Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên<br />
tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông<br />
trong đào tạo theo tín chỉ<br />
Management measures of self-study activities of students at Posts and<br />
Telecommunications Institute of Technology in credits training<br />
NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang 119 tr. +<br />
<br />
<br />
Nguyễn Bá Khương<br />
<br />
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Giáo dục<br />
Luận văn ThS ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05<br />
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Văn Cúc<br />
Năm bảo vệ: 2012<br />
Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề tự học và quản lý hoạt động tự học của sinh viên tại<br />
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trong đào tạo theo tín chỉ. Khảo sát, phân tích và đánh<br />
giá thực trạng hoạt động tự học của sinh viên tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trong<br />
đào tạo theo tín chỉ. Đề xuất một số nhóm biện pháp: quản lý hoạt động tự học (HĐTH) ở trên lớp<br />
của sinh viên (SV); Quản lý HĐTH ngoài giờ lên lớp của SV; Biện pháp quản lý tăng cường tổ<br />
chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng động cơ tự học và bồi dưỡng kỹ năng tự<br />
học cho SV; Biện pháp quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động tự học, tự nghiên cứu của<br />
SV. Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng; Tăng cường quản lý đổi mới phương pháp dạy học<br />
trên lớp của giảng viên; Hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị, tăng cường<br />
quản lý và sử dụng có hiệu quả của HĐTH của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn<br />
thông trong đào tạo theo tín chỉ.<br />
<br />
Keywords: Quản lý giáo dục; Viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; Hoạt động tự học; Giáo<br />
dục đại học<br />
<br />
Content.<br />
<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trong quá trình hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu,<br />
đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển.<br />
Tự học là phương thức cơ bản để người học tiếp cận và chiếm lĩnh hệ thống tri thức phong phú và<br />
thiết thực. Chỉ có tự học thì giáo dục đào tạo mới thành công, đó chính là tính khách quan, vấn đề có tính<br />
nguyên tắc của quá trình giáo dục đào tạo.<br />
Thước đo chất lượng giáo dục đào tạo lại chính là kết quả học tập của người học. Do đó, quá trình<br />
giáo dục đào tạo cần phải biết nâng cao hiệu quả hoạt động tự học cho người học.<br />
1<br />
Tuy nhiên, quá trình tổ chức các biện pháp quản lý hoạt động tự học của SV còn gặp nhiều khó khăn,<br />
bộc lộ những hạn chế cũng như chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến hiệu quả đạt được chưa cao, xuất<br />
phát từ rất nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan.<br />
Xuất phát từ những lý do trên đây, tác giả đã lựa chọn đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động tự học<br />
của sinh viên tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trong đào tạo theo tín chỉ” làm đề tài luận<br />
văn thạc sĩ với mong muốn nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện các biện pháp quản lý hoạt động<br />
tự học của SV tại Học viện để đưa ra những biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tự học<br />
của SV, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của Học viện.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý HĐTH của sinh viên HV Công nghệ Bưu<br />
chính Viễn thông (BCVT), đề xuất một số biện pháp quản lý HĐTH nhằm nâng cao hiệu quả học tập của<br />
sinh viên HV Công nghệ BCVT trong quá trình đào tạo theo phương thức tín chỉ.<br />
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài<br />
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tự học (HĐTH) và thực trạng công<br />
tác quản lý hoạt động tự học của SV hệ chính qui tập trung tại HV Công nghệ BCVT. Từ đó đề xuất các<br />
biện pháp quản lý hoạt động tự học nhằm nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên trong quá trình đào tạo<br />
và chất lượng đào tạo tại HV Công nghệ BCVT.<br />
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu<br />
4.1. Khách thể nghiên cứu<br />
Quản lý hoạt động tự học của sinh viên tại HV Công nghệ BCVT.<br />
4.2. Đối tượng nghiên cứu<br />
Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên tại HV Công nghệ BCVT.<br />
5. Giả thuyết khoa học<br />
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả dạy - học ở các trường Đại học nói chung và tại Học viện<br />
Công nghệ Bưu chính Viễn thông nói riêng, một trong những nguyên nhân đó là do hoạt động tự học của<br />
sinh viên chưa được quản lý, tổ chức một cách hợp lý. Nếu đề ra được các biện pháp quản lý hoạt động tự<br />
học ở trên lớp, kết hợp với hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khoá của sinh viên theo<br />
hướng tích cực hoá hoạt động người học, thì sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả tự học của sinh viên<br />
tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nói riêng và chất lượng dạy và học của Học viện trong giai<br />
đoạn hiện nay nói chung.<br />
6. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề tự học và quản lý hoạt động tự học của sinh viên tại HV Công<br />
nghệ BCVT thông trong đào tạo theo tín chỉ.<br />
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tự học của sinh viên tại Học viện Công nghệ<br />
Bưu chính Viễn thông.<br />
<br />
2<br />
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính<br />
Viễn thông.<br />
7. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
- Phương pháp quan sát hoạt động tự học, dạy học của sinh viên, giảng viên.<br />
- Phương pháp điều tra bằng ankét về thực trạng tự học của sinh viên.<br />
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến góp ý của các nhà chuyên môn về cách xử lý kết quả điều<br />
tra, các biện pháp tổ chức, cách thực nghiệm…<br />
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá các tài liệu lý luận về tự học.<br />
- Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu lịch sử của vấn đề nghiên cứu, phát hiện và khai thác những<br />
khía cạnh mà các công trình nghiên cứu trước đây đã đề cập tới vấn đề về tự học và quản lý hoạt động tự<br />
học.<br />
7.3. Nhóm phương pháp thống kê<br />
- Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả điều tra, khảo sát thực tế thu được.<br />
