intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BIỂU HIỆN HỘI CHỨNG SJOGEN (Sjogen’s Syndrome)

Chia sẻ: Nguyen Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

63
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

SS là bệnh tự miễn của các tuyến ngoại tiết (tuyến nước bọt, tuyến lệ…). Biểu hiện lâm sàng khô miệng, khô mắt kèm theo đau khớp. SS có hai loại: - Nguyên phát: chỉ biểu hiện khô miệng, khô mắt. - Thứ phát: ngoài khô miệng, khô mắt còn có các biểu hiện khác của bệnh thấp (viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì hệ thống, bệnh mô liên kết hỗn hợp). Dịch tễ học Tỷ lệ mắc bệnh: khoảng 4 ca trên 100.000 dân. Chủng tộc: không có sự khác nhau về chủng tộc. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BIỂU HIỆN HỘI CHỨNG SJOGEN (Sjogen’s Syndrome)

  1. HỘI CHỨNG SJOGEN (Sjogen’s Syndrome) SS là bệnh tự miễn của các tuyến ngoại tiết (tuyến nước bọt, tuyến lệ…). Biểu hiện lâm sàng khô miệng, khô mắt kèm theo đau khớp. SS có hai loại: - Nguyên phát: chỉ biểu hiện khô miệng, khô mắt. - Thứ phát: ngoài khô miệng, khô mắt còn có các biểu hiện khác của bệnh thấp (viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì hệ thống, bệnh mô liên kết hỗn hợp). Dịch tễ học Tỷ lệ mắc bệnh: khoảng 4 ca trên 100.000 dân. Chủng tộc: không có sự khác nhau về chủng tộc. Giới: tỷ lệ nữ/nam: 9/1.
  2. Tuổi: bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là tuổi 30-50. Nguyên nhân: Gen: HLA-DRB1, HLA-DRB3, HLA-DR5, HLA-DRw11, HLA-DR52, HLA- DRw53. Virus: Epstein-Barr virus; HTLV-1, HIV-1; Human herpesvirus 6; Hepatitis C virus; Cytomegalovirus. Rối loạn miễn dịch: mất sự dung thứ miễn dịch, xuất hiện các tự kháng thể nh ư kháng thể kháng nhân, anti Ro, anti La. Thiếu hụt hormon thượng thận và steroid sinh dục. Lâm sàng Biểu hiện của các tuyến Khô miệng: phải ăn thức ăn cùng với nước. Khám niêm mạc miệng khô, không có nước bọt, lưỡi rất đỏ, khô, có thể nứt, sâu răng; có thể có nứt góc miệng, candida niêm mạc miệng. Sưng các tuyến nước bọt: 22-66% sưng tuyến nước bọt mang tai, một số bệnh nhân còn sưng cả tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi.
  3. Khô mắt: khô mắt, cảm giác có sạn, cát trong mắt, rát bỏng, sợ ánh sáng, viêm loét giác mạc. Các niêm mạc khác: teo niêm mạc đường hô hấp trên dẫn đến khô mũi, nhiễm khuẩn thường xuyên, khàn giọng hoặc mất tiếng. Khô âm hộ, âm đạo. Khô hậu môn và niêm mạc trực tràng.
  4. Da: khô da, ngứa, viêm mao mạch mày đay. Tóc thưa, khô, giòn, dễ gãy. Biểu hiện ngoài tuyến Viêm khớp. Hội chứng Raynaud. Tiêu hoá: nhu động thức quản bất thường, thiếu toan dịch vị do teo niêm mạc dạ dày, lách to, viêm gan. Phổi: gặp ở 9-29% trường hợp. Gồm: xơ phổi, tăng áp lực động mạch phổi, nhiễm trùng đường hô hấp tái diễn,... Tiết niệu: triệu chứng bàng quang kích thích, viêm thận kẽ,... Thần kinh: liệt hai chi dưới, viêm tủy cắt ngang, bệnh não, sa sút trí tuệ,... Tăng nguy cơ bị lymphoma không Hodgkin.
  5. Cận lâm sàng: ANA, RF, anti Ro, anti La dương tính. Điều trị
  6. Hướng dẫn cho bệnh nhân: không dùng thuốc lá, cà phê, rượu; vệ sinh răng miệng; xúc miệng thường xuyên. Điều trị nấm Cadida miệng (nếu có). Điều trị khô miệng bằng Pilocarpin 5mg x 3-4 lần/ngày hoặc Cevimelin 30mg x 3 lần/ngày. Điều trị khô mắt: nước mắt nhân tạo, thuốc nhỏ mắt Cyclosporin A 0,05-0,1%. Điều trị khô da: dùng kem làm ẩm da, hạn chế xà phòng. Điều trị các biểu hiện ngoài tuyến: NSAIDs, corticoid, ức chế miễn dịch. Điều trị khô âm đạo: dùng các dung dịch bôi trơn tan trong nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2