intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biện pháp phục hồi vườn cây ăn trái sau ngập lũ

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

124
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hàng năm, qua những đợt triều cường, sau khi nước rút, các vườn cây ăn trái đều bị ảnh hưởng và thiệt hại không nhỏ. Mỗi loại cây trồng có khả năng chịu ngập úng khác nhau. Nhóm cây chịu ngập kém nhất là cam quýt, sầu riêng, măng cụt, đu đủ, nhãn, cóc. Nhóm cây chịu ngập trung bình là bưởi, chanh, ổi, vú sữa, dâu và nhóm cây chịu ngập khá nhất là xoài, sapo, mận, mãng cầu xiêm. Trong trường hợp này, nếu chăm sóc không đúng quy trình kỹ thuật sẽ rất dễ ảnh hưởng đến...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biện pháp phục hồi vườn cây ăn trái sau ngập lũ

  1. Biện pháp phục hồi vườn cây ăn trái sau ngập lũ Hàng năm, qua những đợt triều cường, sau khi nước rút, các vườn cây ăn trái đều bị ảnh hưởng và thiệt hại không nhỏ. Mỗi loại cây trồng có khả năng chịu ngập úng khác nhau. Nhóm cây chịu ngập kém nhất là cam quýt, sầu riêng, măng cụt, đu đủ, nhãn, cóc. Nhóm cây chịu ngập trung bình là bưởi, chanh, ổi, vú sữa, dâu và nhóm cây chịu ngập khá nhất là xoài, sapo, mận, mãng cầu xiêm. Trong trường hợp này, nếu chăm sóc không đúng quy trình kỹ thuật sẽ rất dễ ảnh hưởng đến năng suất của những vụ sau, thậm chí một số cây có thể bị chết do nước ngập sâu. Nguyên nhân của sự thiệt hại này là do: Khi đất bị ngập nước, các tế khổng ở mặt đất thay vì chứa oxygen, thì chứa đầy các loại khí khác, đưa đến tình trạng đất thiếu oxy cung cấp cho rễ hô hấp nên rễ nhỏ của cây giảm nhanh. Khi đất thiếu oxy, hệ sinh vật yếm khí hoạt động mạnh càng làm cho sự thiếu oxy thêm trầm trọng và thải ra nhiều chất độc hại cho cây làm rễ bị thối. Hậu quả là các loài nấm bệnh trong đất (chủ yếu là Fusarium và Phytophthora) rất dễ tấn công gây hại cho cây trong và sau mùa ngập lũ. Hiện tượng nghẹt rễ cũng đồng thời làm cây bị “stress”, tổng hợp ethylene bên trong gây ngộ độc, làm lá bị vàng rụng, nhất là sau khi nước rút. Khí khổng ở lá bị đóng lại, giảm khả năng hút nước, lá bị rủ héo. Do đó, cần áp dụng các biện pháp khắc phục như sau:
  2. Biện pháp xử lý trong khi ngập: Điều kiện tiên quyết là phải chống úng cho vườn bằng cách đắp bờ bao sao cho nước lũ không vào vườn và nước mưa phải được thoát ngay xuống các mương liếp. Nếu không được bảo vệ băng bờ bao, nên để nước chảy tự nhiên trên mặt liếp vườn. Dòng chảy thoáng sẽ cung cấp một phần oxy giúp rễ dễ dàng hô hấp. Cắt bỏ bớt cành lá, nếu cây đang ra hoa, mang trái phải cắt bỏ hết hoa, trái. Trường hợp cây đâm tược non thì nên phun dung dịch Phosphat Kali (4/5) + Urea (1/5) (nồng độ 1 - 1,5%) hoặc hỗn hợp phân DAP (2/3) + KCL (1/3) ở nồng độ 1 - 2%. Nên xử lý lúc chiều mát. Phun 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 - 10 ngày đến khi cây ngưng ra đọt. Việc xử lý này nhằm làm lá mau già, cây chậm phát triển và đi vào giai đoạn ngủ nghỉ, ít tiêu hao năng lượng vì rễ cây không đủ khả năng cung cấp dinh dưỡng. Phun hoạt chất có chứa Cytokynin (Agrispon, Sincosin,…) giúp ngăn cản quá trình tổng hợp Ethylene và sự oxy hóa diệp lục tố, giúp cây tăng cường khả năng chống chịu ngập úng. Ngoài ra, cần chú ý quản lý cỏ hợp lý vì cỏ là những “bơm sinh học” làm tầng đất sâu mau khô ráo. Do đó, không nên diệt sạch mà chỉ cắt thấp khi cỏ vườn phát triển quá cao. Biện pháp xử lý sau khi ngập: Sau khi nước rút nên khai rãnh để tháo nước nhanh. Xới mặt đất bằng cào răng để phá váng giúp mặt đất thông thoáng. Hạn chế tối đa việc đi lại trong vườn làm đất dẻ chặt. Dùng rơm khô hay cỏ khô che phủ mặt đất (che xa
  3. gốc khoảng 20 cm). Bón phân lân kết hợp với Super Humix (theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì). Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục (có thể cộng thêm chế phẩm sinh học Trichoderma) nhằm kích thích vi sinh vật đất hoạt động tốt và ra rễ mới nhanh. Bón phân thực hiện cùng lúc với việc xới xáo mặt đất. Tiến hành phun phân bón lá để tăng cường khả năng chống chịu, có thể sử dụng Hydrophos liều lượng 50 - 60 ml/16 lít nước. Đối với những vườn bị ngập sâu nên tưới thuốc trị bệnh ở vùng gốc, rễ. Tùy theo loại cây trồng, tuổi cây, tình hình sinh trưởng,… mà áp dụng những biện pháp trên một cách hài hòa, hợp lý nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại do ngập úng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2