Bộ 32 đề thi tuyển sinh môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT chuyên năm 2019-2020
lượt xem 12
download
Hi vọng Bộ 32 đề thi tuyển sinh môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT chuyên năm 2019-2020 được chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình học tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ 32 đề thi tuyển sinh môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT chuyên năm 2019-2020
- BỘ 32 ĐỀ THI TUYỂN SINH MÔN NGỮ VĂN VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM 2019-2020
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN BÀ RỊA-VŨNG TÀU LÊ QUÝ ĐÔN NĂM HỌC 2019 - 2020 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: 30/05/2019 MÔN THI: NGỮ VĂN (chung cho tất cả thí sinh) Thời gian làm bài thi: 120 phút PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: MUỐI Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già. Anh ta lúc nào cũng bi quan và phân nàn về mọi khó khăn. Đối với anh, cuộc sống chỉ có những nỗi buồn, vì thế học tập cũng chẳng hứng thú hơn gì. Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe, rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ. - Con cho thìa muối này hòa vào cốc nước, rồi uống thử đi Lập tức chàng trai làm theo rồi uống thử, cốc nước mặn chát. Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước. - Bây giờ con nếm thử nước ở trong hồ đi! - Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn chút nào - chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử. Người thầy chậm rãi nói: - Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn nó giống như thìa muối này thôi. Nhưng mỗi người hòa tan nỏ theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước, thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích cho bản thân mình! (Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2007) Câu 1. Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong hai câu sau: Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thấy. Nó chẳng hề mặn chút nào – chàng trai nói khi mắc một ít nước dưới hồ và nếm Câu 2. Từ "đắng chát” trong câu cuối của văn bản cần hiểu như thế nào và được chuyển nghĩa theo phương thức gì? Câu 3. Bài học sâu sắc nhất em nhận được từ văn bản trên là gì? Tại sao? (trình bày trong khoảng 5 dòng) PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng một trang giấy thi), trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của thái độ sống tích cực. Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau: Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cổ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. (Trích “Ánh trăng” – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập 1, NXB GD, 2015)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN BẮC KẠN NĂM HỌC 2019 - 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài thi: 150 phút Câu 1. (2,0 điểm) Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi (Hữu Thỉnh, Sang thu) Câu 2. (3,0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Một hành động thiết thực hơn ngàn mơ ước hão huyền. Câu 3. (5,0 điểm) Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước qua các nhân vật: Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) và anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long). ---HẾT---
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN BẮC GIANG NĂM HỌC 2019 - 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài thi: 150 phút Câu 1 (4,0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: Ở đảo này cũng như những đảo xa Dứa dại mọc men theo bờ cát Thân nó tròn, vỏ xù xì màu đất bạc Xoắn xuýt vào nhau như những khúc trăn to Lá xòe dài cạnh sắc như lưỡi cưa Không hiểu vì sao người ta không chặt nó Cây hoa sim còn gợi màu thương nhớ Cây chuối rừng mát ruột kẻ đường xa Dứa dại chỉ làm rớm máu rách da Của những ai vô ý đi qua Không hiểu vì sao người ta không chặt nó Đêm hôm qua ngoài trời bão tố Sóng chồm lên muốn dìm đảo xuống lòng sâu Gió như điên đạp cây cối đổ nhào Gió đập cành sim, xé tan tàu chuối Chỉ còn nó – những cây dứa dại. Thách thức gió gào sóng thét cuồng điên Che chở những ngôi nhà sau nó vẫn bình yên Tôi bông hiểu vì sao người ta không chặt nó. (Những cây dứa dại, Thơ Xuân Quỳnh, NXB Văn học, Hà Nội, 2016, tr. 23) a. Trong hai khổ thơ đầu, tác giả nhắc đến những loài cây nào? Mỗi loài cây được miêu tả với những đặc điểm gì? b. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai câu thơ: Gió như điên đạp cây cối đổ nhào Gió đập cành sim, xé tan tàu chuối c. Theo tác giả, vì sao người ta lại không chặt cây dứa dại? d. Từ hành trình “không hiểu” đến “bông hiểu" của tác giả trong bài thơ, em rút ra bài học gì về cách nhìn cuộc sống? Câu 2 (6,0 điểm) Qua hình ảnh cây dứa dại trong bài thơ Những cây dứa dại của nhà thơ Xuân Quỳnh, em hãy viết một bài văn (khoảng 400 chữ) với chủ đề: Vượt qua thử thách. Câu 3 (10,0 điểm) Trong cuốn “Các nhà văn nói về văn” (Tập 1), nhà văn Nguyễn Khải cho rằng: Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Chọn và phân tích một tác phẩm hoặc một đoạn trích trong chương trình Ngữ văn lớp 9 để làm rõ suy nghĩ của mình.