8. Cấu trúc luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày<br />
trong 3 chương:<br />
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về tự học và biện pháp quản lý hoạt động tự học trong đào tạo theo<br />
tín chỉ.<br />
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động tự học của sinh viên tại Học viện Công nghệ Bưu chính<br />
Viễn thông.<br />
Chƣơng 3: Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên tại Học viện Công nghệ Bưu<br />
chính Viễn thông.<br />
<br />
<br />
CHƢƠNG 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ HỌC VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ<br />
HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC TRONG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ<br />
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu<br />
Thời cổ đại, Khổng Tử (551 - 479 trước Công nguyên), Nhà giáo dục kiệt xuất của Trung Hoa luôn<br />
quan tâm và coi trọng mặt tích cực suy nghĩ của người học. Khi nói về cách học, ông cho rằng cách học<br />
đúng là: “học suy nghĩ phải phù hợp với nhau và coi trọng cả hai”.<br />
Thời cận đại, nhà sư phạm lỗi lạc người Tiệp Khắc Jan Amos Komensky (1592 - 1670) đã khẳng<br />
định: “Không có khát vọng học tập thì không thể trở thành tài năng”. Năm 1657, ông đã hoàn thành tác<br />
<br />
<br />
3<br />
phẩm “Khoa sư phạm vĩ đại” trong đó nêu rõ: “Việc học hành, muốn trau dồi kiến thức vững chắc không<br />
thể làm một lần mà phải ôn đi ôn lại, có bài tập thường xuyên phù hợp với trình độ”. [6, tr. 40]<br />
Ở Việt Nam, hoạt động tự học chỉ thực sự được chú ý và quan tâm dưới nền giáo dục xã hội chủ<br />
nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam là một tấm gương sáng về tinh<br />
thần tự học. Tư tưởng của Người về giáo dục đã được vận dụng, quán triệt trong các Nghị quyết của Đảng.<br />
Nghị quyết Hội nghị lần thứ II - BCH TW Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Đổi mới phương pháp dạy<br />
học… nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của người học”. [9]<br />
1.2. Các khái niệm liên quan đến đề tài<br />
1.2.1. Khái niệm quản lý<br />
Quản lý được hiểu ở những góc độ khác nhau, song vẫn được thống nhất: là hoạt động có ý thức<br />
của chủ thể quản lý (người quản lý) nhằm điều khiển tác động lên đối tượng, khách thể quản lý (người bị<br />
quản lý) để đạt được mục tiêu quản lý.<br />
Quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối<br />
tượng quản lý nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt mục tiêu đề ra.<br />
1.2.2. Các chức năng quản lý<br />
Có nhiều cách phân chia các chức năng quản lý, song về cơ bản đều thống nhất toàn bộ quá trình<br />
quản lý được thực hiện thông qua 4 chức năng quản lý đó là: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ<br />
đạo và kiểm tra đánh giá.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lập kế hoạch<br />
<br />
Thông tin Tổ chức<br />
<br />
<br />
Kiểm tra<br />
<br />
Chỉ đạo<br />
<br />
<br />
<br />
Sơ đồ 1.1. Các chức năng và thông tin trong quản lý<br />
1.2.3. Quản lý giáo dục<br />
Quản lý giáo dục là thực hiện việc quản lý trong lĩnh vực giáo dục. Ngày nay, lĩnh vực giáo dục<br />
được mở rộng nhiều hơn so với trước. Đối tượng giáo dục từ thế hệ trẻ sang người trưởng thành và toàn xã<br />
hội. Tuy nhiên, giáo dục thế hệ trẻ vẫn là bộ phận nòng cốt. Quản lý giáo dục gồm QL Nhà nước về giáo<br />
<br />
4<br />
dục, QL nhà trường và các cơ sở giáo dục khác. Là một bộ phận của quản lý xã hội, QLGD dù có những<br />
đặc điểm riêng biệt song cũng chịu sự chi phối của quản lý xã hội.<br />
1.2.4. Đào tạo theo tín chỉ<br />
1.2.4.1. Định nghĩa “Tín chỉ là gì ?”<br />
Tín chỉ là đại lượng dùng để đo khối lượng kiến thức, kĩ năng của một môn học mà người học cần<br />
phải tích lũy trong một khoảng thời gian nhất định thông qua các hình thức: (1) học tập trên lớp; (2) học tập<br />
trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc làm các phần việc khác (có sự hướng dẫn của giảng viên); và (3) tự<br />
học ngoài lớp như đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị bài v.v.. Tín chỉ còn được hiểu là<br />
khối lượng lao động của người học trong một khoảng thời gian nhất định trong những điều kiện học tập tiêu<br />
chuẩn.<br />
1.2.4.2. Những lợi thế của phương thức đào tạo theo tín chỉ<br />
Phương thức đào tạo theo tín chỉ, tự học, tự nghiên cứu của sinh viên được coi trọng, được tính vào<br />
nội dung và thời lượng của chương trình. Đây là phương thức đưa giáo dục đại học về với đúng nghĩa của<br />
nó: người học tự học, tự nghiên cứu, giảm sự nhồi nhét kiến thức của người dạy, và do đó, phát huy được<br />
tính chủ động, sáng tạo của người học; vừa là thước đo khả năng học tập của người học, vừa là thước đo<br />
hiệu quả và thời gian làm việc của giảng viên; Là cơ sở để các trường ĐH tính toán ngân sách chi tiêu,<br />
nguồn nhân lực.<br />
1.2.4.3. Vai trò người dạy trong đào tạo theo tín chỉ<br />
Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, ngoài hai vai trò truyền thống, người dạy phải đảm nhiệm<br />
thêm ít nhất ba vai trò nữa; đó là: Cố vấn cho quá trình học tập; người tham gia vào quá trình học tập; người<br />
học và nhà nghiên cứu.<br />
1.2.4.4. Vai trò của người học trong đào tạo theo tín chỉ<br />
Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, người học phải được tạo điều kiện để thực sự trở thành ng-<br />
ười đàm phán tích cực và có hiệu quả: Với chính mình trong quá trình học tập, với mục tiêu học tập, với các<br />
thành viên trong nhóm và trong lớp học, và với người dạy.<br />
1.3. Hoạt động tự học của sinh viên<br />
1.3.1. Hoạt động tự học của sinh viên đại học<br />
1.3.1.1. Hoạt động học của sinh viên đại học<br />
* Khái niệm sinh viên: sinh viên là những người đang học tại các trường ĐH, CĐ trong và ngoài nước,<br />
đang tích cực tích lũy tri thức, nghề nghiệp để đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện<br />
đại hóa đất nước.<br />
* Đặc điểm tâm lý - xã hội của sinh viên: sinh viên là giai đoạn chuyển từ sự chín muồi về thể lực sang sự<br />
trưởng thành về mặt phương diện xã hội, là giai đoạn ổn định tính cách, đặc biệt họ có vai trò xã hội của<br />
người lớn.<br />
<br />
<br />
5<br />
* Khái niệm hoạt động học: là quá trình từng cá thể tiếp thu, lĩnh hội những thành tựu văn hóa về vật chất<br />
và tinh thần mà thế hệ trước để lại bằng cách tái hiện lại những thuộc tính, những năng lực do con người tạo<br />
