BIỂU HIỆN DỊ ỨNG THUỐC
lượt xem 5
download
Định nghĩa: Dị ứng thuốc là một phản ứng bất thường của cơ thể khi sử dụng thuốc trong đó thuốc đóng vai trò là một kháng nguyên hoàn chỉnh hoặc là một Hapten( kháng nguyên chưa hoàn chỉnh). - Nói cách khác: Dị ứng thuốc là sự xung đột giữa KN và KT trong cơ thể gây nên hiện tượng tăng cảm nhanh hoặc tăng cảm muộn. - Dị ứng thuốc thường xảy ra ở người có cơ địa dị ứng, những người đã mắc các bệnh như: viêm da, sẩn ngứa, eczema, tổ đĩa, mày đay, viêm mũi,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BIỂU HIỆN DỊ ỨNG THUỐC
- DỊ ỨNG THUỐC I - ĐẠI CƯƠNG: 1/ Định nghĩa: Dị ứng thuốc là một phản ứng bất thường của cơ thể khi sử dụng thuốc trong đó thuốc đóng vai trò là một kháng nguyên hoàn chỉnh hoặc là một Hapten( kháng nguyên chưa hoàn chỉnh). -> Nói cách khác: Dị ứng thuốc là sự xung đột giữa KN và KT trong cơ thể gây nên hiện tượng tăng cảm nhanh hoặc tăng cảm muộn. - Dị ứng thuốc thường xảy ra ở người có cơ địa dị ứng, những người đã mắc các bệnh như: viêm da, sẩn ngứa, eczema, tổ đĩa, mày đay, viêm mũi, hen PQ. 2/ Cơ chế bệnh sinh: - Lần đầu:Thuốc ----> cơ thể -----> kết hợp với Protein máu, da--> KN hoàn chỉnh-----> cơ thể sinh KT .
- - Dùng lần 2: KN+KT--> phản ứng dị ứng thuốc *Theo Halpem và Coombs chia phản ứng dị ứng thành 4 Typ sau: + Typ 1: Typ dị ứng nhanh: KN cố định trên màng tb Mastocyt phản ứng với IgE dẫn đến phá hủy tb Mastocyt và giải phóng chất trung gian( chủ yếu là Histamin ) tại chổ hoặc toàn thân. - Tại chổ: Mày đay, phù mạch, ban đỏ. - Toàn thân: Shock phản vệ, Anaphylarci. + Typ 2: Typ dị ứng làm tan vỡ tb máu Các tb máu gắn KN phản ứng với KT có sự tham gia của bổ thể xảy ra trên bề mặt tb máu -> làm vỡ tb máu-> thiếu máu do tan máu, nhiễm khuẩn do giảm BC. + Typ 3:Phức hợp KH-KT có sự tham gia của bổ thể, lắng đọng ở tb nội mạc mạch máu gây viêm tắc mạch máu, ngưng kết TC làm tổn thương mạch cà các cơ quan tương ứng. Tổn thương hay gặp là đỏ da, mụn nước, ngứa + Typ 4: Typ phản ứng quá mẫn muộn. Khi thuốc (KN) vào lần 2 sẽ được các tb LymphoT mẫn cảm nhận diện, chúng tiết ra các Lymphokin và gây nên ph ản ứng viêm.
- Hay gặp là viêm da tiếp xúc, Eczema. 3/ Các thuốc hay gây nên dị ứng: - Các thuốc có bản chất là Protein: Huyết thanh, Vacxin, Hormon polypeptide, men tiêu đạm, tinh chất tổ chức. - Kháng sinh: Penicillin, Steptomycin… - Các Sulfamide - Các thuốc chống lao . - Thuốc gây tê như: Procain, Lidocain.. - Thuốc giảm đau hạ sốt: Paracetamol, Aspirin - Thuốc chữa sốt rét: Quinin. - Thuốc chống đông: Heparin. - Thuốc ngủ: Bacbituric. - Iodures và các thuốc cản quang có Iod - Asen hữu cơ.
