intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÌNH ĐỊNH - Huyền thoại Ghềnh Ráng - Xuân Mai

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

63
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Huyền thoại Ghềnh Ráng - Xuân Mai Ở vùng phía Nam biển Quy Nhơn có một bãi biển thơ mộng, sơn thuỷ hữu tình, bà con ở đây thường gọi là bãi tắm Hoàng Hậu. Không như nhiều bãi biển khác chỉ có cát vàng mịn màng trải dài vô tận, bãi biển ở đây, trên lớp cát lại là hàng ngàn tảng đá to bằng thân người, có tảng hình tròn, nhiều tảng hình bầu dục, nhẵn, màu trắng hoặc xám có vân trứng cút nằm san sát bên nhau, tạo nên một vẻ đẹp kỳ diệu. Vùng biển này...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÌNH ĐỊNH - Huyền thoại Ghềnh Ráng - Xuân Mai

  1. Huyền thoại Ghềnh Ráng - Xuân Mai Ở vùng phía Nam biển Quy Nhơn có một bãi biển thơ mộng, sơn thuỷ hữu tình, bà con ở đây thường gọi là bãi tắm Hoàng Hậu. Không như nhiều bãi biển khác chỉ có cát vàng mịn màng trải dài vô tận, bãi biển ở đây, trên lớp cát lại là hàng ngàn tảng đá to bằng thân người, có tảng hình tròn, nhiều tảng hình bầu dục, nhẵn, màu trắng hoặc xám có vân trứng cút nằm san sát bên nhau, tạo nên một vẻ đẹp kỳ diệu. Vùng biển này trở thành một kỳ quan được du khách khắp nơi say mê chiêm ngưỡng. Nhưng có lẽ chưa ai biết được nơi đây còn có điều kỳ diệu hơn ẩn trong đó là một mối tình tuyệt vời nhưng cũng là bài ca ly biệt đầy khổ đau của một người thiếu nữ đã nhỏ máu tim mình làm đẹp cho đời… Chuyện kể rằng, đã lâu lắm rồi, thuở ấy, nơi này có một dòng sông nhỏ, nước sông bình lặng trong vắt chảy giữa đôi bờ cây cỏ tươi xanh. Ở làng kia có một đôi trai tài gái sắc yêu nhau tha thiết. Vì những quy định khắc nghiệt của dòng tộc nên họ chẳng được cùng nhau sánh duyên. Nhưng tình yêu đã giúp họ vượt qua mọi trở lực ngang trái. Cô gái dịu hiền, thông minh, xinh đẹp đã từ bỏ cuộc sống nhung lụa giàu sang cùng chàng trai mồ côi tuấn tú trốn đến dòng sông hẻo lánh này, cùng sinh sống nên vợ nên chồng. Họ sống yên ấm bên nhau dưới mái nhà lợp bằng lá dừa. Chàng trai ngày ngày đánh bắt tôm cá trên dòng sông, cô gái đảm đang chuyên cần việc ruộng vườn, đồng áng. Một lần chàng trai đánh được một con cá to kỳ lạ. Họ mừng vui vì sẽ được có đủ thức ăn khô dành cho mùa mưa bão. Khi mổ cá ra, họ còn vui sướng hơn vì đã nhặt được trong bụng cá một viên hồng ngọc sáng long lanh. Được viên hồng ngọc quý, chàng trai lặng lẽ tự mài chuốc thành một chiếc nhẫn xinh đẹp, trên mặt nhẫn có khắc hình đôi trái tim nhỏ, đỏ rực như một dòng máu đang chảy dạt dào .
  2. Một đêm trung thu, trăng thanh gió mát, họ cùng nhau dạo chơi bên dòng sông. Trên bãi cát giữa trời đất bao la họ nằm bên nhau, vui đùa, tỉ tê trò chuyện. Chàng trai lấy chiếc nhẫn quý, âu yếm trao vào tay người yêu và nói những lời có cánh: - Ta trao cho em chiếc nhẫn này để em giữ làm tin. Đây là tấm lòng của ta, công lao của ta, là tình yêu, là trái tim ta luôn ở bên em. Khi em thức nó sẽ thức cùng em. Khi em ngủ nó cũng ngủ bên em. Như ta mãi mãi bên nàng… Cô gái lặng đi vì xúc động. Rồi họ ôm nhau. Hôn êm đềm, tha thiết. Bầu trời bát ngát, ánh trăng ngời ngời, dòng sông hiền hoà lấp lánh, bãi cát mênh mông, huyền ảo đã chứng giám cho mối tình nồng thắm của họ. Khi yêu, ai lại không nghĩ đến hạnh phúc trọn đời và không gì có thể làm nhạt phai… Một buổi sáng tinh mơ, sau cơn mưa, bình minh ló dạng. Phương đông mặt trời từ từ nhô lên đỏ thắm như một viên hồng ngọc khổng lồ, một chiếc cầu vồng rực rỡ vắt ngang bầu trời, hào quang tỏa muôn hồng nghìn tía. Trước vẻ kỳ vĩ của tự nhiên, mọi người đều bàng hoàng. Chàng trai ngắm chiếc cầu vồng với niềm say mê chan chứa. Một ước muốn kỳ lạ bỗng bừng dậy nôn nao trong lòng chàng khiến chàng đứng ngồi chẳng yên. Sự khao khát về một nơi sung sướng giàu sang kéo chàng đi dần vào cõi mộng mơ. Những ngày sau chàng đi đánh cá sớm hơn và về nhà cũng muộn hơn như để được tự do tìm đến với vẻ đẹp cuốn hút của chiếc cầu vồng. Cô gái đã có lúc khóc thầm khi cảm nhận vẻ đột nhiên xa lạ lạnh lùng của người yêu. Những lời dịu ngọt đã bay khỏi môi chàng tự lúc nào. Một hôm chàng nói với nàng: - Sống như thế này khổ quá. Tôi phải đi tìm cho chúng ta một cuộc sống sung sướng hơn. Nơi có chiếc cầu vồng hào quang kỳ lạ đó sẽ có chỗ cho ngôi nhà rực rỡ của chúng ta. - Chàng ơi - nàng tha thiết van nài - Chàng đừng đi đâu xa nữa. Cuộc sống của chúng ta thế này là hạnh phúc lắm rồi. Em nào dám mơ ước gì hơn.
  3. Chàng đi sẽ gặp biết bao gian truân và… cám dỗ, liệu chàng có về cùng em… - Nàng đừng cản bước ta - Chàng nói dứt khoát và thâm tâm lại nghĩ đến nơi có chiếc cầu vồng rực rỡ. Ôi, chiếc cầu vồng ảo vọng của chí tang bồng đã kéo chàng trai vượt khỏi vòng tay yêu thương của người con gái dịu hiền. Sự cám dỗ như phép phù thủy nào đã làm ngu muội trí nhớ, khiến chàng trai đánh mất lời nguyện ước. Chàng đã ra đi không hẹn ngày trở lại và chàng đã không bao giờ còn về được với kho báu vô giá - niềm hạnh phúc của đôi lứa đã kiếm tìm. Ngày qua tháng lại, tin nhạn biệt tăm. Khổ đau thương nhớ đã làm tần phai nhan sắc người con gái. Giọt máu của chàng trong nàng ngày mỗi lớn lên, quẫy đạp nhắc nhở sự hiện diện của mối tình nồng thắm, khiến nàng thêm xót xa đau đớn. Nàng thẫn thờ lang thang tìm kiếm chàng dọc theo dòng sông. Nàng khóc than về nỗi bất hạnh của mình. Những dòng nước mắt mặn chát, nóng hổi của nàng tuôn xuống như mưa làm cho nước sông dâng tràn thành một vùng nước mặn mênh mông không bờ không bến. Những giọt nước mắt nhớ thương biến thành những con sóng dào dạt ngày đêm. Chúng từ bờ cát bơi ra mãi xa khơi kiếm tìm rồi lại trở về, thất vọng chìm sâu vào cồn cát cứ dâng đầy . Nước mắt của người con gái đã cạn khô. Nàng như người vô thức. Một lần dao thái rau đã cứa vào ngón tay đeo nhẫn của nàng. Qua dòng máu chảy ròng ròng, nàng bỗng nghe từ đâu đó có tiếng người yêu kêu khóc thảm thiết. Nàng thảng thốt bật dậy chạy đi khắp nơi tìm kiếm. Nàng đi đến đâu máu nhỏ đến đấy. Mỗi giọt máu rơi xuống cát liền đông cứng lại thành một hạt cát đỏ tươi. Phút chốc bãi cát trắng biến thành một vùng cát đỏ. Khi trái tim của cô gái nhỏ giọt máu cuối cùng thì nàng cũng đã ngã gục xuống và thân thể liền tan hòa vào vùng cát đỏ. Những hạt cát đỏ ấy tự nhiên to lên như hòn sỏi rồi lớn dần thành từng tảng đá đỏ như những giọt máu khổng lồ. Khi gặp ánh mặt trời cả bãi đá bừng lên một nguồn ánh sáng hoàng
  4. hôn lộng lẫy mà mấy thiên niên kỷ qua chưa tùng có. Chính vì vậy mà cái tên Ghềnh Ráng trời cho trở thành cái địa danh cho người trước truyền lại cho người sau làm cánh cửa huyền bí cho một chuyện tình có một không hai trên thế gian này. Biết bao mùa xuân đi qua, những nụ hoa mai nở vàng rồi rơi rụng vào đất đai như bao kỷ niệm xoá nhòa theo thời gian. Vùng nước mặn bao la ở đây đã được gọi là biển cả. Muôn đợt sóng biển cuồn cuộn nỗi nhớ thương ngày đêm khôn nguôi dào dạt phủ tràn lên vùng đá đỏ, mài mòn những khía cạnh sần sùi của đá. Những giọt nước biển mặn mòi mang sắc đá đỏ khi cuốn ra khơi xa như kiếm tìm, nhưng rồi ngưng lại, kết tụ như rừng cây không lá không hoa, song vẫn không phai nhạt màu sắt son và đã chìm sâu vào lòng biển nơi nó phiêu dạt, mà người đời sau trìu mến gọi là san hô. Qua nhiều thế kỷ, màu đỏ của đá bị sóng biển cuốn hết chỉ còn lại sắc trắng và xám. Nhưng những tảng đá ấy vẫn giữ nguyên hình dạng ban đầu của giọt máu, có tảng hình tròn, có tảng hình bầu dục, hình trái tim. Chúng giống như những quả trứng khổng lồ nằm xếp lên nhau nên người ta gọi là bãi Trứng. Mãi về sau, có một vị hoàng đế trẻ trong một lần du ngoạn đã đến vùng này, tâm hồn lưu luyến trước cảnh trời biển mênh mông thẳm xanh vời vợi. Khi bình minh lên mặt trời toả rạng, nhìn thế núi trông xa như một toà lâu đài cổ kính uy nghi, xung quanh cây cối xanh tươi như một vườn ngự uyển lộng lẫy kín đáo. Vì vậy nhà vua đã chọn nơi đây làm bãi tắm cho người vợ yêu quý của mình. Từ dạo ấy, bãi Trứng còn có thêm tên là bãi tắm Hoàng Hậu. Và ngày nay biết bao lứa đôi là “Hoàng đế, Hoàng hậu” đã đến đây ngoạn cảnh, tắm biển và còn đắm mình trong chuyện tình xa xưa mà lắm bạn chưa hay biết bởi còn vô tình…
  5. Lịch sử chợ Qui Nhơn - Cao Năm Theo Lịch sử Thành phố Quy Nhơn (UBND TP Quy Nhơn xuất bản, 1998), từ giữa thế kỷ XVIII nền kinh tế hàng hóa nước ta đã hình thành, việc giao lưu buôn bán với nước ngoài đã phát triển. Cùng với các đô thị khác như Thăng Long (Kinh Kỳ), Phố Hiến (Hải Dương), Thanh Hà (Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định, thời bấy giờ Quy Nhơn đã trở nên phồn thịnh, mang dáng dấp một đô thị tiền tư bản. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa và quá trình đô thị hóa diễn ra đồng thời với quá trình hệ thống chợ ở Quy Nhơn. Trong những năm đầu triều Nguyễn, làng Chánh Thành (bao gồm phường Hải Cảng, Trần Phú và một phần phường Trần Hưng Đạo và phường Lê Lợi ngày nay) có chợ Tấn, còn gọi là chợ Giã và chợ Thị Nại, còn gọi là chợ Chánh Thành, là những trung tâm mua bán sầm uất vào bậc nhất của cảng Thị Nại với các sản phẩm như gạo, củi, vôi, ngư lưới cụ… Làng Cẩm Thượng (nay là địa phận phường Lê Hồng Phong, một phần của các phường Lê Lợi và Trần Hưng Đạo) có chợ Ma (trước hội quán Phúc Kiến, đường Bạch Đằng ngày nay) trên bến dưới thuyền buôn bán tấp nập. Ngoài ra, còn có các chợ nhỏ như chợ Cây Me, chợ Đèn Đỏ (khu nhà ga ngày nay), chợ Tháp Đôi… Chợ Quy Nhơn ngày nay chính là chợ Thị Nại xưa kia. Năm 1882, thực dân Pháp đổi tên Cảng Thị Nại thành Cảng Quy Nhơn; do đó chợ Thị Nại (chợ Chánh Thành) cũng được đổi tên thành chợ Quy Nhơn. Theo Chợ Quy Nhơn, lịch sử và truyền thống (Ban Quản lý chợ Quy Nhơn xuất bản, 1998) thì chợ Quy Nhơn xưa kia nằm trên khu đất chợ lớn Quy Nhơn ngày nay. Mặt chợ giáp đường Tăng Bạt Hổ (xưa là đường Oden d’All nối dài). Phía tây giáp hông nhà đèn, đường Phan Bội Châu (xưa là đường Jules Ferry). Chợ được xây cất theo hình chữ U, có 4 dãy nhà ngói, cột gỗ. Sát khu đất nhà đèn có xây một nhà kho dài để chứa hàng hóa của những người buôn bán tại chợ gởi lại ban đêm. Cạnh kho hàng này là quầy
  6. bán hàng thịt ở giữa là gian hàng bán bách hóa công nghệ… Cạnh đấy là hàng rau xanh cao cấp. Gian bên phải (đoạn đường Tăng Bạt Hổ giáp đường 31 tháng 3) là hàng cá được bố trí theo 2 dãy. Tại chợ còn có một khoảng đất trống (phía đường Phan Bội Châu ngày nay) là khu chợ trời dành cho bà con nông dân đem nông sản đến bán. Ngoài dãy nhà hình chữ U, các khu còn lại đều xây tạm bợ, điều kiện vệ sinh kém nên đã gây không ít khó khăn cho những người mua bán, nhất là trong những ngày mưa gió. Tháng 10-1932 (tháng 9 Nhâm Thân), Quy Nhơn trải qua một cơn bão rất lớn, chợ Quy Nhơn bị sụp đổ, nhiều người buôn bán bị thương nặng. Chợ được dời đến nhóm họp tại khu đất Porchier bỏ trống nằm gần đường Trần Hưng Đạo ngày nay. Năm 1934 chợ Quy Nhơn được xây dựng lại và được khánh thành vào đầu năm 1936. Chợ mới được xây trên nền đất cũ, cũng hình chữ U, nhưng không có kho chứa hàng như cũ. Chợ kiên cố, cao ráo, sạch sẽ. Giữa sân chợ có xây bể nước to, đủ sức cho những người buôn bán làm vệ sinh sạch sẽ suốt ngày. Phía đường 31 tháng 3 ngày nay có xây một nhà vệ sinh 3 gian. Chợ lúc này do một số người Ấn Độ đấu thầu thu thuế sắp xếp chợ, sau đó cho một số người Việt thầu lại. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, năm 1946-1947, nhân dân Quy Nhơn thực hiện tản cư triệt để, “tiêu thổ kháng chiến”, “vườn không nhà trống”. Chợ Quy Nhơn bị phá hủy hoàn toàn. Chính quyền cho di dời chợ đến nhóm họp tạm trên một khu đất có nhiều cây cối ở sân trường Quốc Học (nay là khu đất thuộc trường THCS Lê Hồng Phong). Chợ được xây bằng tranh, tre, nứa, lá. Những năm 1953-1954, do địch hai lần càn quét, tái lấn chiếm Quy Nhơn nên hoạt động của chợ gần như bị đình trệ. Sau Hiệp định Geneve 1954, chính quyền Sài gòn cho xây dựng lại chợ trên nền chợ cũ, bằng tranh, tre, nứa, lá. Phương thức xây dựng chợ mới là cho tư nhân, ông Trần Khoa, quê ở Đà Nẵng vào Quy Nhơn làm ăn, sinh sống đã lâu đời, đấu thầu, bỏ vốn đầu tư xây dựng và thu lệ phí chỗ ngồi tại
  7. chợ. Mãi đến năm 1969, chính quyền tỉnh Bình Định mới đầu tư xây dựng chợ mới kiên cố, đồ sộ. Đầu năm 1974, chợ Quy Nhơn bị hỏa hoạn thiêu cháy rụi, chính quyền cho xây chợ tạm trên nền chợ cũ. Chợ này tồn tại cho đến 1975. Những ngày đầu sau 30-04-1975, nhân dân vẫn tiếp tục mua bán tại tạm. Tháng 1-1983, UBND TP Quy Nhơn – có sự đóng góp của tiểu thương, đã khởi công xây dựng dãy chợ 2 tầng phía đường 31-3. Đến tháng 9-1985, UBND tỉnh đã đầu tư xây dựng khu chợ 3 tầng như hiện nay. Chợ mới được xây dựng trên nền chợ cũ, diện tích xây dựng là 9.121 m2, diện tích kinh doanh 9.206 m2, được khánh thành và đưa vào sử dụng vào ngày 03-02-1986. Chợ Quy Nhơn từ thuở còn là chợ Thị Nại, chợ Chánh Thành cho đến khi đổi thành chợ Quy Nhơn (1882) và đến khi thành khu chợ cao tầng khang trang như ngày nay, qua các thời kỳ lịch sử, các bước thăng trầm luôn luôn là trung tâm buôn bán lớn nhất của tỉnh Bình Định và các tỉnh lân cận.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2