intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biểu hiện Keratin 4 trong biểu mô bình thường và ung thư tế bào gai niêm mạc miệng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Biểu hiện Keratin 4 trong biểu mô bình thường và ung thư tế bào gai niêm mạc miệng trình bày việc xác định tỉ lệ và mức độ biểu hiện Keratin 4 trong ung thư tế bào gai niêm mạc miệng và biểu mô miệng bình thường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biểu hiện Keratin 4 trong biểu mô bình thường và ung thư tế bào gai niêm mạc miệng

  1. GIẢI PHẪU BỆNH BIỂU HIỆN KERATIN 4 TRONG BIỂU MÔ BÌNH THƯỜNG VÀ UNG THƯ TẾ BÀO GAI NIÊM MẠC MIỆNG NGUYỄN THỊ NGUYỆT ÁNH1, NGUYỄN CHẤN HÙNG2, NGUYỄN VĂN THÁI3, NGUYỄN THỊ HỒNG4 TÓM TẮT Mở đầu: Keratin đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của tế bào. Mỗi loại mô biểu hiện một bộ keratin đặc hiệu. Keratin 4 đặc hiệu định hướng giai đoạn biệt hóa sau cùng của biểu mô gai niêm mạc miệng. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ và mức độ biểu hiện keratin 4 trong ung thư tế bào gai niêm mạc miệng và biểu mô miệng bình thường. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 130 ca ung thư tế bào gai niêm mạc miệng được điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Ung Bướu Tp.HCM. Nhuộm hóa mô miễn dịch, đánh giá biểu hiện keratin 4 trong mô ung thư và biểu mô miệng bình thường ở rìa diện cắt của bệnh phẩm phẫu thuật. Kết quả: Mô bình thường biểu hiện keratin 4 dương tính mạnh và đồng nhất, với tỉ lệ trung bình 94,1%. Mô ung thư giảm keratin 4 rất nhiều so với mô bình thường (p 0,05). Kết luận: Mất biểu hiện keratin 4 trong ung thư tế bào gai niêm mạc miệng so với biểu mô bình thường gợi ý biểu hiện hóa mô miễn dịch keratin 4 có tiềm năng sử dụng trên lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán phân biệt niêm mạc miệng lành-ác khách quan về mặt sinh học. Từ khóa: Keratin 4, ung thư tế bào gai niêm mạc miệng, biểu mô miệng bình thường. ABSTRACT Keratin 4 expression in oral normal epithelium and squamous cell carcinoma Background: Keratins play a major role in several cellular functions. Each tissue type expresses a specific set of keratins. Keratin 4 is the keratin specific for the final stage of differentiation of oral stratified squamous epithelium. Objective: To determine the prevalence and expression levels of keratin 4 in oral squamous cell carcinoma (OSCC) and in normal oral epithelium. Materials and methods: The cross-sectional study was conducted on 130 OSCC patients treated by surgery at the Oncology Hospital at Ho Chi Minh city. Paraffin-embedded tissue surgical specimens were immunohistochemically stained for keratin 4. The K4 expression in OSCC and normal epithelium at the surgical margin was evaluated. Results: In normal epithelium, keratin 4 staining showed a homogenous and strong expression, with the mean value of 94.1%. In OSCCs, keratin 4-positivity was significantly decreased when compared to normal oral mucosa (p 0.05). 1 Giảng viên Bộ môn Bệnh Học Miệng, Khoa Răng Hàm Mặt - Đại học Y Dược TP.HCM 2 Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam 3 BSCKI. Khoa Giải phẫu bệnh – Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 4 PGS.TS. Trưởng Bộ môn, Phụ trách Sau Đại học-Khoa Răng Hàm Mặt - Đại học Y Dược TP.HCM TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 131