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN BẮC NINH NĂM HỌC 2019 - 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài thi: 150 phút Câu 1 (2 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: (1)Ngày nghỉ lễ con cun cút về với mẹ Người nô nức du xuân, mẹ lập cập trên đồng Ở giữa quê mà nhớ quê quá thể Mở ti vi. Lòng chộn rộn mông lung… (2)Đây xứ sở hoa anh đào, hoa tuy líp Những làng mạc, cánh rừng, những thành phố từng qua Đây ngập nắng, đây bạt ngàn trắng tuyết Căn nhà này nối chuyến những miền xa (3)Nối mảnh ruộng mẹ suốt đời mất được Với quả cà, hạt thóc với nắng hạn mưa giông Nối cui cút và lặng thầm mơ ước Với con cháu bên bồi mẹ bên lở một dòng sông. (Năm mới, Nguyễn Trọng Hoàn) a. Từ láy lập cập cho ta hình dung như thế nào về hình ảnh người mẹ trong câu thơ: "Người nô nức du xuân, mẹ lập cập trên đồng"? b. Chỉ ra và nêu tác dụng hai phép tu từ trong khổ (2) và (1). Câu 2. (3 điểm) Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của mình về hai câu thơ được in đậm trong văn bản sau: Tường nhà tôi thường treo nhiều tranh Đẹp nhất vẫn là bức tranh màu xanh Cửa sổ Khói trắng dăng dăng ngang tầm thành phố Dãy núi lam sương, cánh đồng biếc mạ… Và rung rinh vài nhánh cây, chũm quả Cùng với những gì gọi là cuộc đời Tất cả dẵm trên nền vĩnh cửu: bầu trời Bức tranh màu xanh tôi thường say ngắm nhất Mỗi tia sáng làm đổi thay màu sắc Mỗi hạt mưa, làn sương, cảnh chim Đã khảm vào tôi từ thuở biết nhìn Và phác trong tôi bao đường nét bình yên Rồi một sáng tôi nghe lời bức tranh đằm thắm: “- Anh không thể chỉ đắm say đứng ngắm Anh phải là một nét vẽ dẫu đơn sơ” (Bức tranh của tôi, Nguyễn Duy) Câu 3 (5 điểm) Hình ảnh trăng hai bài thơ Ngắm Trăng (Vọng Nguyệt) của Hồ Chí Minh (Ngữ văn 8, tập 2) và Ánh trăng của Nguyễn Duy (Ngữ văn 9, tập 1). Hết.
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 BÌNH DƯƠNG NĂM HỌC: 2019 - 2020 Môn thi: NGỮ VĂN (Chuyên) ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 31/5/2019 Thời gian làm bài: 150 phút (không tính thời gian phát đề) Câu 1 (2,0 điểm) Chỉ ra những nét riêng, độc đáo của mỗi tác giả trong cách cảm nhận và miêu tả chiếc lá rơi ở các câu thơ sau: (1) “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió khẽ đưa vào." (Trích Thu điếu, Nguyễn Khuyến, SGK Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục, 2007, tr.22) (2) “Ngoài thềm rơi cái lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng" (Trích Đêm Côn Sơn, Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999) Câu 2 (3,0 điểm) Người bi quan phàn nàn về cơn gió: người lạc quan chờ đợi nó đổi chiều; người thực tế điều chỉnh lại cánh buồm (William Arthur Ward) Em hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. Câu 3 (5,0 điểm) Mỗi nghệ sĩ có thể đến với văn chương và cuộc đời bằng con đường riêng của mình. Nhưng tư duy nghệ thuật dù có đổi mới đến đâu đi nữa thì cũng không thể vượt ra ngoài các quy luật của Chân - Thiện - Mi, quy luật nhân bản. Nhà văn chân chính có sứ mệnh khơi nguồn cho dòng sông văn học đổ ra đại dương nhân bản mênh mông. (Lã Nguyên, Nguyễn Minh Châu và những trăn trở trong đổi mới tư duy nghệ thuật, Nguyễn Minh Châu - Về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007, tr. 395) Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm rõ nhận định trên bằng các tác phẩm văn học mà em đã học hoặc đọc thêm. ---HẾT----
