intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, quy trình sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè Shan tuyết theo hướng sản xuất hữu cơ tại Công ty cổ phần trà hữu cơ Cao Bồ, xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

49
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khoá luận này nghiên cứu cơ cấu tổ chức, quy trình sản xuất chế biến chè Shan tuyết theo hướng sản xuất hữu cơ của Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Đánh giá được giá trị, vai trò của cây chè Shan tuyết đối với quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, quy trình sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè Shan tuyết theo hướng sản xuất hữu cơ tại Công ty cổ phần trà hữu cơ Cao Bồ, xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– LÝ THỊ THỤI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÊN ĐỀ TÀI “TÌM HIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CHÈ SHAN TUYẾT THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HỮU CƠ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ HỮU CƠ CAO BỒ, XÃ CAO BỒ, HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG” Hệ đào tạo : Chính quy Định hƣớng đề tài : Hƣớng ứng dụng Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : KT & PTNT Khóa học : 2014 - 2018 Thái Nguyên - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– LÝ THỊ THỤI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÊN ĐỀ TÀI “TÌM HIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CHÈ SHAN TUYẾT THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HỮU CƠ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ HỮU CƠ CAO BỒ, XÃ CAO BỒ, HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG” Hệ đào tạo : Chính quy Định hƣớng đề tài : Hƣớng ứng dụng Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : KT & PTNT Khóa học : 2014 - 2018 Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Chu Thị Hà Cán bộ cơ sở hƣớng dẫn : PGĐ. Nguyễn Anh Dũng Thái Nguyên - năm 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong học tậpvà trong quá trình thực tập tốt nghiệp. Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tập thể các thầy, cô giáo tạiĐại Học Nông lâm Thái Nguyên nói chung và các thầy cô trong khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn đã trực tiếp giảng dạy, tận tình giúp đỡ em trong bốn năm học qua. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáoThS. Chu Thị Hà, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ đạo giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp và hoàn thành bài khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn Phó giám đốcCông ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao BồNguyễn Anh Dũng người đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực tập tại cơ sở thực tập cùng toàn thể các anh, chị, cô, chú công nhân viên trong Công ty đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc thu nhập số liệu và những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Lý Thị Thụi
  4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i MỤC LỤC ................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... iv DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ....................................................................v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ..................................................... vi PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................3 1.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu ...............................................4 1.3.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu...................................................................4 1.3.2. Nội dung thực tập .............................................................................................4 1.3.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................5 1.4. Thời gian và địa điểm thực tập.............................................................................9 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................10 2.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................10 2.1.1. Một số khái niệm .............................................................................................10 2.1.2. Vai trò, ý nghĩa của cây chè ............................................................................13 2.1.3. Những vấn đề cơ bản về cây chè Shan tuyết ..................................................14 2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................18 2.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới và Việt Nam ............................18 2.2.2. Một số chính sách phát triển chè Shan tuyết tỉnh Hà Giang. ..........................20 PHẦN 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP ..........................................................................22 3.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ ..............................................22 3.1.1. Giới thiệu về Công ty ......................................................................................22 3.1.2. Lịch sử hình thành ...........................................................................................22
  5. iii 3.1.3. Một số khái quát và những thành tựu đã đạt được của Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ ...........................................................................................................23 3.2. Kết quả thực tập .................................................................................................23 3.2.1. Nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại Công ty ..............................23 3.2.2. Tóm tắt kết quả thực tập..................................................................................26 3.2.3. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ. .... 46 3.2.4. Bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp ......................................................66 PHẦN 4: KẾT LUẬN .............................................................................................71 4.1. Kết luận ..............................................................................................................71 4.2. Một số kiến nghị đối với Công ty chủ quản .......................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................73