- - Các kim loại nặng: Muối vàng, Nikel, Crome. II - TRIỆU CHỨNG: 1/ Một số thể lâm sàng hay gặp. 1.1/ Shock phản vệ: Ngay sau khi dị ứng thuốc xuất hiện các triệu chứng nh ư: + Cảm giác khác thường ( bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi…) + Mẫn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù Quinck + Mạch nhanh nhỏ, khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo đ ược. + Khó thở, nghẹt thở. + Đau bụng, đái ỉa không tự chủ. + Choáng váng, vật vã, giãy giụa, co giật, hôn mê. 1.2/ Mày đay cấp do thuốc: - Ngay sau khi dùng thuốc hoặc 1 vài giờ sau khi dùng thuốc xuất hiện ngứa dữ dội, trên da nổi các sẩn mày đay riêng rẽ hoặc từng mảng sẩn. Có kèm theo khó thở hoặc đau bụng ỉa chảy, mạch và HA bình thường.
- 1.3/ Nhiễm độc da dị ứng thuốc: Đây là một thể hay gặp, thường do dị ứng Typ 3 gây nên, tổn thương thông thường và dị ứng ở da như: - Sau khi dùng thuốc vài giờ trên da xuất hiện các mảng đỏ, ngứa, trên nền có các mụn nước nhỏ lấm tấm, trường hợp nặng hơn thì da toàn thân đỏ, nhiều mụn nước nhỏ, có chỗ có bọng nước to khoảng 1cm, có những đốm hoặc mảng xuất huyết dưới da, - Trường hợp dị ứng nặng: ngoài tổn thương da còn tổn thương niêm mạc và bán niêm mạc như: môi phù nề, trợt loét, thâm đen, mi mắt phù nề trợt, niêm mạc sinh dục trợt nhiễm khuẩn, trợt ở niêm mạc miệng họng (ban đỏ nhiễm sắc cố định tái phát) khi khỏi để lại vết thâm: đỏ-> vàng-> xanh-> thâm do phân hủy globulin-> Hemosidrin - Khi BN bị tổn thương ở da nặng và có tổn thương ở niêm mạc mắt, miệng và sinh dục gọi là H/C Stevens- Johnson - Trường hợp nặng nhất là da BN bị tuột từng mảng khi miết nhẹ trên mặt da ( DH Nikolski dương tính) kèm theo tổn thương niêm mạc và nội tạng gọi là H/C Lyell - Các tạng hay bị tổn thương trong dị ứng thuốc là thận ( phù chân, đái ít, Protein niệu), gan ( men gan tăng)
- 2/ Các xét nghiệm cần làm: - Công thức máu: đặc biệt khi có sốt để xem sốt do phản ứng dị ứng thuốc hay sốt do nhiễm khuẩn. để có thái độ xữ trí cân nhắc dùng kháng sinh hay không? - Làm điện giải đồ để bù nước điện giải. - XN chức năng Gan, Thận xem có tổn thương gan, thận không III - CHẨN ĐOÁN: 1/ Chẩn đoán xác định: + Các triệu chứng lâm sàng xảy ra ngay sau khi dùng thuốc. + Lâm sàng ( tùy từng thể và tùy mức độ) + Xét nghiệm: - Độc tế bào : Tỷ lệ BC tiêu hủy trong môi trường độc tự nhiên - Khi BN đang có biểu hiện lâm sàng thì không được thử trực tiếp trên BN, chỉ thử tìm căn nguyên trên ống nghiệp (Invitro) - XN công thức máu, công thức BC tìm tỷ lệ tb E - Các xét nghiệm khuyếch tán trên thạch, kết dính BC thử nghiệm hoa hồng…