ra, biến nó thành cái riêng của mình dưới sự hướng dẫn chỉ bảo của người lớn.<br />
* Hoạt động học của sinh viên đại học: bên cạnh thời gian học ở trên lớp hoặc ngoài giờ lên lớp, SV phải có<br />
phương pháp, kỹ năng học tập chủ động, tự giác, kết hợp lý thuyết với thực hành, tăng cường thực hành,<br />
thực tập mới vững vàng về nghiệp vụ.<br />
1.3.1.2. Hoạt động tự học của sinh viên đại học<br />
* Khái niệm hoạt động tự học: tự học là học với sự độc lập và tích cực, tự giác ở mức độ cao, tự học là quá<br />
trình mà trong đó, chủ thể người học tự biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị của mình bằng các thao tác<br />
trí tuệ hoặc chân tay nhờ cả ý chí, nghị lực và sự say mê học tập của cá nhân nhằm tích lũy kiến thức cho<br />
bản thân người học từ kho tàng tri thức của nhân loại, biến những kinh nghiệm này thành kinh nghiệm và<br />
vốn sống của cá nhân người học.<br />
* Đặc điểm hoạt động tự học của sinh viên: cần phải có kế hoạch khoa học, thời gian biểu hợp lý thì mới<br />
đem lại hiệu quả, chất lượng, đồng thời góp phần thúc đẩy chất lượng tự học, tự nghiên cứu như mong<br />
muốn.<br />
1.3.2. Quản lý hoạt động tự học của sinh viên, bao gồm<br />
* Quản lý việc bồi dưỡng động cơ tự học<br />
* Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học của sinh viên<br />
* Quản lý việc xây dựng nội dung tự học của sinh viên<br />
* Quản lý phương pháp tự học của sinh viên<br />
* Quản lý việc tổ chức các hoạt động tự học<br />
* Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học<br />
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động tự học của sinh viên<br />
1.4.1. Yếu tố khách quan: là các yếu tố tác động từ bên ngoài vào chủ thể đó là người học.<br />
1.4.2. Yếu tố chủ quan: là các yếu tố bên trong quyết định trực tiếp đến kết quả của hoạt động tự học, bao<br />
gồm yếu tố về thể chất và tâm lý.<br />
<br />
<br />
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1<br />
Quản lý hoạt động tự học thực chất là một hệ thống các tác động sư phạm có mục đích, phương<br />
pháp, kế hoạch của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đến toàn bộ quá trình tự học của sinh<br />
viên nhằm thúc đẩy sinh viên tự giác, tích cực, chủ động tự chiếm lĩnh tri thức bằng sự cố gắng nỗ lực của<br />
chính bản thân.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
CHƢƠNG 2<br />
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN<br />
TẠI HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG<br />
2.1. Vài nét về Học viện Công nghệ Bƣu chính Viễn thông<br />
2.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông<br />
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông được thành lập theo quyết định số 516/TTg của Thủ<br />
tướng Chính phủ ngày 11 tháng 7 năm 1997 trên cơ sở sắp xếp lại 4 đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty<br />
Bưu chính Viễn thông Việt Nam (nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam). Học viện có 2 cơ sở<br />
đào tạo đại học tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với quy mô 29.000 sinh viên. Học viện có 3 Viện<br />
nghiên cứu chuyên ngành với hàng trăm đề tài, nhiệm vụ Khoa học công nghệ hàng năm; Hai Trung tâm<br />
đào tạo bồi dưỡng của Học viện cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn với lưu lượng người học đạt 10.000<br />
người/năm.<br />
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông<br />
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là đơn vị thành viên của Tập đoàn Bưu chính Viễn<br />
thông Việt nam. Học viện thực hiện hai chức năng cơ bản:<br />
- Giáo dục, đào tạo cho xã hội và cho nhu cầu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.<br />
- Nghiên cứu khoa học, tư vấn, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông và<br />
Công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội và nhu cầu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.<br />
2.1.3. Hoạt động dạy và học ở Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông<br />
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của HV Công nghệ BCVT: gồm có Ban Giám đốc, Hội đồng khoa học, các Phòng<br />
khoa chuyên môn, các tổ chức Đoàn thể.<br />
2.1.3.2. Hoạt động dạy ở HV Công nghệ BCVT<br />
* Đội ngũ cán bộ, giảng viên: Là đơn vị Nghiên cứu - Đào tạo đầu Ngành Bưu chính Viễn thông với đội<br />
ngũ cán bộ trên 1100 người, HV là một trong các đơn vị có mật độ tri thức cao nhất trong Ngành; Đội ngũ<br />
cán bộ quản lý, giảng viên tương đối ổn định; Trình độ đội ngũ được bồi dưỡng nâng lên đạt chuẩn và trên<br />
chuẩn; Đội ngũ giảng viên của HV đều được đào tạo chính quy, có phẩm chất đạo đức tốt, tư tưởng chính<br />
trị vững vàng, yên tâm công tác, yêu ngành, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác.<br />
* Hoạt động dạy: Đội ngũ cán bộ, giảng viên Học viện không ngừng học tập, nghiên cứu về chuyên môn<br />
nghiệp vụ sư phạm, đổi mới chương trình sách giáo khoa, giáo trình, đổi mới phương pháp dạy học theo<br />
hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên.<br />
2.1.3.3. Hoạt động học tập:<br />
Hoạt động học tập của SV được thể hiện qua kết quả đạt được. Kết quả học tập của SV Học viện<br />
Công nghệ BCVT từ năm học 2009 đến nay được thể hiện ở bảng 2.1 (trang 39) như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
Bảng 2.1. Kết quả học tập của SV hệ chính quy từ năm học 2009 đến nay<br />
Tổng số Kết quả học tập<br />
Năm học<br />
SV Giỏi Khá TB Khá TB Yếu Kém<br />
113 3411 4451 1143 151 181<br />
2009-2010 9.450<br />
(1,2%) (36,1%) (47,1%) (12,1%) (1,6%) (1,9%)<br />
125 3471 4629 1080 164 174<br />
2010-2011 9.643<br />
(1,3%) (36%) (48%) (11,2%) (1,7%) (1,8%)<br />
112 3624 4964 1127 152 172<br />
2011-2012 10.151<br />
(1,1%) (35,7%) (48,9%) (11,1%) (1,5%) (1,7%)<br />
(Nguồn: Phòng Giáo vụ và Công tác học sinh sinh viên<br />
Qua kết quả xếp loại học lực bình quân 3 năm học, chúng ta thấy tỷ lệ sinh viên xếp loại học<br />
lực khá, giỏi của Học viện là tương đối cao; Chất lượng giảng dạy của GV và chất lượng đầu vào của<br />
sinh viên HV Công nghệ BCVT là tương đối cao, tuy vậy HV vẫn luôn quan tâm để cải thiện tốt hơn<br />
nữa chất lượng đào tạo.<br />
2.2. Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên tại HV Công nghệ BCVT<br />
2.2.1. Thực trạng nhận thức của sinh viên về vai trò, ý nghĩa của tự học<br />
Sinh viên của HV đều nhận thức được vai trò, ý nghĩa của tự học đối với bản thân. Nhưng phần lớn<br />
