Biên niên lịch sử Thế giới phần 7
lượt xem 68
download
Biên niên lịch sử Thế giới - Thế Kỷ XIX 1802: - 26/2/1802: Ngày sinh Victor Hugo (1802 - 1885), nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch người Pháp, tác giả nhiều bài thơ và tiểu thuyết, trong đó có Những người khốn khổ. Sau khi mất, thi hài ông được đưa vào điện Panthéon (Paris) 1803: Chạy thử nghiệm đầu máy xe lửa đầu tiên ở Anh trên quãng đường dài 15 km trong 4h5 phút. do Richard Trevithik chế tạo. 1804: - 1804 - 1850: Chính quyền Mạc Phủ đóng cửa các hải cảng không cho tàu các...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Biên niên lịch sử Thế giới phần 7
- Biên niên lịch sử Thế giới - Thế Kỷ XIX 1802: - 26/2/1802: Ngày sinh Victor Hugo (1802 - 1885), nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch người Pháp, tác giả nhiều bài thơ và tiểu thuyết, trong đó có Những người khốn khổ. Sau khi mất, thi hài ông được đưa vào điện Panthéon (Paris) 1803: Chạy thử nghiệm đầu máy xe lửa đầu tiên ở Anh trên quãng đường dài 15 km trong 4h5 phút. do Richard Trevithik chế tạo. 1804: - 1804 - 1850: Chính quyền Mạc Phủ đóng cửa các hải cảng không cho tàu các nước Anh, Pháp, Mỹ, Nga vào Nhật buôn bán. Năm 1842 chỉ cho phép các tàu cập bến lấy than và nước ngọt. - 21/3/1804: Napoléon Bonaparte công bố Luật dân sự, một bộ phận của Bộ luật Napoléon (gồm Dân luật, Hình luật, Thương luật), bộ luật khuôn mẫu của Nhà nước Tư sản. - 18/5/1804: Viện nguyên lão Pháp suy tôn Napoléon Bonaparte lên ngôi Hoàng đế, hiệu Napoléon I, thiết lập Đế chế thứ nhất (1804 - 1815) 1804 - 1814: Napoléon I mở rộng cuộc chiến tranh chinh phục châu Âu, giành được chiến thắng ở Austerlitz (1802), Iéna (1806), Friedland (1807), Wagram (1809) và tiến vào Tây Ban Nha (1808 - 1813). Thất bại trong cuộc tấn công vào nước Nga 8 - 1812. Liên quân Châu Âu phản công tiến vào Paris (1814) 1805: - 2/4/1805: Ngày sinh H.C Anderson (1805 - 1875) nhà văn Đan Mạch chuyên viết truyện cho thiếu nhi. 1807: Tàu thủy chạy bằng hơi nước đầu tiên ở Mỹ do Robert Fonton chế tạo chuyên chở hàng hóa trên sông Husson
- 1809: - 12/2/1809: Ngày sinh Charles Darwin (1809 - 1882), nhà sinh học Anh, người đề xướng thuyết chọn lọc tự nhiên của giống loài (học thuyết Darwin) 1812: - 7/8/1812: Trận Borodino ở Nga giữa quân Nga và Pháp do Kutuzov chỉ huy, đánh dấu bước ngoặt thất bại đầu tiên của Napoléon I trên chiến trường châu Âu. 1814: - 6/4/1814: Trước sự tấn công của liên quân châu Âu vào Paris, Viện nguyên lão Pháp buộc Napoléon I phải thoái vị và bị đày ra đảo Elbe (4/1814 - 2/1815) - 4/6/1814: Louis XVIII (1755 - 1824) trở về làm vua nước Pháp công bố Hiến chương khôi phục triều đại Phong kiến Bourbons, mở ra thời kỳ Trung Hưng (gồm 2 giai đoạn 4/1814 - 5/1815 và 7/1815 - 7/1830) 1815: - 26/2/1815: Napoléon Bonaparte từ đảo Elbe dẫn quân đổ bộ vào nước Pháp, tiến quân về Paris (20/3/1815), trở lại cầm quyền trong giai đoạn Một trăm ngày (3/1815 - 6/1815) - 9/6/1815: Ký kết Hiệp ước Wien giữa các nước chiến thắng trong cuộc chiến tranh Napoléon I nhằm ngăn chặn sự phục hồi của nước Pháp, quy định biên giới nước Pháp như tình trạng năm 1792, chia lại một phần lãnh thổ châu Âu và thuộc địa, thành lập tổ chức Đồng minh thần thánh - 18/6/1815: Trận Waterloo đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của Napoléon, kết thúc cuộc chiến tranh châu Âu. Napoléon bị đày ra đảo Saint Hélène (Đại Tây Dương) và chết ở đó (1821) - 26/9/1815: Ký kết hiệp ước thành lập Đồng minh thần thánh (Nga, Áo, Phổ), trên cơ sở những nước theo đạo Thiên chúa nhằm liên kết chống lại phong trào cách mạng tư sản và giải phóng dân tộc ở châu Âu. Bộ trưởng ngoại giao Áo Metternich giữ vau trò
- điều khiển tổ chức này. - 11/1815: Thành lập Đồng minh Tứ cường (Anh, Nga, Áo, Phổ) nhằm ngăn chặn sự phục hồi của vương triều Napoléon và đàn áp phong trào cách mạng ở châu Âu. 1818: - 5/5/1818: Ngày sinh Karl Marx, người sáng lập học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học, lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới 1820: - 1/1/1820: Bùng nổ cách mạng Tây Ban Nha lần thứ 2 (1820 - 1823) tiến hành dưới sự lãnh đạo của đại tá Sapael Riego chống lại triều đình Vua Ferdinand VII, buộc nhà Vua tuyên thệ trung thành với bản Hiến Pháp năm 1812 (được ban hành trong cuộc cách mạng lần thứ nhất (1808 - 1814)). Đồng minh thần thánh điều quân đội Pháp đến đàn áp, khôi phục nền quân chủ Tây Ban Nha. - 28/11/1820: Ngày sinh Friedrich Engels (1820 - 1895), người cùng K.Marx xây dựng nền tảng học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học, lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới. 1821 - 1830: Cao trào cách mạng Hy Lạp chống ách thống trị của Thổ Nhĩ Kỳ, năm 1830 trở thành một quốc gia độc lập. 1823: - 2/12/1823: Tổng thống Mỹ J.Monroe tuyên bố nguyên tắc châu Mỹ của người châu Mỹ làm cơ sở cho thuyết Liên - Mỹ (Panamericanism): Mọi sự can thiệp của bất cứ cường quốc Châu Âu nào vào các nước ở Châu Mỹ đều bị coi như hành động thiếu thân thiện với Hoa Kỳ. 1824: - 1/8/1824: Nang Khao lên ngôi Vua Vương quốc Xiêm, hiệu Rama III được hấp thụ văn hóa phương Tây, chủ trương mở cửa buôn bán với người Anh, Pháp, Mỹ… trị vì từ 1824 - 1851
- 1825: - 14/2/1825: Khởi nghĩa ở Peterbourg của Hội những người Tháng Chạp gồm các nhà quý tộc cấp tiến chống lại chế độ Nga Hoàng đòi xóa bỏ chế độ nông nô, ban hành hiến pháp. Khởi nghĩa ở Ucraina (29/12). Điều bị đàn áp, được coi là tín hiệu của phong trào tư sản ở Nga. 1826: - 23/2/1826: N.I. Lobatchevski (1792 - 1856), nhà toán học Nga, đề xuất lý thuyết về môn hình học phi Euclide. 1830: - 27/7 - 29/7/1830: Cách mạng ở Paris lật đổ ngôi vua Charles X (triều đại Bourbons), thiết lập nền quân chủ tháng Bảy (1830 - 1848). Lịch sử Pháp gọi là Ba ngày vinh quang - 7/8/1830: Louis Philippe (1773 - 1850) thuộc dòng Orléans lên ngôi Vua, lập nền Quân chủ Tháng bảy ở Pháp (1830 - 1848) 1831: - Michael Faraday (1791 - 1867), nhà Vật lý người Anh nêu lên thuyết về cảm ứng điện từ. - 14/4/1831: Tuyên bố chế độ Cộng hòa Tây Ban Nha do thắng lợi của những người Cộng hòa trong cuộc bầu cử 1831, Vua Alphonse XIII phải dời đất nước, không chịu từ ngôi. - 13/6/1831: Ngày sinh Jamesclerk Maxwell (1831 - 1879), nhà vật lý Anh, người nêu lên lý thuyết về điện từ của ánh sáng. - 21/11 - 3/12/1831: Khởi nghĩa Lyon của công nhân dệt Pháp với khẩu hiệu: Sống có việc làm hay chết trong chiến đấu 1832: - Thành lập tổ chức Nước Italia trẻ gồm có các nhà dân chủ cách mạng như Mazini, Garibaldi… đấu tranh cho sự thống nhất Italia. - 1832 - 1847: Cuộc khỏi nghĩa của Abdel Kader ở Algérie chống sự xâm lược của thực dân Pháp. - 6/6/1832: Cuộc nổi dậy ở Paris của các lực lượng Cộng hòa và
- dân chủ chống lại nền Quân chủ Tháng bảy ở Pháp. 1833: - 21/10/1833: Ngày sinh Alfred Nobel (1833 - 1893), nhà hóa học, một kỹ sư đa năng Thụy Điển, người đặt ra giải thưởng cho các công trình xuất sắc vê văn chương, khoa học (hóa, lý, sinh, y học) và những đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ hòa bình (giải thưởng Nobel). 1834: - 1/1/1834: Thành lập Liên minh quan thuế Đức gồm 18 tiểu quốc ở Đức tham gia dưới sự điều hành của Vương quốc Phổ. - 9/4 - 15/4/1834: Khởi nghĩa Lyon lần thứ hai ở Pháp phản đối việc chính phủ cấm công nhân tổ chức đoàn thể, đòi tăng lương và cải thiện đời sống. - 4/1834: Thành lập tổ chức Nước Đức trẻ nhằm đấu tranh cho nền Cộng hòa, xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thực hiện quyền bình đẳng về chính trị và xã hội. 1836: - Thành lập Đồng minh những người chính nghĩa, tổ chức cách mạng của công nhân Đức và những người dân chủ tiến bộ ở Đức nêu khẩu hiệu Tất cả mọi người đều là anh em, chứa đựng nhiều quan điểm mơ hồ và không tưởng. Tiền thân của Đồng minh những người Cộng sản - 6/1836: Thành lập Hiệp hội công nhân London (Anh) nhằm đấu tranh đòi tuyển cử phổ thông cho công nhân. Thủ lĩnh là William Lovett, Henry Heterington, Henry Vincent… khởi xướng phong trào Hiến chương ở Anh (1836 - 1848) - 27/6/1836: Ngày mất của Rouger Lisle (1760 - 1836), sĩ quan Pháp, tác giả Bài ca chiến tranh cho quân đội Pháp (1792) sau đổi thành Marseillaise và trở thành quốc ca của nước Pháp. 1837: - 2/1837: Cuộc khởi nghĩa của Oshio Heihatiro ở Osaka (Nhật
- Bản) nhằm chống chế độ Mạc Phủ Tokugawa được nông dân nhiều nơi hưởng ứng. 1838: - 2/1838: Thủ lĩnh Hiệp hội nông dân London W.Lovett đưa ra bản Hiến chương nhân dân gồm 6 điểm: trao quyền tuyển cử cho nam giới từ 21 tuổi trở lên, bỏ phiếu kín, phân chia khu vực bầu cử ngang nhau trong cả nước, bầu cử Nghị viện hàng năm, xóa bỏ điều kiện thuế tài sản đối với cử tri, có phụ cấp cho Nghị sĩ. 1839: - 2/1839: Đại hội Hiến chương lần thứ nhất được triệu tập ở London gồm 53 đại biểu do công nhân bầu ra thảo luận về những biện pháp đấu tranh đòi quyền tuyển cử. - 