intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bình luận và cho ví dụ về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong Tư pháp quốc tế

Chia sẻ: Trần Thị Hòa | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

76
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tư pháp quốc tế là hệ thống các quy phạm pháp luật xung đột điều chỉnh quan hệ tài sản và nhân thân trong các lĩnh vực dân sự, tố tụng dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài. Cùng tham khảo tài liệu về "Bình luận và cho ví dụ về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong Tư pháp quốc tế" dưới đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bình luận và cho ví dụ về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong Tư pháp quốc tế

  1. Bình luận và cho ví dụ về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong Tư pháp quốc tế MỤC LỤC 1. Khái niệm chung về tư pháp quốc tế Tư pháp quốc tế là hệ thống các quy phạm pháp luật xung đột điều chỉnh quan hệ tài sản và nhân thân trong các lĩnh vực dân sự, tố tụng dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài. Ngoài ra cũng có thể hiểu tư pháp quốc tế là ngành luật điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, tức là trong quan hệ đó có ít nhất một bên tham gia là cơ quan, cá nhân, tổ chức là người nước ngoài, cá nhân người Việt Nam định cư tại nước ngoài hoặc các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là cá nhân, tổ chức người Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt, quan hệ đó ở nước ngoài hoặc đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài. Như vậy, xét về chủ thể của tư pháp quốc tế là có ít nhất một bên chủ thể tham gia quan hệ là người nước ngoài. Khái niệm người nước ngoài được hiểu theo nghĩa rộng, có 1
  2. thể là cá nhân người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài thậm chí là cả quốc gia nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế. Trong đó, quốc gia là một chủ thể đặc biệt trong tư pháp quốc tế vì nó gắn với quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia, một điểm đáng chú ý trong tư pháp quốc tế. 2. Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia 2.1. Khái niệm về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia Miễn trừ tư pháp của quốc gia được hiểu là quốc gia không bị mang ra xét xử tại tòa án; không bị áp dụng các biện pháp bảo đảm sơ bộ: không bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án; tài sản của quốc gia là bất khả xâm phạm nếu như không có sự đồng ý của quốc gia đó. Nguồn gốc của quyền này nhằm thể hiện nguyên tắc tôn trọng về chủ quyền và bình đẳng giữa các quốc gia. Bởi các quốc gia trên thế giới đều có quyền bình đẳng, do đó không quốc gia nào có quyền xét xử, đưa ra một phán quyết với một quốc gia khác. Tòa án của các quốc gia khi xét xử đều nhân danh quốc gia, vì vậy, nếu không có sự đồng ý của quốc gia thì không một tòa án nước ngoài nào có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ kiện mà quốc gia là bị đơn. Chủ quyền quốc gia và nguyên tắc “bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia”, một nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế hiện đại và cũng chính là cơ sở của quyền miễn trừ của quốc gia trong Tư pháp quốc tế. Tuy nhiên, pháp luật của các nước cũng có những quan điểm khác nhau về mức độ hưởng quyền này của quốc gia. Về cơ bản có hai quan điểm chính về vấn đề này: Quyền miễn trừ tư pháp quốc gia là tuyệt đối, nghĩa là quốc gia phải được hưởng quyền này trong tất cả các lĩnh vực quan hệ dân sự mà quốc gia tham gia và trong bất kỳ trường hợp nào. Những người theo quan điểm này xuất phát từ chủ quyền quốc gia là tuyệt đối và bất khả xâm phạm, bất kỳ chủ thể nào cũng không có quyền vượt lên trên chủ quyền quốc gia. Thậm chí, quyền miễn trừ này còn được mở rộng cho người đứng đầu của quốc gia khi tham gia vào các mối quan hệ với tư cách người đứng đầu quốc gia hay tư cách cá nhân. Quyền miễn trừ tư pháp quốc gia là tương đối (miễn trừ chức năng), do các học giả của các nước theo chế độ chính trị tư bản chủ nghĩa khởi xướng và xây dựng nhằm loại trừ khả năng hưởng quyền miễn trừ của các công ty thuộc sở hữu nhà nước của các nước 2
  3. theo chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa khi tham gia vào các quan hệ kinh tế thương mại quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay trong tư pháp hiện đại, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã từ bỏ quyền miễn trừ tuyệt đối, thay vào đó là chấp nhận nguyên tắc miễn trừ hạn chế (tương đối của quốc gia). Theo đó, quốc gia không được hưởng quyền miễn trừ trong mọi quan hệ tư pháp quốc tế có liên quan mà quốc gia tham gia, trong một số trường hợp cụ thể, quốc gia sẽ không được hưởng quyền miễn trừ, ví dụ như: giao dịch thương mại, hợp đồng lao động với cá nhân, bồi thường thiể hại về người và tài sản,… Cơ sở pháp lý của quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế như: - Công ước về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia của Liên hiệp quốc được thông qua ngày 02/12/2004; - Công ước Brussels về thống nhất các quy định về miễn trừ tàu thuyền nhà nước ngày 10/4/1926; - Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao; - Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự… - Luật về quyền nhà nước dành cho quốc gia nước ngoài của của Hoa Kỳ 1976; - Luật về quyền xét xử dân sự của nước Nhật với người nước ngoài năm 2009; Trong đó, Công ước của Liên hợp quốc về quyền miễn trừ tư pháp và miễn trừ tài sản đối với quốc gia được xem là một trong các cơ sở pháp lý quan trọng, đầy đủ và toàn diện khi nghiên cứu về quyền miễn trừ tư pháp và tài sản của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Theo điểm b, khoản 1 Điều 2 của Công ước này thì “quốc gia” bao gồm các đơn vị cụ thể như sau: - Quốc gia và các cơ quan của chính phủ - Các đơn vị hợp thành một quốc gia liên bang hoặc các đặc khu chính trị của quốc gia để thực hiện chủ quyền của quốc gia. - Các cơ quan của quốc gia hoặc các chủ thể khác có quyền tiến hành hoặc đang tiến hành các hoạt động thực tế để thực hiện chủ quyền của quốc gia. - Các cơ quan đại diện cho quốc gia. 3
  4. Tuy nhiên, quốc gia không mặc nhiên được hưởng quyền miễn trừ tài phán trong mọi trường hợp. Công ước có quy định cụ thể những trường hợp quốc gia không thể viện dẫn quyền miễn trừ, bao gồm những trường hợp như khi quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ, khi tham gia vào các giao dịch thương mại, khi vụ kiện liên quan đến hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại về người và tài sản do hành vi thiếu trách nhiệm của quốc gia, hoặc vụ kiện liên quan đến việc xác định quyền sở hữu, chiếm hữu và sử dụng tài sản, những ngoại lệ liên quan đến việc xác định quyền sở hữu trí tuệ và sở hữu công nghiệp, đến việc tham gia vào một công ty của quốc gia, đến việc sở hữu và vận hành một con tàu của quốc gia hay khi có một thỏa thuận trọng tài loại trừ quyền miễn trừ đó. 2.2. Nội dung của quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia 2.2.1. Quyền miễn trừ xét xử và miễn trừ về tài sản Đây được coi là một trong những nội dung quan trọng của miễn trừ tư pháp của quốc gia. Tại điều 5 của Công ước đã quy định: “Quốc gia được hưởng quyền miễn trừ xét xử đối với hoạt động của quốc gia cũng như tài sản của quốc gia tại tòa án của quốc gia khác”. Tương tự, Điều 6 của Công ước đã khẳng định: Quốc gia cam kết không thực hiện quyền tài phán tại tòa án của quốc gia mình đẻ chống lại một quốc gia khác”. Theo giải thích tại điểm a khoản 1 Điều 2 của Công ước, tòa án được hiểu là bất kỳ một cơ quan nào của nhà nước có chức năng xét xử mà không phụ thuộc vào tên gọi của cơ quan đó. Quyền miễn trừ xét xử của quốc gia luôn đi liền với quyền miễn trừ về tài sản. Theo đó, tài sản của một quốc gia do quốc gia tự định đoạt, không một chủ thể nào được chiếm đoạt hoặc xâm phạm tài sản của quốc gia bằng bất cứ một hình thức nào. Tài sản của quốc gia không thể bị bắt giữ, tịch thu khi không có sự đồng ý của quốc gia. Các quốc gia là thành viên Công ước phải có nghĩa vụ đảm bảo quyền miễn trừ xét xử và quyền miễn trừ tài sản của quốc gia khác. 2.2.2. Quyền miễn trừ về áp dụng các biện pháp đảm bảo sơ bộ cho vụ kiện liên quan đến quốc gia Trong quá trình giải quyết các vụ kiện tụng, tranh chấp tại tòa án, để cho vụ việc được giải quyết nhanh chóng, khách quan, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên đương sự, tòa án thường áp dụng các biện pháp bảo đảm nhất định như kê biên, 4
  5. tịch thu tài sản đang tranh chấp, cấm hoặc buộc đương sự thực hiện một số hành vi nhất định như không được rời khỏi nơi cư trú, không được tiến hành các hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định… Các biện pháp đó được gọi là biện pháp đảm bảo sơ bộ cho vụ kiện. Quyền miễn trừ về áp dụng các biện pháp đảm bảo sơ bộ cho vụ kiện liên quan đến quốc gia được hiểu là các cơ quan tư pháp không được phép áp dụng bất cứ một biện pháp đảm bảo sơ bộ nào cho vụ kiện liên quan đến quốc gia (như bắt giữ, kê biên tài sản của quốc gia). Các cơ quan tư pháp chỉ được áp dụng các biện pháp này nếu được quốc gia đồng ý và cho phép. Điều 18 Công ước của Liên hợp quốc về quyền miễn trừ quốc gia cũng đã quy định rõ: “Không có biện pháp cưỡng chế nào trước khi xét xử được thực hiện như tịch thu, chiếm giữ tài sản trái pháp luật của quốc gia được áp dụng trong một vụ kiện trước một tòa án nước ngoài…” 2.2.3. Quyền miễn trừ về thi hành án Quyền này được hiểu là quốc gia được quyền miễn trừ đối với biện pháp cưỡng chế để thi hành quyết định của tòa án. Đây cũng là một nội dung đã được quy định tại Điều 19 Công ước của Liên hợp quốc về quyền miễn trừ quốc gia: “Không có biện pháp cưỡng chế nào sau khi có phán quyết của tòa án được phép áp dụng đối với quốc gia, như tịch thu, bắt giữ tài sản trái pháp luật của quốc gia…” Mặc dù quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia đều được các quốc gia thừa nhận, tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp đều đặt ra quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia. Xuất phát từ tính chất của các quan hệ dân sự là thỏa thuận và bình đẳng và để tạo điều kiện thúc đẩy giao lưu dân sự quốc tế phát triển, bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới đều quy định một số trường hợp nhất định khi quốc gia tham gia các quan hệ tư pháp quốc tế, quốc gia sẽ không được hưởng quyền miễn trừ tư pháp. Tương tự như vậy, tại Phần III, Công ước của Liên hợp quốc về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia sẽ không thể được viện dẫn. Cụ thể, Điều 10 của Công ước quy định: “Nếu quốc gia tham gia giao dịch thương mại với một cá nhân, pháp nhân nước ngoài theo các nguyên tắc của tư pháp quốc tế, thuộc thẩm quyền của tòa án một quốc gia khác, thì không được viễn dấn quyền miễn trừ đối với các vụ kiện phát sinh từ các giao dịch đó”. 5
  6. Tuy nhiên, Công ước cũng quy định rõ trường hợp này không áp dụng với các giao dịch thương mại đó các bên đã có các thỏa thuận khác. Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 10 của Công ước đã quy định rõ, đối với các doanh nghiệp nhà nước khi mua, sở hữu, hoặc định đoạt tài sản bao gồm cả tài sản mà nhà nước cho phép doanh nghiệp sử dụng và quản lý thì quyền miễn trừ được hưởng từ nhà nước không được áp dụng. Các quy định trên đây của Công ước đã thể hiện một xu hướng phát triển tất yếu của tư pháp quốc tế hiện đại trong giai đoạn hiện nay. 2.2.4. Một số lưu ý về quyền quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong các quan hệ tư pháp quốc tế Thứ nhất, quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia là quyền chứ không phải nghĩa vụ của quốc gia. Chính vì vậy, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể quốc gia có thể từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp của mình để bình đẳng như thể nhân và pháp nhân trong các quan hệ dân sự. Tuy nhiên, do nội dung các quyền miễn trừ tư pháp của các quốc gia là độc lập với nhau, nên quốc gia có quyền từ bỏ một hoặc tất cả quyền miễn từ tư pháp của mình tùy thuộc vào từng mối quan hệ cụ thể. Quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ này nhưng không có nghĩa là đương nhiên từ bỏ quyền trừ khác. Về nguyên tắc, việc từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia (một phần hoặc tất cả) phải được thể hiện rõ ràng, minh bạch. Cụ thể, theo quy định tại Điều 7, Điều 18, Điều 19 Công ước của Liên hợp quốc về quyền miễn trừ quốc gia, quốc gia không thể viện dẫn quyền miễn trừ xét xử, miễn trừ về áp dụng biện pháp cưỡng chế trước hoặc sau khi xét xử, nếu quốc gia đã có sự đồng ý rõ ràng là tham gia vào quá trình xét xử và thể hiện các biện pháp chế tài đó. Sự đồng ý rõ ràng này được thể hiện bằng các cách thức: - Quy định rõ trong điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên. - Thỏa thuận rõ trong hợp đồng bằng văn bản - Tuyên bố trước tòa án hoặc thể hiện rõ bằng văn bản Thứ hai, việc quốc gia được hưởng quyền miễn trừ tư pháp không có nghĩa là không có các biện pháp khác để yêu cầu quốc gia thực hiện các nghĩa vụ/ trách nhiệm của mình đối với các giao dịch nói chung hoặc giao dịch dân sự nói riêng mà quốc gia đã tham gia. Ngoài việc, được giải quyết thông qua con đường ngoại giao, trên thực tế có nhiều biện pháp khác nhau có thể được các chủ thể thực hiện để “gây sức ép” đòi hỏi 6
  7. quốc gia phải thực hiện các nghĩa vụ/ trách nhiệm mà quốc gia đã cam kết. Ví dụ, khi một quốc gia rơi vào khủng hoảng kinh tế, tuyên bố vỡ nợ, để đòi lại khoản đầu tư của mình, các chủ đầu tư cho dù không khởi kiện quốc gia đó ra các cơ quan tài phán, tuy nhiên họ có thể đòi lại khoản đầu tư của mình bằng những cách thức riêng, như thông qua chính phủ nước mình để tham gia vào các chương trình đàm phán nợ hoặc thông qua chính phủ của mình để phong tỏa hay tịch thu tài sản của quốc gia đó đang có tại nước ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế, việc một quốc gia từ chối không thực hiện các nghĩa vụ/ trách nhiệm mà mình đã cam kết là không phổ biến, bởi lẽ điều đó không những làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín quốc gia trong quan hệ quốc tế mà lợi ích kinh tế của quốc gia còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cụ thể, quốc gia đó sẽ mất đi khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mất khả năng thâm nhập thị trường vốn quốc tế và mất đi nhiều lợi ích khác trong quan hệ quốc tế. 3. Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia theo quy định của pháp luật Việt Nam Hiện tại, Việt Nam chưa có quy định riêng về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia nước ngoài, tuy nhiên, nguyên tắc chung được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam tại khoản 4 Điều 2 Bộ luật tố tụng dân sự 2015: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì vụ việc dân sự có liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đó được giải quyết bằng con đường ngoại giao”. Đây là quy định được kế thừa từ Bộ luật tố tụng dân sự 2004, với quy định này cho thấy tại Việt Nam quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia nước ngoài luôn được ghi nhận. Đối với nhân viên ngoại giao và nhân viên lãnh sự, quyền miễn trừ của họ được thực hiện theo các quy định của Công ước Vienna 1961, Công ước Vienna 1963 mà Việt Nam là thành viên. Một vấn đề khác luôn được các đối tác nước ngoài quan tâm là tư cách pháp lý của Nhà nước Việt Nam trong các quan hệ tư pháp quốc tế mà Nhà nước Việt Nam tham gia. Bộ luật dân sự 2015 đã quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương khi tham gia quan hệ dân sự thì bình đẳng với các, chủ thể khác và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định tại Điều 99 và Điều 100 của Bộ luật này.” 7
  8. Về trách nhiệm dân sự của nhà nước khi tham gia các quan hệ dân sự, Điều 99 Bộ luật dân sự 2015 quy định Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của mình bằng tài sản của mình là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, trừ trường hợp tài sản đã được chuyển giao cho pháp nhân. Đối với loại tài sản mà nhà nước đã được chuyển giao cho pháp nhân, pháp nhân sẽ phải tự chịu trách nhiệm. Các pháp nhân do Nhà nước, cơ quan nhà nước ở Trung ương, địa phương thành lập không chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ dân sự của Nhà nước, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương. Tương tự như vậy, Nhà nước, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương không chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của các pháp nhân do mình thành lập, trừ trường hợp Nhà nước, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương bảo lãnh ở nghĩa vụ dân sự của các pháp nhân này theo quy định của pháp luật. Quy định này của pháp luật Việt Nam đã phân biệt một cách rạch ròi trách nhiệm của nhà nước và các chủ thể khác khi tham gia vào các quan hệ dân sự, tạo ra sự yên tâm, chủ động cho các chủ thể khi xác lập các giao dịch dân sự đối với nhà nước. Về nguyên tắc, quyền miễn trừ tài sản của nhà nước chỉ đặt ra đối với tài sản do nhà nước là chủ sở hữu và quản lý trực tiếp. Cụ thể, tài sản do Nhà nước Việt Nam đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo Điều 197 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm: “đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý”. Theo Nghị định số 23/2010/ NĐ-Cp ngày 13/03/2010 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, tài sản thuộc quyền quản lý của Nhà nước Việt Nam ở nước ngoài bao gồm: Tài sản là đất đai, trụ sở, cở sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện, trao đổi theo hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam với chính phủ nước sở tại; bất động sản thuê theo hiệp định, hoặc do cơ quan đại diện, cơ quan khác ký hợp đồng thuê là tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của Nhà nước Việt Nam trong thời gian hiệp định hoặc hợp đồng có hiệu lực. Ngoài ra, tài sản của Nhà nước còn bao gồm cả các tài sản mà Nhà nước Việt Nam được thừa kế ở nước ngoài, tài sản mà Nhà nước Việt Nam được tài trợ, viện trợ, được tặng cho từ các chính phủ nước ngoài, tổ chức phi chính phủ và các cá nhân, tổ chức khác. 8
  9. Quyền miễn trừ tài sản của Nhà nước không đặt ra đối với tài sản của các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp nhà nước). Các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia các giao dịch dân sự với các chủ thể nước ngoài bên cạnh việc phải nắm vững các quy định của pháp luật Việt Nam, còn phải nắm vững các quy định và thông lệ của quốc tế để bảo vệ quyền lợi của chính doanh nghiệp. Thực tế hiện nay cho thấy, khi các doanh nghiệp Việt Nam (kể cả doanh nghiệp nhà nước) tham gia vào các giao dịch dân sự theo nghĩa rộng với các chủ thể nước ngoài, nếu vi phạm các nghĩa vụ đã cam kết thì các chủ thể nước ngoài đều có thể khởi kiện các doanh nghiệp đó ra tòa án nước ngoài và áp dụng các biện pháp bắt giữ, tịch thu tài sản của doanh nghiệp Việt Nam để tại nước ngoài để đảm bảo cho vụ kiện. Để khẳng định trách nhiệm dân sự của nhà nước khi tham gia quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, khoản 1 Điều 100 Bộ luật dân sự 2015 quy định rõ Nhà nước Việt Nam, cơ quan nhà nước trung ương, ở địa phương chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự do mình xác lập với nhà nước, pháp nhân, cá nhân nước ngoài trong trường hợp sau đây: a) Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về việc từ bỏ quyền miễn trừ; b) Các bên trong quan hệ dân sự có thỏa thuận từ bỏ quyền miễn trừ; c) Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương từ bỏ quyền miễn trừ. Thực tiễn hiện nay cho thấy, hầu hết các điều ước quốc tế trong lĩnh vực dân sự, kinh tế - thương mại mà Việt Nam tham gia ký kết (ví dụ các hiệp định khuyến khích đầu tư, hiệp định thương mại…), Chính phủ Việt Nam đã tự nguyện khước từ quyền miễn trừ tư pháp bằng việc cam kết sẽ giải quyết tranh chấp phát sinh giữa chính phủ, các cơ quan của chính phủ với các đối tác nước ngoài thông qua các cơ quan tài phán, hoặc các thiết chế tương đương theo quy định của điều ước quốc tế. Tương tự như vậy, đối với các tranh chấp phát sinh ở các chủ thể nước ngoài với các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam, các bên có thể khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài. Cụ thể, tại khoản 4, điều 14 Luật đầu tư 2020 quy định: Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua trọng tài Việt nam hoặc tòa án Việt Nam, trừ trường hợp 9
  10. có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam là thành viên có quy định khác. Trong trường hợp khước từ quyền miễn trừ tư pháp, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương sẽ bình đẳng như các chủ thể khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình về nghĩa vụ dân sự do mình xác lập với nhà nước, pháp nhân, cá nhân nước ngoài. Điều này phù hợp với xu thế phát triển chung của tư pháp quốc tế các nước, góp phần thúc đẩy các giao dịch dân sự phát triển, đặc biệt các giao dịch dân sự mà một bên chủ thể là quốc gia. Bên cạnh quy định trên, khoản 2 Điều 100 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định rõ trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của nhà nước, cơ quan nhà nước của nước ngoài khi tham gia quan hệ dân sự với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương, pháp nhân, cá nhân Việt Nam. Trường hợp này áp dụng tương tự như khoản 1 Điều 100 Bộ luật dân sự 2015. 4. Ví dụ minh họa Năm 1980 ông Trịnh Vĩnh Bình (công dân Hà Lan, gốc Việt) đã đem theo tiền và vàng về Việt nam đầu tư. Năm 1996, chính quyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã bắt giữ ông Trịnh Vĩnh Bình với nhiều cáo buộc hình sự, trong đó có các tội danh “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”, “Trốn thuế” và tội “Đưa hối lộ” theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam 1985 (sửa đổi bổ sung năm 1989). Với những tội danh nói trên, ông Bình đã bị kết án 11 năm tù, bị tịch thu tài sản là nhà, đất do người khác đứng tên và một số tài sản là động sản, tiền mặt, đồ cổ,… Năm 2000, ông Bình rời khỏi Việt Nam trở về Hà Lan. Năm 2003, ông Bình khởi kiện chính phủ Việt Nam theo quy định tại khoản 4 Điều 9 của Hiệp định Việt nam – Hà Lan (ngày 19/03/1994), Hà Lan và Việt Nam ký hiệp định song phương về Khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau. Hiệp định bắt đầu hiệu lực từ ngày 01/02/1995, nhưng cũng có quy định rõ Hiệp định cũng có hiệu lực hồi tố (retroactive) đối với cả các khoản đầu tư của công dân hai nước, nếu có, đã được thực hiện từ sau ngày 30/04/1975, tức là ngay cả trước khi Hiệp định có hiệu lực (Điều 10). 10
  11. Theo đơn kiện khi đó, ông Bình yêu cầu phía Việt Nam phải bồi thường số tiền hơn 100 triệu USD. Cơ sở khởi kiện: Điều 6, Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ thương mại Đầu tư giữa Việt Nam – Hà Lan: “Không một bên ký kết nào được thực hiện bất kỳ biện pháp nào để tước đoạt trực tiếp hoặc gián tiếp những đầu tư của các công dân bên kia”. Năm 2006, ông Bình và chính phủ Việt nam đạt được thỏa thuận bên ngoài Tòa Trọng tài ICSID, ký tại Singapore. Thỏa thuận 2006 quy định: Chính phủ Việt Nam chấp thuận miễn chấp hành hình phạt tù cho ông Bình, bồi thường 15 triệu USD, “trả lại tài sản” cho ông Bình và cho phép ông trở lại Việt Nam để tiếp tục đầu tư. Đổi lại, ông Bình rút đơn kiện khỏi Tòa trọng tài ICSID và không tiết lộ nội dung thỏa thuận 2006. Tuy nhiên, cho tới 9/2017 ông Bình vẫn chưa được nhận lại tài sản theo thỏa thuận 2006. Tháng 01/2015, ông Bình tái khởi kiện Chính phủ Việt Nam tại Tòa án trọng tài quốc tế (ICA) Paris, với lý do chính phủ Việt nam “Không thực hiện đúng cam kết trong thỏa thuận 2006” và đòi chính phủ Việt nam bồi thường ít nhất 1,25 tỷ USD. Ngày 21/08/2017, phiên xử đầu tiên của vụ kiện diễn ra tại Paris. Như vậy, trong tình huống trên, Chính phủ Việt nam không được hưởng quyền miễn trừ tư pháp vì đã từ bỏ quyền miễn trừ của mình, cụ thể theo Điều 6, Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Thương mại Đầu tư giữa Việt Nam - Hà Lan: “Không một Bên ký kết nào được thực hiện bất kỳ biện pháp nào để tước đoạt trực tiếp hoặc gián tiếp những đầu tư của các công dân bên kia” (Neither Contracting Party shall take any measures depriving, directly or indirectly, nationals of the other Contracting Party of their investment). Và tại khoản 4 Điều 9: “Mỗi Bên ký kết theo đây chấp thuận vô điều kiện về việc đưa các tranh chấp ra xét xử ở Trọng tài quốc tế theo các quy định tại Điều này”. (Each Contracting Party hereby gives its unconditional consent to the submission of disputes to international arbitration in accordance with the provisions of this Article). Như vậy, các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia là phù hợp với xu thế chung của thế giới và tinh thần của Công ước của Liên hợp quốc về quyền miễn trừ quốc gia. Điều này cho thấy một sự thay đổi trong tư duy lập pháp của Việt Nam. Vừa nâng cao trách nhiệm của chủ thể trong nước khi tham gia vào các quan hệ dân sự quốc tế, vừa để hạn chế các chủ thể nước ngoài có thể dựa vào thuyết 11
  12. miễn trừ tuyệt đối để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ vì họ được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối ở Việt Nam nhằm thúc đẩy sự giao lưu dân sự và tạo ra môi trường minh bạch trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam cũng như bắt kịp xu hướng hội nhập quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Tư pháp quốc tế - Đại học Luật Hà Nội 2. Sách hướng dẫn học Tư pháp Quốc tế - Đại học Luật Hà Nội 3. Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Thương mại Đầu tư giữa Việt Nam - Hà Lan (1994) 4. Bài viết: https://phapluatdansu.edu.vn/2010/07/15/13/46/quy%E1%BB%81n-mi %E1%BB%85n-tr%E1%BB%AB-qu%E1%BB%91c-gia-trong-t%C6%B0-php-qu %E1%BB%91c-t%E1%BA%BF-vi%E1%BB%87t-nam/ 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2