các em mới chỉ nhận thức được vai trò, ý nghĩa của tự học đối với hiệu quả học tập trước mắt mà không<br />
thấy được hiệu quả lâu dài của tự học trong hình thành và phát triển nhân cách, cũng như tự biến đổi và tự<br />
hoàn thiện nhân cách.<br />
2.2.2. Động cơ tự học của sinh viên<br />
Kết quả khảo sát được thống kê trong bảng 2.3 (trang 41) cho thấy: Đại đa số SV có động cơ<br />
học tập đúng đắn xếp ở thứ bậc cao, có 95% SV được hỏi cho rằng tự học là để có kiến thức, nghiệp vụ<br />
vững vàng giúp SV có việc làm tốt trong tương lai và phục vụ công việc sau này. 94% SV cho rằng tự học<br />
là để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết rộng của bản thân, có thứ bậc thấp hơn đó là 82% SV cho rằng tự học để<br />
khẳng định mình và 75% SV cho rằng tự học để phục vụ cho đất nước. Còn các động cơ khác như SV có<br />
động cơ học tập cốt để thi qua các môn học; động cơ giành điểm cao để được học bổng và để vui lòng thầy<br />
cô, cha mẹ và người thân xếp ở thứ bậc thấp.<br />
2.2.3. Thực trạng sử dụng thời gian dành cho tự học của sinh viên<br />
Theo khảo sát trong bảng 2.4 (trang 42), 85% sinh viên sử dụng thời gian tự học khi chuẩn bị kiểm<br />
tra và thi, điều này phản ánh đúng với thực tế sinh viên hiện nay chủ yếu đến lúc kiểm tra thì mới học, với<br />
tỷ lệ 78% sinh viên tự học theo thời gian biểu đã đề ra ở mức độ thường xuyên đã thể hiện tính tự giác học<br />
tập của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là tương đối tốt.<br />
2.2.4. Thực trạng kỹ năng tự học của sinh viên<br />
Hoạt động tự học chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi sinh viên biết cách quản lý việc tự học của<br />
8<br />
mình thông qua việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học, nghĩa là lượng hoá được thời gian tự học<br />
tương ứng với từng nhiệm vụ học tập.<br />
* Lập kế hoạch tự học<br />
Qua nghiên cứu trực tiếp hồ sơ học tập của sinh viên các lớp được khảo sát thì chỉ những sinh viên<br />
khá, giỏi mới có kế hoạch tự học mà phần lớn các em cũng chỉ có kế hoạch học tập theo ngày. Còn lại phần<br />
lớn sinh viên không có kế hoạch tự học, các em quan niệm kế hoạch tự học là thời khoá biểu và thực hiện<br />
thời khoá biểu là thực hiện kế hoạch tự học. Đây là mâu thuẫn giữa nhận thức và thực tiễn trong công tác<br />
lập kế hoạch tự học và thực hiện kế hoạch tự học của sinh viên.<br />
2.2.5. Thực trạng nội dung tự học của sinh viên<br />
Khảo sát thực trạng các nội dung tự học của sinh viên HV Công nghệ BCVT thu được kết quả:<br />
21% học theo yêu cầu GV hướng dẫn; 6% học nguyên văn theo sách giáo khoa; 38% kết hợp học theo yêu<br />
cầu GV hướng dẫn và học nguyên văn theo sách giáo khoa; 65% kết hợp học theo yêu cầu GV hướng dẫn,<br />
học nguyên văn theo sách giáo khoa và các tài liệu nâng cao, tài liệu tham khảo.<br />
2.2.6. Thực trạng sử dụng các phương pháp tự học của sinh viên<br />
Từ thực tế khảo sát: Nhận thức về vai trò của tự học trong sinh viên chưa toàn diện, năng lực tự học<br />
của sinh viên còn hạn chế, các em chưa có kế hoạch tự học hoặc có kế hoạch tự học nhưng việc thực hiện<br />
kế hoạch chưa triệt để. Nội dung tự học của sinh viên chưa mở rộng, vẫn bó gọn trong vở ghi, sách giáo<br />
khoa, chưa biết mở rộng các vấn đề. Phương pháp tự học chưa khoa học, năng lực vận dụng thực hành của<br />
sinh viên còn ở mức trung bình.<br />
2.2.7. Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học của sinh viên<br />
Qua khảo sát điều kiện đảm bảo cho HĐTH của SV được thống kê trong bảng 2.6 (trang 46) cho<br />
thấy: có 80% SV thường xuyên học ở KTX, 73% SV thường xuyên học ở những nơi yên tĩnh, trong khi đó<br />
chỉ có ít SV thường xuyên học ở hội trường, học và đọc tài liệu tham khảo ở thư viện. Như vậy, SV thiên về<br />
tự học ở KTX, học ở những nơi yên tĩnh hơn là tự học, tự nghiên cứu ở thư viện, ở hội trường và lớp học<br />
(ngoài giờ hành chính).<br />
Các phương tiện hỗ trợ HĐTH của SV như: sách, báo, đài, tivi, tạp chí, máy vi tính, cassete… giúp<br />
cho SV tự học mà không cần sự trợ giúp của GV. Trong thời đại bùng nổ của CNTT, việc áp dụng CNTT<br />
vào giảng dạy và học tập, đặc biệt là với mạng internet, điều này được thể hiện rõ qua khảo sát ở bảng 2.6<br />
(trang 46): với tỷ lệ 75% sinh viên sử dụng internet để hỗ trợ hoạt động tự học chỉ sau tỷ lệ (89%) sử dụng<br />
phương tiện hỗ trợ là tài liệu, SGK, giáo trình.<br />
2.2.8. Nhận xét chung về kết quả điều tra hoạt động tự học của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu<br />
chính Viễn thông<br />
Nhìn chung, sinh viên HV Công nghệ BCVT chưa có nhận thức đầy đủ về bản chất, vai trò, ý nghĩa<br />
của hoạt động tự học, vì thế mà việc sử dụng thời gian và các biện pháp tổ chức hoạt động tự học của SV<br />
chưa được hợp lý và khoa học. SV tự học không thường xuyên, mới chỉ tập trung học khi chuẩn bị kiểm tra<br />
<br />
9<br />
và thi. Một trong những nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên là do SV chưa có kỹ năng tự học, chưa biết<br />
cách học, chưa có đủ tài liệu giáo trình và các phương tiện hỗ trợ cho hoạt động tự học. Đặc biệt là do giảng<br />
viên chưa thực sự quan tâm đến các biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho SV, chưa phát huy hết vai trò<br />
tích cực, độc lập sáng tạo của SV trong quá trình dạy học.<br />
2.3. Thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động tự học đã thực hiện của sinh viên tại Học viện Công<br />
nghệ Bƣu chính Viễn thông<br />
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên Học viện về vai trò, ý nghĩa của quản lý hoạt<br />
động tự học<br />
Cán bộ quản lý và GV của Học viện đều nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của công tác quản<br />
lý hoạt động tự học. Trong đó, giúp sinh viên phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong<br />
học tập được đánh giá ở mức độ rất quan trọng cao nhất (80% cán bộ quản lý và 87,5% giáo viên); đối với<br />
các vai trò khác như hình thành tính kỷ luật tự giác, thói quen và nền nếp học tập; hình thành và phát triển<br />
nhân cách sinh viên cũng được 80% cán bộ quản lý và GV thống nhất ở mức độ rất quan trọng.<br />
2.3.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên<br />
2.3.2.1. Quản lý xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự học cho sinh viên<br />
Hàng năm HV triển khai chương trình, kế hoạch tới các phòng, bộ môn để tổ chức thực hiện. Ban<br />