5/1839: Đỉnh cao của phong trào Hiến chương ở Anh, đệ trình Nghị viện bản kiến nghị có 1.125.000 chữ ký của công nhân. Kiến nghị bị bác bỏ, kết thúc giai đoạn I của phong trào (1836 - 1839) - 6/1839: Lâm Tắc Từ, Khâm sai đại thần của Triều Mãn Thanh tại Quảng Châu quyết định tịch thu toàn bộ thuốc phiện (2 vạn hòm) trên tàu buôn nước ngoài để hủy, ngăn chặn nguy cơ buôn lậu và tránh nạn nghiện ngập đối với người Trung Hoa. Các nước đế quốc vin vào cớ này để tiến hành chiến tranh thuốc phiện xâm lược Trung Quốc. 1840: - 6/1840: Chiến hạm Anh bắn phá bờ biển Quảng Châu, Phúc Kiến, Hạ Môn, Định Hải…, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc gọi là chiến tranh thuốc phiện. 1842: - 2/5/1842: Đại biểu công nhân London đệ trình Nghị viện bản kiến nghị có 3.315.712 chữ ký, đánh dấu đỉnh cao của giai đoạn II phong trào Hiến chương ở Anh (1842 - 1848) - 8/1842: Hiệp ước Nam Kinh Trung - Anh quy định Trung Quốc phải mở 5 cửa biển cho người Anh đến buôn bán, nhường cho Anh đảo Hồng Kông (đến năm 1997) và phải bồi thường thiệt hại cho
- Anh. Bước đầu của quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc. 1844: - Cải cách Mizuno (Nhật Bản) nhằm khắc phục tình trạng khủng hoảng của Nhật Bản dưới thời Tokugawa: thực hành tiết kiệm khuyến khích võ nghệ, cấm nông dân rời bỏ ruộng đất, miễn trả hoặc giảm số nợ cho quý tộc, giải tán các công ty đặc quyền, Mạc Phủ trực tiếp quản lý khu vực quanh Edo và quanh Osaka… Cuộc cải cách không đem lại lợi ích cho nhân dân và giới doanh nghiệp, bị phản đối nên không thực hiện được. - 3/6/1844: Cuộc khởi nghĩa Silesia của công nhân dệt ở Đức đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện đời sống. - 7/1844: Hiệp ước Vọng Hạ Trung - Mỹ, tương tự hiệp ước Nam Kinh (8-1842) - 10/1844: Hiệp ước Hoàng Phố Trung - Pháp, quy định nội dung tương tự hiệp ước Nam Kinh. 1846: - 2 tàu Mỹ do Perry chỉ huy đến Nhật Bản đòi Mạc Phủ mở cửa biển để buôn bán. - 13/5/1846: Chiến tranh Mỹ - Mexico (5/1846 - 2/1848) buộc Mêxico nhường cho Mỹ một vùng lãnh thổ rộng lớn gồm các bang Texas, California, Nevada, Utah và một phần của New Mexico, Arizona, Colorado, Wyoming. - 23/9/1846: Johann Galle (1812 - 1910), nhà thiên văn Đức phát hiện ra hành tinh Hải Vương (Neptune) theo tính toán của LeVerrier. 1847: - Chính phủ Anh ban hành đạo luật ngày làm 10 giờ đối với phụ nữ và trẻ em. - 17/1/1847: Ngày sinh Nicolai Joukovski (1847 - 1921), nhà cơ học Nga, người sáng lập viện cơ học hàng không đầu tiên ở châu Âu (1905)