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN TRẦN HƯNG ĐẠO BÌNH THUẬN NĂM HỌC 2019 - 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài thi: 120 phút I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc kỹ đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4. “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !”. Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.” Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào ? Tác giả là ai? (0,5 điểm) Câu 2. Tìm những từ láy được sử dụng trong đoạn văn. (0,5 điểm) Câu 3. Câu văn "Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn.” là câu đơn hay câu ghép ? Chỉ ra thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu. (1,5 điểm) Câu 4. Câu văn cuối cùng liên kết với câu văn phía trước bằng phép liên kết gì ? Xác định từ ngữ có tác dụng liên kết? (0,5 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi), trình bày suy ngẫm của em về nhận định: “Năm tháng in hằn những vết nhăn trên da thịt, còn sự thờ ơ với cuộc sống tạo những vết nhăn trong tâm hồn”. (Trích Điều kì diệu của thái độ sống - Mac Anderson, tr.68, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, 2017) Câu 2. (4,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thủy nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.” (Dẫn theo: Chị em Thúy Kiều, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam -2014, tr.81) - Hết -
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN CÀ MAU NĂM HỌC 2019 - 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài thi: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4 Khi tôi còn bé, tôi hầu như hết thuốc chữa với môn Toán, ba tôi đã kiên nhẫn ngồi xuống giảng cho tôi từ bài này đến bài kia cho đến khi tôi làm đúng. Khi nào ba cảm giác rằng tôi sắp đầu hàng, ba nói với tôi “Nếu con nghĩ con không làm được, con sẽ không bao giờ làm được". Giờ đây khi tôi sắp bỏ cuộc, tôi lại nhớ đến bài tập toán hồi đó. Khi tôi bắt đầu đi làm, tôi gặp rất nhiều khó khăn trong công việc, đồng nghiệp của tôi hay nói những lời khiến tôi khó chịu, khi ấy, tôi lại nhớ đến lời ba tôi từng khuyên: “Đừng bao giờ để cho ai nói rằng con không đủ giỏi”. Bất cứ khi nào tôi cảm thấy kiệt sức, tôi luôn nhớ đến những lời này, nó giúp tôi lên tinh thần, thậm chí khi xung quanh mọi thứ đang hỗn loạn và người khác sắp từ bỏ. Ba tôi đã dạy tôi rằng “Con sẽ không trở thành con của ngày hôm nay nếu chỉ nghỉ ngơi và không làm việc. Con phải làm việc thật siêng năng để đạt được một chỗ đứng trong cuộc sống”. (Trích Quà tặng cuộc sống - Nhã Nam biên soạn, NXB Thanh niên, 2018) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? (0,5 điểm) Câu 2. Hãy đặt nhan đề thích hợp cho văn bản. (0,5 điểm) Câu 3. Em hiểu thế nào về lời dạy của người cha: “Đừng bao giờ để cho ai nói rằng con không đủ giỏi"? (1,0 điểm) Câu 4. Em có đồng tình với quan điểm của người cha: “Nếu con nghĩ con không làm được, con sẽ không bao giờ làm được"? Lí giải rõ vì sao. (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Người cha trong văn bản trên đã tặng cho con mình một món quà vô giá. Theo em đó là món quà gi? Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về món quà ấy. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của đoạn thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ôi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao… (Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải - SGK Ngữ văn 9, NXB Giáo dục 2008)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN HÀ NAM NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN THI: NGỮ VĂN (Chung) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài thi: 120 phút PHẦN 1: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. (Trích Ánh trăng, Nguyễn Duy - SGK Ngữ văn 9 tập 1, NXBGDVN, 2016). Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên. Câu 2. Nhận xét sự độc đáo về cách sắp xếp các dòng thơ trong đoạn thơ. Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của 1 biện pháp tu từ trong dòng thơ ánh trăng im phăng phắc. Câu 4. Từ việc đọc hiểu đoạn thơ, trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với truyền thông lịch sử dân tộc bằng một đoạn văn (khoảng 7 đến 10 câu) theo hình thức lập luận diễn dịch. PHẦN 2: LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1.(2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với đời sống tâm hồn mỗi con người. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Phương Định trong đoạn trích truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê (SGK Ngữ văn 9 tập II, NXBGDVN, 2018). ------ HẾT -------