Giám đốc chỉ đạo GV phải nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị nội dung, giáo án đầy đủ trước khi lên lớp, đồng<br />
thời phải thực hiện đầy đủ nội dung chương trình theo kế hoạch; Nhìn chung công tác quản lý xây dựng và<br />
bồi dưỡng động cơ tự học cho sinh viên trong những năm qua HV làm tương đối tốt, đúng quy trình; HV đã<br />
thường xuyên tổ chức cho sinh viên học tập nội quy, quy chế ngay từ khi nhập học.<br />
2.3.2.2. Quản lý hướng dẫn sinh viên xây dựng kế hoạch tự học<br />
Việc quản lý hướng dẫn sinh viên xây dựng kế hoạch tự học chỉ được thống nhất cao đối với kế<br />
hoạch tự học cho học kỳ và kế hoạch tự học cho cả năm học; đối với kế hoạch tự học cho tháng và kế hoạch<br />
tự học cho tuần thì chưa thực sự được chú trọng Đây là vấn đề cần được khắc phục, bởi khả năng lập kế<br />
hoạch của sinh viên còn nhiều hạn chế, phần lớn sinh viên chưa có kế hoạch tự học hoặc kế hoạch tự học<br />
của các em lập ra chỉ mang tính chất thủ tục hành chính, không khả thi nên rất khó khăn trong thực hiện,<br />
dẫn đến hiệu quả tự học không cao.<br />
2.3.2.3. Quản lý hướng dẫn sinh viên xây dựng nội dung tự học<br />
Việc xác định nội dung tự học quyết định tới việc hoàn thành nhiệm vụ tự học, trong những năm<br />
qua HV thường xuyên quan tâm quản lý hướng dẫn sinh viên các nội dung tự học thông qua việc giao cho<br />
Bộ môn Khoa học tự nhiên xây dựng kế hoạch hướng dẫn SV các nội dung tự học để triển khai trong HV.<br />
Để thực hiện kế hoạch, HV đã quan tâm mua sắm bổ sung thường xuyên các danh mục sách báo, tài liệu<br />
cho thư viện để GV tăng cường nghiên cứu bổ sung nội dung mới trong các bài giảng, SV có nhiều tư liệu<br />
để đọc, nghiên cứu.<br />
<br />
<br />
10<br />
2.3.2.4. Quản lý hướng dẫn sinh viên phương pháp tự học<br />
Chất lượng tự học phụ thuộc nhiều vào phương pháp tự học của SV. Nhận thức được vấn đề này,<br />
HV đã quan tâm chỉ đạo bồi dưỡng phương pháp tự học cho sinh viên. Ban hành kế hoạch hướng dẫn đổi<br />
mới phương pháp dạy học và kế hoạch hướng dẫn đổi mới phương pháp tự học nhằm phát huy tính tích<br />
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, kỹ năng vận dụng vào thực tiễn của sinh viên.<br />
2.3.2.5. Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học của sinh viên<br />
Việc kiểm tra đánh giá hoạt động tự học của sinh viên được HV quy định gắn liền với kế hoạch đổi<br />
mới phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp tự học, gắn chặt giữa kiểm tra đánh giá hoạt động tự<br />
học ngoài giờ lên lớp với trong giờ lên lớp. Tuy nhiên, công tác kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động tự<br />
học của HV còn khó khăn và hạn chế: Việc kiểm tra còn mang tính chất hành chính, chưa đánh giá được<br />
nội dung sinh viên tiến hành tự học và mức độ hoàn thành các nội dung tự học. Đội ngũ cán bộ lớp chưa<br />
phát huy hết vai trò trong công tác quản lý điều hành lớp tự học.<br />
2.3.2.6. Quản lý cơ sở vật chất, đảm bảo trang thiết bị phục vụ cho HĐTH<br />
Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tự học chính là quản lý yếu tố nguồn<br />
lực để đảm bảo cho hoạt động tự học diễn ra theo đúng mục tiêu.<br />
Được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, HV đã trở thành một trong những đơn vị nghiên cứu đào tạo<br />
có cơ sở vật chất khang trang hiện đại với hệ thống giảng đường, ký túc xá, các trung tâm nghiên cứu<br />
ứng dụng, các phòng thí nghiệm, phòng chức năng…Tuy nhiên trong công tác quản lý cơ sở vật chất,<br />
đảm bảo trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tự học của HV còn có những hạn chế: Một số hạng<br />
mục, cơ sở vật chất được trang bị từ lâu nên xuống cấp. Việc đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất,<br />
mua sắm các phương tiện thiết bị chưa đồng bộ, còn dàn trải. Các thủ tục mua sắm đấu thầu còn<br />
phức tạp dẫn đến tiến độ các dự án chậm…<br />
2.3.3. Thực trạng các biện pháp tổ chức quản lý hoạt động tự học<br />
Để hoạt động tự học của sinh viên có nền nếp, nâng cao về chất lượng, HV đã tiến hành nhiều biện<br />
pháp tổ chức quản lý hoạt động tự học. Qua khảo sát, cán bộ quản lý và GV đều thống nhất cao đánh giá<br />
các biện pháp tổ chức quản lý hoạt động tự học hiện nay như: Xây dựng các lực lượng tổ chức, quản lý hoạt<br />
động tự học của SV; Phân công, phân nhiệm trong quản lý hoạt động tự học của sinh viên; Xây dựng chế<br />
độ kiểm tra hoạt động tự học của SV.<br />
Qua phân tích thực trạng, vấn đề yếu nhất của sinh viên HV hiện nay chính là năng lực thực hành<br />
vận dụng, điều này hoàn toàn phù hợp với cấu trúc tâm lý của sinh viên. Do đó đòi hỏi trong công tác quản<br />
lý cần phải chú trọng đến các biện pháp tăng cường năng lực thực hành vận dụng cho sinh viên.<br />
2.3.4. Kết quả quản lý HĐTH và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả<br />
Khảo sát về kết quả học tập của sinh viên HV: 62% cán bộ quản lý và GV đánh giá kết quả học tập<br />
của sinh viên HV ngang với mặt bằng chung cả nước; 38% cán bộ quản lý và GV đánh giá kết quả học tập<br />
của sinh viên HV cao hơn với mặt bằng chung cả nước; Yếu tố quyết định lớn nhất tới chất lượng tự học<br />
<br />
11<br />
chính là người học; khi ý thức, động cơ học tập của sinh viên chưa cao thì các biện pháp tác động khó có<br />
hiệu quả. Đối với những khó khăn khác như chưa có phần mềm ứng dụng cho công tác quản lý hoạt động<br />
tự học; chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác quản lý chưa phù hợp; cơ sở vật chất còn thiếu; năng lực<br />
quản lý của cán bộ còn hạn chế.<br />
2.4. Đánh giá chung về mức độ các biện pháp quản lý HĐTH của sinh viên Học viện Công nghệ Bƣu<br />
chính Viễn thông<br />
2.4.1. Ưu điểm<br />
Phần lớn SV đã có nhận thức đúng đắn về vai trò tự học đối với hoạt động học tập của SV. Điều<br />
này giúp SV có động cơ học tập tốt, học để thỏa mãn nhu cầu của bản thân và để có kiến thức vững vàng<br />
phục vụ cho công việc sau này. Đây là động cơ rất thuận lợi cho hoạt động học tập của SV, giúp SV thoải<br />
mái, vui vẻ, tích cực trong việc học tập, nghiên cứu chiếm lĩnh tri thức khoa học.<br />
2.4.2. Hạn chế<br />
Về công tác lập kế hoạch mới thực hiện tốt ở tầm vĩ mô, còn kế hoạch cụ thể ở tầm vi mô chưa<br />
được triển khai và thực hiện tốt. Số SV chưa bao giờ lập kế hoạch tự học cho từng kỳ, từng tháng, từng tuần<br />
còn nhiều, SV còn bị động trong HĐTH, thiếu sắp xếp trình tự học tập. Kỹ năng lập kế hoạch tự học của<br />
SV còn yếu.<br />
2.4.3. Nguyên nhân<br />
