intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ 2 đề ôn thi học kì môn vật lý lớp 6

Chia sẻ: Fscc Zxczxvczxdv | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

141
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo miễn phí Bộ 2 đề ôn thi học kì môn vật lý lớp 6 để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ 2 đề ôn thi học kì môn vật lý lớp 6

  1. A-Phần trắc nghiệm : (4 điểm) ĐỀ 1 Câu 1: Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực A. Xách một xô nước B. Nâng một tấm gỗ C. Đẩy một chiếc xe D. Đọc một trang sách Câu 2: Kết quả đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ của bạn Hân được ghi đúng là 65,3cm3. Bạn Hân đã dùng bình chia độ có : A. GHĐ 100cm3 và ĐCNN 0,4cm3. B. GHĐ 100cm3 và ĐCNN 0,1cm3. C. GHĐ 100cm3 và ĐCNN 0,3cm3. D. GHĐ 100cm3 và ĐCNN 0,2cm3. Câu 3: Nếu so sánh một quả cân 2kg và một tập giấy 2kg thì A. Tập giấy có khối lượng lớn hơn B. Quả cân có trọng lượng lớn hơn C. Quả cân và tập giấy có thể tích bằng nhau D. Quả cân và tập giấy có trọng lượng bằng nhau Câu 4: Từ “lực” trong câu nào dưới đây chỉ sự kéo hoặc đây? A. Lực bất tòng tâm B. Lực lượng vũ trang cách mạng là vô địch C. Học lực của bạn Nhân rất tốt D. Bạn học sinh quá yếu, không đủ lực nâng nổi một đầu bàn học. Câu 5: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì? A. Chì làm biến đổi chuyển động của quả bóng B. Chỉ làm biến dạng quả bóng C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng. D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó. Câu 6: Số liệu nào dưới đây là phù hợp với một học sinh THCS? A. Khối lượng 400g B. Trọng lượng 400N C. Chiều cao 400mm D. Vòng ngực 400cm Câu 7: Ba khối kim loại: 1,5kg sắt; 1,5 kg nhôm; 1,5kg đồng. Khối nào có trọng lượng lớn nhất? A. Ba khối có trọng lượng bằng nhau B. Khối nhôm C. Khối sắt D. Khối đồng Câu 8: Sách giáo khoa vật lý 6 dày khoảng 0,5cm. Khi đo chiều dài này, nên chọn A. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm B. Thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1mm C. Thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1cm D. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm Câu 9: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng: A. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa B. Thể tích bình tràn C. Thể tích bình chứa D. Thể tích nước còn lại trong bình tràn Câu 10: Trên vỏ một hộp thịt có ghi 800g. Số liệu đó chỉ: A. Thể tích của thịt trong hộp B. Khối lượng của thịt trong hộp. C. Khối lượng của cả hộp thịt. D. Thể tích của cả hộp thịt Câu 11: Hãy chọn câu trả lời đúng để điền vào chỗ trống của câu sau: 2 lượng vàng có khối lượng là ….. g. A. 7,56 B. 7,65 C. 76,5 D. 75,6 Câu 12: Câu nào sau đây là đúng nhất? Nếu trên can nhựa chỉ thấy ghi 5 lít, thì có nghĩa là: A. ĐCNN của can là 5 lít B. Can chỉ nên dùng đựng tối đa là 5 lít C. GHĐ của can là 5 lít D. Cả ba phương án a, b, bđều đúng Câu 13: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 65 cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá chìm hẳn vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 88 cm3. Hỏi các kết quả ghi sau đây, kết quả nào là đúng? A. V = 23 cm3 B. V = 65 cm3 C. V = 88 cm3 D. V = 153 cm3 Câu 14: Công thức tính thể tích của một số vật có dạng hình hộp là: 4 A. V  R 3 B. V= R2 C. V = a  b  c D. V = R2h 3 Câu 15: Một bình tràn chỉ có thể chứa được nhiều nhất là 100 cm3 nước, đang đựng 75 cm3 nước. Thả một vật rắn không thấm nước vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra khỏi bình là 25 cm3. Thể tích của vật rắn là: A. 100 cm3 B. 75 cm3 C. 25 cm3 D. 125 cm3