  2. GIẢI PHẪU BỆNH Conclusions: Loss of keratin 4 expression in OSCC, in contrast to normal epithelium, suggests that keratin 4 immunohistochemical expression may have clinical potential which enhances in the differential diagnosis between benign and malignant oral mucosa, subjectively. Key words: Keratin 4, oral squamous cell carcinoma, normal oral epithelium. ĐẶT VẤN ĐỀ Thực hiện kỹ thuật tissue microarray (MTA), mỗi microarray chứa 20 mẫu mô khác nhau trong đó có Ung thư niêm mạc miệng (UTNMM) là một bệnh 1 mẫu chứng dương (niêm mạc miệng bình thường ác tính phổ biến, đa số là carcinôm tế bào gai (hơn đã biết cho kết quả K4 dương tính). Sau đó, đúc khối 90%)12. Điều trị thường không hiệu quả cao do paraffin, cắt lát mỏng 4 µm, trải trên phiến kính có thường xảy ra tái phát và di căn, thậm chí ở những phủ silane. Nhuộm hóa mô miễn dịch theo kỹ thuật bướu nhỏ. Tác hại của những tác nhân sinh ung thư LSAB tại Labo Bệnh học miệng Đại học Y Nha như thuốc lá, rượu, gây ra môi trường ung thư hóa Tokyo (Nhật Bản), sử dụng kháng thể đơn dòng khiến cho dễ tái phát và xuất hiện ung thư thứ hai. kháng keratin 4 (Abcam, Hoa Kỳ) (clone [EP1599Y] Do đó, hiểu rõ cơ chế phân tử về bệnh sinh và diễn ab51599, pha loãng 1:500) và kit EnVision+Dual link tiến ung thư sẽ giúp cải thiện điều trị bệnh. system-HRP (Dako, Đan Mạch). Mỗi đợt nhuộm có Các keratin (còn gọi là cytokeratin) là những sợi chứng dương là nội chứng và chứng âm (thay thế trung gian trong biểu mô gai, giữ vai trò quan trọng kháng thể kháng K4 bằng dung dịch PBS). đối với sự ổn định, hình dạng và di cư của tế bào, sự Mẫu nhuộm được đánh giá bởi hai bác sĩ có dẫn truyền các tín hiệu trong tế bào4,6. Trong số các kinh nghiệm về giải phẫu bệnh. Sau khi đánh giá độc keratin, keratin 4 (K4) là thành phần đặc biệt quan lập, hai bác sĩ này đối chiếu kết quả và đồng thuận trọng cho giai đoạn biệt hóa sau cùng của biểu mô kết quả cuối cùng, với tỉ lệ thống nhất 100%. Tế bào gai lát tầng niêm mạc miệng4,6. Những nghiên cứu biểu mô biểu hiện K4 dương tính khi bào tương gần đây cho thấy có sự giảm biểu hiện keratin 4 (K4) nhuộm màu nâu DAB phát hiện phức hợp kháng trong ung thư vùng đầu cổ8,9,12,13. Schaaij-Visser và nguyên-kháng thể, K4 âm tính khi bào tương chỉ c.s. (2009) báo cáo biểu hiện K4 thấp ở rìa diện cắt nhuộm màu xanh Hematoxylin. Đánh giá tỉ lệ % và liên quan với tái phát tại chỗ của UTNMM10. Enokida xếp loại mức độ K4 theo thang bán định lượng của và c.s. (2017) tìm thấy mất biểu hiện K4 liên quan Takashima và c.s. (2012)123 (Bảng 1). Mô biểu hiện với giảm thời gian sống còn ở bệnh nhân UTNMM3. K4 dương tính khi có tỉ lệ K4 ≥ 5% (Enokida và c.s., Để đánh giá tình trạng protein keratin 4 trong 2017)12. UTNMM ở người Việt Nam và NMMBT (niêm mạc miệng bình thường) ở rìa diện cắt có thực sự an Bảng 1. Đánh giá biểu hiện keratin 4 toàn về mặt sinh học protein keratin 4, chúng tôi tiến Biểu hiện Keratin 4 hành nghiên cứu này với mục tiêu: (1) Xác định tỉ lệ và mức độ biểu hiện keratin 4 trong UTNMM và 1: Tế bào đáy và cận đáy NMMBT, (2) Phân tích liên quan giữa biểu hiện keratin 4 với các đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh Vị trí 2: Tế bào gai của UTNMM. 3: Toàn bộ biểu mô ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Tỉ lệ % của số tế bào K4 dương Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích 130 Tỉ lệ % tính trên tổng số tế bào đếm được trường hợp ung thư tế bào gai niêm mạc miệng trong 10 vi trường ×400 được điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu Tp.HCM từ Độ 1 (bảo tồn được K4) = 70 - tháng 9 năm 2013 đến tháng 6 năm 2015. 100% Mẫu nghiên cứu gồm 130 trường hợp UTNMM Mức độ Độ 2 (trung bình) = 30 - 69% phẫu thuật cắt rộng bướu nguyên phát, trong đó 111 trường hợp (84,6%) có hiện diện NMMBT ở rìa diện Độ 3 (mất biểu hiện K4) = 0 - 29% cắt của bệnh phẩm phẫu thuật. Mô bệnh phẩm được Nhập và xử lý dữ liệu bằng phần mềm Excel và ngâm cố định trong formalin đệm pH trung tính, xử lý STATA 14.0. Liên quan có ý nghĩa khi p < 0,05. mô, đúc khối paraffin, cắt lát mỏng 4 µm, nhuộm Hematoxylin - Eosin (HE) và chẩn đoán mô bệnh KẾT QUẢ học. Đặc điểm mẫu nghiên cứu UTNMM 132 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
  3. GIẢI PHẪU BỆNH UTNMM gồm 82 nam và 48 nữ, với tỉ lệ nam/nữ Bảng 2. Biểu hiện K4 trong UTNMM và NMMBT là 1,7:1; độ tuổi trung bình 56,9 ± 13,5 tuổi, đa số (90%) trên 40 tuổi, nhỏ nhất 25 tuổi và cao nhất 88 Ung thư Bình thường Đặc điểm p tuổi. N=130 N=111 Ung thư thường xảy ra nhất ở lưỡi (49,2%). Ở Tỉ lệ % K4 nam thường gặp ung thư ở lưỡi (43,9%), sàn miệng Trung bình (độ lệch chuẩn) 6,3 (12,7) 94,1 (8,4)
  4. GIẢI PHẪU BỆNH Bảng 3. Liên quan K4 với lâm sàng, giải phẫu bệnh của UTNMM Biểu hiện K4 trong UTNMM Đặc điểm Tổng Độ 1 Độ 2 Độ 3 p Số ca (%) N=3 N =10 N =117 Nhóm tuổi 0,324a 20 - 29 4 (3,1) 0 (00) 0 (00) 4 (100) 30 - 39 9 (6,9) 0 (00) 1 (11,1) 8 (88,9) 40 - 49 22 (16,9) 1 (4,5) 3 (13,6) 18 (81,8) 50 - 59 40 (30,8) 0 (00) 1 (2,5) 39 (97,5) 60 - 69 32 (24,6) 2 (6,3) 1 (3,1) 29 (90,6) 70 - 79 16 (12,3) 0 (00) 0 (00) 16 (100) ≥ 80 7 (5,4) 0 (00) 1 (14,3) 6 (85,7) Tuổi trung bình 56,9 (13,5) 58,3 (10,8) 53,6 (18,7) 57 (13,3) 0,793b Nhóm tuổi 0,665a
  5. GIẢI PHẪU BỆNH Giai đoạn 0,467a 1 25 (19,2) 0 (00) 0 (00) 25 (100) 2 47 (36,2) 1 (2,1) 2 (4,3) 44 (93,6) 3 25 (19,2) 1 (4) 1 (4) 23 (92) 4 33 (25,4) 1 (3) 4 (12,1) 28 (84,8) Mô bệnh học ung thư 0,454a Grad 1 56 (43,1) 1 (1,8) 1 (1,8) 54 (96,4) Grad 2 64 (49,2) 2 (3,1) 5 (7,8) 57 (89,1) Grad 3 10 (7,7) 0 (00) 1 (10) 9 (90) a Kiểm định ANOVA; b Kiểm định t hai mẫu độc lập Tỉ lệ trung bình K4 dương tính giảm dần khi NMMBT (Tất cả biểu hiện K4 cao trên 75% - độ 1) grad mô học ung thư tăng: tỉ lệ K4 trong nhóm grad với UTNMM (đa số 93,1% biểu hiện K4 thấp dưới 1 là 7,1%, giảm còn 5,9% trong nhóm grad 2, và 30% - độ 3). Kết quả cho thấy thang đánh giá K4 của 4,5% trong nhóm grad 3, tuy nhiên sự khác biệt này Takashima và c.s. (2012) nhạy trong chẩn đoán không có ý nghĩa thống kê (Kiểm định ANOVA, UTNMM và và đặc hiệu phân biệt rõ với NMMBT. p = 0,797). Khảo sát K4 trong NMMBT có thể ở người BÀN LUẬN không ung thư2,8 hoặc ở rìa diện cắt bệnh phẩm phẫu thuật ung thư4,10,12. Nghiên cứu này sử dụng Protein là những chỉ dấu sinh học tiềm năng vì NMMBT ở rìa diện cắt cho kết quả biểu hiện K4 nó tham gia vào các hoạt động của tế bào nhiều hơn dương tính mạnh, nhuộm màu nâu đậm của DAB, so với DNA và RNA. Keratin 4 và K13 là cặp keratin và khá đồng nhất từ lớp gai đến lớp bề mặt, với tỉ lệ đặc hiệu cho giai đoạn biệt hóa sau cùng của tế bào trung bình dương tính K4 là 94,1 ± 8,4%. Kết quả sừng niêm mạc miệng, trong đó K4 nhạy hơn về sự này nhất quán với đa số nghiên cứu trên thế giới ghi rối loạn điều hòa biệt hóa8. K4 do gen KRT4 mã hóa. nhận tỉ lệ biểu hiện K4 mạnh trong NMMBT từ 85% Gần đây, trong nghiên cứu phân tính tương quan đến 100%1,2,8,11,10,112. giữa biểu hiện dương tính protein K4 với biểu hiện của gen KRT4, Enokida và c.s. (2017) đã xác định Ngược lại với biểu hiện mạnh của K4 trong mô ngưỡng cắt cho protein K4 dương tính là 5%, kết NMMBT, mô ung thư rất ít biểu hiện K4 (trung vị 0%, quả tỉ lệ K4 dương tính trong UTNMM là 31,5% khoảng tứ vị 0-5). Có đến 99,2% UTNMM giảm biểu (40/127 ca)3. Nghiên cứu của chúng tôi cũng tìm hiện K4 dưới 70% (độ 2 và độ 3), trong đó 93,1% thấy kết quả tương tự, chỉ có 34,6% UTNMM biểu biểu hiện K4 thấp dưới 30% (độ 3), thậm chí mất hiện K4 dương tính trên 5%. Tỉ lệ K4 âm tính (dưới hoàn toàn K4 (52,3%). Tỉ lệ này tương đương tỉ lệ 5%) cao như 68,5% (Enokida và c.s.)3 hay 65,4% 100% của Ohkura và c.s. (2005)7, Schaaij-Visser và (nghiên cứu này) phản ánh tình trạng mất protein K4 c.s. (2009)10, Sakamoto và c.s. (2011)8, Fuzele và làm cho tế bào không thể biệt hóa trưởng thành bình c.s. (2013)4. Trong mô ung thư, hầu hết các tế bào thường. Sự rối loạn biệt hóa tế bào làm thay đổi hình ung thư âm tính K4 mặc dù đôi khi có vài ổ ung thư dạng và chức năng của tế bào là đặc trưng của tế với các tế bào biểu hiện K4 phân tán. Chỉ có một bào ác tính. trường hợp bảo tồn K4 được 90% (độ 1) là carcinôm tế bào gai grad 1. Nhờ có khả năng bảo tồn được Tính chính xác tỉ lệ K4 dương tính phức tạp và K4, các tế bào ung thư biệt hóa cao về hình dạng và mất thời gian cho nên để thuận tiện thực hành, chức năng tạo cầu sừng, dẫn đến kiểu hình độ ác Takashima và c.s. (2012) đề nghị thang đánh giá tính thấp (grad 1). bán định lượng K4 với ba mức độ 1, 2, 3 dựa trên tỉ lệ % tế bào dương tính K4, các tác giả kết luận độ 3 Mặt khác, kết quả nghiên cứu này còn cho thấy gợi ý tổn thương tân sinh trong biểu mô nguy cơ xét nghiệm hóa mô miễn dịch