ha rừng, cùng thời gian này ở Châu Phi mất 37 triệu ha rừng và Châu Mĩ mất<br />
đi 18,4 triệu ha. Từ năm 1981 đến năm 1991 tỉ lệ rừng bị mất đi tăng lên 80% so<br />
với 10 năm trước. Với tôc độ đó một số chuyên gia lâm nghiệp dự đoán chỉ trong<br />
vòng một thế kỷ nữa rừng rừng nhiệt đới sẽ bị hủy diệt. Ngoài ra mất rừng làm cho<br />
diện tích đất rừng và đất trồng rừng bị xói mòn làm biến chất, do tình trạng chặt<br />
phá rừng, sa mạc hóa hàng năm trên thế giới làm mất đi khoảng 2 tỷ tấn đất, với số<br />
lượng này có thể sản xuất ra 50 tấn lương thực thực phẩm.<br />
Có thể nói tóm tắt những xu hướng quản lý rừng trên thế giới trong những<br />
năm gần đây như sau:<br />
+ Chuyển mục tiêu quản lý, sử dụng rừng từ sản xuất gỗ là chủ yếu sang mục<br />
tiêu sử dụng rừng kết hợp cả 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái.<br />
+ Phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Xu hướng là chuyển<br />
giao dần trách nhiệm và quyền lực về quản lý rừng từ cấp trung ương đến địa<br />
phương và cơ sở.<br />
+ Xúc tiến giao đất, giao rừng cho nhân dân, giảm bớt can thiệp của nhà nước, thực<br />
hiện tư nhân hóa đất đai và cơ sở kinh doanh lâm nghiệp để tạo điều kiện cho việc<br />
quản lý rừng năng động và đem lại nhiều thuận lợi hơn.<br />
4<br />
<br />
+ Thu hút sự tham gia của các nhóm dân cư trong quá trình xây dựng kế hoạch<br />
quản lý rừng, rừng đã có chủ thực sự. Các chính sách cũng rất quan tâm đến sự<br />
tham gia của các nhóm liên quan đến quyền lợi từ rừng. Vì vậy đã được quản lý<br />
bảo vệ tốt hơn.<br />
2.2.2. Trong nước<br />
Trước đây do dân số còn ít nên việc quản lý bảo vệ rừng ít được chú trọng mà<br />
chỉ tập trung vào khai thác. Người dân tự do vào rừng lấy tất cả những gì từ rừng<br />
để phục vụ cho nhu cầu của mình mà gần như không có sự trở ngại nào.<br />
Một thời gian dài, nhiều vùng rừng của nước ta đã bị khai thác để trồng cây<br />
công nghiệp. Năm 1943, diện tích rừng còn khoảng 14,3 triệu ha và mật độ che phủ<br />
là 43,3%. Trong những năm tiếp theo diện tích rừng nhiệt đới của nước ta bị tàn<br />
phá hơn 2 triệu ha mà nguyên nhân chủ yếu là do chiến tranh và nhân dân khai phá<br />
rừng để sản xuất đất nông nghiệp, Năm 1976 tỷ lệ che phủ rừng của nước ta chỉ còn<br />
33,8% và tiếp tục giảm xuống 30% vào năm 1985 và 26% vào năm 1995. Sự suy<br />
giảm tài nguyên rừng trong những năm gần đây chủ yếu là do dân số tăng nhanh,<br />
khai thác rừng không hợp lý và sự yếu kém trong công tác quản lý đã làm cho diện<br />
tích rừng của nước ta vẫn tiếp tục bị phá hoại. (Lê Sỹ Trung, 2008)<br />
Năm 1998, Việt Nam chính thức tham gia chương trình Lâm Nghiệp nhiệt đới<br />
vói mã số VIE-88-073 đã được tiến hành và kết thúc vào năm 1991. Dự án này đã<br />
đóng góp một phần rất quan trọng vào việc đánh giá hiện trạng lâm nghiệp Việt<br />
Nam và đưa ra khuyến cáo về định hướng phát triển lâm nghiệp cho đến năm 2000.<br />
(Phùng Ngọc Lan, 1997)<br />
Công tác quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam trong những năm gần đây đã được<br />
đang và nhà nước quan tâm, ban hành nhiều chủ trương chính sách mới nhằm giảm<br />
thiểu tình trạng tàn phá tài nguyên rừng:<br />
- Nghị định 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của chính phủ về việc xử phạt<br />
vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.<br />
- Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNN ngày 10/06/2009 của bộ Nông Nghiệp &<br />
<br />
5<br />
<br />