  2. Câu 16: Buộc một đầu dây cao su lên giá đỡ rồi treo vào đầu còn lại một túi ni lông đựng nước. Dựa vào dấu hiệu nào sau đây để biết túi ni lông đựng nước tác dụng vào dây cao su một lực? A. Túi ni lông đựng nước không rơi B. Túi ni lông đựng nước bị biến dạng C. Dây cao su dãn ra D. Cả ba dấu hiệu trên B-TỰ LUẬN : (6 điểm) Câu 1: (2 điểm) Hãy tính trọng lượng của những vật sau: a) Một bao xi măng có khối lượng 50kg thì có trọng lượng là: . . . . . . . . . . . . . . b) Một ô tô tải có khối lượng 2,5t thì có trọng lượng là: . . . . . . . . . . . . . . Câu 2: (2 điểm) Nhân dùng bình chia độ để đo thể tích một hòn sỏi. Thể tích nước ban đầu ở trong bình chia độ khi chưa có hòn sỏi là 80cm3, sau khi thả hòn sỏi vào thì nước trong bình chia độ dâng lên đến vạch 95 cm3. Hãy tính thể tích của hòn sỏi? Câu 3: (2 điểm) Một nhà du hành vũ trụ có khối lượng là 60kg. Hãy tính : a) Trọng lượng của nhà vũ trụ khi ở mặt đất. b) Trọng lượng của nhà vũ trụ khi ở mặt trăng. A-Phần trắc nghiệm : (4 điểm) ĐỀ 2 Câu 1: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì? A. Chì làm biến đổi chuyển động của quả bóng B. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng. C. Chỉ làm biến dạng quả bóng D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó. Câu 2: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng: A. Thể tích nước còn lại trong bình tràn B. Thể tích bình tràn C. Thể tích bình chứa D. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa Câu 3: Trên một viên thuốc cảm có ghi “Para 500….”. Em hãy tìm hiểu thực tế để xem ở chỗ để trống phải ghi đơn vị nào dưới đây? A. mg B. kg C. cg D. g Câu 4: Hãy chọn câu trả lời đúng để điền vào chỗ trống của câu sau: 2 lượng vàng có khối lượng là ….. g. A. 7,65 B. 7,56 C. 75,6 D. 76,5 Câu 5: Câu nào sau đây là đúng nhất? Nếu trên can nhựa chỉ thấy ghi 5 lít, thì có nghĩa là: A. GHĐ của can là 5 lít B. ĐCNN của can là 5 lít C. Can chỉ nên dùng đựng tối đa là 5 lít D. Cả ba phương án a, b, bđều đúng Câu 6: Hai lực cân bằng là hai lực có: A. Khác phương, cùng chiều, độ mạnh như nhau, tác dụng lên hai vật. B. Cùng phương, cùng chiều, độ mạnh như nhau, cùng tác dụng lên một vật. C. Cùng phương, ngược chiều, độ mạnh như nhau, cùng tác dụng lên một vật. D. Cùng phương, ngược chiều, độ mạnh khác nhau, cùng tác dụng lên một vật. Câu 7: Sách giáo khoa vật lý 6 dày khoảng 0,5cm. Khi đo chiều dài này, nên chọn A. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm B. Thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1mm C. Thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1cm D. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm Câu 8: Một bình tràn chỉ có thể chứa được nhiều nhất là 100 cm3 nước, đang đựng 75 cm3 nước. Thả một vật rắn không thấm nước vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra khỏi bình là 25 cm3. Thể tích của vật rắn là: A. 75 cm3 B. 100 cm3 C. 25 cm3 D. 125 cm3 Câu 9: Kết quả đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ của bạn Hân được ghi đúng là 65,3cm3. Bạn Hân đã dùng bình chia độ có : A. GHĐ 100cm3 và ĐCNN 0,3cm3. B. GHĐ 100cm3 và ĐCNN 0,2cm3. 3 3 C. GHĐ 100cm và ĐCNN 0,4cm . D. GHĐ 100cm3 và ĐCNN 0,1cm3. Câu 10: Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực A. Xách một xô nước B. Đọc một trang sách C. Nâng một tấm gỗ D. Đẩy một chiếc xe Câu 11: Công thức tính thể tích của một số vật có dạng hình hộp là: 4 A. V = a  b  c B. V = R2h C. V  R 3 D. V= R2 3
  3. Câu 12: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 65 cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá chìm hẳn vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 88 cm3. Hỏi các kết quả ghi sau đây, kết quả nào là đúng? A. V = 153 cm3 B. V = 65 cm3 C. V = 88 cm3 D. V = 23 cm3 Câu 13: Từ “lực” trong câu nào dưới đây chỉ sự kéo hoặc đây? A. Lực lượng vũ trang cách mạng là vô địch B. Bạn học sinh quá yếu, không đủ lực nâng nổi một đầu bàn học. C. Học lực của bạn Nhân rất tốt D. Lực bất tòng tâm Câu 14: Công thức tính thể tích của một số vật có dạng hình cầu là: 4 A. V  R 3 B. V= R2.l.S C. V = a  b  c D. V = R2h 3 Câu 15: Buộc một đầu dây cao su lên giá đỡ rồi treo vào đầu còn lại một túi ni lông đựng nước. Dựa vào dấu hiệu nào sau đây để biết túi ni lông đựng nước tác dụng vào dây cao su một lực? A. Túi ni lông đựng nước không rơi B. Túi ni lông đựng nước bị biến dạng C. Dây cao su dãn ra D. Cả ba dấu hiệu trên Câu 16: Hãy chọn câu trả lời đúng để điền vào chỗ trống của câu sau: 1 chỉ vàng có khối lượng là ….. g. A. 38,7 B. 37,8 C. 3,78 D. 3,87 B-TỰ LUẬN : (6 điểm) Câu 1: (2 điểm) Hãy tính trọng lượng của những vật sau: a) Một bao xi măng có khối lượng 50kg thì có trọng lượng là: . . . . . . . . . . . . . . b) Một ô tô tải có khối lượng 3,5t thì có trọng lượng là: . . . . . . . . . . . . . . Câu 2: (2 điểm) Nhân dùng bình chia độ để đo thể tích một hòn bi. Thể tích nước ban đầu ở trong bình chia độ khi có hòn bi là 65cm3, sau khi lấy hòn bi ra thì mực nước trong bình chia độ ở vạch 58 cm3. Hãy tính thể tích của hòn bi? Câu 3: (2 điểm) Một nhà du hành vũ trụ có khối lượng là 60 kg. Hãy tính : a) Trọng lượng của nhà vũ trụ khi ở mặt đất. b) Trọng lượng của nhà vũ trụ khi ở mặt trăng. ĐÁP ÁN VẬT LÝ 6 ĐỀ 1: Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm A-Phần trắc nghiệm : (4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Chọn D B D D D B A B A B D C A C C C B-TỰ LUẬN : (6 điểm) Câu 1: (2 điểm) Hãy tính trọng lượng của những vật sau: a) Một bao xi măng có khối lượng 50kg thì có trọng lượng là: 500 N (1 điểm) b) Một ô tô tải có khối lượng 2,5t thì có trọng lượng là: 25000 N (1 điểm) Câu 2: (2 điểm) Thể tích của hòn sỏi là: 95 cm3 – 80 cm3 = 15 cm3 Câu 3: (2 điểm) a) Trọng lượng của nhà vũ trụ khi ở mặt đất là: 60 x 10 = 600 N (1 điểm) b) Trọng lượng của nhà vũ trụ khi ở mặt trăng là: 600 : 6 = 100 N (1 điểm) ĐỀ 2: Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm A-Phần trắc nghiệm : (4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Chọn D D A C A C B C D B A D B A C C B-TỰ LUẬN : (6 điểm) Câu 1: (2 điểm) Hãy tính trọng lượng của những vật sau: a) Một bao xi măng có khối lượng 50kg thì có trọng lượng là: 500 N (1 điểm) b) Một ô tô tải có khối lượng 2,5t thì có trọng lượng là: 35000 N (1 điểm) Câu 2: (2 điểm) Thể tích của hòn bi là: 65 cm3 – 58 cm3 = 7 cm3 Câu 3: (2 điểm) a) Trọng lượng của nhà vũ trụ khi ở mặt đất là: 60 x 10 = 600 N (1 điểm) b) Trọng lượng của nhà vũ trụ khi ở mặt trăng là: 600 : 6 = 100 N (1 điểm)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2