- SV chưa có cách học, phương pháp tự học phù hợp, chưa xây dựng kế hoạch học tập một cách<br />
thường xuyên.<br />
- Trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ CBQL hoạt động tự học của SV còn thiếu về kinh<br />
nghiệm và cách thức quản lý.<br />
- Công tác tổ chức hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng tự học cho SV còn nhiều hạn chế.<br />
- Công tác kiểm tra đánh giá kết quả HĐTH của SV chưa được cải tiến, chưa phát huy được tính<br />
chủ động, tích cực trong học tập của SV.<br />
- Công tác quản lý HĐTH ngoài giờ lên lớp chưa được thực hiện tốt và thường xuyên, đôi lúc còn<br />
mang tính hình thức, chiếu lệ.<br />
- Điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị, SGK, giáo trình, TLTK còn thiếu.<br />
<br />
<br />
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2<br />
Công tác quản lý hoạt động tự học của HV đã dần đi vào chiều sâu, hệ thống các nội quy, quy định<br />
ngày các hoàn thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả. Kết quả học tập của SV ngày càng được nâng lên,<br />
tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường có được việc làm thu nhập ổn định ngày càng cao.<br />
Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên HV vẫn còn một số tồn tại đó là: nhận<br />
thức của sinh viên về tự học chưa toàn diện, phương pháp học tập của sinh viên chưa khoa học; việc đổi<br />
mới phương pháp dạy học của GV đã được quan tâm chỉ đạo nhưng tiến hành còn chậm, cơ sở vật chất cơ<br />
<br />
12<br />
bản đã được quan tâm nhưng còn thiếu và chưa đồng bộ, việc kiểm tra đánh giá hoạt động tự học của sinh<br />
viên đã tiến hành thường xuyên nhưng chưa thực sự hiệu quả.<br />
<br />
<br />
CHƢƠNG 3<br />
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN<br />
TẠI HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG<br />
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý<br />
Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên tại HV Công nghệ BCVT<br />
nhằm nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên và chất lượng dạy và học của Học viện trong giai đoạn<br />
hiện nay phải đảm bảo các nguyên tắc sau:<br />
- Đảm bảo tính phù hợp;<br />
- Đảm bảo tính kế thừa và phát triển;<br />
- Đảm bảo tính đồng bộ;<br />
- Đảm bảo tính khả thi;<br />
- Đảm bảo tính thực tiễn.<br />
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên Học viện Công nghệ Bƣu chính Viễn thông<br />
3.2.1. Nhóm biện pháp quản lý hoạt động tự học ở trên lớp của sinh viên<br />
Để tổ chức hoạt động tự học ở trên lớp cho SV, giảng viên có thể tiến hành một loạt các biện<br />
pháp như tạo môi trường học tập, tổ chức cho SV làm việc theo nhóm, kết hợp với thảo luận toàn<br />
lớp, tăng cường việc giải các bài tập thực hành, sử dụng mô hình hoá, thông tin phản hồi nhanh nhằm<br />
tích cực hoá hoạt động của SV trong quá trình tự học.<br />
Giảng viên tiến hành các biện pháp giảng dạy bộ môn nhằm phát huy tới mức cao nhất tính tự giác,<br />
tính tích cực học tập của SV, thông qua việc giải quyết các vấn đề, các nhiệm vụ học tập nhằm đạt được các<br />
mục tiêu học tập đề ra. Để tích cực hoá hoạt động học tập ở trên lớp của SV giảng viên phải thực hiện tốt<br />
các biện pháp sau:<br />
- Tạo môi trường học tập cho SV;<br />
- Tổ chức cho SV làm việc theo nhóm kết hợp với thảo luận toàn lớp.<br />
3.2.2. Nhóm biện pháp quản lý HĐTH ngoài giờ lên lớp của SV<br />
Quản lý HĐTH là nhiệm vụ, trách nhiệm và sự hợp tác thống nhất của nhiều bộ phận, với chức<br />
năng, nhiệm vụ khác nhau từ Đảng ủy, Ban Giám đốc, đến các Phòng, Khoa, Tổ bộ môn, GVCN, GV bộ<br />
môn, Đoàn Thanh niên, Hội SV. Vì vậy, để giúp cho công tác quản lý HĐTH có tổ chức, thống nhất và<br />
hiệu quả trước hết cần xác định cấu trúc bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và xây dựng cơ chế phối hợp giữa<br />
các bộ phận trong quản lý HĐTH của SV góp phần nâng cao hiệu quả tự học và chất lượng học tập của SV<br />
toàn Học viện. Để thực hiện tốt việc quản lý HĐTH ngoài giờ lên lớp của SV, các bộ phận trong toàn Học<br />
viện phải thực hiện tốt các biện pháp sau:<br />
<br />
13<br />
- Xác định cấu trúc bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận<br />
trong quản lý HĐTH của SV;<br />
- Quản lý tốt các HĐTH ngoài giờ lên lớp của SV trong KTX.<br />
3.2.3. Nhóm các BPQL tăng cường tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng động cơ<br />
tự học và bồi dưỡng kỹ năng tự học cho SV<br />
Bồi dưỡng động cơ tự học, tự nghiên cứu cho SV là giúp họ xác định được mục đích “Học để làm<br />
người, làm cán bộ, học để phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân”, và hơn thế nữa đặc trưng của việc học<br />
trong thế kỷ 21 là học tập suốt đời, dựa trên bốn trụ cột của giáo dục: Học để biết, học để làm, học để hợp<br />
tác cùng chung sống và học để làm người. Vậy vậy, để giúp cho công tác quản lý nhằm nâng cao nhận<br />
thức, xây dựng động cơ tự học và bồi dưỡng kỹ năng tự học cho SV, các bộ phận trong toàn Học viện cần<br />
phải phối hợp và thực hiện tốt các biện pháp sau:<br />
- Tổ chức tốt các hoạt động nhằm giáo dục nâng cao nhận thức, xây dựng động cơ, thái độ học tập<br />
cho SV;<br />
- Thường xuyên tổ chức cho SV nghe báo cáo và thảo luận về chuyên đề tự học;<br />
- Tăng cường nền nếp, giáo dục và rèn luyện ý thức tự giác, tích cực trong tự học;<br />
- Biểu dương, khen thưởng SV tiến bộ, có thành tích cao trong học tập nhờ tự học, tự nghiên cứu;<br />
- Quy định việc chấp hành quy chế tự học là một tiêu chí xếp loại, đánh giá điểm rèn luyện của SV;<br />
- Tổ chức tốt các hoạt động nhằm bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng tự học cho SV.<br />
3.2.4. Nhóm BPQL công tác kiểm tra đánh giá hoạt động tự học, tự nghiên cứu của SV. Làm tốt công<br />
tác thi đua khen thưởng<br />
Công tác kiểm tra đánh giá hoạt động tự học, tự nghiên cứu là công cụ để điều khiển các hoạt động<br />
trong HV. Kiểm tra để có đánh giá chính xác và từ đó có sự điều chỉnh và uốn nắn kịp thời. Kiểm tra để có<br />
cơ sở làm tốt công tác thi đua khen thưởng tạo động lực thúc đẩy hoạt động học tập đạt kết quả cao. Vì vậy,<br />
để thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá và thi đua khen thưởng, các bộ phận trong Học viện cần phải<br />
thực hiện tốt các biện pháp sau:<br />
- Kiểm tra việc chấp hành xây dựng kế hoạch tự học, tự nghiên cứu của SV;<br />
- Kiểm tra việc chấp hành thực hiện thời gian và kế hoạch tự học, tự nghiên cứu;<br />
