YOMEDIA
ADSENSE
Bình luận về EQ và IQ
311
lượt xem 115
download
lượt xem 115
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
EQ được viết tắt từ Emotional Quotient tạm dịch là chỉ số xúc cảm. Những người có công trong nghiên cứu và đưa ra chỉ số EQ là hai nhà tâm lý học người Mỹ: Peter Salovey và John Mayer vào năm 1996. Nhưng trước đó một năm (1995), trong cuốn sách của mình (với đề tựa Emotional intelligence), nhà tâm lý học Daniel Goleman đã đề cập đến chỉ số cảm xúc, còn gọi là “sự thông minh của tâm hồn” hoặc “thông minh trong cảm xúc”....
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bình luận về EQ và IQ
- HỌ VÀ TÊN: LÊ THỊ NGA LỚP: 34K16 BÌNH LUẬN VỀ EQ VÀ IQ I.Tìm hiểu về EQ : - EQ được viết tắt từ Emotional Quotient tạm dịch là chỉ số xúc cảm. Những người có công trong nghiên cứu và đưa ra chỉ số EQ là hai nhà tâm lý học người Mỹ: Peter Salovey và John Mayer vào năm 1996. Nhưng trước đó một năm (1995), trong cuốn sách của mình (với đề tựa Emotional intelligence), nhà tâm lý học Daniel Goleman đã đề cập đến chỉ số cảm xúc, còn gọi là “sự thông minh của tâm hồn” hoặc “thông minh trong cảm xúc”. - Vậy EQ là gì? EQ là khả năng quản lý nhận thức, hiểu và truyền đạt cảm xúc giúp chúng ta đưa ra những quyết định sáng suốt hơn và để cải thiện các mối quan hệ của chúng ta đối với mọi người. Tất cả chúng ta đều có cảm xúc – bởi vì chúng ta đều là con người. EQ là một bộ những kỹ năng bao gồm: Biết mình, Tính lạc quan, Khả năng lựa chọn cách thức phản hồi cảm xúc phù hợp nhất cùng với sự Thấu cảm giữa mọi người. - Ngoài ra EQ còn thể hiện đó là “Nghệ thuật lãnh đạo thành công”. Chỉ 25% các nhà lãnh đạo thành công có chỉ số IQ cao hơn trung bình. Vậy con số vượt trội – 75% số người còn lại – thành công của họ đến từ đâu? Các công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng, chỉ số EQ chính là yếu tố quyết định sự thành công trong cuộc sống và công việc của mỗi chúng ta. Tầm quan trọng của EQ trong điều hành doanh nghiệp EQ là khả năng quản lý cảm xúc giúp chúng ta đưa ra những quyết định sáng suốt hơn và để cải thiện các mối quan hệ của chúng ta đối với mọi người. Tất cả chúng ta đều có cảm xúc – bởi vì chúng ta đều là con người. EQ là một bộ những kỹ năng bao gồm: Biết mình, Tính lạc quan, Khả năng lựa chọn cách thức phản hồi cảm xúc phù hợp nhất cùng với sự Thấu cảm giữa mọi người. Vai trò của nhà quản lý/ lãnh đạo là làm việc cùng với mọi người để đạt được mục tiêu. Điều này diễn ra ở hai đối tượng – với nhân viên vì ta cần họ thực thi các chỉ dẫn hoặc làm theo những chỉ đạo và đối tượng còn lại như là khách hàng, nhà cung cấp, và các đối tượng khác. Bởi vậy, con người là nguồn lực quan trọng nhất trong những tình huống này. Một người lãnh đạo với năng lực EQ cao là người hiểu rõ bản thân và người khác, đặc biệt với những người họ thường xuyên liên hệ trong công việc. Một người lãnh đạo sở hữu các kỹ năng EQ mạnh mẽ biết cách ảnh hưởng tới người khác bằng sự lạc quan, họ chọn được cách đáp trả hay nhất trong các tình huống khác nhau, họ luyện tập sự thấu cảm với nhân viên, do đó giành được sự cam kết và ủng hộ của nhân viên. Thực tế cho thấy, mọi người thường tôn trọng và làm theo người lãnh đạo có kỹ năng con người giỏi – không chỉ trình độ học vấn hay kỹ thuật. Bên cạnh những lý do về kinh tế để làm việc thì hầu hết chúng ta làm theo vì người lãnh đạo ghi nhận và phát triển những khả năng tốt nhất của chính chúng ta.
- Để nâng cao cảm xúc bản thân trong điều hành doanh nghiệp, nhà quản lý/ lãnh đạo được yêu cầu cần phải “khách quan” - hãy tập trung và đừng đưa cảm xúc vào công việc. Điều này đặc biệt quan trọng ở các xã hội Châu Á – nơi mà bất cứ sự thể hiện nào của cảm xúc đều được coi là “yếu đuối”. Mặc dù vậy, tất cả chúng ta đều biết rằng thật khó khăn để hành động mà không có cảm xúc. Quyết định hàng ngày của chúng ta được cảm xúc điều hướng. Ví dụ, ra quyết định thuê một nhân viên chính là quyết định về kỹ năng của một ứng viên nhưng nó cũng bao gồm một cái nhìn tổng hòa các điểm tốt từ con người đó. Đàm phán một thương vụ đầu tư kinh doanh không chỉ là những con số mà còn bao gồm cảm nhận tinh tế về đối tác – cảm nhận về những người mà chúng ta sắp cùng làm việc.v.v Nên học EQ như thế nào? Trong khi chỉ số IQ ít khi thay đổi theo thời gian, thì chỉ số EQ có thể được “học” và thay đổi vào bất cứ giai đoạn hay môi trường nào. Nguyên nhân là bởi EQ là các kỹ năng giống như các năng lực khác mà chúng ta học – chúng ta có thể tập luyện thường xuyên để đồng hóa chúng thành một phần trong tư duy của mình – nhưng quan trọng hơn cả - là nhận biết được hành vi EQ ảnh hưởng tốt hơn như thế nào đối với những người mà chúng ta cùng làm việc hàng ngày. Nói về vấn đề này, Thạc sỹ Bernard Law (Singapore), một chuyên gia huấn luyện được cấp Chứng chỉ Trí tuệ cảm xúc 6 giây (Hoa Kỳ) cho biết: “Nghiên cứu chỉ ra rằng EQ hay kỹ năng con người đóng vai trò quan trọng hơn các kỹ năng về mặt kỹ thuật trong việc quyết định một người lãnh đạo tài năng hay chỉ là một người đảm nhiệm vị trí tròn vai. Những người đã tham gia khóa đào tạo EQ đã cải thiện hiệu suất công việc và quan hệ với mọi người tốt hơn. Nhiều năm nghiên cứu đã tiết lộ rằng những tổ chức có nhà lãnh đạo sở hữu kỹ năng EQ mạnh mẽ thì đã giảm đi được tốc độ thay đổi nhân sự, năng suất cao hơn cũng như nhân viên tận tụy và vui vẻ hơn.” Thạc sỹ Bernard Law, giảng viên của chương trình đào tạo EQ dành cho lãnh đạo được tổ chức ngày 17 tháng 5 tại Trung tâm Đào tạo QTKD INPRO - Hà Nội, nhận xét: “Trong quá trình làm việc với người Việt Nam nói chung, tôi nhận thấy họ là những người luôn luôn học hỏi – “đói“ những kỹ năng và kiến thức mới. Đây là một điểm cộng quan trọng vì nền kinh tế Việt Nam đang ở tư thế sẵn sàng phát triển theo cấp số mũ. Với mong muốn học các kỹ năng EQ, họ sẽ thu được thêm thuận lợi trong việc thu nhận được kiến thức kinh doanh cũng như kỹ thuật. Tôi hy vọng và tin tưởng rằng các nhà lãnh đạo trong các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặt hái được nhiều lợi ích từ khóa học này và áp dụng được ngay các kỹ năng EQ. Hầu hết tất cả, tôi chắc chắn họ sẽ học rất nhanh với một tinh thần tư duy cởi mở.” Như vậy, tư duy người học đóng vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả của khóa học. Học viên được yêu cầu phải cởi mở trước những thách thức mới trong suy nghĩ – sẵn sàng chia sẻ để phản ánh cũng như để liên hệ tới những khái niệm/ kỹ năng chủ chốt của EQ trong cuộc sống hàng ngày của họ - ở cả trong công việc và trong gia đình hay bạn bè. Bên cạnh đó, điều đầu tiên trong phương pháp học là chấp nhận cảm xúc là một phần trong cuộc sống của chúng ta – chúng ta nên nắm lấy chúng và quản
- lý chúng để tạo ra lợi ích. Thứ hai, những cảm xúc chứa đựng thông tin hoặc hiểu biết về những tình huống, những con người hoặc về bản thân chúng ta mà chúng ta nên khơi nguồn để trợ giúp tư duy. Thứ ba, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng cần nhiều hơn những năng lực kỹ thuật hoặc tri thức để vượt trội và nó cũng đòi hỏi EQ như vậy hoặc những gì thường được nhắc đến như là kỹ năng con người để tạo ra sự khác biệt thực sự. Ích lợi và hiệu quả của khóa học không hạn chế bởi kinh nghiệm làm việc của học viên vì cảm xúc là nhân tố luôn tồn tại trong mỗi con người. “Phần thưởng” dành cho những ai nhận thức sâu sắc cảm xúc là vấn đề nội tại của bản thân, cần được khơi nguồn và sử dụng trong công tác lãnh đạo tập thể. Làm sao để tăng thêm EQ? - Trên thực tế, sự thông minh xúc cảm sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong cuộc sống - bên cạnh những hiểu biết "lý tính" mà bạn có được. Do vậy, hãy tự giúp mình tăng thêm EQ để cư xử hoàn hảo hơn trong công việc cũng như cuộc sống. Bạn cần sẵn sàng "mắc lại dây điện" của bộ não bạn để bạn có thể nhận thức và đối phó lại những tình huống. Sau đây là những hướng dẫn để giúp bạn thêm những hiểu biết xúc cảm: 1. Nhận biết những cảm xúc của bạn: Bạn hãy viết ra giấy những từ về cảm xúc của mình "tôi cảm thấy...", cố gắng tách đơn chúng ra và xác định tỷ lệ cường độ xúc cảm của chúng (ví dụ, "tôi cảm thấy lo âu" hay là "tôi cảm thấy giận điên lên"). Đừng cường điệu hay giới hạn chúng quá mức. 2. Có trách nhiệm với những cảm xúc của bạn: Đừng tìm kiếm những lời giảng giải bên ngoài, nhận ra rằng chúng là những cảm xúc của bạn và cố hiểu tại sao bạn cảm thấy như vậy. 3. Thấy trước những xúc cảm của bạn: Học cách nhận ra bạn cảm thấy như thế nào sau sự việc hoặc là hành động hiện tại. Tránh làm những việc mà những việc đó bạn biết sẽ gây ra những xúc cảm không tốt. Không chỉ làm điều này cho chính bạn mà còn vì những người khác. 4. Hỏi mọi người họ cảm thấy như thế nào: Bạn muốn biết cảm xúc của người khác mà không cần phải hỏi họ. Tuy nhiên, trước hết, bạn phải hiểu họ trước khi bạn có thể đồng cảm với họ. Hãy nghe họ mà không cần phải phán xét họ. Đừng cố gắng gạt đi những xúc cảm của người khác. 5. Hãy "phòng thủ" ít nhất: Nếu ai đó nói những điều về bạn mà bạn không đồng ý, đừng cố chấp bảo vệ mình hoặc tấn công lý lẽ của họ - bạn có thể cảm ơn sự trung thực của họ và tập trung vào những căn cứ vững chắc trong những ý kiến của họ. 6. Đặt những vấn đề vào trong viễn cảnh: Khi những vấn đề mang tính trái ngược diễn ra, bạn cảm thấy rất giận, hãy nghĩ về sự nghiêm trọng thực sự của vấn đề này là gì? Nó sẽ gây ảnh hưởng trong 10 năm? Hay trong 10 tuần? Hay chỉ 10 phút?
- Chủ động nhưng lại tuân theo những xúc cảm - đó là cách giúp bạn vận hành xúc cảm vào lý trí để xử sự, và gặt hái nhiều thành công hơn trong nhịp sống mà người ta đang thu dần xúc cảm... II.Tìm hiểu về IQ : * Một số khái niệm về IQ -Chỉ số thông minh, hay IQ (viết tắt của intelligence quotient trong tiếng Anh), là một con số được xác định ở mỗi người sau khi hoàn tất một bộ kiểm tra. Bài kiểm tra đó xác định khả năng hoàn thành một số nhiệm vụ mà những người sống trong một xã hội thường gặp, và từ đó xác định khả năng học hỏi và lặp lại những cách "sử dụng trí thông minh". Những bài kiểm tra gồm nhiều phần thường được sử dụng vì nó thể hiện khả năng phỏng đoán chính xác khả năng phát triển trí lực của con người về sau, đặc biệt là khả năng đọc và viết. -Chỉ số thông minh, hay IQ là một khái niệm được nhà khoa học người Anh Francis Galton đưa ra trong cuốn sách Hereditary Genius xuất bản vào cuối thế kỷ 19. Sau đó, nó được học trò của ông là J.Cattell và nhà tâm lý học người Pháp Alfred Binet phát triển bằng việc thảo ra những bài trắc nghiệm để kiểm tra năng lực trí tuệ của trẻ khi đi học. -Công thức tính IQ: Để tính toán chỉ số IQ, công thức ban đầu được lập nên là: IQ = MA x 100 CA Trong đó: MA (Mental Age) là tuổi trí tuệ, tính bằng tháng, quy từ điểm trắc nghiệm. CA (Chronological Age) là tuổi thực tế tính bằng tháng, theo thời gian sinh trưởng của mỗi người). Thí dụ: Một nhi đồng tuổi đời tròn 8 năm, khi làm một test trí tuệ đạt được tuổi trí khôn tương đương trẻ em 10 tuổi, chỉ số thông minh của em bé này là: IQ = 10 x 12 x 100 = 125 8 x 12
- * Mọi người thường nhắc tới chỉ số thông minh IQ nhưng còn nhiều điều khiến bạn phải ngạc nhiên về nó. Bạn có thể tham khảo qua kết quả của các nhà nghiên cứu M ỹ. 1. Trường học ảnh hưởng tới IQ: Sự thông minh nói chung không ảnh hưởng tới quyết định đến trường hay không nhưng việc đến trường học giúp học sinh tăng chỉ số IQ của mình. Càng nghỉ học sớm thì nguy cơ thua kém về IQ so với các bạn cùng trang lứa càng tăng. - Chỉ số IQ bị ảnh hưởng bởi kỳ nghỉ hè. Các nhà nghiên cứu đã chọn 2 học sinh kiểm tra riêng biệt trước và sau khi nghỉ hè. Kết quả, có sự suy giảm trong hệ thống IQ ở 2 em này so với cuối năm học. 2. IQ không chịu ảnh hưởng của thứ tự sinh Quan niệm con cả khôn ngoan và có khả năng lãnh đạo hay em khôn hơn anh chị không đúng. Thậm chí, có người còn cho rằng trong gia đình đông con IQ thấp. Thực tế, những người khôn ngoan có xu hướng sinh ít con nhưng sự thực là không hề có liên hệ hay ảnh hưởng nào gây tác động giữa quy mô gia đình và IQ của trẻ. Thứ tự sinh không dự báo trước IQ của trẻ. Ngoài ra, 2 anh em ruột sinh gần nhau có thể có IQ tương đồng hơn so với trẻ sinh cách xa nhau vẫn chưa có cơ sở chứng minh. 3. Sữa mẹ liên quan đến IQ Những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, được mẹ dành nhiều thời gian chăm sóc thường có IQ cao hơn trẻ khác. Kết quả nghiên cứu những trẻ cùng điều kiện chăm sóc, chỉ khác nguồn sữa nuôi thì em được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ có IQ cao hơn từ 3-8 điểm so với em khác khi được 3 tuổi. Lý do, sữa mẹ rất giàu năng lượng axit béo omega 3, tăng cường màng tế bào não, tăng hiệu quả dẫn truyền dẫn tạo ra từ những xung chấn thần kinh cho trẻ. 4. IQ biến đổi theo ngày sinh: Tuổi nhập học của các em giống nhau nhưng trẻ sinh vào 3 tháng cuối năm đi học muộn hơn bạn bè. Các nhà nghiên cứu phát hiện những đứa trẻ sinh muộn trong năm sẽ có IQ thấp hơn vì mỗi năm học IQ của trẻ sẽ tăng được 3,5 điểm. Với thời gian đi học ít hơn các bạn nên những em sinh muộn trong năm có IQ thấp hơn. 5. Gen di truyền ảnh hưởng IQ: Nghiên cứu 2 anh em sinh đôi được nhận nuôi trong 2 gia đình trung lưu, người ta tìm ra liên hệ này. Nhiều người nghĩ khi còn sống với gia đình, IQ của 2 anh em sẽ tương đồng. Chỉ khi họ bắt đầu cuộc sống tự lập, có những kinh nghiệm sống riêng thì IQ mới khác. Sự thật, khi sống tự lập IQ của 2 anh em càng trở nên giống nhau vì chịu tác động từ gen di truyền ảnh hưởng tới trí thông minh của họ (sự tương đồng gen của 2 anh em là 50%). 6. Kích cỡ đầu liên quan IQ:
- Phải tới khi có phương tiện hiện đại quan sát hệ thần kinh, người ta mới chứng minh được mối liên hệ này là có thật nhưng nó không đáng kể. Minh chứng cụ thể nhất là cuộc khảo sát kích cỡ mủ đội đầu và IQ của quân đội Mỹ. 7. IQ thế hệ sau ngày càng tăng: IQ tăng gần 20 điểm sau mỗi thế hệ. Nếu tính điểm, hơn 90% người thế hệ hôm nay được gọi là thiên tài ở những thế hệ hôm qua. Sự tăng trưởng về chỉ số thông minh do ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng tốt hơn, thời gian đi học nhiều hơn, cha mẹ có phương pháp giáo dục con tốt hơn, đồ chơi thông minh và ưu điểm của máy vi tính. 8. IQ bị ảnh hưởng bởi thực đơn ăn uống Các nhà nghiên cứu đã chứng minh chế độ ăn uống có khả năng ảnh hưởng tới chức năng của não, cá là thức ăn phát triển tốt nhất cho sự phát triển của não bộ. Theo phân tích số liệu quy mô lớn với hệ thống trường học ở New York, sự ảnh hưởng này rất lớn. Sơ đồ :Sự phân bố IQ trên người. Chỉ số IQ 100 tương ứng với mức thông minh trung bình của người. -Bằng chứng về hiệu quả thực tế của chỉ số thông minh được kiểm chứng bằng cách kiểm soát "độ liên quan giữa IQ và thực tế cuộc sống. Những điều kiện kinh tế và xã hội liên quan đến IQ Yếu tố Độ liên quan Học vấn và IQ 0,5
- Tổng số năm học tập và IQ 0,55 IQ và điều kiện kinh tế xã hội của cha 0,33 mẹ Hiệu suất làm việc và IQ 0,54 Những rắc rối trong xã hội và IQ -0,2 IQ của những cặp sinh đôi 0,86 IQ của vợ và chồng 0,4 Chiều cao của bố mẹ và đứa trẻ 0,47 Đặc điểm về kinh tế và xã hội của IQ IQ 125 Chiếm tỉ lệ tong dân số Hoa Kì 5 20 50 20 5 Kết hôn trước 30 tuổi 72 81 81 72 67 Không lao động trên 1 tháng mỗi năm (đàn 22 19 15 14 10 ông) Thất nghiệp trên 1 tháng mỗi năm (đàn ông) 12 10 7 7 2
- Li dị trong 5 năm 21 22 23 15 9 Bà mẹ có con với IQ thấp hơn bình thường 39 17 6 7
- người khác Có sự ảnh hưởng nhỏ lên Có thể có ảnh hưởng lớn người khác hơn lên những người khác Thích hợp cho những trách Thích hợp cho những mối nhiệm quản lý quan hệ quản lý
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn