intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biện pháp diệt trừ bệnh Virus trên cây chuối tiêu

Chia sẻ: Tu Oanh02 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

100
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vườn chuối tiêu có một số cây bị vàng lá, xoắn và giòn, cây nào bị nhẹ thì vẫn ra hoa được nhưng chất lượng quả rất kém: Khi bóc vỏ quả chín, vỏ quả bị gãy. Lúc đầu chỉ xuất hiện bệnh ở một số cây, sau đó lan dần sang cây khác trong vườn. Đây là loại bệnh do virus gây ra, cũng khá phổ biến trên cây chuối, kể cả chuối tiêu và các giống chuối khác. Triệu chứng chung điển hình của bệnh là trên lá đọt có những vết sọc hoặc mảng biến vàng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biện pháp diệt trừ bệnh Virus trên cây chuối tiêu

  1. Biện pháp diệt trừ bệnh Virus trên cây chuối tiêu
  2. Vườn chuối tiêu có một số cây bị vàng lá, xoắn và giòn, cây nào bị nhẹ thì vẫn ra hoa được nhưng chất lượng quả rất kém: Khi bóc vỏ quả chín, vỏ quả bị gãy. Lúc đầu chỉ xuất hiện bệnh ở một số cây, sau đó lan dần sang cây khác trong vườn. Đây là loại bệnh do virus gây ra, cũng khá phổ biến trên cây chuối, kể cả chuối tiêu và các giống chuối khác. Triệu chứng chung điển hình của bệnh là trên lá đọt có những vết sọc hoặc mảng biến vàng song song với các gân phụ, xen kẽ là những mảng còn xanh. Lá nhỏ lại, hơi khô giòn, bìa lá có màu trắng vàng và gợn sóng, đôi khi xoăn lại, các lá có xu hướng đứng thẳng chứ không xòe ngang. Nếu bị nặng thì đọt chuối rụt lại, cây thấp bé, lá không phát triển, cây có thể không trổ buồng. Nếu bị nhẹ và nhiễm bệnh muộn cây vẫn có thể trổ buồng nhưng buồng chuối nhỏ, quả chuối biến dạng cong queo, quả chuối có vẻ khô, khi chín vỏ bị giòn bóc ra dễ gẫy như bạn đã thấy. Virus tồn tại trong cây chuối con làm giống sau đó tiếp tục phát triển lên và lan truyền sang cây khác trong vườn chuối qua loài rệp muội rất thường thấy trên cây chuối. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, đất tốt, nhiều chất dinh dưỡng, nhất là đạm, vườn ẩm thấp, ít ánh nắng. Con rệp muội chích vào cây chuối bị bệnh rồi mang virus truyền sang cây lành làm bệnh lây lan rộng trong vườn.
  3. Con rệp muội có tên khoa học là Pentalonia nigronervosa, có kích thước rất nhỏ, dài khoảng trên 1mm, màu nâu đen, có cánh hoặc không có cánh. Rệp thường sống tập trung trong các bẹ lá già gần mặt đất, khi mật độ cao rệp bám cả trên ngọn chuối và cây chuối con, chích hút nhựa làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây chuối và truyền bệnh virus. Chất bài tiết của rệp là môi trường cho nấm bồ hóng phát triển làm đen lá và buồng chuối. Vòng đời rệp rất ngắn, trung bình chỉ 10-13 ngày nên gặp điều kiện thuận lợi phát triển số lượng khá nhanh. Trong vườn chuối bị bệnh sẽ phát hiện thấy có rệp. Trong trường hợp vườn chuối của bạn đã bị bệnh và đang có chiều hướng lây lan rộng, bạn cần tiến hành ngay một số biện pháp là: - Vệ sinh vườn sạch sẽ thông thoáng, cắt bỏ và thu gom các lá già ra ngoài vườn để tiêu hủy, không tủ vào gốc. - Đào bỏ các cây bị bệnh nặng, nhặt hết cả củ bỏ ra xa vườn. - Đồng thời phun trừ rệp bằng các loại thuốc Sherpa, Pyrinex, Fenbis, Sago super. Phun ướt đều lên cả lá, thân và gốc cây chuối. Tiếp theo bạn chú ý không dùng cây con ở vườn đã bị bệnh để làm giống. Nếu vườn bị bệnh nặng có thể bạn phải phá bỏ trồng cây khác trong khoảng 1 năm mới trồng chuối lại được.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2