- - Xét nghiệm chuyển dạng tb Lympho. 2/ Chẩn đoán phân biệt: - Choáng phản vệ( cường phó giao cảm) - Nhiễm độc da dị ứng IV - ĐIỀU TRỊ: 1/ Nguyên tắc: - Ngừng ngay các thuốc khi nghi ngờ gây dị ứng thuốc - Hạn chế dùng thuốc ở mức thấp nhất( chỉ dùng khi cần thiết) - Điều trị bằng corticoid liều trích hợp, bổ sung điện giải( căn cứ vào điện giải đồ) - Cân nhắc khi dùng Kháng sinh và lợi tiểu - Giữ vệ sinh, chống nhiễm trùng thứ phát - Tăng cường dinh dưỡng cho BN, đặt sonde dd nuôi dưỡng nếu cần 2/ Điều trị cụ thể:
- 2.1/ Điều trị choáng phản vệ: vXử trí ngay tại nơi xẩy ra choáng phản vệ: 1)Ngừng ngay thuốc đang dùng 2)Garô ngay trên chổ tiêm dị nguyên những vị trí có thể garô Cho BN nằm bất động, nới rộng quần áo, giải phóng các cản trở đường hô hấp 3)1ml Adrenalin1%, 1ml = 1mg tiêm dưới da( đối với người lớn) tiêm như sau: 0,5 ml Adrenalin 0,1% tiêm vào chổ tiêm dị nguyên; 0,5ml còn lại tiêm vào bắp cánh tay bên đối diện + Adrenalin 0,3ml cho trẻ em ( lấy 1ống 1ml = 1mg + 9ml n ước cất=10ml sau đó tiêm 0,1ml/kg) + Hoặc Adrenalin 0,01mg/kg cho trẻ em lẫn người lớn + Tiếp tục tiêm Adrenalin liều như trên sau 10 -15 phút/ lần cho đến khi HA trở về bình thường. + Thiết lập một đường truyền TM Adrenalin để duy trì HA bắt đầu bằng 0,1 àg/kg/phút, điều chỉnh tốc độ theo HA.( khoảng 2mg Adrenalin/h cho người lớn 50kg)
- - Ủ ấm, đầu thấp, chân cao, theo dõi mạch, HA 10-15 phút/ lần, cho nằm nghiêng nếu BN nôn. - Nếu Shock nặng đe dọa tử vong th ì có thể tiêm Adrenalin pha loãng 10 lần tiêm TM, bơm qua ống nội khí quản hoặc tiêm qua màng nhẫn giáp. 4) Tiêm bắp hoặc TM thuốc kháng Histamin Pipolphen 50mg x 1ô tiêm bắp. 5) Xử trí suy hô hấp: Khó thở tím tái, co thắt PQ *Khai thông đường thở *Thở Oxy, bóp bóng Ambu có Oxy. * Đặt ống nội khí quản, thông khí nhân tạo, mở khí quản nếu có phù thanh môn. *Chống co thắt PQ: + Nhóm Methyl xanthin: -Theoph ylin 0,1 x 3 - 4viên / 24h -Diaphylin -Amynophylin
- -Sylthophylin 0,24 x 1-2ô truyền TM -Theostat(Mỹ) - TD: Giãn phế quản, giãn mạch vành, trợ hô hấp, kích thích tim- lợi tiểu. - TDP: nhịp nhanh thất, Rung thất, kích thích dd gây buồn nôn,nôn. - CĐ: Hen PQ,. Viêm PQ, khó thở kịch phát liên tục, đau thắt ngực từng cơn, suy tim. - CCĐ: Trẻ Dạng tiêm: Pha loãng tiêm chậm hoặc pha dịch truyền không dùng cho trẻ < 5 tuổi. +Thuốc kích tích õ2- Adrenergic:
- - Các tác dụng chính : - Tác dụng giãn phế quản : các nhánh phế quản, đ ặc biệt là các phế quản nhỏ có nhiều receptor b2. Khi kích thích sẽ làm tăng tổng hợp AMPc ở màng cơ trơn thành phế quản gây giãn phế quản mạnh. - Tác dụng giãn mạch : cùng là tác dụng c*ờng b : giãn mạch cơ vân, mạch não, mạch vành, mạch gan, mạch ruột. Do đó hạ huyết áp nhanh và mạnh. - Tác dụng trên tim : Cơ tim chủ yếu là các receptor b1. Khi kích thích sẽ làm tăng tần số, tăng sức co bóp, tăng tốc độ dẫn truyền. - Tác dụng trên cơ tử cung : cường b2 làm giãn tử cung, giảm co thắt. - TDP: Run cơ, cơn nhịp nhanh - Chỉ định : + Nhịp chậm th*ường xuyên. + Hen phế quản. + Rối loạn tuần hoàn kèm theo giảm huyết áp. + Tru ỵ mạch, suy tim mạnh, choáng. * Chế phẩm và liều l*ượng :