- - 6/1847: Thành lập Đồng minh những người cộng sản nêu khẩu hiệu Vô sản tát cả các nước đoàn kết lại. Marx và Engels tham gia Đồng minh, soạn thảo Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản. 1848: - 24/1/1848: Phát hiện ra mỏ vàng trong vùng đất thuộc California (Mỹ) - 2/1848: Công bố lần đầu tiên tại London bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản (K.Marx - F.Engels), cương lĩnh đấu tranh của giai cấp vô sản. - 24/2/1848: Bùng nổ cuộc Cách mạng Tháng Hai ở Paris, lật đổ nền Quân chủ Tháng Bảy (7/1830 - 2/1848). - 25/2/1848:Thành lập Chính phủ lâm thời ở Pháp, do kết quả của cuộc cách mạng Tháng Hai 1848. - 5/3/1848: Bùng nổ Cách mạng ở Budapest (Hongaria) dưới sự lãnh đạo của nhà thơ S.Petfi chống lại ách thống trị của triều đình Áo Hapsbourg, thành lập chính phủ Hongaria độc lập. Tháng 1/1849 bị quân Áo trấn áp. - 13/3/ - 15/3/1848: Cách mạng tháng 3 ở Wien (Viên) nhằm chống chính quyền phản động của thủ tướng Metternich đòi ban hành hiến pháp dân chủ và tiến hành bầu cử - 14/3 - 18/3/1848: Bùng nổ Cách mạng tháng 3 ở Berlin (Đức). Công nhân và nhân dân biểu tình đòi vua Friedric Wilhem IV tiến hành cải cách, ban bố quyền dân chủ, ân xá tù chính trị, thành lập bộ Lao Động… Bị đàn áp, đánh dấu đỉnh cao của phong trào cách mạng lan tràn trong các tiểu quốc ở Đức năm 1848. - 10/4/1848: Công nhân Anh đệ trình Nghị viện bản kiến nghị có 5.000.000 chữ ký nhưng bị bác bỏ, kết thúc phong trào Hiến Chương (1836 - 1848). Đó là phong trào cách mạng vô sản to lớn đầu tiên thực sự có tính chất quần chúng và có hình thức chính trị (Lénine) - 4/5/1848: Tuyên bố thành lập nền cộng hòa thứ II ở Pháp. - 12/6 - 17/6/1848: Khởi nghĩa nhân dân pư Praha (Tiệp) nhằm giải phóng khỏi ách thống trị của triều đình Áo Hapsbourg. - 23/6 - 26/6/1848: Khởi nghĩa Tháng Sáu của công nhân Paris
- chống chính phủ tư sản, đòi thành lập nền cộng hòa xã hội được coi là Cuộc giao chiến đầu tiên giữa tư sản và vô sản (Marx) - 1/10 - 6/10/1848: Cuộc khởi nghĩa Tháng Mười ở Wien (Viên) chống lại sự đàn áp của quân đội chính phủ Áo. Bị thất bại hoàn toàn (11/1848) - 10/12/1848: Louis Bonaparte được bầu làm Tổng thống nền Cộng hòa thứ hai của nước Pháp. 1849: - 2/1849 - 7/1849: Thành lập Cộng hòa Roma, thực hiện một số cải cách dân chủ tư sản. Liên minh Pháp - Áo - Tây Ban Nha gửi quân đến trấn áp lật đổ chính quyền Cộng hòa, chấm dứt phong trào cách mạng 1848 - 1849 ở Italia. - 14/4/1849: Hongaria tuyên bố độc lập tách khỏi ách thống trị của đế quốc Áo. 1851: - 1/1/1851: Hồng Tú Toàn tuyên bố thành lập Thái Bình Thiên Quốc và tổ chức lực lượng vũ trang là Thái Bình Quân ở Quảng Tây, Trung Quốc. - 4/1851: Mongkut lên ngôi Vua nước Xiêm, hiệulà Rama IV, trị vì trong 17 năm (1951-1968) có xu hướng cải cách, mở cửa tiếp xúc và ký nhiều hiệp ước buôn bán với phương Tây. 1852: - 10/1852: Vụ án xử những thành viên của Đồng minh những người cộng sản - 1852 - 1853: Cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của thực dân Anh vào Myanmar, chiếm toàn bộ các tỉnh phía Nam của đất nước này. - 2/12/1852: Louis Bonaparte, Tổng tống nền Cộng hòa thứ hai ở Pháp (1848 - 1852) tuyên bố thành lập Đế chế thứ hai, lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Napoléon III 1853:
