intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biện pháp khắc phục vỏ nhãn bị thâm đen

Chia sẻ: Tu Oanh02 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

102
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong thực tế có hiện tượng là nhiều trái nhãn vỏ bị sần sùi và thâm đen làm trái bị xấu. Hiện tượng này thường xảy ra nhiều khi trái đã lớn và chín vào mùa mưa, mùa khô ít hơn. Triệu chứng rất dễ nhận biết. trái nhãn tốt bình thường thì khi chín vỏ mỏng, láng bóng và có màu vàng sáng. Trong khi đó có những trái vỏ dày lên, sần sùi và kém láng bóng, trên vỏ có nhiều chấm đen. Phần lớn những trái này vẫn cho năng suất và chất lượng bình thường...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biện pháp khắc phục vỏ nhãn bị thâm đen

  1. Biện pháp khắc phục vỏ nhãn bị thâm đen
  2. Trong thực tế có hiện tượng là nhiều trái nhãn vỏ bị sần sùi và thâm đen làm trái bị xấu. Hiện tượng này thường xảy ra nhiều khi trái đã lớn và chín vào mùa mưa, mùa khô ít hơn. Triệu chứng rất dễ nhận biết. trái nhãn tốt bình thường thì khi chín vỏ mỏng, láng bóng và có màu vàng sáng. Trong khi đó có những trái vỏ dày lên, sần sùi và kém láng bóng, trên vỏ có nhiều chấm đen. Phần lớn những trái này vẫn cho năng suất và chất lượng bình thường do hiện tượng thâm đen vỏ thường chỉ xảy ra khi trái đã già và chín. Nếu khí trái chín gặp thời tiết âm u, mưa nhiều thì càng nhiều trái bị thâm đen vỏ, thậm chí một số trái bị thối đen và rụng làm giảm năng suất rõ rệt. Nếu kiểm tra phân tích sẽ thấy trên vỏ những trái bị thâm đen có nhiều loài nấm như Pestalozia, Phoma, Fusarium, Capnodium…. Những nấm này thường có nhiều trên lá và cành nhãn, gây ra các bệnh cháy đầu lá, muội đen lá và khô cành. Như vậy là nấm đã có sẳn trên cây, khi cây nhãn có trái bào tử nấm bay dính vào vỏ trái. Khi trái còn xanh, vỏ trái đang phát triển không thích hợp với các nấm này. Khi trái già, một phần vỏ đã hóa gỗ, mặt khác thịt trái có nhiều chất đường và nước là điều kiện thích hợp cho nấm. Tuy vậy, những nấm này lại là những nấm bán phụ sinh nên chỉ phát triển trên bề mặt vỏ trái tạo thành những chấm thâm đen mà không ăn sâu vào trong thịt
  3. trái. Riêng có nấm Phytophthora nếu gặp ẩm độ cao có thể lan rộng ra và ăn sâu vào bên trong làm trái bị thối đen. Như vậy là bào tử nấm có trên vỏ trái nhãn từ khi trái còn xanh, cho đến khi trái già và chín thì nấm phát triển tạo thành các chấm thâm đen. Những nấm này thường tồn tại nhiều trên các cây nhãn đã già cỗi, kém được chăm sóc. Để hạn chế hiện tượng vỏ trái nhãn bị thâm đen, trước hết cần chăm sóc bón phân, tưới nước cho đầy đủ, tỉa cành tạo tán cho cây sinh trưởng và phát triển tốt để giảm nguồn nấm từ cành lá lan sang vỏ trái. Một biện pháp rất có hiệu quả đã được nhiều bà con sử dụng là phun thuốc trừ nấm. Từ khi trái lớn bằng hòn bi đến khi trái già sắp chín nên phun thuốc trừ nấm 1 – 2 lần. Nhiều loại thuốc trừ nấm đều có thể dùng được như các thuốc Tilrt, Rovral, Carbenzim, Anvil, Mexyl-MZ…..Các thuốc gốc Đồng cũng có hiệu quả, song nếu dùng muộn thường để lại dấu vết trên vỏ trái. Gần đây, công ty Bảo vệ thực vật Sài Gòn đã chính thức đăng ký loại thuốc Hạt Vàng sử dụng phòng trừ các nấm gây thâm đen vỏ trái nhãn để làm cho trái sáng đẹp. Đây là loại thuốc có phổ tác dung rộng, hiệu lực mạnh, đặc biệt có hiệu quả diệt trừ tốt các nấm, gây hiện tượng thâm đen vỏ trái nhãn. Thuốc rất ít độc với người và môi trường, thích hợp cho các vườn cây ăn trái.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2