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHTN NĂM 2019 Đề chính thức MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) Đề thi gồm: 02 trang A. PHẦN BẮT BUỘC ĐỐI VỚI MỌI THÍ SINH Câu 1 1) Trắc nghiệm Chọn một trong bốn phương án A, B, C, D để trả lời các câu hỏi sau: a) Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là của tác giả nào? A. Nam Cao B. Nguyễn Thành Long C. Tô Hoài D. Ngô Tất Tố b) Tác phẩm nào sau đây có cùng thể thơ với bài thơ “Sang thu”? A. Ánh trăng B. Con cò C. Đồng chí D. Bếp lửa c) Bài thơ nào sau đây kết thúc bằng hình ảnh “cây tre”? A. Ông đồ B. Viếng lăng Bác C. Nhớ rừng D. Nói với con d) Từ nào sau đây không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại? A. Rủng rỉnh B. Rung rinh C. Lắc lư D. Đung đưa 2) Tiếng Việt Cho khổ thơ sau: Tôi nhìn lại, như đôi mắt trẻ thơ Tổ quốc tôi. Chưa đẹp thế bao giờ! Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển Xanh trời, xanh của những giấc mơ... (Tố Hữu, Vui thế hôm nay) a) Nêu ngắn gọn chủ đề của khổ thơ trên. b) Trong khổ thơ, tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ nào? Phân tích hiệu quả nghệ thuật của từng biện pháp tu từ đó.
- Câu II Tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp và luôn song hành trong cuộc đời mỗi con người. Coi câu đã cho là câu chủ đề, em hãy viết tiếp một đoạn văn khoảng 12 đến 15 câu, bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề trên. Trong đó, có sử dụng một phép nối để liên kết câu (Gạch chân dưới phương tiện liên kết mà em đã sử dụng). B. PHẦN TỰ CHỌN (Thí sinh chọn một trong hai câu III a hoặc III b để làm bài) Câu III a Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao... (...) Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc... (Sách giáo khoa Ngữ Văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.55, 56) Câu III b Tình yêu làng quê và lòng yêu nước của người nông dân Việt Nam trong thời kì đầu tháng chiến chống thực dân Pháp đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân. Em hãy phân tích hình tượng ông Hai để làm sáng tỏ nhận định trên.
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN 2019 Môn thi: Ngữ văn (dùng cho mọi thi sinh thi vào Trường Chuyên) Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1. "Tôi qua A Sao vào cuối mùa xuân. Miền Tây xa xôi đang trải qua những tháng ngày tương đối yên tĩnh sau khi căn cứ địch bị quét khỏi thung lũng. Trong lúc A Pách lúi húi nhóm bếp để làm thêm thức ăn, tôi ngồi tựa nửa người trên võng, hai tay vòng dưới gáy, yên lặng ngắm vẻ đẹp của rừng từng trải rộng chung quanh. Rừng thoáng, nhẹ nhõm, mặt đất sạch quang như có người quét tước, những đám rêu xanh lục trải rộng mịn như nhung, trên đó hơi ẩm kết những hạt cườm tấm mưa bụi mát rượi. Không có gió nhưng rừng tùng vẫn reo mơ hồ, như mạch suối ngầm mùa xuân, như điệu nhạc khèn bát ngát của sơn nhân vắng lại từ núi cao. Tâm hồn tôi tự buông thả trong một trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn. Tôi nhắm mắt để nhìn thấy tỏa ra cái vừng sáng dịu dàng của giấc mơ nhẹ, nghe trong tiếng hát kia của loại tùng bách một điều gì đấy thật xa xôi, như là thuộc về muôn đời. Con chim gõ kiến ấn sĩ vẫn gõ đều nhịp thời gian, tiếng trầm và đục, trên một cây tùng nào đó." (Hoàng Phủ Ngọc Tường, Đời rừng trong Ai đã đặt tên cho dòng sông, NXB Kim Đồng, 1999, tr. 30-31). a. Trong đoạn văn bản trên, tác giả đã kết hợp những phương thức biểu đạt nào? b. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Không có gió nhưng rừng tùng vẫn reo mơ hồ, như mạch suối ngầm mùa xuân, như điệu nhạc khèn bát ngát của sơn nhân vắng lại từ núi cao.” Câu 2. “...Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất." (Trích Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, dẫn theo SGK Ngữ văn 6, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.138) Viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 12 câu) theo cách lập luận quy nạp trình bày suy nghĩ của em về những điều câu văn trên gợi ra. Câu 3. Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa Tu hú kêu trên những cánh đồng xa Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà? Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế. Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế! Mẹ cùng cha công tác bận không về, Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe, Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học, Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc, Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
- Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa? Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” [....] Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu, Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả, Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: - Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?... (Bằng Việt, Bếp lửa, SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2017, tr. 144 145) Cảm nhận của em về ba khổ thơ trên. --- Hết --
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI VÀO 10 CHUYÊN TOÁN - SƯ PHẠM HÀ NỘI NĂM HỌC 2019 - 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài thi: 90 phút Câu 1. “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ”. (Hành trang vào đời, NXB Tổng hợp TP HCM, 2008, tr.38) “Tôi đi dạo trên bãi biển khi hoàng hôn buông xuống. Biển đông người nhưng tôi lại chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống nhặt thứ gì đó lên và ném xuống. Tiền lại gần hơn, tôi thấy cậu đang nhặt những con sao biển bị thủy triều đánh dạt lên bờ và ném chúng trở lại đại dương. - Cháu đang làm gì vậy? - Những con sao biển này sắp chết vì thiếu nước, cháu phải giúp chúng! - Cháu có thấy là mình đang mất thời gian không? Có hàng ngàn con sao biển như vậy. Cháu không thể nào giúp được tất cả chúng. Rồi chúng cũng sẽ phải chết thôi. Cậu bé vẫn tiếp tục nhặt một con sao biển khác và nhìn tôi mỉm cười: - Cháu biết chứ! Nhưng cháu nghĩ mình có thể làm được điều gì đó, ít nhất là cứu sống những con sao biển này (Theo Hạt giống tâm hồn, Từ những điều bình dị, NXB Tổng hợp TP HCM, 2010, tr.132) Lấy câu nói và câu chuyện trên làm gợi ý, hãy viết một bài văn ngắn về chủ đề: Ý nghĩa của những điều nhỏ bé. Câu 2. Bằng hiểu biết và trải nghiệm văn học của mình, em hãy bàn luận về ý kiến dưới đây của một nhà thơ Mĩ: “Nhà thơ là người phát ngôn, người đặt tên, người đại diện cái đẹp... Dấu hiệu và bằng chứng của nhà thơ là ở chỗ anh ta nói được những lời người khác chưa từng nói”.