keratin 4 là phương cao, độ 1 gợi ý tổn thương nguy cơ thấp2. Áp dụng pháp chẩn đoán khách quan và hữu ích đối với chẩn thang bán định lượng K4 này, với độ dao động trong đoán mô bệnh học để nhận diện NMMBT ở rìa diện một mức độ K4 khoảng 30%, nghiên cứu của chúng cắt, xác định giá rìa diện cắt an toàn, phẫu thuật ung tôi tìm thấy sự khác biệt rõ rệt biểu hiện K4 giữa thư đủ rộng. Biểu hiện K4 ở rìa diện cắt dưới 70% là TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 135
  6. GIẢI PHẪU BỆNH chỉ điểm sự bất thường, rối loạn biệt hóa của tế bào 2. Depondt J, Shabana AH, Sawaf H, Gehanno P, cho dù về hình thái tế bào biểu mô vẫn bình thường. Forest N (1999), “Cytokeratin alterations as Nghiên cứu của Schaaij-Visser và c.s. (2009) cung diagnostic and prognostic markers of oral and cấp bằng chứng biểu hiện K4 thấp ở rìa diện cắt liên pharyngeal carcinomas: a prospective study”, quan với tái phát tại chỗ của UTNMM10. Như vậy, Eur J Oral Sci, 107, pp.442-454. đánh giá biểu hiện K4 ở rìa diện cắt có thể cung cấp 3. Enokida T, Fujii S, Takahashi M, Higuchi thêm thông tin để tiên lượng tái phát, định hướng xử Y, Nomura S, Wakasugi T, et al. (2017), “Gene trí tiếp theo và theo dõi tái khám. expression profiling to predict recurrence of Ngoài giá trị chẩn đoán, giá trị tiên lượng tái advanced squamous cell carcinoma of the phát nêu trên, xét nghiệm hóa mô miễn dịch keratin tongue: discovery and external validation”, 4 trong UTNMM còn được tiếp tục bổ sung giá trị Oncotarget, 8(37), pp.61786-61799. tiên lượng sống còn qua nghiên cứu gần đây. 4. Fulzele A, Malgundkar SA, Govekar RB, Patil A, Enokida và c.s. (2017) tìm thấy biểu hiện K4 liên Kane SV, Chaturvedi P, et al. (2013), “Proteomic quan với tiên lượng sống còn không tái phát và với profile of keratins in cancer of the gingivo buccal tiên lượng sống còn không bệnh ung thư (p < 0,05): complex: consolidating insights for clinical biểu hiện K4 cao dự đoán tiên lượng sống còn thuận applications”, J Proteomics, 91, pp.242-258. lợi cho bệnh nhân3. Một số nghiên cứu báo cáo độ ác tính mô học tăng tỉ lệ nghịch với tỉ lệ K4 dương 5. Karantza V (2011), “Keratins in health and tính1. Trong nghiên cứu này, mặc dù tỉ lệ K4 dương cancer: more than mere epithelial cell markers”, tính giảm dần từ nhóm có độ ác tính thấp nhất grad Oncogene, 30, pp.127-138. 1 (7,1%), tiếp theo là grad 2 (5,9%) đến thấp nhất 6. Moll R, Divo M, Langbein L (2008), “The human trong nhóm grad 3 (4,5%) nhưng sự khác biệt này keratins: biology and pathology”, Histochem Cell không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Mặt khác, tình Biol, 129, pp.705-733. trạng biểu hiện K4 trong UTNMM không khác biệt rõ giữa các độ tuổi, giữa nam và nữ, thói quen nguy 7. Ohkura S, Kondoh N, Hada A, Arai M, Yamazaki cơ, vị trí bướu, tình trạng di căn hạch, giai đoạn ung Y, et al. (2005), “Differential expression of the thư (p > 0,05). Điều này cho thấy tính nhất quán về keratin-4, -13, -14, -17 and transglutaminase 3 tình trạng mất biểu hiện K4 trong UTNMM, gợi ý K4 genes during the development of oral squamous có thể là một dấu ấn sinh học chẩn đoán UTNMM có cell carcinoma from leukoplakia”, Oral Oncol, 41, tính độc lập cao-bất kể tuổi, giới, thói quen nguy cơ, pp.607-613. vị trí, giai đoạn lâm sàng cũng như độ ác tính mô học của ung thư. Kết quả này cũng gợi ý bất thường 8. Sakamoto K, Aragaki T, Morita K, Kawachi H, K4 xảy ra sớm trong quá trình sinh ung thư, và khi Kayamori K, et al. (2011), “Down-regulation of đã thành ung thư thì K4 không bị ảnh hưởng bởi các keratin 4 and keratin 13 expression in oral yếu tố như tình trạng di căn hạch, giai đoạn ung thư. squamous cell carcinoma and epithelial Sự hằng định này của K4 có thể là một yếu tố thuận dysplasia: a clue for histopathogenesis”, lợi để nhận diện ung thư cho dù tình huống nào. Histopathology, 58, pp.531-542. KẾT LUẬN 9. Schaaij-Visser TB, Bremmer JF, Braakhuis BJ., Heck AJ, Slijper M, et al. (2010), “Evaluation of Nghiên cứu tìm thấy biểu hiện keratin 4 trong cornulin, keratin 4, keratin 13 expression and ung thư niêm mạc miệng giảm nhiều so với trong grade of dysplasia for predicting malignant niêm mạc miệng bình thường. Nhuộm hóa mô miễn progression of oral leukoplakia”, Oral Oncol, 46, dịch keratin 4 có thể giúp phân biệt mô niêm mạc pp.123-127. miệng lành-ác về mặt sinh học một cách khách quan và rõ ràng, nhận diện niêm mạc miệng bình thường 10. Schaaij-Visser TB, Graveland AP, Gauci S, để xác định rìa diện cắt an toàn. Tuy nhiên, cần Braakhuis BJ, Buijze M, et al. (2009), nhiều nghiên cứu với qui mô lớn hơn, theo dõi sau “Differential proteomics identifies protein điều trị nhằm xác định và ứng dụng các giá trị chẩn biomarkers that predict local relapse of head and đoán và tiên lượng của keratin 4 trên thực tế lâm neck squamous cell carcinomas”, Clin Cancer sàng. Res, 15, pp.7666-7675. TÀI LIỆU THAM KHẢO 11. Scully C, Bagan J (2009), “Oral squamous cell carcinoma overview”, Oral Oncol, 45, pp.301– 1. Bloor BK, Seddon SV, Morgan PR (2001), “Gene 308. expression of differentiation-specific keratins in oral epithelial dysplasia and squamous cell 12. Takashima M, Kawachi H, Yamaguchi A, carcinoma”, Oral Oncol, 37, pp.251-261. Nakajima Y, Kitagaki K, et al. (2012), “Reduced 136 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
  7. GIẢI PHẪU BỆNH expression of cytokeratin 4 and 13 is a valuable larynx”, European Archives of Oto-Rhino- marker for histologic grading of esophageal Laryngology, 254, pp.376-383. squamous intraepithelial neoplasia”, J Med Dent 14. Warnakulasuriya S (2009), “Global epidemiology Sci, 59, pp.17-28. of oral and oropharyngeal cancer”, Oral Oncol, 13. Van der Velden LA, Schaafsma HE, Manni JJ, 45, pp.309-316. Ruiter DJ, Ramaekers FCS, Kuijpers W (1997), “Cytokeratin and vimentin expression in normal epithelium and squamous cell carcinomas of the TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 137
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2