- - 1853 - 1856: Chiến tranh Crưm giữa Nga và Anh - Pháp - 18/3/1853: Ngày sinh Budolf Diesel (1853 - 1913), kỹ sư người Đức đã chế tạo ra động cơ đốt trong (động cơ Diesel) - 3/1853: Nghĩa quân Thái Bình Thiên Quốc chiếm Nam Kinh và lấy đó làm kinh đô, gọi là Thiên Kinh - 6/1853: Perry chỉ huy 4 tàu chiến mỹ vào vịnh Edo đưa thư của Tổng thống Mỹ gửi chính quyền Mạc Phủ đòi mở cửa biển Nhật Bản. - 31/3/1853: Hiệp ước Nhật - Mỹ được ký kết: Nhật Bản mở 2 cửa biển Simoda và Hakodate để tàu Mỹ lấy lương thực, nước ngọt và đặt lãnh sự ở đó. Tiếp theo, Nhật ký những hiệp ước tương tự với Anh, Nga, Pháp, Hà Lan. 1854: - 6/7/1854: Thành lập Đảng Cộng hòa ở Hoa Kỳ. 1856: - 6/5/1856: Ngày sinh Robert E. Peary, nhà nghiên cứu địa cực Mỹ, người đầu tiên đến Bắc cực (mất 1920) 1856 - 1860: Cuộc chiến tranh thuốc phiện lần thứ hai buộc nhà Thanh phải ký hiệp ước Thiên Tân (1858) và hiệp ước Bắc Kinh (1860) Trung Quốc phải mở thêm cửa biển, bồi thường chiến phí, cho phép tự do truyền đạo, nước ngoài được thiết lập sứ quán ở Trung Quốc. 1857: - 11/5/1857: Mở đầu cuộc khởi nghĩa nhân dân ở Ấn Độ do binh lính nổi dậy chống thực dân Anh ở gần Thủ đô Deli, lan ra nhiều vùng trong nước. Thường được gọi là khởi nghĩa xi-pay, thể hiện tinh thần yêu nước, chống xâm lược của nhân dân Ấn Độ. Bị đàn áp dữ dội, chấm dứt vào năm 1859. 1858: - 8/8/1858: Hiệp ước Mỹ - Nhật được ký kết: Nhật mở 5 hải cảng Yokohama, Nagasaki, Nigata, Kobe, Hakodate và người nước
- ngoài được quyền thuê đất ở đó; quan thuế do hai bên thỏa thuận, người Mỹ được quyền trị ngoại về pháp luật, được huởng tói huệ quốc. Sau đó, Nhật ký tiếp với Anh, Pháp, Nga, Hà Lan những hiệp ước tương tự. 1859: - 18/3/1859: Ngày sinh Alecxand Popov (1859 - 1860), kỹ sư Nga, người sáng chế radio. - 29/4/1859: Bùng nổ chiến tranh Italia - Áo (4/1859 - 3/1860) nhằm giải phóng các Vương quốc Italia khỏi ách thống trị của Áo và thống nhất lãnh thổ miền Bắc Italia và miền Trugn Italia. - 10/1859: Cuộc khởi nghĩa của lãnh tụ da đen John Brown chống chế độ nô lệ ở Mỹ 1860: - 4/1/1860: Khởi nghĩa bùng nổ ở Palermo, lan sang đảo Sicilia (Italia) - 5/1860: Garibaldi chỉ huy đội quân "Một ngàn" gòm những dũng sĩ áo đỏ rời Genova đổ bộ lên Sicilia. Giành được thắng lợi, ông trở thành Vị chấp chính của đảo, thực hiện nhiều biện pháp cải cách dân chủ: chia ruộng đất của qúy tộc cho nông dân, bãi bỏ nhiều thứ thuế, khuyến khích tự do buôn bán… - Phát minh ra máy làm lạnh 1861: - 13/1/1861: Vua nhà Thanh là Hàm Phong ra chỉ dụ thừa nhận phong trào Dương Vụ, khuyến khích tự lực tự cường, làm theo phương Tây để tăng cường quyền lực và phát triển kinh doanh. Phong trào kéo dài từ 1960 - 1895 nhưng không đạt được kết quả. - 19/2/1861:Nga hoàng Alexandre II phê chuẩn sắc luật giải phóng nông nô, cho phép họ được quyền tự do thân thể, có sở hữu riêng và tự do kinh doanh nhưng phải trả cho chúa đất những khoản tiền chuộc rất lớn nên đa số vẫn không thoát khỏi thân phận nông nô. Có ý nghĩa như một cuộc cải cách tư sản không triệt để, nhằm tránh cuộc cách mạng nổ ra.