- -> Nặng: Dùng dạng tiêm, xịt, khí dung. Vừa, nhẹ: dùng dạng uống. + Metaproterenal ( Orciprenalin, Metaproterenol sulfat, Metaprel ) Viên 20mg. Uống 1 viên / lần x 2 lần / 24h. Bột xông cố định liều, ngày 3 - 4 lần. + Albuteral ( Salbutamol, Ventolin ), Salbutamol 4mg x 2-3v/24h. Uống 2- 3lần/ngày Ventolin xịt 1-3nhát/lần khi lên cơn + Etyllephrin ( Effortil ) - Viên 10mg uống 1 viên / ngày - ống 10mg. Tiêm tĩnh mạch 1 ống / ngày + lsoxsuprin ( Duvadilan ) - Còn dùng điều trị viêm tắc tĩnh mạch và co thắt động mạch chi ( bệnh Raynaud ). Uống 30mg / ngày. +Thuốc ức chế hệ M-cholin : Atropin và các thuốc giống Atropin(Atroven) :
- +Thuốc tổng hợp: Atroven+Kích thích õ2-> Berodual dạng xịt. 6) Corticoid: + Solu- Medrol 40mg x 2ô tiêm TM + Methyl prednisolon 1-2mg/kg/4h hoặc + Hydrocortisone Hemisuccinate 5mg/kg/h Tiêm TM. Nếu Shock nặng thì dùng liều cao hơn. + Diphehydramine 1-2mg tiêm bắp hoặc TM. 7) Truyền dịch nâng HA 8) Khi HA về bình thường, nhịp thở chậm dần, mạch ổn định thì điều trị Corticoid uống và thuốc kháng Histamin uống. 2/ Điều trị mày đay cấp: - Dimedrol 10mg x 2v/24h x 5-7 ngày ( thể nhẹ) - Depersolon 30mg x 1-2 ô/24h tiêm bắp hoặc pha huyết thanh ngọt 5% truyền TM( thể nặng) - Solu- medrol 40mg x 1lọ/24h pha HTN 5% truyền TM
- - Calxiclorid10% 500mg x 1ô/24h tiêm TM - Vitamin C :Ascorvit 1g x 1ô/24h tiêm TM - Kháng M- Cholin: Atropin 1/2mg x 1v/24h x 5-7ngày Atropin 1/4mg x 1ô/24h x 5-7ngày tiêm dưới da 3/ Điều trị nhiễm độc da dị ứng thuốc: *Ngừng ngay thuốc đang dùng kể cả Vitamin. *Dùng Corticosteroid toàn thân dùng đường uống hoặc tiêm tùy mức độ. *Thuốc kháng Histamin: +Kháng H1: - Chlophenyramin 4mg x 2v/24h x 5-7 ngày hoặc - Clarytine 10mg x 1v/24h x5-7 ngày - Telfast 60mg x 2v/24h x5-7 ngày - Cetirizin 10mg x 2v/24h
- - Astemizol 4mg x 2viên/24h x 10 ngày - Peritol 4mg x 2v /24h x 10 ngày - Siro Dimedrol 0,1%( cho trẻ em), ngày 2 thìa cà phê s,c +Kháng H2 -Cimetidin 200mg x 4v/24h x 5-7 ngày - Ranitidin, Famotidin,. * Mỡ Corticoid: Flucinar, Synalar, Betnovat và Mỡ Diprosalic(Corticoid + Salicylic); - TD: làm lành tổn thương da nhanh nhưng về sau có hiện tượng nhờn thuốc, bệnh dễ tái phát nặng hơn( hiện tượng bật bóng) Dùng lâu ngày gây teo da, rạn da và nổi trứng cá. - CCTD: ức chế huy động BCDNTT, ức chế tổng hợp DNA ở pha G1,G2 củqa gián phân, chống viêm, chống gián phân +Flucort-N: Corticosteroid + Neomycin - TD:điều trị viêm da có kèm nhiễm khuẩn
- - CĐ: vẩy nến, Eczema, sẫn ngứa, viêm da tiết bã, viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh, viêm da mủ, chốc lở, lupus ban đỏ - LL&CD: Tổn thương cấp tính bôi 2-3 lần/24h; tổn thương mạn tính bôi 1lần/24h. +Diprosalic(Corticoid + Salicylic): - TD : chống viêm chống ngứa và co mạch, tiêu sừng, kìm khuẩn và chống nấm. - CĐ: Các bệnh viêm da khô và tăng chất sừng như: Vẩy nến, viêm da mạn tính dị ứng, viêm da thần kinh( bệnh liken), Eczema, tổ đĩa, viêm da tăng tiết nhờn ở da đầu, bệnh vẩy cá thông thường... - LL&CD: Bôi ngày 2 lần, chỉ bôi lớp mỏng vùng tổn thương *Các vết trợt ở mắt: nhỏ Cloramphenicol 0,4% . * Các vết trợt ở sinh dục: rửa bằng Oxy già pha loãng sau đó chấm Thuốc màu. * Bổ sung dinh dưỡng, nước điện giải *Cân nhắc khi dùng các thuốc KS, lợi tiểu. + Dùng lợi tiểu khi có tổn thương thận( lượng nước tiểu ít):
- Lasix 40mg x 1-2ô/ 24h + Khi có nhiễm khuẩn dùng kháng sinh toàn thân ít gây d ị ứng như: Erythromycin, Gentamycin, Lincocin , Seftreaxom, Claforan, Rocefin, Cefotaxim …Không dùng Penicillin, Streptomycin. + Ngoài da : Bôi dd Yarish hoặc chấm Xanh metylen 1%, Các vết trợt ở miệng thì lau sạch vảy tiết bằng nước muối sinh lý, sau đó chấm, lau bằng Glycerinborat 3% vào môi, miệng, họng. * Chú ý: Với các thể nặng như Vasulitis( Viêm thành mạch), H/C Lyell, H/C Stevens- Johnson thì phải dùng Corticoid ngay từ đầu, thêm thuốc ức chế MD như Imorel. Dùng KS ngay như Erythromycin, Gentamycin, LincocinSeftreaxom, Claforan, Rocefin, Cefotaxim.. 4/ Dự phòng: - Không lạm dụng thuốc ( Thuốc hạ sốt, KS) - Không điều trị bao vây, cần chẩn đoán xác định mới tiến h ành điều trị. - Cần khai thác kỹ tiền sử dị ứng thuốc của bệnh nhân nếu có. - Các thuốc tiêm phải thử phản ứng trước khi tiêm
- - Cần theo dõi bệnh nhân khi dùng thuốc và phát hiện và dừng thuốc ngay khi phát hiện thấy các dấu hiệu của dị ứng thuốc. - Phải có sẳn các thuốc và phương tiện cấp cứu dị ứng thuốc. BS. Nguyễn Văn Thanh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thuốc dùng trong bệnh viêm mũi dị ứng
5 p | 163 | 29
-
6 triệu chứng phổ biến khi bị dị ứng thực phẩm
5 p | 186 | 22
-
Viêm mũi dị ứng - Dùng thuốc như thế nào?
6 p | 147 | 18
-
Kinh nghiệm dân gian chữa viêm mũi dị ứng
3 p | 127 | 17
-
Thuốc chữa viêm kết mạc dị ứng
5 p | 339 | 16
-
Viêm mũi dị ứng và thuốc dùng
5 p | 155 | 12
-
Cảnh giác với dị ứng thuốc
6 p | 81 | 6
-
Dị ứng thuốc và cách phòng ngừa
6 p | 90 | 6
-
Nhận biết sớm các biểu hiện dị ứng thuốc nguy hiểm
4 p | 114 | 5
-
Những bệnh dị ứng thường gặp
18 p | 141 | 5
-
Phân biệt dị ứng thuốc thật - dị ứng thuốc giả.
3 p | 73 | 5
-
Biểu hiện Dị ứng thuốc điều trị các bệnh lý cơ xương khớp
16 p | 74 | 4
-
Triệu chứng phổ biến khi bị dị ứng thực phẩm
5 p | 94 | 4
-
Các phản ứng phụ của thuốc
3 p | 117 | 4
-
Phòng ngừa dị ứng thuốc ở trẻ
4 p | 70 | 3
-
4 bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng.
3 p | 126 | 3
-
Đậu xanh – Bài thuốc chữa dị ứng
4 p | 88 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn