intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BIỆN PHÁP KHẤU TRỪ THUẾ

Chia sẻ: Dao Hung | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

106
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam có thu nhập và đã nộp thuế tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam, nếu tại Hiệp định, Việt Nam cam kết thực hiện biện pháp khấu trừ thuế thì khi đối tượng cư trú này kê khai thuế thu nhập tại Việt Nam, các khoản thu nhập đó sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế Việt Nam và số tiền thuế đã nộp ở Nước ký kết sẽ được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Tuy nhiên,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BIỆN PHÁP KHẤU TRỪ THUẾ

  1. I. BIỆN PHÁP KHẤU TRỪ THUẾ Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam có thu nhập và đã nộp thuế tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam, nếu tại Hiệp định, Việt Nam cam kết thực hiện biện pháp khấu trừ thuế thì khi đối tượng cư trú này kê khai thuế thu nhập tại Việt Nam, các khoản thu nhập đó sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế Việt Nam và số tiền thuế đã nộp ở N ước ký kết sẽ được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, số thuế được khấu trừ không vượt quá số thuế phải nộp tại Việt Nam tính trên thu nhập từ Nước ký kết theo Luật thuế Việt Nam. Ví dụ 37: Ông A là người của nước M và là đối tượng cư trú của Việt Nam trong năm 2005. Trong năm 2005, ông A có thu nhập từ tiền làm công 8 tháng tại Việt Nam là 40.000.000 đồng và 4 tháng t ại nước M là 80.000.000 đồng. Theo quy định của Hiệp định Việt Nam – M (Khoản 1, Điều 15:Ho ạt đ ộng dịch vụ cá nhân phụ thuộc) ông A phải nộp thuế tại M đối với thu nhập có được từ nước này với mức thuế suất theo quy định của Luật thuế nước này (20%). Giả sử ngoài các thu nh ập v ừa nêu ông A không có các nguồn thu nhập nào khác. Trong trường hợp này, việc kê khai n ộp thuế và khấu trừ thu ế đã nộp tại M của ông A ở Việt Nam như sau: - Xác định thu nhập chịu thuế của ông A (theo pháp luật thuế Việt Nam): (40.000.000 đồng + 80.000.000 đồng) : 12 tháng = 10.000.000 đồng/tháng - Xác định thuế thu nhập của ông A (theo pháp luật thuế Việt Nam): (10.000.000 đồng - 4.000.000đồng) x 10% x 12 tháng = 7.200.000 đồng - Số thuế đã nộp tại M (theo Luật thuế của M): 80.000.000 đồng x 20% = 16.000.000 đồng - Phân bổ số thuế tính theo pháp luật Việt Nam trên thu nhập phát sinh t ại nước M: 7.200.000 đ ------------------------------------ x 80.000.000đ = 4.800.000đ 40.000.000 đ + 80.000.000đ Vậy ông A chỉ được khấu trừ 4.800.000 đồng trên tổng số thuế 16.000.000 đồng đã nộp trên 80.000.000 đồng phát sinh tại M. Do đó, phải nộp thuế tiếp tại Việt Nam là 4.2000 đồng (2.400.000 đồng - 1.600.000 đồng). Ví dụ 38: Công ty V của Việt Nam có một cơ sở thường trú tại Lào. Trong năm 2004, cơ sở thường trú này được xác định có khoản thu nhập là 100.000 đô la Mỹ. Theo quy định tại Hiệp định Việt Nam - Lào (khoản 1, Điều 7: Lợi tức doanh nghiệp), công ty V có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập theo Luật thuế Lào đối với số thu nhập được xác định của cơ sở thường trú này (thuế suất 25%). Trong trường hợp này, việc kê khai nộp thuế và khấu trừ thuế đã nộp tại Lào của công ty V ở Việt Nam như sau: - Xác định số thuế đã nộp tại Lào (theo Luật thuế Lào): 100.000 đô la Mỹ x 25% = 25.000 đô la Mỹ - Xác định số thuế phải nộp tại Việt Nam (theo Luật thuế Việt Nam): 100.000 đô la Mỹ x 28% = 28.000 đô la Mỹ - Số thuế còn phải nộp tại Việt Nam: 28.000 đô la Mỹ - 25.000 đô la Mỹ = 3.000 đô la Mỹ Ví dụ 39: Cũng với ví dụ 38 nêu trên, giả sử công ty V là công ty liên doanh và được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam là 20%. Khi đó, việc kê khai nộp thuế và khấu trừ thuế đã nộp tại Lào của công ty V ở Việt Nam như sau: - Xác định số thuế đã nộp tại Lào (theo Luật thuế Lào): 100.000 đô la Mỹ x 25% = 25.000 đô la Mỹ - Xác định số thuế phải nộp tại Việt Nam (theo Luật thuế Việt Nam):
  2. 100.000 đô la Mỹ x 20% = 20.000 đô la Mỹ Số thuế tối đa được khấu trừ tại Việt Nam : 20.000 đô la Mỹ II. BIỆN PHÁP KHẤU TRỪ SỐ THUẾ KHOÁN Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam có thu nhập và phải nộp thuế tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam (theo mức thuế được miễn hoặc giảm như một ưu đãi đặc biệt), nếu tại Hiệp định, Việt Nam cam kết thực hiện Biện pháp khấu trừ số thuế khoán thì khi đối tượng cư trú đó kê khai thuế thu nhập tại Việt Nam, các khoản thu nhập đó sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế Việt Nam và số tiền thuế khoán sẽ được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp số tiền thuế khoán được khấu trừ không vượt quá số thuế phải nộp tại Việt Nam tính trên thu nhập từ nước ngoài theo Luật thuế Việt Nam. Số thuế khoán là số thuế lẽ ra đối tượng cư trú của Việt Nam phải nộp tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam trên khoản thu nhập phát sinh tại Nước ký kết đó, nhưng theo quy định tại luật của Nước ký kết đó được miễn hoặc giảm như một biện pháp ưu đãi đặc biệt. Ví dụ 40: Công ty Q của Việt Nam có một cơ sở thường trú tại U-dơ-bê-ki-xtăng. Trong năm 2004, cơ sở thường trú này được xác định có khoản thu nhập là 100.000 đô la Mỹ. Theo quy định tại Luật thuế U-dơ-bê-ki-xtăng, khoản thu nhập này được miễn thuế như một biện pháp ưu đãi đặc biệt (trường hợp không được miễn, sẽ phải nộp thuế với mức thuế suất 33%). Công ty Q có nghĩa vụ nộp thuế tại Việt Nam theo mức thuế suất 28%. Theo quy định tại Hiệp định Việt Nam - U-dơ-bê-ki-xtăng (Khoản 5, Điều 24: Xoá bỏ việc đánh thuế hai lần), Việt Nam có nghĩa vụ khấu trừ số thuế khoán (tức là số thuế đáng ra đã phải nộp nhưng được miễn tại U-dơ-bê-ki-xtăng). Trong trường hợp này, việc kê khai nộp thuế và khấu trừ số thuế khoán của công ty Q ở Việt Nam như sau: - Xác định số thuế khoán tại U-dơ-bê-ki-xtăng (theo Luật thuế U-dơ-bê-ki-xtăng): 100.000 đô la Mỹ x 33% = 33.000 đô la Mỹ - Xác định số thuế phải nộp tại Việt Nam (theo Luật thuế Việt Nam); 100.000 đô la Mỹ x 28% = 28.000 đô la Mỹ Như vậy, công ty Q trên thực tế không phải nộp thuế nhưng được coi như đã nộp 28.000 đô la Mỹ (trong tổng số 33.000 đô la Mỹ tính theo luật thuế U-dơ-bê-ki-xtăng trước khi được hưởng ưu đãi) và được trừ số thuế này vào thuế phải nộp tại Việt Nam (tức là không phải nộp thuế tại Việt Nam).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0