intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biện pháp kỹ thuật gieo mạ nền cứng vụ xuân

Chia sẻ: Nguyen UYEN | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

315
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời vụ gieo mạ nền cứng xung quanh tiết lập xuân, cấy khi mạ đạt 2,5-3,0 lá. Diện tích gieo ít vừa dễ che chắn chống rét, vừa dễ đưa mạ đi cấy, lúa lại phát triển nhanh, dễ đẻ, năng suất lúa cao ổn định trong mọi dạng hình thời tiết cả ấm và rét. Để mạ gieo được khoẻ, tránh không bị chết chòm, cần làm tốt một số biện pháp kỹ thuật sau: 1.Chuẩn bị: + Lấy bùn ở nơi không chua, không bóng cây ăn quả hoặc cây lưu niên rụng lá, không lấy bùn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biện pháp kỹ thuật gieo mạ nền cứng vụ xuân

  1. Biện pháp kỹ thuật gieo mạ nền cứng vụ xuân
  2. Thời vụ gieo mạ nền cứng xung quanh tiết lập xuân, cấy khi mạ đạt 2,5-3,0 lá. Diện tích gieo ít vừa dễ che chắn chống rét, vừa dễ đưa mạ đi cấy, lúa lại phát triển nhanh, dễ đẻ, năng suất lúa cao ổn định trong mọi dạng hình thời tiết cả ấm và rét. Để mạ gieo được khoẻ, tránh không bị chết chòm, cần làm tốt một số biện pháp kỹ thuật sau: 1.Chuẩn bị: + Lấy bùn ở nơi không chua, không bóng cây ăn quả hoặc cây lưu niên rụng lá, không lấy bùn quanh bờ ao, cầu ao, nên lấy bùn ở nơi tráng nắng, bùn sông, bùn máng nước chảy thường xuyên, cũng có thể lấy đất ải mặt ruộng, lấy trước gieo 7-10 ngày, hoặc lấy trước gieo 1 đến 2 tháng càng tốt. + Chuẩn bị 0,5- 1,0 kg lân supe gieo mạ cho 1 sào ruộng cấy, 1/2 lượng lân dùng để ngâm tưới cho mạ, 1/2 lượng lân trộn vào bùn gieo mạ. + Chuẩn bị 1 vài thúng xỉ than bùn, hay bánh xỉ lò gạch. + Mua nilon khổ 0,8m đúp, rọc ra khổ 1,6m, chỉ làm mạ khổ 1,2m là vừa.
  3. + Chuẩn bị tre que khung cắm để che chắn rét cho mạ, khổ tre làm khung dài 1,4 - 1,5m, che cao trên mặt luống mạ 30-35 cm, không che sát mặt luống mạ, không che quá cao. 2. Ngâm ủ giống: Lượng giống: tuỳ theo từng loại giống hạt to, nhỏ khác nhau mà lượng giống/sào nhiều hay ít, lúa lai: 1,0-1,2 kg/sào, lúa BT7, T10, LT2, Thiên Hương, KD18: 1,2- 1,5 kg/sào, lúa Q5, HT1, N46, N87, N97:1,5- 2,0 kg/sào. Với lúa lai thời gian ngâm 23-24 giờ, trung bình 3-4 giờ thay nước một lần, với lúa thuần ngâm 48 giờ, sau 6-8 giờ thay nước một lần, nên ngâm vào xô, chậu để khi thay nước sẽ thay được nước chua, không tuỳ tiện cho hạt giống vào vỏ bao cám cò hay bao xác rắn, bao đựng NPK đưa xuống cầu ao ngâm, không thay được nước chua, khi ủ hay bị thối và nhớt mầm. Khi đã no nước, xóc đãi sạch nước chua , để ráo và ủ nóng 1 đêm đầu tiên để hạt nứt nanh đều, sau đó ngày đậy gói giống nơi sân nắng lấy nhiệt mặt trời, đêm đưa xuống ao ngâm vì nước ao ấm, qua 3 ngày 3 đêm, mầm dài, rễ ngắn dễ gieo. Cần luyện mầm trước gieo, nên đổ mầm ra nền nhà hay thúng, chậu cho mầm quen với môi trường, trưa ấm mới gieo.