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI VÀO 10 CHUYÊN HÀ TĨNH NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN THI: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài thi: 150 phút Câu 1. (2.0 điểm) MÓN NỢ KHÔNG THỂ ĐÒI (trích) Mẹ đi đằng trước, con lẽo đẽo theo sau, buổi chợ sớm mai thưa người nhưng chộn rộn vì những câu hỏi riu ran của thằng nhỏ. Mẹ ơi con cá gì mà có cái mỏ dài quá vậy, thằng con chỉ tay vào con... vịt, Phi. Nhưng khi mẹ trả lời đấy là con vịt, nỗ giãy nảy, con vịt phải có lông chứ. Dăng đặc sau đó là những cátự hỏi khác, tại sao con cá kia lại nằm im , vì sao nó chết, ai làm nó chết. Tại sao cọng rau này màu tín, cọng rau kia màu xanh. Mẹ vẫn nhẫn nại trả lời con và diễn đạt làm cho giản dị, dễ hiểu. Chỉ câu hỏi "Mẹ ơi tại sao người ta đem bán cá em bé? Sao người ta không cho cá em bé đi học mẫu giáo mà ăn thịt tụi nó làm chi, tội nghiệp...?", mẹ phải ngẩn ra rất lâu, phân vân tìm câu trả lời. Nhưng không thể lờ đi, vì thằng con nước con mắt đầy xót thương nhìn ra, như chờ đợi, van xin, như cầu cứu. Trong cái thau gần đây nước hàng triệu con cả con (mà thằng nhỏ xem như bạn đồng trang lứa với nó) đang chen chúc nhau đớp không khí một cách tuyệt vọng. Lứa cánhỏ hơn đầu đũa ăn này thường là từ 15 đến 30 ngày tuổi, người ta gọi là rồng rồn. Hơi giống trẻ con, lúc mới chào đời rồng rồng có màu đỏ và ngả sang đen khi chúng lớn dần lên. Lúc ấy, chúng sẽ từ bỏ cái tên cúng cơm của mình, xúng xính với tên mới: cá lóc. [...] Đây cũng là khoảng thời gian mẹ đi chợ, hay thấy lòng buồn rợn ngợp. Đâu chỉ là cá rồng rộng, cuối chợ cũng cả rông rộng Trên nền chợ đẫm nước, bên mở rau đông xanh non, là những con ếch, nhái đã bị lột da tuyệt vọng chắp tay lay lia lịa, ọc ạch nhảy trên mâm, na cái bụng đứng lặc lè. Ai cũng có thể nhìn thấy muôn vàn hạt trắng nhỏ lấm tấm bên trong. Dài theo lối đi, người ta bày bán mấy con cá lóc ốm nhom vật vở bên cạnh lũ cá rô, cũng lép kẹp, chỉ bụng là quá khổ vì phải bọc lấy trứng. Cá quãng này ăn không béo, nhiều nhớt, tanh, thịt cứng, dai nhách. Dường như bọn cả đã cố ép xác, tự làm mình xấu đi, già đi, nhếch nhác, xóa dấu của sự hấp dẫn để bảo vệ lũ con sắp chào đời nhưng cũng không thoát khỏi bàn tay của con người, khốn khó thay. (Sống chậm thời @, Nguyễn Ngọc Tư - Lê Thiếu Nhơn, Nxb TN. 2006, tr.27,28,29) a. Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích trên. b. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ, các từ láy trong câu văn: “Trên nền chợ đảm nước, bên mớ rau đồng xanh non, là những con ếch, nhái đã bị lột da tuyệt vọng chắp tay lay lia lịa, ọc ạch nhảy trên mâm, na cái bụng đứng lặc lè”. c. Em suy nghĩ gì về ý nghĩa của nhan đề “Món nợ không thể đòi”? Câu 2. (3.0 điểm) CẬU BÉ QUẤY KHÓC VÀ ÔNG BỐ Khi Mark đi xe điện ngầm New York, có một cậu bé đang quấy khóc trên toa xe, còn người đàn ông có vẻ là cha nó lại ngồi yên một chỗ. Mọi người rất bất bình trước việc này, nhưng không ai dám nói ra. Mark ngôi thằng người lên và hỏi người đàn ông đó: "Anh không thấy là con anh đang làm ôn hay sao? Anh phải dỗ nó nín đi chứ!". Người đàn ông lúc này mới sực tỉnh: "Xin lỗi! Mẹ của thằng bé vừa qua đời tại bệnh viện cách đây tai giờ, tôi đang nghĩ phải làm thế nào sau này, nên... thành thật xin lỗi ạ!”. Mark chợt thấy hỏi hận vì sự thiếu nhã nhặn của mình. (9 bước rèn nhân cách, Kiều Văn - Thuần Nghi Oanh biên dịch, Nxb PN, 2009, tr.250) Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về thông điệp cuộc sống được gọi lên từ câu chuyện trên. Câu 3. (2.0 điểm) Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng “Tầm vóc và sức hấp dẫn của tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào chi tiết nghệ thuật. (Giáo trình Sáng tác Truyện ngắn, Văn Giá, Nxb LĐ, 2014, tr.68) Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng trải nghiệm đọc hiểu truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU Năm học 2019 - 2020 HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH LỚP 10 Môn thi: Ngữ văn (Chuyên) Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1 (3,0 điểm): “Nhưng xem kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió xoáy dữ tợn suốt một đêm dài, vẫn còn một chiếc lá thường xuân dựa trên bức tường gạch. Đây là chiếc lá cuối cùng. Vẫn còn có màu xanh thẫm gần cuống, nhưng với phần rìa te tua pha màu vàng của sự tàn tạ, chiếc lá vẫn dũng cảm bám vào cái cành cao dăm bảy mét cách mặt đất”. (Chiếc lá cuối cùng, SGK Ngữ văn 8, tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.87) Từ đoạn văn trên, anh/ chị hãy viết một bài nghị luận với một trong ba ý tưởng sau: - Đừng bao giờ đánh mất hy vọng. - Thiên nhiên là nguồn sống của con người. - Chiếc lá vẽ và chiếc lá thực. Câu 2 (7,0 điểm): Nguyễn Văn Trung cho rằng sứ mệnh của nhà văn “không phải chỉ giới hạn vàoinh hoạt tinh thần của cộng đồng. Sâu xa hơn nữa, họ duy việc phản ánh phục vụ kịp thời strì tình tự dân tộc bằng cách kết nối dĩ vãng với hiện tại trong công tác phản ảnh nếp sống hàng ngày của dân tộc qua những cộng đồng làm nên dân tộc đó (...). Cuộc đời cứ trôi đi, nếp sống của dân tộc cứ kế tiếp nhau thay đổi, nhưng những tình tự, ý nghĩ, rung động đã được ghi bằng những hình ảnh văn chương nghệ thuật vẫn còn mãi như một sợi dây tinh thần nối kết các lớp người, các thế hệ, các thời đại. Đứa con của dân tộc ngày nay cứ lần theo sợi dây đó mà tìm thấy gia tộc, nguồn gốc của mình”. (Nguyễn Văn Trung, Lược khảo văn học, tập một, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, tái bản năm 2019, tr.161) Trình bày suy nghĩ của anh chị về sự “duy trì tình tự dân tộc” trong nội dung và hình thức nghệ thuật của các tác phẩm văn học Việt Nam. Phân tích một vài tác phẩm đã học và đã đọc để làm rõ nhận định trên. ...Hết...
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU Năm học 2019 - 2020 HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH LỚP 10 Môn thi: Ngữ văn (Không Chuyên) Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1 (3,0 điểm): “Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới (1). Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu (2). Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu (3). Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề (4). Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bể phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng (5).” (Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới, Vũ Khoan, SGK Ngữ văn 9, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2014, tập hai, tr.27). a. Văn bản trên thuộc phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm) b. Chủ đề của văn bản trên là gi? (0,5 điểm). c. Giải thích từ “thiên hướng” và “thời thượng” trong câu (4) (0,5 điểm). d. Từ “Ấy” trong câu (4) thuộc từ loại gì và thay thế cho cái gì trong câu trước đó? (0,5 điểm) 6. Viết một đoạn văn ngắn (từ 7-10 câu) bản về lối “học chay, học vẹt” trong việc học hiện nay (1,0 điểm). Câu 2 (3,0 điểm): Chọn một hành vi mà anh/chị cho là thiếu văn minh trên mạng xã hội của giới trẻ hiện nay để viết một bài nghị luận ngắn khoảng một trang giấy. Câu 3 (4,0 điểm): Chọn một trong hai đề sau: Đề một: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giường to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió... (Tế Hanh, Quê hương, SGK Ngữ văn 8, tập hai, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2015, tr. 16) Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng, Ra đậu dặm xa dò bụng biên, Dàn đan thế trận lưới vây giăng. (Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá, SGK Ngữ văn 9, tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2015, tr. 140) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong hai đoạn thơ trên. Đề hai: Nhan đề của một tác phẩm văn học thường chứa đựng những thông điệp được gửi gắm trong nội dung tác phẩm và gợi mở những liên tưởng sâu sắc. Nêu suy nghĩ của anh/chị về nhận định trên. Hãy phân tích một nhan đề mà anh chị tâm đắc trong những tác phẩm đã học hoặc đã đọc.