- Ra đề thi có liên quan đến nội dung tự học, tự nghiên cứu xủa SV;<br />
- Đánh giá kết quả học tập phải gắn với nhận xét tinh thần, thái độ, năng lực tự học, tự nghiên cứu<br />
của SV;<br />
- Động viện khen thưởng, kỷ luật kịp thời.<br />
3.2.5. Nhóm biện pháp tăng cường quản lý đổi mới phương pháp dạy học trên lớp của giảng viên<br />
- Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm tích cực hoá hoạt động tự học, phát huy tính tích cực, chủ<br />
động, sáng tạo và năng lực của người học;<br />
<br />
<br />
14<br />
- Rèn luyện cho sinh viên có thói quen, phương pháp học, kỹ năng học, biết tự lực phát hiện vấn đề<br />
và giải quyết các vấn đề mà thực tiễn đòi hỏi.<br />
3.2.6. Nhóm biện pháp hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị, tăng cường quản lý<br />
và sử dụng có hiệu quả của hoạt động tự học<br />
- Tăng cường đầu tư thêm cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị theo hướng hiện đại, tiên tiến gắn liền<br />
với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đảm bảo các điều kiện tốt nhất để giảng viên thực hiện đổi mới<br />
phương pháp dạy học. Sinh viên có được những điều kiện tốt nhất để phát huy năng lực tự học.<br />
- Tổ chức quản lý và khai thác hiệu quả các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị trong giảng dạy<br />
và học tập.<br />
3.3. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp quản lý hoạt động tự học<br />
Các biện pháp quản lý chính là sự tác động của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đạt<br />
được mục tiêu quản lý. Nó là một hệ thống các biện pháp quản lý có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất, tác<br />
động qua lại lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Mỗi biện pháp<br />
QL đều có ý nghĩa, vai trò nhất định phù hợp với một nhiệm vụ cụ thể của công tác quản lý.<br />
Biện pháp quản lý HĐTH cũng là một hệ thống các biện pháp có mối liên hệ giàng buộc mật thiết<br />
hữu cơ với nhau. Thực hiện BPQL này cũng có thể là điều kiện để thực hiện BPQL khác, các biện pháp có<br />
thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau, tuỳ từng điều kiện, thời gian và hoàn cảnh nhất định mà lựa chọn các biện<br />
pháp phù hợp để tạo điều kiện cho HĐTH, tự nghiên cứu của SV đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy, các nhóm<br />
biện pháp đề xuất trong đề tài này cần được tiến hành đồng bộ để phát huy tác dụng tổng hợp của chúng.<br />
Nếu thực hiện đơn lẻ từng biện pháp sẽ không mang lại kết quả như mong muốn.<br />
Tóm lại: 6 nhóm BPQL vừa nêu trên có vai trò hết sức qua trọng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu<br />
quả HĐTH của sinh viên HV Công nghệ BCVT. Mỗi nhóm BP đều có một vai trò, ý nghĩa và tầm quan<br />
trọng riêng, nhưng chúng đều có mối liên hệ mật thiết, hỗ trợ bổ sung cho nhau. Nếu thiếu một trong các<br />
nhóm BP đó thì việc quản lý HĐTH, tự nghiên cứu của SV kém hiệu quả. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn<br />
đến chất lượng đào tạo của HV. Do đó, trong quá trình thực hiện cần có sự vận dụng linh hoạt và áp dụng<br />
đồng bộ các nhóm BPQL.<br />
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐTH của sinh viên tại<br />
HV Công nghệ BCVT<br />
Để kiểm chứng tính thực tiễn của 6 nhóm biện pháp trên, tác giả tiến hành khảo nghiệm về tính cấp<br />
thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các<br />
biện pháp quản lý HĐTH của SV<br />
Tính cấp thiết (%) Tính khả thi (%)<br />
TT Biện pháp quản lý<br />
Rất Cần Không Rất Khả Không<br />
cần thiết cần khả thi khả<br />
thiết thiết thi thi<br />
Hoạt động tự học ở trên lớp của sinh<br />
1 90 10 - 85 15 -<br />
viên<br />
<br />
Hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp<br />
2 80 20 - 65 30 5<br />
của sinh viên<br />
<br />
<br />
Tăng cường tổ chức các hoạt động<br />
nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng<br />
3 85 15 - 80 20 -<br />
động cơ tự học và bồi dưỡng kỹ năng<br />
tự học cho sinh viên<br />
<br />
<br />
<br />
Công tác kiểm tra đánh giá HĐTH, tự<br />
4 nghiên cứu của SV. Làm tốt công tác 80 20 - 65 30 5<br />
thi đua khen thưởng<br />
<br />
<br />
<br />
Tăng cường quản lý đổi mới phương<br />
5 100 - - 90 5 5<br />
pháp dạy học trên lớp của giảng viên<br />
<br />
<br />
Hoàn thiện các điều kiện cơ<br />
sở vật chất, phương tiện thiết bị, tăng<br />
6 100 - - 70 20 10<br />
cường quản lý và sử dụng có hiệu quả<br />
của HĐTH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ biểu diễn tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp<br />
quản lý HĐTH của SV<br />
Từ các kết quả khảo nghiệm, có thể nhận xét như sau:<br />
- Các biện pháp quản lý hoạt động tự học được đề xuất là cần thiết với điều kiện thực tế của HV<br />
Công nghệ Bưu chính Viễn thông<br />
- Các biện pháp được đề xuất mang tính khả thi, trong điều kiện được quan tâm chỉ đạo và tổ chức<br />
đồng bộ, không thể dập khuôn máy móc mà căn cứ vào điều kiện cụ thể, sử dụng phối hợp đồng bộ các<br />
biện pháp.<br />
<br />
<br />
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3<br />
Từ những cơ sở lý luận ở chương 1 và những phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tự học cũng<br />
như thực trạng quản lý hoạt động tự học của sinh viên tại HV Công nghệ BCVT ở chương 2, tác giả đã đề<br />
xuất sáu nhóm biện pháp quản lý hoạt động tự học ở HV Công nghệ BCVT trên cơ sở những nguyên tắc<br />
đảm bảo tính đồng bộ, tính hệ thống, tính thực tiễn, tính khả thi. Những biện pháp mà tác giả nêu ra chưa<br />
phải là tất cả các biện pháp để hoàn thiện toàn bộ quá trình quản lý hoạt động tự học nhưng nó cũng là<br />
những biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế và góp phần vào việc nâng cao hiệu quả tự học cho sinh<br />
viên tại HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông nói riêng và chất lượng dạy và học ở HV trong giai đoạn<br />
hiện nay nói chung.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Luận văn với đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên tại Học viện Công nghệ<br />
Bưu chính Viễn thông trong đào tạo theo tín chỉ” được nghiên cứu dựa trên hệ thống cơ sở lý luận về<br />
<br />
17<br />
quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, hoạt động tự học và quản lý hoạt động tự học của sinh<br />
viên. Trên cơ sở lý luận quản lý và kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá công tác quản lý hoạt động tự học<br />