  4. 3. Làm bùn: Trước gieo 1/2 - 1 ngày, trộn đều lân với bùn, san đều theo khổ mạ 1,2m ; dầy bùn khoảng 1 đốt tay trỏ, diện tích bùn 4-6 m2 gieo lượng 1,0 - 2,0 kg giống để cấy cho 1 sào ruộng . Nếu bùn quá chắc nên trộn thêm tỷ lệ: 1 trấu sạch + với 5 bùn, hoặc 1 xỉ than đập nhỏ + với 5 bùn, để sau chia mạ cấy không đứt mạ, không dai đất dễ cấy hơn. (Không lót phân bắc, phân chuồng, không lót đạm, hay Kaly). Nếu gieo trên nền sân gạch, sân bê tông, mái bằng thì không cần lót, nếu gieo trên nền đất, san phẳng nền tưới no nước, nên lót bao xác rắn rão nước, hay lót nilon đã chọc thủng lỗ để dễ thoát nước, khi đưa mạ đi cấy dễ hơn. Chờ khi bùn đã se mặt mới gieo mạ, rắc nhẹ tay cho mầm gửi trên mặt bùn, gieo nhiều lần cho đều, sau đó đậy nilon 2 ngày 2 đêm cho mạ ngồi mũi chông, rồi lấy xỉ than đập nhỏ rắc kín hạt thóc. 4. Chăm sóc mạ: Dùng 1/2 lượng lân ngâm nước giải hoà loãng tưới ngay khi mạ có màu xanh, thời gian ngâm từ 1-3 ngày. Dùng phần nước lân đã tan hoà tỷ lệ
  5. 1 nước ngâm hoà 7 nước lã, trung bình 3-4 ngày tươí 1 lần. Những lần sau 1 nước ngâm hoà với 5 nước lã. Những ngày không tưới nước ngâm sáng tưới nhẹ 1 lần nước lạnh, chiều tưới một lần bằng doa hoặc qua rổ, qua sàng cho hạt nước nhỏ không trôi dạt lớp xỉ than.Tuyệt đối không được tưới đạm, không phun đạm, chất kích thích cho mạ. Vĩ nếu gặp rét mạ dễ chết. 5. Che và mở nilon: Khi nhiệt độ lớn hơn 150C che đêm tránh sương muối, ngày mở để mạ quang hợp tốt. Khi có đợt gió mùa nhiệt độ nhỏ hơn 150C che cả ngày và đêm, nhưng gặp ngày trời ấm không được mở nilon ra, nên vén thoáng 2 đầu luống mạ, vén thoáng một chút chân luống, sau vài ngày cho mạ quen với môi trường mới được mở ra. Nhưng cần luyện mạ trước đi cấy 5-7 ngày, mở dần cho mạ quen môi trường, mở hẳn được vài ngày mạ quen với môi trường, mới được cấy. 6. Phòng chết chòm cho mạ: Phòng xa bằng bùn không chua, không bóng cây… Phòng gần dùng chế phẩm Pennắc P: 1-2 gói hoà tưới cho 4-6 m2 mạ ngay sau gieo từ 1-2 lần, hoặc phun phân K-H cũng sẽ giảm chết chòm cho mạ rất tốt.
  6. Khi bắt đầu có mạ chết, khẩn trương bừa ruộng, mang mạ gửi ra ruộng, mạ sẽ dừng không chết tiếp nữa, vì Vi sinh vật gây bệnh chết chòm chỉ lây lan ở môi trường khô háo khí, dìm mạ xuống nước môi trường yếm khí sẽ không lây lan tiếp . Làm được mạ nền cứng khoẻ, cấy đúng thời vụ, bón phân cân đối, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh kịp thời chắc chắn sẽ có những mùa vụ bội thu. Nhiều địa phương ở tỉnh Thái Bình đã tổng kết: "Cấy lúa xuân muộn ngắn ngày theo phương thức gieo mạ nền cứng + Bón phân NPK chuyên dùng + Điều tiết nước hợp lý = Là chìa khoá thâm canh".
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0