  6. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Tình hình tài chính của Công ty qua 3 năm (2014 - 2016) ......................29 Bảng 3.2: Số nợ Ngân hàng của Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ năm 2016 ...31 Bảng 3.3: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm (2014 - 2016) .......................32 Bảng 3.4: Tình hình tài sản cố định của Công ty qua 3 năm (2014 - 2016) .............33 Bảng 3.5: Máy móc, thiết bị phục vụ cho khâu chế biến bán thành phẩm ...............41 Bảng 3.6: Các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho khâu phân loại, chế biến chè thành phẩm ................................................................................................................42 Bảng 3.7: Tình hình sản lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty qua 3 năm (2014 - 2016) ..46 Bảng 3.8: Tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm (2014 - 2016) .....................47 Bảng 3.9: Doanh thu theo hình thức kinh doanh ......................................................48 Bảng 3.10: Bảng tổng hợp tình hình tiêu thụ theo thị trường của công ty qua 3 năm (2014 - 2016) .............................................................................................................49 Bảng 3.11: Bảng kết quả tiêu thụ theo mặt hàng chủ yếu qua 3 năm (2014 - 2016) 51 Bảng 3.12: Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm ......................53 Bảng 3.13: Tình hình chi phí của Công ty qua 3 năm (2014 2016) ..........................55 Bảng 3.14: Một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm (2014 - 2016) ..58 Bảng 3.15: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty qua 3 năm (2014 - 2016) ...60 Bảng 3.16: Phân tích hiệu suất sử dụng vốn cố định ................................................61 Bảng 3.17: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty qua 3 năm (2014 - 2016) 63 Bảng 3.18: Phân tích số vòng quay vốn lưu động ....................................................63 Bảng 3.19: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty qua 3 năm (2014 - 2016) ........65
  7. v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 2.1: Cơ cấu thể chế của công ty Cổ phần. ........................................................10 Hình 2.2: Chu kỳ phát triển lớn của cây chè Shan. ...................................................16 Hình 3.1: Bộ máy quản trị của Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ ......................27 Hình 3.2: Cơ cấu sản lượng chè xuất khẩu phân theo thị trường ngoài nước của Công ty qua 2 năm (2015 - 2016). ............................................................................37 Hình 3.3: Sản lượng chè xuất khẩu phân theo thị trường ngoài nước qua 3 năm (2014 - 2016). .........................................................................................................................37 Hình 3.4: Quy trình chế biến chè xanh. ........................................................................39 Hình 3.5: Quy trình chế biến chè đen. ..........................................................................40 Hình 3.6: Kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ. .............................................................................................................................43
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn giải ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BVTV Bảo vệ thực vật CBCNV Chung bình chung nhân viên CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương CĐ, ĐH Cao đẳng, Đại học CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐVT Đơn vị tính FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc HACCP Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát điểm tới hạn HĐND Hội đồng nhân dân IFOAM Tổ chức các phong trào Nông nghiệp Hữu cơ Quốc tế KPCĐ Kinh phí công đoàn KT & PTNT Kinh tế & Phát triển Nông thôn LĐ Lao động NAFTA Hiệp định mậu dịch Tự do Bắc Mỹ NĐ Nghị định NN Nông nghiệp NQ - HĐND Nghị định - Hội đồng nhân dân NSLĐ Năng suất lao động NVL Nguyên vật liệu NVCSH Nguồn vố chủ sở hữu PTNN Phát triển Nông thôn QĐ - UBND Quyết định - Uỷ ban nhân dân QĐ-TTg Quyết định - Thủ tướng QĐ-UB Quyết định - Uỷ Ban QH Quốc hội QL Quỹ lương
  9. vii SWOT Điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - thách thức. SXKD Sản xuất kinh doanh TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định TTLT-BNNPTNT- Thông tư liên tịch - Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn BTC-BKHĐT Bộ tài chính - Bộ kế hoạch đầu tư UBND Ủy ban nhân dân USD Đô la Mỹ VCĐ Vốn cố định VietGAP Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam VLĐ Vốn lưu động WTO Tổ chức thương mại thế giới
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Từ lâu người ta đã biết đến chè với công dụng là một loại đồ uống có giá trị dinh dưỡng và giá trị dược liệu cao được nhân dân ta và nhân dân nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Sản phẩm chè rất đa dạng như chè xanh, chè đen, chè vàng, chè dược liệu,... Hà Giang với điều kiện khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, lạnh rõ rệt so với vùng thấp và trung du kế cận, huyện Vị Xuyên thích hợp để phát triển các loại cây công nghiệp, đặc biệt là cây chè. Là tỉnh có diện tích chè nói chung lớn thứ 3 cả nước (sau Lâm Đồng và Thái Nguyên) và diện tích chè Shan lớn nhất cả nước Hà Giang xác định đây là cây công nghiệp mũi nhọn đối với những vùng phát triển chè và đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh nên những năm qua, người dân trồng chè ở Hà Giang đã nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống, vốn, khoa học kỹ thuật để phát triển cây chè. Diện tích chè đã không ngừng được mở rộng, đầu tư thâm canh để tăng năng suất và sản lượng. Chè Shan tuyết Hà Giang với thế mạnh là có nhiều lợi thế cạnh tranh được đánh giá và khẳng định như: Vùng nguyên liệu sạch và an toàn; Chất lượng sản phẩm có lợi thế so sánh với những vùng chè truyền thống trong nước; Nhiều vùng chè chưa có sự tác động về hóa chất… Đặc biệt, với hơn 70% diện tích là giống chè Shan tuyết được người dân trồng, phát triển trên những ngọn núi cao, quanh năm mây mù bao phủ, rất phù hợp để phát triển sản xuất, đặc biệt là phát triển sản xuất chè hữu cơ… Dù có diện tích chè lớn với nhiều lợi thế so với các vùng chè khác trong nước, nhưng trên thực tế giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm chè Hà Giang chưa cao. Nguyên nhân chính do tỉnh chưa xây dựng được thương hiệu chung cho sản phẩm chè Hà Giang. Bên cạnh đó, mối liên kết “bốn nhà” để phát triển bền vững ngành chè tại một số vùng chưa toàn diện. Các doanh nghiệp làm chè chưa quan tâm đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, chưa có phân vùng nguyên liệu để tạo mối liên kết bền vững với người nông dân.