- - 4/3/1861: Abraham Lincoln nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ, tiến hành thắng lợi cuộc chiến tranh chống ly khai, giải phóng nô lệ ở các bang miền Nam (1861 - 1864). Ngày 14/4/1865, ông bị ám sát - 12/4/1861: Bùng nổ cuộc nội chiến ở Mỹ giữa hai miền Bắc - Nam (4/1861 - 4/1865) nhằm xóa bỏ chế độ nô lệ và trừng phạt các bang miền Nam đòi ly khai khỏi Liên bang Hoa Kỳ. - Thành lập Vương quốc Rumania, giải phóng khỏi ách thống trị của đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ 1863: - 1/1/1863: Tổng thống Hoa Kỳ A.Lincoln tuyên bố giải phóng nô lệ ở các bang nước Mỹ được vĩnh viễn tự do. - 2/1863: Tàu chiến Anh và Pháp chiếm cảng Yokohama ở Nhật làm quân cảng (1863 - 1875). 5/1863 - Thành lập Liên Minh công nhân toàn Đức do Ferdinand Lassalle lãnh đạo 1864: - 2/1864 - 10/1864: Liên minh Phổ Áo tiến hành chiến tranh chống Đan Mạch, giành thắng lợi. Hiệp ước Wien (10/1864) quy định Đan Mạch cắt cho Phổ và Áo hai vùng Holstein và Schleswig. - 28/4/1864: Thành lập Hội chữ thập đỏ quốc tế theo Công ước Ganeva. - 28/9/1864: Thành lập Hội liên hiệp lao động quốc tế - Quốc tế thứ nhất (1864 - 1876), hoạt động dưới sự chỉ đạo của K. Marx và F.Engels 1865: - 18/12/1865: Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Điều bổ sung số 13 vào Hiến pháp, hoàn toàn thủ tiêu chế độ nô lệ trên toàn lãnh thổ nước Mỹ. 1866: - Xuất hiện tổ chức phân biệt chủng tộc 3K (Ku Klux Klan) ở Hoa
- Kỳ. - 2/1866 - 10/1866: Chiến tranh Áo - Phổ buộc Áo phải rút khỏi Liên bang Đức, thừa nhận Phổ đứng đầu tổ chức mới là Liên bang Bắc Đức (1967) - 12/1866: Mutsuhito (1852 - 1912) lên ngôi Thiên Hoàng, hiệu Meiji Tenno (Minh Trị) mở ra thời đại Duy Tân ở Nhật Bản. 1867: - 2/1867: Đế Quốc Áo đổi thành đế quốc Áo - Hung - 17/4/1867: Thông qua Hiến Pháp của Liên Bang Đức gồm 18 quốc gia Bắc Đức và 3 thành phố tự do Hamburg, Bremen, Liubeck. Một bước quan trọng tiến đến thống nhất nước Đức. - 9/1867: Các công quốc theo phái Đảo Mạc[i] (chống Mạc Phủ) tập trung binh lực theo lệnh Thiên Hoàng đi trừng phạt Mạc Phủ, tuyên bố[i] Vương chính phục cổ (phục hồi quyền lực Thiên Hoàng), xóa bỏ chế độ Mạc Phủ. - Cuộc tiến quân của Garibaldi vào Roma. - Cuộc cải cách nghị viện lần thứ hai ở Anh. - Phát minh ra bê tông cốt thép. 1868: - 3/1/1868: Quân Mạc Phủ bị quân của Thiên Hoàng đánh tan ở Kyoto, người cầm đầu Mạc Phủ là Yoshirobu bị bắt, chính quyền Tokugawa bị lật đổ, kết thúc 265 năm thống trị của dòng họ Tokugawa (1603 - 1868) - Chulalonglorn lên ngôi Vua nước Xiêm, hiệu là Rama V trị vì 1868 - 1910, thực hiện thành công công cuộc duy tân đất nước, bãi bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ, tăng nhanh xuất khẩu gạo và gỗ, khuyến khích công thương nghiệp, cải cách bộ máy hành chính và quân đội, thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước Âu Mỹ… - 3/1868: Nhật hoàng Meiji (Minh Trị) công bố Năm lời thề và Chính thể thư là những văn bản có tính chất cương lĩnh của công cuộc duy tân ở Nhật Bản. - 18/7/1868: Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Điều bổ sung số 14 vào Hiến pháp cho phép người da đen được làm công dân ở bang họ cư
- trú và được hưởng mọi quyền như những người dân Mỹ. Nhưng tình trạng phân biệt chủng tộc vẫn tước đoạt nhiều quyền lợi của người da đen ở Mỹ. 1869: - Zenobe Gramme (1826 - 1901) nhà điện học người Bỉ chế tạo máy phát điện một chiều (dynamo) mang tên ông. Năm 1871 ông phát minh ra động cơ điện. - D.I. Mendeleiev (1834 - 1907) nhà hóa học Nga phát minh bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học mang tên ông. - 7/8/1869: Thành lập Đảng Công nhân xã hội Đức, dưới sự lãnh đạo của A.Bebel và Wilhelm Liebneckt. - 17/11/1869: Khai thông kênh đào Suez trên lãnh thổ Ai Cập nối liền Địa Trung Hải với Hồng Hải dài 161km. 1870: - 30/3/1870: Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Điều bổ sung số 15 quy định quyền tuyển cử phổ thông của các công dân Mỹ không phân biệt vì lý do chủng tộc, màu da hoặc vì trước đó từng là nô lệ. Tuy vậy, nhiều bang đưa ra điều kiện về tài sản và trình độ văn hóa để tước quyền bầu cử của người da đen và dân nghèo. - 30/3/1870: Ngày sinh V.I.Lénine, lãnh tụ giai cấp vô sản Nga và phong trào công nhân quốc tế, nhà lãnh đạo cuộc cách mạng Tháng Mười Nga 1917, người đứng đầu Đảng Cộng sản và Nhà nước Xô Viết, người sáng lập Liên bang Xô Viết. Mất năm 1924. - 2/9/1870: Hoàng đế Pháp Napoléon III bị quân Đức vây hãm ở Sédan buộc phải đầu hàng. - 4/9/1870: Cách mạng ở Paris chấm dứt Đế chế thứ II, thành lập Chính phủ vệ quốc (9/1870 - 1/1871) do Trochu đứng đầu, thiết lập nền Cộng hòa thứ ba (1870 - 1940)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Biên niên lịch sử Thế giới phần 5
8 p | 193 | 63
-
1801-182Biên niên sử nước Nga từ 1800 đến 2000 phần 1
7 p | 156 | 37
-
Biên Niên Sử nước Nga 1800-2000 phần 2
7 p | 276 | 37
-
Biên Niên Sử nước Nga 1800-2000 phần 4
7 p | 135 | 25
-
Tổ chức Đoàn mang tên gọi khác nhau qua các thời kỳ cách mạng
5 p | 105 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn