intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bình luận án lệ số 21/2018/AL

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

51
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này tập trung vào việc phân tích và đánh giá Án lệ số 21 để thấy rõ cách giải quyết thuyết phục về các tình huống pháp lý trong vụ án, từ đó rút ra các vấn đề mà án lệ xác định nhằm làm cơ sở giải quyết cho các vụ án sau này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bình luận án lệ số 21/2018/AL

  1. BÌNH LUẬN ÁN LỆ SỐ 21/2018/AL Nguyễn Thị Lâm Vy602 Tóm tắt Mặc dù hợp đồng là căn cứ quan trọng bậc nhất để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, tuy nhiên trên thực tế số hợp đồng quy định rõ ràng về điều kiện chấm dứt và các nghĩa vụ phát sinh lại không nhiều. Các quy định pháp luật cũng chưa đưa ra phương hướng giải quyết đối với các vấn đề phát sinh trong tranh chấp do đơn phương chấm dứt hợp đồng trong thời gian không hợp lý - đây chính là lỗ hổng pháp luật cần được khắc phục. Việc Án lệ số 21 được công nhận, thông qua đã giúp hướng dẫn giải quyết các tranh chấp có tình huống pháp lý tương tự, đồng thời cũng là “lá chắn” vá lỗ hổng pháp luật nói trên. Bài viết này tập trung vào việc phân tích và đánh giá Án lệ số 21 để thấy rõ cách giải quyết thuyết phục về các tình huống pháp lý trong vụ án, từ đó rút ra các vấn đề mà án lệ xác định nhằm làm cơ sở giải quyết cho các vụ án sau này. Từ khóa: Án lệ số 21, vụ án tranh chấp hợp đồng, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, bồi thường thiệt hại. Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 08/2016/KDTM-GĐT ngày 20/5/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án kinh doanh, thương mại “Tranh chấp hợp đồng cho thuê tài sản” tại tỉnh Quảng Ninh giữa nguyên đơn là Công ty trách nhiệm hữu hạn D với bị đơn là Công ty cổ phần C. Khái quát nội dung án lệ: - Tình huống án lệ: Hợp đồng cho thuê tài sản có thời hạn, không có thỏa thuận về điều kiện chấm dứt hợp đồng. Bên thuê chấm dứt hợp đồng trước thời hạn nhưng không được bên cho thuê đồng ý. Thời gian từ khi bên thuê có văn bản thông báo đến khi chấm dứt hợp đồng quá ngắn dẫn đến bên cho thuê không thể có hợp đồng khác thay thế ngay trong thời gian còn lại của hợp đồng thuê. Bên cho thuê yêu cầu bên thuê phải thanh toán tiền thuê tài sản trong thời gian còn lại của hợp đồng. - Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, phải xác định bên thuê có lỗi và phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại gây ra cho bên cho thuê. Thiệt hại thực tế cần xem xét là khoản tiền cho thuê phương tiện trong thời gian còn lại của hợp đồng. Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ: 602 Sinh viên khoa Luật Kinh tế (K20502T), Trường Đại học Kinh tế - Luật, 0388882549, vyntl20502c@st.uel.edu.vn 359
  2. Điều 426 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 428 Bộ luật Dân sự năm 2015); Các điều 269, 302, 303 Luật Thương mại năm 2005. Tóm tắt nội dung vụ án: Vụ án được phát triển thành án lệ 21/2018/AL là tranh chấp thương mại giữa công ty TNHH D (Sau đây sẽ được viết là “Công ty D”) với công ty Cổ phần C (Sau đây sẽ được viết là “Công ty C”). Công ty D ký hợp đồng kinh tế số 1141/HĐ-CNQN về việc công ty D cho công ty C thuê hai đầu máy lai dắt tàu thủy ra cảng vào ngày 10/4/2006. Chi phí toàn bộ nhiên liệu do công ty C trả cho công ty D, công ty D có trách nhiệm bố trí nhân lực, chức danh trên phương tiện và chi trả toàn bộ tiền lương cho công nhân trên phương tiện, tất cả đều được hai bên thỏa thuận. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký đến hết ngày 31/12/2006. Ngày 17/8/2006, công ty cổ phần C đưa ra công văn đề nghị công ty D chấm dứt và thanh lý hợp đồng trước thời hạn (thời hạn kết thúc hợp đồng theo thỏa thuận trước đó là 31/12/2006) từ ngày 20/8/2006 - tức là 3 ngày kể từ ngày thông báo. Ngay sau đó, ngày 18/8/2006, công ty D trả lời công ty C bằng công văn với nội dung đề nghị công ty C thanh toán số tiền thuê quý II và thanh quyết toán tiền thuê cho thời gian còn lại của hợp đồng (từ ngày 01/8/2006 đến ngày 31/12/2006) kể cả khi công ty cổ phần C không còn nhu cầu thuê. Sau nhiều lần thương lượng, cả hai bên không đạt được thỏa thuận chung khi công ty D yêu cầu thanh toán tiền thuê từ ngày 01/8/2021 tương ứng 403.000.000 đồng nhưng công ty C không đồng ý và chỉ chấp nhận hỗ trợ 50% tổng số kê khai nếu đúng và phù hợp. Lý do công ty C đưa ra là việc đề nghị chấm dứt hợp đồng đã được thông báo bằng công văn. Không đồng tình, công ty D khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc công ty C phải thanh toán cho công ty D 403.000.000 đồng và tiền lãi chậm (tại phiên sơ thẩm đã rút lại). Tại Bản án sơ thẩm số 01/2012/KDTM-ST ngày 18-01-2012, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh quyết định không chấp nhận yêu cầu của công ty D đối với công ty C. Ngày 10/02/2012, công ty D làm đơn kháng cáo bản án sơ thẩm (dấu bưu điện nơi gửi là 25/02/2012) nhưng sau đó đã bị Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội ra quyết định không chấp nhận kháng cáo, với lý do là kháng cáo quá thời hạn quy định tại Điều 245 Bộ luật Tố tụng dân sự (quá 15 ngày). Công ty D tiếp tục làm đơn đề nghị xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm đối với quyết định phúc thẩm. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau đó quyết định xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm theo hướng hủy Quyết định không chấp nhận kháng cáo của Tòa Phúc thẩm và bán án sơ thẩm. BÌNH LUẬN 1. Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ 1.1. Bộ luật Dân sự năm 2005 “Điều 426. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự 1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. 360
  3. 2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. 3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán. 4. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt 603 hại.” 1.2. Luật Thương mại năm 2005 “Điều 269. Cho thuê hàng hoá Cho thuê hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó một bên chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hoá (gọi là bên cho thuê) cho bên khác (gọi là bên thuê) trong một thời hạn nhất định để nhận tiền cho thuê.” “Điều 302. Bồi thường thiệt hại 1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. 2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.” “Điều 303. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây: 1. Có hành vi vi phạm hợp đồng; 2. Có thiệt hại thực tế; 3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.” 2. Sự cần thiết phải công bố án lệ Trên thế giới, hợp đồng xuất hiện từ rất lâu, ngay từ khi có sự phân công lao động và xuất hiện hình thức trao đổi hàng hóa. Nhờ hợp đồng mà loài người đã đảm bảo được quan hệ trao đổi, mua bán tài sản. Hợp đồng được coi là một cam kết thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên để làm hoặc không làm việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật. Cùng với thời gian thì pháp luật quy định về hợp đồng ngày càng phát triển một cách tích cực, sự ràng buộc các bên trong hợp đồng ngày càng chặt chẽ và cụ thể hơn.604 Ở Việt Nam, từ xa xưa con người ta đã biết sử dụng hợp đồng làm “lá chắn” bảo đảm căn cứ phát sinh 603 Tương ứng với Điều 426 Bộ luật Dân sự năm 2005; Điều 428 Bộ luật Dân sự năm 2015. 604 ‘Nguồn gốc của Hợp đồng BOT’, Luật UniLaw, (17/10/2018), , truy cập lần cuối ngày 20/11/2021. 361
  4. quyền, nghĩa vụ của các bên. Các Bộ luật Dân sự năm 1995 2005 và 2015 đều khẳng định pháp luật nước nhà công nhận vấn đề này và bảo vệ các bên tham gia giao dịch bằng việc quy định hợp đồng là căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự hàng đầu.605 Trong kinh hoạt động doanh, tương tự như các hợp đồng khác, hợp đồng thương mại mang nội dung kết quả sự thỏa thuận giữa các bên là căn cứ đáng tin cậy nhất để các bên xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên trên thực tế, số hợp đồng quy định rõ ràng về điều kiện chấm dứt và các nghĩa vụ phát sinh lại không nhiều. Pháp luật Việt Nam cũng không quy định cụ thể về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trong thời gian không hợp lý và phương hướng giải quyết - đây chính là lỗ hổng pháp luật cần được khắc phục. Vậy khi cả hợp đồng và pháp luật đều không quy định mà thực tế xảy ra trường hợp này, ta phải căn cứ vào đâu để xử lý? Thời gian hợp lý ở đây được xác định như thế nào, bao lâu là hợp lý? Và nếu có thiệt hại phát sinh, ai sẽ là người chịu trách nhiệm khoản thiệt hại đó, chịu trách nhiệm bao nhiêu và bằng cách nào? Để có cơ sở giải quyết trường hợp này, cần phải xác định thời gian chấm dứt hợp đồng quá ngắn (không hợp lý) có phải là lỗi gây ra thiệt hại cần bồi thường hay không, nếu có thì xác định cơ sở của phần bồi thường thiệt hại. Bởi pháp luật chưa có quy định xử lý loại vụ việc như thế này, để đảm bảo giải quyết tốt các trường hợp có tình huống pháp lý tương tự; và cũng là một biện pháp vá lỗ hổng pháp luật hiệu quả, án lệ số 21 được công nhận, thông qua. Ngày 17/10/2018, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua và được công bố Án lệ số 21/2018/AL về lỗi và thiệt hại trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê tài sản theo Quyết định số 269/QĐ-CA ngày 06 tháng 11 năm 2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Án lệ số 21/2018/AL được phát triển từ Quyết định giám đốc thẩm số 08/2016/KDTM-GĐT ngày 20/5/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án kinh doanh, thương mại “Tranh chấp hợp đồng cho thuê tài sản” tại tỉnh Quảng Ninh giữa nguyên đơn là Công ty trách nhiệm hữu hạn D với bị đơn là Công ty cổ phần C. 3. Bàn luận về nội dung án lệ Để giải quyết tranh chấp trong vụ việc trên, Tòa án phải xác định: Thứ nhất, việc công ty C thông báo chấm dứt hợp đồng trước 3 ngày có hay không khiến công ty C phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với công ty D? Thứ hai, thiệt hại thực tế công ty C gây ra được xác định dựa trên cơ sở nào? Tại Quyết định giám đốc thẩm số 08/2016/KDTM-GĐT ngày 20/5/2016, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sử dụng lập luận rằng thời gian công ty cổ phần C có lỗi do thông báo đến khi chấm dứt hợp đồng là quá ngắn, đã gây thiệt hại cho công ty D do không thể có hợp đồng khác thay thế ngay. Khoản tiền 403.000.000 đồng mà công ty 605 Tương ứng Điều 286 Bộ luật Dân sự năm 1995; Điều 281 Bộ luật dân sự năm 2005 và Điều 275 Bộ luật Dân sự năm 2015. 362
  5. D yêu cầu công ty C thanh toán cũng được Hội đồng đồng ý với lý do đó được xem như khoản thiệt hại thực tế cần được bồi thường. Như vậy Tòa án xác định hành vi thông báo với thời gian 3 ngày trước khi chính thức đơn phương chấm dứt hợp đồng công ty C đầy đủ các yếu tố để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với công ty D. Ba yếu tố được xác định dựa theo điều 303 Luật Thương mại năm 2005 cụ thể như sau: Thứ nhất, có hành vi vi phạm hợp đồng, việc công ty C đưa ra văn bản đề nghị chấm dứt hợp đồng trước thời hạn là hành vi vi phạm hợp đồng. Bởi hợp đồng trước đó của 2 công ty không thỏa thuận về điều kiện