intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biện pháp phòng ngừa còi xương ở trẻ

Chia sẻ: De Khi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

183
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Còi xương (CX) là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu vitamin D hoặc do rối loạn chuyển hóa vitamin D trong cơ thể. Là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao bệnh còi xương do thiếu vitamin D lại vẫn tồn tại qua nhiều năm nay và có xu hướng tăng lên? Nguồn vitamin D của con người Tắm nắng cho trẻ hằng ngày để phòng bệnh còi xương. Có 2 nguồn: ngoại sinh và nội sinh Ngoại sinh: từ thức ăn. Nguồn này chỉ cung...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biện pháp phòng ngừa còi xương ở trẻ

  1. Biện pháp phòng ngừa còi xương ở trẻ Còi xương (CX) là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu vitamin D hoặc do rối loạn chuyển hóa vitamin D trong cơ thể. Là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao bệnh còi xương do thiếu vitamin D lại vẫn tồn tại qua nhiều năm nay và có xu hướng tăng lên?
  2. Nguồn vitamin D của con người Tắm nắng cho trẻ hằng ngày để phòng bệnh còi xương. Có 2 nguồn: ngoại sinh và nội sinh Ngoại sinh: từ thức ăn. Nguồn này chỉ cung cấp rất ít vitamin D, khoảng 20-40UI/ngày (10UI/1 lít sữa bò, < 50 UI/lít sữa mẹ). Từ đó cho thấy nồng độ vitamin D trong sữa mẹ cao hơn hẳn và cũng dễ hấp thu hơn sữa bò, vì vậy tỷ lệ trẻ còi xương ở trẻ bú mẹ thấp hơn hẳn trẻ bú sữa ngoài. Nội sinh: Khi da được tiếp xúc với tia cực tím, ví dụ ánh sáng mặt trời thì 7-dehydro cholesterol ở trong da sẽ chuyển đổi thành vitamin D3. Nguyên nhân còi xương
  3. Thiếu ánh nắng mặt trời: đây là nguyên nhân hay gặp nhất do thói quen kiêng cữ, sợ trẻ tiếp xúc nắng sớm sẽ hay bị ốm. Điều này rất đáng buồn vì nước ta là nước nhiệt đới, hầu như quanh năm ánh sáng thừa thãi vậy mà tỷ lệ còi xương vẫn cao chỉ vì thiếu hiểu biết không cho con trẻ phơi nắng. Các bà mẹ cần lưu ý trẻ 2 tuần tuổi đã cần được tắm nắng: tốt nhất là vào buổi sáng sớm (trước 8 giờ) nếu không có thời gian thì buổi chiều muộn. Trung bình yêu cầu 2 tiếng/tuần hay 10-15 phút/ngày tùy vào khả năng của trẻ và mức độ phát triển xương vận động (nếu trẻ ít ốm hoặc trẻ có biểu hiện của chớm còi xương có thể tắm nắng lâu hơn). Sai lầm trong chế độ ăn dặm của trẻ: ăn sữa bò ở trẻ dưới 1 tuổi: là lứa tuổi nhu cầu vitamin D đang rất cao và nguồn dự trữ canxi hay thiếu hụt ở trẻ đẻ nhẹ cân, đẻ non, vì vậy ở những trẻ này rất thiếu vitamin D dẫn đến còi xương. Hoặc những trẻ ăn quá nhiều chất bột, đạm (thịt) gây tình trạng toan chuyển hóa - tăng đào thải canxi ra nước tiểu. Hoặc do trong chế độ ăn dặm hằng ngày không cho hoặc cho quá ít dầu/mỡ dẫn đến không có dung môi hòa tan để hấp thu được vitamin D. Các yếu tố thuận lợi khác: tuổi (càng nhỏ càng dễ bị còi xương), đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, bệnh nhiễm khuẩn, trẻ rối loạn tiêu hóa kéo dài. Chẩn đoán
  4. Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. Triệu chứng lâm sàng: Các biểu hiện ở hệ thần kinh: Trẻ ra mồ hôi nhiều kể cả ban đêm (mồ hôi trộm); Trẻ kích thích khó ngủ, hay giật mình; Rụng tóc gáy (do trẻ ra mồ hôi nhiều); Đối với CX cấp có thể gặp: tiếng thở rít thanh quản, cơn khóc lặng, hay nôn, nấc khi ăn. Có thể co giật do hạ canxi máu; Trẻ chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, chậm biết bò. Các biểu hiện ở xương: Thóp chậm liền, bờ thóp mềm, bướu trán, bướu đỉnh; Chậm mọc răng, răng hay bị sâu, răng mọc lộn xộn; Lồng ngực hình gà, chuỗi hạt sườn; Vòng cổ chân, vòng cổ tay, xương chi cong. Toàn thân: nếu không được điều trị, trẻ chán ăn, suy dinh dưỡng, da xanh thiếu máu, lách to. Xét nghiệm cận lâm sàng: Phosphatase kiềm tăng (bình thường 40-140UI/l). Phosphatase kiềm về bình thường khi còi xương điều trị khỏi.
  5. Canxi máu: bình thường hoặc giảm (hay gặp trong CX cấp, nếu canxi ion giảm dưới 0,75mmol/l có thể gây co giật). Phospho máu: giảm nhẹ. 25 (OH) cholecalciferol giảm dưới 25nmol/l (bình thường 25-105nmol/l). XQ xương: Xương chi: Xương mất chất vôi. Đầu xương to bè. Đường cốt hóa nham nhở, lõm. Điểm cốt hóa chậm. Xương lồng ngực: có hình nút chai. Điều trị: Nên theo đơn thuốc điều trị của bác sĩ chuyên khoa, vì vitamin D rất dễ bị quá liều gây ngộ độc thần kinh nguy hiểm cho trẻ. Điều trị bằng vitamin D: ergocalciferol, cholecalciferol kéo dài từ 4-6 tuần (đặc biệt có bệnh cấp tính hoặc nhiễm khuẩn). Sterogyl (ergocalciferol tan trong cồn) 1 giọt chứa 400UI vitamin D. Infadin (ergocalciferol tan trong dầu) 1 giọt chứa 800UI vitamin D. Vitamin D 200.000UI 1 liều duy nhất. Dùng theo chỉ định của bác sĩ. Điều trị phối hợp: uống thêm các loại vitamin, muối canxi. Nếu có co giật do thiếu canxi: calcium gluconat truyền tĩnh mạch.
  6. Phòng bệnh còi xương Với mẹ: Nên phòng từ khi có thai bằng cách: mẹ nên tiếp xúc ánh nắng hằng ngày. Ở 3 tháng cuối cùng của thời kỳ thai nghén, người mẹ nên bổ sung vitamin D liều 1.000- 1.200UI/ngày hoặc một lần duy nhất 100.000-200.000UI từ tháng thứ bảy, nếu mẹ không có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Với con: Ăn uống: tốt nhất là bú mẹ. Sau giai đoạn cai sữa vẫn tiếp tục uống sữa công thức tối thiểu 300ml/ngày. Khi ăn dặm phải tra đủ dầu/mỡ vào các bữa ăn dặm để bảo đảm đủ chất béo làm dung môi hấp thu vitamin D. Tắm nắng, với thời gian thích hợp 15-20 phút mỗi ngày vào sáng hoặc chiều muộn. Phòng bệnh đặc biệt bằng vitamin D với liều theo chỉ dẫn của bác sĩ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2