của sinh viên ĐH, kế thừa và phát huy những ưu điểm hiện có và hạn chế còn tồn tại trong bối cảnh hiện<br />
nay, luận văn đã đề xuất sáu nhóm biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng quản lý HĐTH của SV<br />
tại HV Công nghệ BCVT, bao gồm:<br />
Nhóm 1: Nhóm BPQL hoạt động tự học ở trên lớp của SV;<br />
Nhóm 2: Nhóm BPQL hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp SV;<br />
Nhóm 3: Nhóm BP tăng cường tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng động cơ<br />
tự học và bồi dưỡng kỹ năng tự học cho sinh viên;<br />
Nhóm 4: Nhóm BPQL công tác kiểm tra đánh giá HĐTH, tự nghiên cứu của SV. Làm tốt công tác<br />
thi đua khen thưởng;<br />
Nhóm 5: Nhóm BP tăng cường QL đổi mới PPDH trên lớp của GV;<br />
Nhóm 6: Nhóm biện pháp hoàn thiện các điều kiện CSVC, phương tiện thiết bị, tăng cường quản lý<br />
và sử dụng có hiệu quả của HĐTH.<br />
Thông qua việc khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý HĐTH của SV và công tác quản lý HĐTH<br />
của SV tại HV Công nghệ BCVT cho thấy: Sinh viên HV Công nghệ BCVT đã nhận thức được vai trò, ý<br />
nghĩa và tầm quan trọng của HĐTH; Phần lớn SV đã xác định được phải tự học để có kiến thức, nghiệp vụ<br />
vững vàng phục vụ cho công việc sau này của các em. Tuy nhiên, SV có thói quen tự học chưa nhiều, vẫn<br />
còn một bộ phận SV học mang tính chất đối phó với thi cử, chưa có tinh thần cầu tiến, còn trung bình chủ<br />
nghĩa; Công tác quản lý HĐTH của Học viện đã được quan tâm và đạt được những kết quả nhất định, góp<br />
phần nâng cao chất lượng tự học của SV nói riêng và chất lượng đào tạo của Học viện nói chung. Tuy<br />
nhiên, bên cạnh đó công tác quản lý HĐTH của SV vẫn còn bộc lộ những yếu kém, bất cập, tính đồng bộ<br />
chưa cao.<br />
2. Khuyến nghị<br />
2.1. Đối với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam<br />
- Quan tâm đầu tư các dự án hoàn thiện CSVC, trang thiết bị, các dự án đầu tư cần tính toán đến<br />
tính hiện đại, đồng bộ đáp ứng hơn yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học của Học viện theo phương<br />
thức tín chỉ trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu<br />
phát triển kinh tế - xã hội của ngành Bưu điện nói riêng và của đất nước nói chung.<br />
- Thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác đào tạo của Học viện.<br />
2.2. Đối với lãnh đạo HV Công nghệ BCVT<br />
- Quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện hơn nữa đến công tác quản lý HĐTH của SV. Quy định rõ<br />
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế phối hợp giữa các bộ phận tham gia quản lý HĐTH ngoài giờ<br />
lên lớp của SV nội trú trong KTX phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được quy định trong Điều lệ trường<br />
Đại học.<br />
<br />
18<br />
- Triển khai sâu rộng, có hiệu quả nội dung cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm<br />
gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD&ĐT của<br />
Học viện.<br />
- Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá của GV theo hướng lấy người học làm<br />
trung tâm, phát huy tính tích cực tự học của người học; Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong hoạt động<br />
giảng dạy của GV và tự học của SV.<br />
- Cải tiến công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV theo hướng giảm bớt tự luận, đẩy mạnh<br />
việc ra đề trắc nghiệm khách quan ở tất cả các môn tiến tới lập ngân hàng đề thi. Tổ chức kiểm tra, đánh giá<br />
bằng việc kết hợp thi tự luận với thi trắc nghiệm, tăng cường thi vấn đáp … để khuyến khích SV tự học.<br />
- Tăng cường tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng động cơ, thái độ và bồi<br />
dưỡng kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho SV.<br />
- Củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ QL, giảng viên, nhân viên tham gia trực tiếp quản<br />
lý HĐTH của SV ngoài giờ lên lớp.<br />
- Phải quan tâm giáo dục động cơ ý thức học tập của SV ngay từ đầu khoá học và trong suốt năm<br />
học nhằm giúp SV ý thức rõ nhiệm vụ học tập.<br />
- Nghiên cứu cải tiến quy trình đổi mới phương pháp dạy học gắn lý thuyết với thực tiễn, phát huy<br />
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên.<br />
- Quan tâm đến việc đầu tư mua sắm CSVC, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và học<br />
tập theo hướng đồng bộ, hiện đại; nâng cấp khu KTX, phòng học; khai thác có hiệu quả Trung tâm thông<br />
tin thư viện của HV để đáp ứng đầy đủ, kịp thời về tư liệu phục vụ cho giảng dạy và học tập<br />
- Cần có kế hoạch cụ thể và có sự thống nhất cao trong Hội nghị Cán bộ công chức hàng năm về<br />
định mức qui đổi giờ làm việc để có chế độ cho CBQL khu KTX, quản lý hướng dẫn việc tự học, làm ngoại<br />
khóa,… Có chế độ làm thêm giờ cho nhân viên thư viện, nhân viên phụ tá thí nghiệm và nhân viên phụ<br />
trách phòng máy vi tính và mạng Internet … và được cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ đơn vị.<br />
2.3. Đối với giảng viên<br />
- Tham gia đầy đủ các khóa bồi dưỡng về chuyên môn của Bộ GD&ĐT và của trường tổ<br />
chức; có kế hoạch thường xuyên tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn<br />
nghiệp vụ cho bản thân.<br />
- Thực hiện việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của người học, làm cho<br />
người học chủ động, tích cực, tự giác trong quá trình học tập; cải tiến cách ra đề thi, kiểm tra, đánh giá kết<br />
quả học tập của SV. Quan tâm hơn nữa đến việc hướng dẫn SV lập kế hoạch tự học và kiểm tra mức độ<br />
thực hiện kế hoạch đã đề ra. Tích cực hướng dẫn SV phương pháp và kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, khơi<br />
dậy SV lòng ham học, làm cho SV hứng thú với việc học tập. Thường xuyên giao và kiểm tra nội dung tự<br />
học, tự nghiên cứu của SV.<br />
<br />
<br />
19<br />
2.4. Đối với Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên<br />
- Đẩy mạnh phong trào thi đua “Học tập và rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp”; đa dạng hóa các hoạt<br />
động của Đoàn, của Hội; tăng cường giáo dục, rèn luyện cho SV có động cơ, thái độ học tập đúng đắn;<br />
hưởng ứng tốt các cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”,<br />
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,…<br />
- Chú trọng công tác kế hoạch hóa việc tự quản HĐTH của SV ngoài giờ lên lớp. Thường xuyên<br />
phối hợp với GVCN và các bộ phận chức năng trong trường việc quản lý giờ tự học của SV trong KTX.<br />
- Tổ chức nhi