chấm dứt hợp đồng mà chỉ quy định về thời gian có hiệu lực của hợp đồng; nên việc công ty C đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn nhưng không được công ty D đồng ý là hành vi vi phạm hợp đồng về mặt thời gian. Đây cũng không thuộc trường hợp ngoại lệ được pháp luật quy định được miễn trách nhiệm với hành vi vi phạm theo Luật thương mại năm 2005 606. Trên cơ sở đó, Tòa án xác định hành vi của công ty C có yếu tố vi phạm hợp đồng để xác định bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên Tòa án lại sử dụng từ lỗi cho phần nhận định, đây là một điểm chưa hợp lý. Luật Thương mại năm 2005 quy định về các yếu tố phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại không bao gồm yếu tố “lỗi”. Tòa án sử dụng thuật ngữ “lỗi” trong quyết định giám đốc thẩm nhưng không giải thích “lỗi” ở đây là gì, pháp luật cũng không quy định “lỗi” nên hiểu như thế nào. Trong trường hợp này, ta nên sử dụng bối cảnh pháp lý để xác định lỗi ở đây là lỗi về mặt hành vi, tức hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trong đó thời gian đưa ra thông báo đến khi chấm dứt hợp đồng là quá ngắn. Điều này dường như trùng lặp về mặt nội dung với yếu tố hành vi vi phạm hợp đồng mà ta đã phân tích. Thực tế, án lệ xuất hiện từ “lỗi” như vậy là do cách sử dụng từ ngữ. Thời điểm phiên tòa cấp sơ thẩm xét xử vụ án là năm 2012, Bộ luật Dân sự năm 2005 đang trong thời gian có hiệu lực với quy định lỗi là một trong những yếu tố để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bộ luật Dân sự hiện hành đã có quy định khác về yếu tố để chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, không còn yếu tố lỗi nữa nên việc án lệ vẫn sử dụng từ lỗi là một điểm còn chưa tốt của bản án. Thứ hai, có thiệt hại thực tế, Tòa án đồng ý với việc xem xét số tiền 403.000.000 đồng là khoản thiệt hại thực tế mà công ty D được bồi thường, đây là nhận định hợp lý. Bởi khi công ty C không thuê nữa, công ty D đáng lẽ ra sẽ nhận được một khoản tiền nhưng lại vì công ty C đột ngột chấm dứt hợp đồng mà không thể nhận khoản tiền đó. Vậy công ty D đã thiệt hại một khoản tiền tương ứng với số tiền cho thuê trong thời gian còn lại của hợp đồng. Việc công ty C đưa ra thông báo chỉ 3 ngày trước khi chấm dứt hợp đồng đã gây ra thiệt hại cho công ty D bằng 2 nguyên do: (1) Vì chấm dứt hợp đồng nên công ty D bị mất khoản tiền đáng lẽ ra được nhận từ công ty C; 606 Điều 294 Luật Thương mại năm 2005 363
  6. (2) Vì thời gian thông báo cho tới khi chính thức chấm dứt hợp đồng quá ngắn, công ty D không thể tìm kiếm một hợp đồng khác thay thế kịp thời, dẫn đến không nhận được một khoản tiền nào. Như vậy khoản tiền tương ứng với giá trị còn lại của hợp đồng chưa được thực hiện có căn cứ thuyết phục để xem xét trở thành khoản bồi thường mà công ty C cần phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh đến từ ngữ mà tòa án đã sử dụng: “xem xét”. Tất cả chỉ mới dừng lại ở mức xem xét, nên ta cần chú ý và có thể linh hoạt để xác định mức giá trị của khoản thiệt hại cần được bồi thường. Ở đây chúng ta có 3 trường hợp cần được xét tới khi xác định khoản thiệt hại. (1) Nếu công ty C có thể giới thiệu hoặc giúp đỡ công ty D để tìm kiếm một chủ thể khác (gọi là chủ thể E) thay thế C thuê 2 đầu máy, vậy thì phần thiệt hại có giá trị tương đương với khoản thuê của E đã không còn, bởi công ty D đã nhận được nhận được khoản tiền đáng lẽ được nhận. Khi đó phần bồi thường của công C sẽ giảm tương ứng với khoản thuê của công ty E. Đây là một tình huống tương đối tốt đẹp và tiết kiệm chi phí, mang lại lợi ích lớn nhất tương ứng với chi phí các bên là thấp nhất. (2) Nếu công ty D chấp nhận chịu một phần thiệt hại, giảm số tiền mà công ty C phải bồi thường. Đây là một tình huống tương đối đơn giản, bởi khi hai bên đã đạt được thỏa thuận chung và thể hiện sự tự nguyện, tự do ý chí thì không có lý do nào để pháp luật hay các chủ thể khác can thiệp giải quyết làm thay đổi sự thỏa thuận đó. (3) Nếu công ty D bởi vì sự thiện chí trung thực của mình, tin tưởng công ty C và tin rằng mình sẽ được nhận được tiền thuê đến hết thời gian có hiệu lực của hợp đồng mà kết giao hợp đồng có đền bù với một chủ thể khác (chủ thể F). Nhưng bởi vì công ty C đơn phương chấm dứt hợp đồng trong đó thời gian từ lúc thông báo đến lúc chấm dứt hợp đồng là quá ngắn đã khiến công ty D ngoài thiệt hại do không nhận được khoản tiền đáng lẽ được nhận mà còn thiệt hại khi phải đền bù cho chủ thể F trong hợp đồng với chủ thể F. Tôi cho rằng ở trường hợp này, giá trị phần thiệt hại thực tế mà công ty C phải bồi thường ngoài giá trị hợp đồng còn lại chưa thực hiện còn phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại mà công ty D phải trả cho chủ thể F. Thứ ba, hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Kết luận mà tòa án đưa ra không giải thích trực tiếp về hành vi của công ty C là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại cho công ty D. Tuy nhiên có thể dễ dàng nhận ra yếu tố này. Một cách rất rõ ràng, việc công ty C đơn phương chấm dứt hợp đồng với thời gian thông báo quá ngắn đã khiến công ty D trực tiếp mất đi khoản tiền đáng lẽ được nhận. Tình tiết thể hiện yếu tố trực tiếp rất rõ ràng và trực quan. Như vậy, các yếu tố để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công ty C đã hội tụ đủ, Tòa án đưa ra nhận định công ty C phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với công ty D là thuyết phục. Hướng giải quyết của Tòa án đối với việc xác định 364
  7. khoản thiệt hại mà công ty C cần bồi thường cho công ty D là hợp lý, phù hợp với tình huống pháp lý đặt ra. Hội đồng Thẩm phán cũng đưa ra ý kiến đối với kết quả xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm như sau: Thứ nhất, Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết tranh chấp theo hướng bác bỏ yêu cầu công ty C trả 403.000.000 đồng vì cho rằng đây đơn thuần là tiền thuê trong thời gian còn lại hợp đồng, không phải thiệt hại thực tế. Nhận định của Tòa án cấp sơ thẩm là chưa hợp lý, bởi như đã chứng minh, các yếu tố để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công ty C đối với công ty D là đã đầy đủ, có căn cứ. Vì vậy việc bác bỏ yêu cầu bồi thường là không phù hợp với quy định của pháp luật và làm mất đi quyền lợi hợp pháp của công ty D. Thứ hai, Tòa án cấp sơ thẩm còn nhận định do Công ty D có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nhưng Công ty D không yêu cầu nên không xem xét yêu cầu của Công ty D là không đúng, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của Công ty D. Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán đối với vấn đề này là hợp lý. Tôi cho rằng việc giải quyết như vậy là phù hợp với các nguyên tắc của pháp luật Việt Nam. Bởi trong trường hợp này công ty D bị thiệt hại, lại còn là bên bị chấm dứt hợp đồng dù không đồng ý nên công ty D là bên yếu thế cần được bảo vệ trong trường hợp này. Vấn đề pháp lý nêu trên trong quyết định giám đốc thẩm đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn để phát triển thành Án lệ số 21/2018/AL. Phần nội dung được lựa chọn trở thành án lệ là: “[1] Ngày 10/4/2006, Công ty D cho Công ty cổ phần C thuê hai đầu máy vỏ thép và lai dắt tàu ra vào tại cảng 10/10 và cảng Khe Dây Quảng Ninh, có hiệu lực từ ngày ký đến ngày 31/12/2006 theo Hợp đồng kinh tế số 1141/HĐ-CNQN. Trong hợp đồng không có thỏa thuận về điều kiện chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, đến ngày 17/8/2006, Công ty cổ phần C có Văn bản số 2349/INDEVCO thông báo chấm dứt hợp đồng từ ngày 20/8/2006 với lý do “không có nhu cầu thuê 2 đầu máy”. Thời gian Công ty cổ phần C ra văn bản thông báo đến khi chấm dứt hợp đồng là quá ngắn, đã gây thiệt hại cho Công ty D do không thể có được hợp đồng khác thay thế ngay. Lỗi thuộc về Công ty cổ phần C nên phải chịu trách nhiệm đối với khoản thiệt hại đã gây ra cho Công ty D. Thiệt hại thực tế cần xem xét là khoản tiền cho thuê phương tiện trong thời gian còn lại của hợp đồng.” Án lệ số 21/2018/AL đã vá lỗ hổng trong pháp luật Việt Nam về hợp đồng cho thuê, cụ thể như sau: Trong trường hợp nội dung hợp đồng không quy định về điều kiện chấm dứt hợp đồng: Thứ nhất, Án lệ khẳng định hành vi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trong đó thời gian từ khi đưa ra thông báo đến lúc chấm dứt hợp đồng không hợp lý (quá ngắn) làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với bên còn lại. Thứ hai, Án lệ xác định thiệt hại thực tế cần xem xét là khoản tiền cho thuê hàng hóa, dịch vụ trong thời gian còn lại của hợp đồng. 4. Tình huống áp dụng được tương tự án lệ 365
  8. Với nội dung đã phân tích, có thể xem xét được áp dụng tương tự Án lệ 21 bao gồm các trường hợp có tình huống pháp lý tương tự với tranh chấp của công ty D và công ty C. Có thể kể đến một số tình huống sau: (1) Hợp đồng cho thuê hàng hóa, dịch vụ khác nhưng đảm bảo tính chất không thể tìm kiếm hợp đồng thay thế mới trong thời gian quá ngắn; (2) Hợp đồng có tính chất đền bù ngang giá như hợp đồng cho vay, đảm bảo tính chất nếu một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng đột ngột sẽ gây thiệt hại cho bên còn lại; (3) Hợp đồng khác không phải hợp đồng thương mại nhưng có nguyên tắc xác định yếu tố phát sinh trách nhiệm bồi thường tương tự hợp đồng thương mại. 5. Đánh giá án lệ Trên cơ sở phân tích trên, cá nhân tôi đồng tình với hướng giải quyết mà Án lệ đưa ra và cho rằng đây là những lập luận thuyết phục, có cơ sở, có giá trị pháp lý cao mà xứng đáng trở thành án lệ. Việc án lệ số 21/2018/AL ra đời đã vá lỗ hổng trong pháp luật hợp đồng Việt Nam một cách có hiệu quả. Giúp hướng dẫn giải quyết những tình huống tương tự sau này một cách hiệu quả, có cơ sở và thống nhất với nhau. Bên cạnh những điểm sáng, Án lệ 21/2018/AL cũng còn một vài khuyết điểm. Ngoài việc sử dụng từ “lỗi” trong bản án không phù hợp với pháp luật hiện hành trong xác định yếu tố phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, án lệ còn chưa giải thích như thế nào là khoảng thời gian hợp lý từ khi thông báo đến lúc chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên tôi cho rằng việc hợp lý hay không mang tính tương đối và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến tính chất pháp lý của tình huống. Vì vậy nên án lệ số 21 tuy chưa thực sự hoàn thiện khi không xác định như thế nào là “hợp lý” nhưng việc dừng lại ở đó là phù hợp và khó có thể đi vào phân tích sâu hơn. Để tránh việc giải thích pháp luật không những không hiệu quả mà còn tạo điểm hạn chế, tôi nghĩ nội dung án lệ như vậy là phù hợp. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản quy phạm pháp luật 1. Bộ luật Dân sự năm 2005 2. Bộ luật Dân sự năm 2015 3. Luật thương mại năm 2005 4. Án lệ số 21/2018/AL Sách và bài viết 1. ‘Bình luận Án lệ số 31/2020/AL’, Nguyễn Sơn & Trần Thị Quang Hồng, Trang tin điện tử về án lệ, , truy cập lần cuối ngày 20/11/2021. 366
  9. 2. ‘Nguồn gốc của Hợp đồng BOT’, Luật UniLaw, (17/10/2018), , truy cập lần cuối ngày 20/11/2021. 3. Giáo trình Luật hợp đồng, Trường đại học Luật Hà Nội, NXB Công an Nhân dân. 367
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2