  11. 2 Xuất phát từ những vấn đề đó, Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ đã liên kết với xã Cao Bồ để xây dựng vùng nguyên liệu chè hữu cơ tại xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Sau nhiều năm thực hiện, từ năm 2012, chè Cao Bồ chính thức được Liên đoàn quốc tế về phong trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ (IFOAM) cấp chứng chỉ chè hữu cơ - Organic Cao Bồ. Mỗi năm, hơn 100 tấn chè hữu cơ được xuất khẩu sang các nước châu Âu, châu Mỹ. Cùng với đó Tháng 6/2016, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam trao “Bằng công nhận cây Di sản Việt Nam” cho quần thể 220 cây Chè Shan tuyết Cao Bồ có trên 100 năm tuổi. Điều này vừa giúp bảo vệ nguồn gen của giống chè thơm ngon, vừa là dịp để xây dựng thương hiệu chè Shan tuyết Cao Bồ. Với những kết quả đã đạt được sau nhiều năm thực hiện sản xuất chè Shan tuyết theo hướng sản xuất hữu cơ đã giúp người dân của xã tăng thêm thu nhập, góp phần tích cực trong việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân địa phương. Việc tìm hiểu công tác tổ chức sản xuất, quy trình sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế của Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ không chỉ giải quyết vấn đề thực tiễn đầu ra của chè Cao Bồ, đóng góp kinh tế cho địa phương, mà còn nhận thức rõ vai trò to lớn của cây chè Shan tuyết trong CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Để thấy rõ tính ưu việt của hình thức tổ chức sản xuất của công ty cũng như mặt hạn chế cần khắc phục, cùng với sự giúp đỡ của ThS. Chu Thị Hà em tiến hành thực hiện đề tài: “ Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, quy trình sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè Shan tuyết theo hướng sản xuất hữu cơ tại Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu cơ cấu tổ chức, quy trình sản xuất chế biến chè Shan tuyết theo hướng sản xuất hữu cơ của Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
  12. 3 Đánh giá được giá trị, vai trò của cây chè Shan tuyết đối với quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Tìm hiểu được cơ cấu tổ chức quản lý của công ty, quy trình sản xuất, đóng gói, phân phối, tiêu thụ sản phẩm từ đó đánh giá được hiệu quả kinh tế của Công ty. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 1.2.2.1. Về chuyên môn - Hệ thống hóa lý luận cơ bản về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp. - Tìm hiểu được cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của một doanh nghiệp, các quy trình chế biến, công tác tổ chức sản xuất sản phẩm hàng hóa của CTCP Trà hữu cơ Cao Bồ khi thực hiện sản xuất chè Shan tuyết theo hướng sản xuất hữu cơ. - Đánh giá được các chỉ tiêu kinh tế, tài chính, lực lượng lao động của Công ty. - Phân tích được những khó khăn và thuận lợi trong việc tham gia vào quá trình SXKD trong một nền kinh tế mở cửa với sự canh tranh gay gắt. - Phân tích được hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp trong quá trình SXKD. - Đưa ra được định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả SXKD của Công ty. - Nâng cao năng lực, rèn luyện kỹ năng và phương pháp nghiên cứu khoa học cho chính bản thân trước khi ra trường. 1.2.2.2. Về thái độ - Tạo mối quan hệ thân thiện, hòa nhã với mọi người trong Công ty. - Có trách nhiệm và nghĩa vụ hoàn thành tốt mọi công việc được giao. - Chủ động trong các công việc, sẵn sàng trợ giúp, hỗ trợ mọi người trong Công ty để hoàn thành tốt các công việc chung bên cạnh đó cũng tự khẳng định được năng lực của bản thân. 1.2.2.3. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc Kỹ năng sống: - Tạo cho bản thân tác phong nhanh nhẹn, chịu được áp lực cao trong mọi công việc, có thể tự lập sau khi ra trường.
  13. 4 - Biết lắng nghe và học hỏi từ những người khác. Kỹ năng làm việc: - Nâng cao kỹ năng làm việc với tập thể. - Học được cách sắp xếp, bố trí công việc trong học tập, nghiên cứu, làm việc một cách khoa học. - Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và quản lý công việc một cách hiệu quả. - Rèn luyện các kỹ năng thực hành, các công tác sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. 1.3. Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 1.3.1. Đối tƣợng và nội dung nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Cơ cấu tổ chức, quy trình sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế tại Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. - Nội dung nghiên cứu: + Khái quát chung về cây chè + Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ. + Tìm hiểu quy trình sản xuất chè tại Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ. + Phân tích SWOT đối với sản xuất chè Shan tuyết tại Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ + Đánh giá được hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế tại Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ. 1.3.2. Nội dung thực tập - Khái quát chung về cây chè - Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, quá trình thành lập và phát triển của Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ. - Tìm hiểu quy trình sản xuất chè tại Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ. - Phân tích SWOT đối với SXKD chè Shan tuyết tại Công ty.
  14. 5 - Thu thập các tài liệu, số liệu, thông tin của Công ty để tiến hành đánh giá hiệu quả SXKD của Công ty trong 3 năm (2014 - 2016). - Phân tích được các đặc điểm về thị trường, đối thủ cạnh tranh, kênh phân phối, tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty. - Dựa vào quá trình tìm hiểu, thực nghiệm đưa ra được định hướng và một số giải pháp đối với quá trình SXKD của Công ty. 1.3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ● Phƣơng pháp thu thập thông tin: - Thu thập số liệu thứ cấp: + Thu thập số liệu thứ cấp là: Thu thập những số liệu, thông tin liên quan trực tiếp và gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức của Công ty, như lấy số liệu từ các phòng ban, các báo cáo tổng kết liên quan đến Công ty, thu thập số liệu qua sách báo, tạp chí, nghị định, quyết định,... - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: + Thu thập số liệu thứ cấp từ CTCP Trà hữu cơ Cao Bồ, các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ và các tài liệu có liên quan thông qua các phòng ban của Công ty. - Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát trực tiếp khi tham gia các hoạt động sản xuất của Công ty nhằm có cái nhìn tổng quát về quá trình tổ chức, sản xuất, đồng thời cũng là những tư liệu để đánh giá độ chính xác các thông tin mà các anh, chị các phòng ban cung cấp. - Phương pháp thảo luận: Cùng với các anh, chị công nhân viên trong Công ty thảo luận về những vấn đề khó khăn, tồn tại mà Công ty đang gặp phải như: Vốn, lao động, thị trường, chính sách của Công ty từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển tổ chức sản xuất của Công ty trong những năm tới. ● Phƣơng pháp xử lý và phân tích thông tin: - Phương pháp xử lý thông tin:
  15. 6 Những thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, xử lý, tính toán kỹ càng. Việc xử lý thông tin là cơ sở cho việc phân tích. - Phương pháp phân tích thông tin: Trên cơ sở tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, phương pháp so sánh, để phân tích kết quả và hiệu quả SXKD của Công ty qua các năm. Phương pháp chỉ số, phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vố cố định và vốn lưu động qua các năm. - Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất: Nhóm chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh + Tổng doanh thu (TR): TR = ∑Qi x Pi Trong đó: TR là doanh thu bán hàng Qi: là khối lượng sản phẩm thứ i bán ra Pi: là giá bán sản phẩm i Chỉ tiêu này phản ánh quy mô kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp, doanh thu càng lớn và lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. + Tổng chi phí (TC): TC = FC + VC Trong đó: FC là chi phí cố định VC là chi phí biến đổi Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. + Lợi nhuận (LN): Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí Π = TR - TC Là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động SXKD của doanh nghiệp và là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD.
  16. 7 Nhóm chỉ tiêu tương đối phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh - Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn Để phản ánh một cách chung nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thường sử dụng các chỉ tiêu sau: + Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định: Hiệu suất sử dụng vốn cố định: 𝑇𝑅 HS = 𝑉𝐶Đ Trong đó: Hs là hiệu suất sử dụng vố cố định VCĐ là vố cố định bình quân Chỉ tiêu này phản ánh bình quân một đơn vị vốn cố định sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mức đảm nhiệm vốn cố định: 𝑉𝐶Đ MVCĐ= 𝑇𝑅 Trong đó: M VCĐ là mức đảm nhiệm vốn cố định Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị doanh thu th́ cần chi phí bao nhiêu đơn vị vốn cố định. Mức doanh lợi vốn cố định: 𝛱 r = 𝑉𝐶Đ VCĐ Trong đó: rVCĐ là mức doanh lợi vốn cố định Π là lợi nhuận thu được trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh khi đầu tư vào sản xuất kinh doanh một đơn vị vốn cố định thì thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. + Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vố lưu động: Số vòng quay vốn lưu động: 𝑇𝑅 l= 𝑉𝐿Đ
  17. 8 Trong đó: l là số vòng quay vốn lưu động Chỉ tiêu này biểu hiện mỗi đơn vị vốn lưu động đầu tư vào kinh doanh có thể mang lại bao nhiêu đơn vị doanh thu. Mức đảm nhiệm vốn lưu động: 𝑉𝐿Đ MVLĐ= 𝑇𝑅 Trong đó: MVLĐ là mức đảm nhiệm vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị doanh thu thì cần chi phí bao nhiêu vố lưu động. Mức doanh lợi vốn lưu động: 𝛱 r = 𝑉𝐿Đ VLĐ Trong đó: r VLĐ : mức doanh lợi vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị vốn lưu động đầu tư vào kinh doanh có thể mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận [11]. - Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động: + Năng suất lao động: 𝑇𝑅 W= 𝐿 Trong đó: W là năng suất lao động L là số lao động chỉ tiêu cho biết doanh thu một lao động có thể tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. + Lợi nhuận bình quân một lao động: 𝛱 r LĐ = 𝐿 Trong đó: rLĐ là lợi nhuận bình quân một lao động Chỉ tiêu cho biết một lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh có thể mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.
  18. 9 + Doanh thu/chi phí tiền lương 𝑇𝑅 ITR/QL= 𝑄𝐿 Trong đó: ITR/QL là doanh thu/chi phí tiền lương QL là tổng quỹ lương của doanh nghiệp Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tiền lương sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu trong quá trình sản xuất kinh doanh. + Lợi nhuận/chi phí tiền lương: 𝛱 r TL = 𝑄𝐿 Trong đó: rTL là lợi nhuận/chi phí tiền lương Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận thu được khi đầu tư một đơn vị tiền lương vào sản xuất kinh doanh. 1.4. Thời gian và địa điểm thực tập - Thời gian: Từ 14/08/2017 đến 21/12/2017. - Địa điểm: Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ tại xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
  19. 10 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Một số khái niệm 2.1.1.1. Khái niệm công ty cổ phần Theo quy định tại Điều 110 – Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13, Công ty Cổ phầnlà doanh nghiệp, trong đó: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; -Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 [8]. Cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp cổ phần được thể hiện như mô hình sau: Hình 2.1: Cơ cấu thể chế của công ty Cổ phần. (Trích nguồn: Trương Hạnh Ly, Bài giảng “Tổ chức sản xuất)
  20. 11 2.1.1.2. Khái niệm tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là sự phối kết hợp chặt chẽ giữa sức lao động và tư liệu sản xuất cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất, quy mô sản xuất và công nghệ sản xuất đã xác định nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội với hiệu quả cao. Tổ chức sản xuất sẽ trả lời các câu hỏi sau: - Kỳ này ta sản xuất sản phẩm gì? - Sản phẩm được sản xuất ở đâu? (Bộ phận nào? công nghệ nào?) - Ai sẽ sản xuất chúng? (người công nhân nào thực hiện gia công các sản phẩm khác nhau) - Cần bao nhiêu thời gian để sản xuất chúng? Trong một doanh nghiệp tổ chức quá trình sản xuất được thực hiện ở hai cấp độ khác nhau: - Tổ chức sản xuất tập trung là xây dựng tiến trình đưa các lô sản phẩm vào sản xuất trong các bộ phận sản xuất tuỳ theo quy trình công nghệ, năng lực sản xuất của máy móc thiết bị và dự báo tiêu thụ sản phẩm ngắn hạn. Tổ chức sản xuất tập trung cũng chính là lập kế hoạch đưa vào sản xuất. - Tổ chức sản xuất phân tán là tổ chức sản xuất diễn ra trên các chỗ làm việc, tổ chức sản xuất phân tán là để thực hiện kế hoạch sản xuất đã được lập ra trong phương án tổ chức sản xuất tập trung [9]. 2.1.1.3. Khái niệm hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh “Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định” [14]. Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công thức biểu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau: H = K/C Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó; K là kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó. Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh tế phản
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2