intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bình minh trên sông Nile 2

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

67
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bình minh trên sông Nile 2 Đạo luật cũng định số địa tô mà chủ điền có quyền thu của tá điền: số đó không được quá bảy lần số thuế chính phủ thu của chủ điền. Chính điều lệ thứ nhì này ảnh hưởng tới đời sống tá điền hơn điều lệ trên. Ngày mùng 2 tháng sáu năm 1953, chính phủ Cộng hòa thành lập. Néguib lên chức Tổng thống. Nasser lúc này mới ra mặt, lãnh chức Phó Tổng thống kiêm bộ Nội vụ. Các đảng phái, nhất là đảng Huynh đệ Hồi giáo đòi chia nhau các ghế trong...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bình minh trên sông Nile 2

  1. Bình minh trên sông Nile 2 Đạo luật cũng định số địa tô mà chủ điền có quyền thu của tá điền: số đó không được quá bảy lần số thuế chính phủ thu của chủ điền. Chính điều lệ thứ nhì này ảnh hưởng tới đời sống tá điền hơn điều lệ trên. Ngày mùng 2 tháng sáu năm 1953, chính phủ Cộng hòa thành lập. Néguib lên chức Tổng thống. Nasser lúc này mới ra mặt, lãnh chức Phó Tổng thống kiêm bộ Nội vụ. Các đảng phái, nhất là đảng Huynh đệ Hồi giáo đòi chia nhau các ghế trong nội các, nổi lên phản đối Nasser, chính Néguib cũng phản đối. Nasser từ chức rồi đợi khi dân chúng thấy Néguib không làm được gì, mới dùng âm mưu sách động quần chúng. Rốt cuộc ông thắng, ngày 14-11-1954, nội các tuyên bố rằng trung tá Nasser thay Néguib làm Tổng thống. Nasser đã đạt được mục đích: mới ba mươi sáu tuổi (ông sinh năm 1918 ở Alexandrie trong một gia đình trung lưu, cha làm công chức nhỏ ở sở Bưu điện) nắm quyền cai trị một nước với một nhóm người thân tín. Sở dĩ ông thành công dễ dàng như vậy một phần cũng nhờ Mỹ vô tình và gián tiếp giúp sức. Mỹ muốn hất cẳng Anh ở Ai Cập, lớn tiếng chỉ trích chính sách đế quốc của Anh, lại tỏ cảm tình với Néguib và Nasser.
  2. Trong khi Néguib đòi Anh rút hết quân đội ra khỏi khu Suez thì Dulles, nhân danh Tổng thống Eisenhower tặng Néguib một khẩu súng Colt để "ngài tự vệ", tức để "ngài bắn chết tụi Anh đi". Từ đó báo chí Mỹ đồng thanh nhắc quân đội Anh phải rút ra khỏi khu Suez. Số may về phần Nasser: mấy lần Néguib thương thuyết với Anh không đi tới đâu, tới phiên Nasser thì Anh chịu nhường hết (Hiệp ước 27-7-1954), hứa sẽ rút hết quân đi trước ngày 19.6.1956. Đài phát thanh Le Caire tuyên bố ầm lên: "Từ nay Ai Cập được tự do. Ngửng đầu lên anh em, những ngày tủi nhục đã qua rồi!". Toàn dân vui như mở hội, cho rằng Nasser đã đem tự do, vinh quang cho dân tộc. Cho nên non bốn tháng sau, khi Nasser hạ Néguib mà lên thay thì chỉ trừ đảng Cộng sản và đảng Huynh đệ Hồi giáo là phản đối, còn mọi người đều theo cả. Một nhóm quân nhân lên cầm quyền thì luôn luôn độc tài. Lần lần Nasser dẹp hết các đảng phái, không cho đối lập, trong nước chỉ còn lại một đảng duy nhất, đảng Đoàn kết Quốc gia; báo chí bị quốc hữu hóa, không còn tự do ngôn luận. Cũng may cho dân Ai Cập là ông và các đồng chí thân thiết của ông trong chính quyền đều liêm khiết, nắm vững được chính quyền mà không có vụ thanh trừng nào lớn lao trước năm 1967, lại lập được vài công lớn cho quốc dân: quốc hữu hóa kênh Suez, xây đập Assouan. "Sứ mạng của Islam" và chính sách trung lập của Nasser Được Anh hứa rút quân ra khỏi Ai Cập, Nasser nghĩ ngay đến cái mộng thống nhất các quốc gia Ả Rập. Ông đề tựa cho một cuốn sách nhan đề là "Sứ mạng của lslam" (The Call of lslam) của Mohamed M. Atta. Trong bài tựa đó ông tán tụng
  3. sứ mạng truyền bá văn minh, nhất là sứ mạng thống nhất các dân tộc Ả Rập của giáo chủ Mohamed. Đại ý ông bảo trong hậu bán thế kỷ thứ sáu, trước khi Mohamed ra đời, thế giới sống trong cảnh tối tăm, bất công, trái với đạo Ki Tô. Dân chúng tin dị đoan. Các dân tộc chém giết nhau để tranh của cướp đất. Mohamed xuất hiện, đem lại sự thái bình cho cả miền Tây Á, Trung Á và Tây Nam Âu châu, dạy mọi người thương yêu lẫn nhau. Rồi Nasser hô hào tất cả các nước Ả Rập đoàn kết nhau lại thành một mặt trận để tiếp tục sứ mạng Mohamed đã bị gián đoạn trong nhiều thế kỷ. Để mọi người tin ông, ông chứng thực sức mạnh của Ả Rập. Trước hết là sức mạnh về dân số. Dân số Ả Rập tuy chỉ có ba bốn chục triệu nhưng số người theo Hồi giáo thì rất đông (mà theo ý ông tất cả những người đó phải đoàn kết với nhau), tính ra có 80 triệu ở Indonesia, 50 triệu ở Trung Hoa, 100 triệu ở Pakistan, 40 triệu ở Nga, vân vân..., cộng cả lại non 400 triệu, hơn Mỹ, hơn Nga, bằng Ấn Độ, chỉ kém Trung Hoa. Bốn trăm triệu người đó mỗi ngày năm lần, đúng những giờ nào đó, dù ở trong nhà, trong xưởng hay ở giữa biển, giữa đồng, dù đương làm công việc gì như lái xe, cũng phải ngừng tay, ngồi sụp xuống đất, hướng cả về Thánh địa La Macque để cầu nguyện Allah; tới những giờ đó họ họp thành những cánh tay khổng lồ của một bông hoa vĩ đại trùm khắp thế giới mà nhụy là thành La Mecque. Họ mà biết đoàn kết thì quả là một lực lượng đáng kế. Lẽ thứ nhì là địa thế của bán đảo Ả Rập rất quan trọng, nó là bản lề của ba châu Âu, Á, Phi; nếu Ả Rập mà mạnh lên thì có thể cầm đầu châu Phi, thành một đế quốc lớn nhất nhì thế giới. Nasser hăng hái tuyên bố: "Bắc phi là một bộ phận của chúng ta và chúng ta cũng là một bộ phận của Bắc Phi"; "mỗi dân tộc châu Phi đều
  4. là anh em láng giềng của nhau, và hễ là láng giềng với nhau thì người ta có bổn phận phải giúp đỡ lẫn nhau". Lẽ thứ ba là bán đảo Ả Rập có tới 50% dầu lửa trên thế giới[33] mà dầu lửa là vật quan trọng nhất, quý nhất thời nay, thiếu dầu lửa thì văn minh chấm dứt, khắp thế giới phải ngừng hoạt động, dân Âu Mỹ sẽ chết rét, chết đói. Không những vậy, sức sản xuất dầu lửa ở Ả Rập rất mạnh, mà phí tổn lại rất thấp, chỉ bằng một phần tám phí tổn ở Mỹ, một phần tư phí tổn ở Vénézuela. Mới đào xuống là dầu vọt lên, rất nhiều mà rất tốt, đến nỗi người Mỹ đã bảo rằng một kỹ sư loạn óc cũng không thể mơ tưởng được một cảnh Thiên đường dầu lửa như ở Ả Rập. Vừa mới thu hồi lại được nền độc lập mà Nasser đã chủ trương như vậy, thực là táo bạo. Chẳng những đòi can thiệp vào việc của các quốc gia Ả Rập mà còn muốn can thiệp vào việc của các dân tộc Hồi giáo ở khắp thế giới, việc của các quốc gia châu phi nữa. Tinh thần Ả Rập của ông đã thành tinh thần Hồi giáo, tinh thần Phi châu. Mấy tháng trước khi làm Tổng thống, ông đại diện cho Ai Cập, dự một hội nghị các dân tộc Hồi giáo ở La Mecque. Cuộc hội nghị này long trọng khác thường. Năm 1926 Ibn Séoud có thể hãnh diện tuyên bố rằng mình là vị quốc trưởng của quốc gia Ả Rập duy nhất được độc lập và đáng làm chủ Thánh địa hơn ai hết. Bây giờ thì có sáu bảy quốc gia độc lập rồi mà Ibn Séoud lại mới mất (1954). Con của ông là Saud lên nối ngôi, ngoài năm mươi tuổi, bốn mươi đứa con, bệ vệ, oai nghiêm, có uy tín vì đã mấy chục năm chiến đấu bên cạnh cha. Nasser mới ba mươi sáu tuổi, mà giữa hội nghị dõng dạc tuyên bố: - Quan niệm hành hương của chúng ta phải thay đổi. Hành hương ở Thánh địa này không phải là mua một cái vé vào Thiên đường nữa. Sự hành hương của chúng ta phải là một sức mạnh chính trị ghê gớm. Phải là một cuộc hội nghị chính
  5. trị hàng năm của các nhà cầm quyền các quốc gia Hồi giáo để nghiên cứu những nét chính của một chính sách chung cho các dân tộc Ả Rập. Chúng ta phải làm cho kẻ thù của chúng ta phải kiêng sợ, chúng ta có muốn mơ tưởng một thế giới vị lai thì cũng phải thực hiện sứ mạng của chúng ta trên cõi trần này đã. Quốc vương Saud miễn cưỡng đáp: - Đó chính là mục đích của cuộc hành hương. Tôi không thấy có mục đích nào khác nữa. Các đại diện khác cũng nhận là phải, trừ đại diện của Iran, Afghanistan vì hai nước này không phải là Ả Rập. Vậy là hào quang của Nasser đã át hẳn Saud. Saud đã hóa cổ lỗ, không có sáng kiến, không có chí lớn, chỉ lo hưởng sự nghiệp của cha, tuy không bỏ bê việc nước, nhưng sống rất xa xỉ, không còn ngủ trong cái lều, ăn mấy nắm chà là như cha nữa mà xây dựng những cung điện vàng son đồ sộ, rực rỡ như điện Versailles ở giữa sa mạc, có những hệ thống điều hòa không khí không thua Washington, một chuồng thú hơn cả những chuồng của La Mã thời xưa, một vườn thượng uyển đủ các kỳ hoa dị thảo trên khắp thế giới, lúc nào cũng ngào ngạt những hương quý nhất của phương Đông y như cảnh ở Bagdad thời Sindbad le marin. Toàn là nhờ đô-la của công ty Aramco cả. Luôn luôn như vậy, con cháu các quốc vương sáng nghiệp chỉ lo hưởng thụ mà lần lần trụy lạc. Hơi dầu lửa đã tỏa khắp sa mạc thì khí thiêng Hồi giáo cũng phải bạt đi. Vai trò lãnh đạo của giòng dõi Saudi đã qua tay Nasser. Nasser chủ trương như vậy có lẽ không phải là có ý xâm lăng để thành lập một đế quốc như kiểu các đế quốc Âu, Mỹ, mà chỉ để thành lập một khối chống với hai khối Nga, Mỹ. Ông muốn tranh vai trò của Nehru. Trong cuộc hội nghị đó, ông tuyên bố:
  6. - "Chúng ta không có lợi gì mà liên kết với bất kỳ một cường quốc nào, dù là Mỹ, Anh hay Nga. Chính sách của chúng ta là trung lập tích cực" (neutralisme positif). Các quốc gia chúng ta yếu quá, không chịu nổi sự phản kích trong chiến tranh lạnh giữa Nga-Mỹ. Chúng ta phải đoàn kết thành một khối thứ ba để có thể chống nổi sức ép cả của hai phía Đông và Tây, liên kết với một đại cường nào thì rồi cũng bị lôi cuốn vào các cuộc xung đột của họ với nhau thôi. Vua Saud mỗi ngày chia lời cả tỷ quan Pháp cũ với Aramco nghĩ sao? Đại diện của Iraq và Thổ nghĩ sao vì từ năm 1952 họ đã đứng về phía Anh, Mỹ mưu tính với nhau để bao vây Nga?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2