intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biện pháp phòng và khắc phục bệnh thân đỏ đốm trắng ở tôm sú

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

306
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Biện pháp phòng và khắc phục bệnh thân đỏ đốm trắng ở tôm sú Ở tôm sú, bệnh thường hay gặp nhất, khó ngăn ngừa và điều trị là bệnh thân đỏ đốm trắng. Theo các công trình nghiên cứu, tất cả các giai đoạn phát triển của tôm đều có thể nhiễm bệnh này. Giai đoạn phát triển mạnh nhất là từ tháng nuôi đầu tiên đến tháng nuôi thứ hai trong ao nuôi tôm thịt. Gây bệnh đốm trắng ở tôm sú do một loại virus có tên khoa học Systemic Ectodermal and Mesodorma Baculoviras (SEMBV). Virus này nhiễm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biện pháp phòng và khắc phục bệnh thân đỏ đốm trắng ở tôm sú

  1. Biện pháp phòng và khắc phục bệnh thân đỏ đốm trắng ở tôm sú Ở tôm sú, bệnh thường hay gặp nhất, khó ngăn ngừa và điều trị là bệnh thân đỏ đốm trắng. Theo các công trình nghiên cứu, tất cả các giai đoạn phát triển của tôm đều có thể nhiễm bệnh này. Giai đoạn phát triển mạnh nhất là từ tháng nuôi đầu tiên đến tháng nuôi thứ hai trong ao nuôi tôm thịt. Gây bệnh đốm trắng ở tôm sú do một loại virus có tên khoa học Systemic Ectodermal and Mesodorma Baculoviras (SEMBV). Virus này nhiễm cảm ở một số mô của nhiều cơ quan khác nhau có nguồn gốc trung bì và ngoại bì như: mang, lớp biểu bì mô của vỏ, thần kinh, dạ dày và một số cơ quan khác trên con tôm. Trên thực tế, dù có phương pháp ngăn ngừa tốt như thế nào thì điều kiện tôm bị virus SEMBV vẫn tồn tại, đôi lúc người nuôi điều trị bằng thuốc và hóa chất cũng không ổn. Bởi vậy, việc có thể làm là ngăn chặn, tránh lây lan từ ao nuôi này sang ao nuôi khác.
  2. Các kết quả nghiên cứu cho biết, hiện nay bệnh đốm trắng ở tôm sú có 3 nguyên nhân gây bệnh, đó là do nhiễm virus, do môi trường và nhiễm khuẩn. Tôm bị nhiễm bệnh đốm trắng do môi trường và nhiễm khuẩn có thể xử lý, khắc phục được, còn tôm bị nhiễm bệnh do virus SEMBV thì chưa có biện pháp hữu hiệu để điều trị. Tôm sú bị nhiễm bệnh đốm trắng có những dấu hiệu như: tôm dạt vào bờ; trên thân tôm xuất hiện nhiều các đốm trắng tròn to, nhỏ khác nhau; khả năng tiêu thụ thức ăn bị giảm sút nghiêm trọng, đa phần tôm dạt vào bờ đều có ruột rỗng, không có thức ăn; tôm chết hàng loạt, có thể chết hết từ 5 - 7 ngày sau khi bị nhiễm bệnh. Nhiều công trình nghiên cứu đã tìm ra các loại hóa chất để diệt virus SEMBV gây bệnh thân đỏ đốm trắng ở con tôm sú như: Formaline (70ppm), thuốc tím (10ppm), acid phoraccitic (8ppm)… Về nguyên tắc, nếu xử lý các loại hóa chất này xuống ao nuôi đang có tôm bị nhiễm bệnh thì có thể tiêu diệt được virus SEMBV, tôm bị nhiễm bệnh vẫn có thể nuôi cho đến khi thu hoạch. Nhưng trên thực tế, điều này rất tốn kém và không hiệu quả. Vì vậy, biện pháp phòng bệnh có vai trò rất quan trọng trong nuôi trồng.
  3. Để phòng bệnh, ao trước khi đưa vào nuôi phải được tẩy dọn kỹ, vét sạch chất thải từ vụ nuôi trước để lại, phơi đáy ao từ 5 - 7 ngày, dùng Fomaline để tẩy diệt virus trong ao và các mầm bệnh khác; chọn tôm giống khỏe bằng phương pháp PCR; không thay nước trực tiếp từ biển, mỗi ao nuôi cần phải có một ao chứa nước riêng biệt, trước khi đưa vào nuôi phải được xử lý bằng Fomaline 10ml/m3 hay Clorine 10 - 15ml/m3 ngay trong ao chứa; hàm lượng oxy hòa tan phải lớn hơn 3mg/l, độ pH từ 7,5 - 8,5; ngăn chặn và loại bỏ tất cả các loài giáp xác trong ao nuôi và trong ao chứa bằng biện pháp tẩy dọn, diệt tạp và lọc nước kỹ trước khi đưa vào ao; giữ nền đáy ao sạch sẽ trong suốt chu kỳ nuôi và cho thức ăn tổng hợp có bổ sung một lượng vitamin C từ 2 - 4g/kg thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm. Nếu phát hiện tôm bị nhiễm bệnh thân đỏ đốm trắng do nhiễm virus, trong trường hợp tôm đã đạt kích cỡ thương phẩm thì nên thu hoạch ngay, sau đó dùng Fomaline hay Clorine liều cao để xử lý nước trong ao trước khi xả ra môi trường. Trong trường hợp tôm chưa đạt kích cỡ thương phẩm thì nên dùng Fomaline phun trực tiếp xuống ao với nồng độ từ 15 - 30ml/m3 để tiêu diệt virus tự do ngoài môi
  4. trường và tiêu diệt luôn cả những con tôm bị nhiễm virus, sau đó cần xử lý tôm chết và tiến hành thay nước sạch. Khi tôm bị nhiễm bệnh đốm trắng do độ pH cao thì có thể tìm mọi cách làm giảm độ pH cho phù hợp từ 7,5 - 8,5 như: thay nước mới, dùng Fomaline với nồng độ từ 3 - 4 (ppm), dùng vôi để ổn định độ pH nước trong ao nuôi. Trong trường hợp tôm bị nhiễm bệnh đốm trắng do cảm nhiễm vi khuẩn thì biện pháp khắc phục duy nhất là thu gom tôm chết, tôm yếu dạt vào bờ; cải thiện ao nuôi bằng cách làm sạch đáy bằng máy sục khí và ổn định sự phát triển của tảo; dùng Fomaline có nồng độ từ 10 - 15ml/m3 phun xuống ao để tiêu diệt vi khuẩn ngoài môi trường, sau 12 giờ tiến hành thay nước sạch và cho tôm ăn liên tục 5 ngày kết hợp với kháng sinh Furazolidon hoặc Oxytetracylin với liều lượng 40 - 50mg/kg tôm/ngày. Ngày nay, để phát hiện tôm bị nhiễm bệnh đốm trắng, người ta thường dùng phương pháp kiểm tra bằng máy PCR theo từng thời kỳ. Nếu máy cho kết quả (+) thì ao nuôi đã bị nhiễm bệnh, kết quả (-) thì ao nuôi đang trong thời kỳ an toàn. Khi phát hiện ra tôm bị nhiễm bệnh đốm trắng, điều vô cùng quan trọng là phải có biện pháp ngăn
  5. chặn, không cho lây sang các ao khác. Biện pháp này sẽ giảm được thiệt hại rất nhiều đối với nghề nuôi tôm sú. TRUNG HÙNG (Theo tài liệu của Trung tâm Khuyến ngư Khánh Hòa)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2