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI VÀO 10 CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ HÒA BÌNH NĂM HỌC 2019 - 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài thi: 150 phút Câu 1: (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt vào được bên trong cơ thể một con trai. Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát. Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp... (Theo Lớn lên trong trái tim của mẹ, Bùi Xuân Lộc, NXB Trẻ, 2005) a. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. b. (0,5 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai.” c. (1,0 điểm) Hình ảnh viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp trong văn bản có ý nghĩa gì? d. (1,0 điểm) Bài học mà em rút ra được từ nội dung văn bản trên? (trả lời trong khoảng 3- 5 dòng). Câu 2: (2,0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn khoảng 15-20 dòng về chủ đề: tinh thần vượt khó trong cuộc sống. Câu 3: (5,0 điểm) Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên (Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2014) để thấy được vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. - Hết -
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN HƯNG YÊN NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn thi: Ngữ văn ĐỀ CHÍNH THỨC (Dành cho tất cả thí sinh) Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian giao đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Cha lại dắt con đi trên cát mịn, Ánh nắng chảy đầy vai Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ: “Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, Để con đi...!” Lời của con hay tiếng sóng thầm thì Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con. (Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm) Câu 1 (0,5 điểm): Tìm những từ láy có trong đoạn thơ trên. Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong đoạn thơ trên. Chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp. Câu 3 (1,0 điểm): Giải thích ý nghĩa của từ "chân trời" trong câu thơ “Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời". Hãy cho biết từ "chân” nói trên được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Câu 4 (1,5 điểm): Câu thơ "Ánh nắng chảy đầy vai" sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. II. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 10 câu), có sử dụng phép nối và thành phần biệt lập tình thái, trình bày suy nghĩ về chủ đề sau: Tình cảm yêu thương của người thân trong gia đình góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, tính cách, giúp ta lớn khôn. Lưu ý gạch chân từ ngữ làm phương tiện của phép nối và thành phần biệt lập tình thái. Câu 2 (4,0 điểm): Phân tích nhân vật ông Hai trong hai đoạn trích sau. Từ đó, nhận xét ngắn gọn về sự thay đổi trong tâm lí của nhân vật này 1. Ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi: - Nó… Nó vào chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng? Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh: - Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa. Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: - Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại… 2. Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô: - Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy! Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết… Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi là Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả. (Trích truyện ngắn Làng Kim Lân, Ngữ Văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục 2015). - Hết -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 Môn: HOÁ Khối A
6 p | 479 | 144
-
ĐỀ THI MÔN HOÁ - MÃ ĐỀ 175 - KỲ THI ĐẠI HỌC KHỐI A NĂM 2009
6 p | 349 | 132
-
Đề thi tuyển sinh cao đẳng 2012 môn Hóa khối B-Mã 517
6 p | 333 | 117
-
ĐỀ THI MÔN HOÁ - MÃ ĐỀ 263 - KỲ THI ĐẠI HỌC KHỐI A NĂM 2008
5 p | 302 | 97
-
ĐỀ THI MÔN HOÁ - MÃ ĐỀ 518 - KỲ THI ĐẠI HỌC KHỐI A NĂM 2008
5 p | 344 | 83
-
ĐỀ THI MÔN HOÁ - MÃ ĐỀ 329 - KỲ THI ĐẠI HỌC KHỐI A NĂM 2008
5 p | 245 | 81
-
Đề thi tuyển sinh đại học khối A năm 2012 môn Hóa-Mã 482
6 p | 186 | 60
-
ĐỀ THI MÔN HOÁ - MÃ ĐỀ 327 - KỲ THI ĐẠI HỌC KHỐI A NĂM 2009
6 p | 180 | 60
-
ĐỀ THI MÔN HOÁ - MÃ ĐỀ 794 - KỲ THI ĐẠI HỌC KHỐI A NĂM 2008
5 p | 215 | 60
-
Đáp án Đề thi tuyển sinh cao đẳng 2012 môn Hóa khối B
2 p | 235 | 43
-
ĐỀ THI MÔN HOÁ - MÃ ĐỀ 596 - KỲ THI ĐẠI HỌC KHỐI A NĂM 2009
6 p | 138 | 39
-
ĐỀ THI MÔN HOÁ - MÃ ĐỀ 438 - KỲ THI ĐẠI HỌC KHỐI A NĂM 2009
6 p | 152 | 38
-
ĐỀ THI MÔN HOÁ - MÃ ĐỀ 931 - KỲ THI ĐẠI HỌC KHỐI A NĂM 2008
5 p | 187 | 28
-
ĐỀ THI MÔN HOÁ - MÃ ĐỀ 605 - KỲ THI ĐẠI HỌC KHỐI A NĂM 2008
5 p | 133 | 26
-
Đề thi tuyể sinh cao đẳng năm 2011 môn hóa khối A mã 961
5 p | 108 | 22
-
32 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Đại học KHTN Hà Nội - Môn Toán có đáp án
129 p | 91 | 11
-
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC
2 p | 95 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn