intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ môn quản lý xây dựng

Chia sẻ: Le Trung Nghia | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

88
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đào tạo theo quy chế tín chỉ đang dần được áp dụng ở các trường đại học ở Việt Nam và bước đầu đã chứng tỏ được ưu thế so với phương thức đào tạo theo niên chế. Một trong những phương pháp học quan trọng trong đào tạo theo tín chỉ là phương pháp học theo nhóm Như chúng ta đã biết thì xây dựng dân dụng và công nghiệp là một nghành kỹ thuật đòi hỏi độ chính xác cao trong khâu tính toán cũng như thi công.Một công trình dân dụng thì không chỉ có một kỹ sư...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ môn quản lý xây dựng

  1. Bộ môn quản lý xây dựng
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN QUẢN LÍ XÂY DỰNG ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: 1) Lập một bản hợp đòng thi công xây dựng dụng và công nghiệp 2) Vị trí ,vai trò, tác dụng của hoạt động nhóm trong xây dựng dân dụng? Giá trị của nó đối với quá trình tổ chức làm bài thuyết trình trớp lớp của sinh viên nghành xây dựng. GVBM:NGUYỄN VĂN TRỊNH MSSV: 09510301283 LỚP: XD09A1
  3. Tiểu luận kỹ năng bản thân nghành xây dựng. Đào tạo theo quy chế tín chỉ đang dần được áp dụng ở các trường đại học ở Việt Nam và bước đầu đã chứng tỏ được ưu thế so vớ i phương thức đào tạo theo niên chế. Một trong những phương pháp học quan trọ ng trong đào tạo theo tín chỉ là phương pháp học theo nhóm Như chúng ta đã biết thì xây d ựng dân dụng và công nghiệp là một nghành kỹ thuật đòi hỏ i độ chính xác cao trong khâu tính toán cũng như thi công.Một công trình dân dụng thì không chỉ có một kỹ sư đảm nhiệm mà đội khi cần có nhiều kỹ sư hoạt động cùng một lúc để tạo nên một công trình hoàn hảo.và còn nhiều cá nhân khác nữa. Vậy mỗi người kỹ sư đảm nhiệ m một chức năng khác nhau một kết cấu khác nhau thì vấn đề đặt ra là làm thế nào để tạo nên một công trình thống nhất, nhất quán và phù hợp với từng nhiệm vụ của mỗi người kỹ sư .Do đó mà họ cần phải ngồi lạ i với nhau ,tạo thành nhóm để bàn bạc thảo luận về công trình đó, đưa ra những ý kiến của riêng mình để tạo nên một công trình hoàn hảo thống nhất. Vị trí của hoạt động nhóm trong xây dựng dân dụng là nó nằm ở vị trí khâu thiết kế và thi công là chính.Là một người kỹ s ư,kiế n trúc sư, bạn có thể không biết đến tất cả những chi tiế t của công trình.Mà cần những người khác để giúp mình hiểu về nh ững chi tiết ấy phải thực hiện như thế nào thi công ra sao. Bạn không thể làm một mình vì khi làm một mình bạn gặp sai phạm sẽ không có ai có thể thấy được những sai phạm đó. Điều đó là rất tai hại nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản và vật chất, con người và nhiều thứ khác .Nhưng trái lại khi hoạt động nhóm thì có nh iều người cùng hoạt động , nhiều suy nghĩ khác nhau thì những sai phạm của bạn sẽ dễ dàng nhận ra và nó sẽ được sữa chữa kịp thời nhanh chóng. Có những phần mà người kỹ s ư và kiến trúc sư không thống nhất với nhau thì sao. Ví dụ một chủ đầu tư kêu người kiến trúc xư hiết kế một công trình gì đó. Kiến trúc sư . thiết kế rất đẹp hình cong cong, tròn ,elip chẳng hạn ,vì vấn đề thẫ m mỹ đặt lên hàng đầu. Nhưng công trình đẹp là một chuyện mà thực hiện được hay không là một chuyện khác, vì vậy muốn tạo được một công trình như vậy thì người kiến trú
  4. sư cần phải bàn bạc vớ i người kỹ sư coi họ có tính kết cấu hay thi công công trình đó được hay, công trình có đảm bảo tính bền vững hay không. Người kỹ sư có thể thay đổi bản vẽ để dễ dàng tính toán hơn vv… Qua những ví dụ trên thì ta thấy vai trò thảo luận hay làm việc nhóm là hết sức quan trọng, nó tạo điề u kiện cho những cá nhân học hỏ i them nhựng kiến th ức mà co lẻ những kiên thức đó không bao giờ bạn có thể tìm ra được.Trong hoạt động nhóm ai cũng có thể đưa ra những ý kiến hay quan điểm của mình dù đúng hay sai.Và tất nhiên ai cũng có thể bảo vệ quan điể m hay ý kiến của mình cũng như phản bác ý kiến của người khác nếu có lí lẻ hay luận cứ , luận điểm đúng đắm có tính thuyết phục người khác. Một điều khác là khi làm việc nhóm về công trình dân dụng thì người kỹ sư bạn cần bít thống nhất vớ i mọi người khác và với những người cùng chuyên nghành với mình như với những người kỹ sư khác. Ví dụ như người kỹ sư A tính kết cấu của phần than công trình, người B thì tính kết cấu phần móng công trình thì mấu chốt vấn đề là giữa thân và móng lien kế t với nhau như thế nào là điều quan trọng, là yếu tố mà họ phả i tranh luận tìm ra giải pháp tối ưu nhất, thiêt thực nhất. Với quá trình thi công nếu bản vẽ không thống nhất hay sai một chỗ nào đó thì người công nhân tất nhiên sẽ làm sai theo những chi tiết có torng bản vẽ suy ra kết cục thì mọi người cũng thừa biết . Trong hoạt động nhóm còn giúp ta có thể tìm ra những vấn đề mới đôi khi mọi người không để ý .Ngoài những điều nói trên thì hoạt động nhóm giúp chúng ta hình thành tác phong công nghiệp những điều mà bãn luôn cần phải có trong xã hội hiện nay. Vì hoạt động của bạn luôn song song hoạt động của người khác,nói đúng hơn là ảnh hưởng đến người khác.Nó còn giúp chúng ta nâng cao tinh thần tự giác, tinh thần trách nhiệ m đồi với đồ ng nghiệp, giống như “một con én không làm nên mùa xuân” . Để làm việc nhóm một cách có hiệu quả chúng ta cần chú ý đến tinh thần hoạt động nhóm. Trước hết ta cấn hiểu nhóm là gì Định nghĩa Nhóm
  5. Không quá nhiều người (5-7 người) o Có chung sở thích, đam mê, giá tr ị và nền tảng o Họp lại với nhau để hoàn thành những nhiệm vụ hay những mục tiêu ngắn và o cụ thể Mỗ i thành viên trong nhóm đảm trách những vai trò và hành động cụ thể để o hoàn thành mục tiêu đề ra. Bạn đã bao giờ xem một trận bóng rổ, trong đó có một cầu thủ luôn ghi điểm hầ u như bất cứ lúc nào anh ta giành được bóng? Đồng đội của anh ta chuyền bóng cho anh mỗi khi họ ở vào vị trí bất lợ i hoặc bị cầu thủ đối phương kèm chặt. Nhưng vẫn có những người quá ham bóng, chẳng bao giờ chịu chuyền ngay cả khi đồng độ i đang ở vị trí thuận lợi dễ đưa bóng vào rổ. Ví dụ này minh họa cho một tinh thần không hợp tác mà bạn phải theo dõi trong nhóm của mình. Đặc biệt, hãy kiể m tra xem liệu các thành viên trong nhóm có chia sẻ công việc khi họ tiến tới mục tiêu hay không, hoặc liệu có một cá nhân đang cố làm tất cả hay không. Mặc dù thành viên này có năng lực thật sự, nhưng cách hành xử của anh ta cũng sẽ ngăn cản sự tham gia của người khác và làm chậm toàn bộ tiến trình. Ngoài ra, hãy để ý đến tất cả mọi thành viên, kể cả trưởng nhóm, nếu họ có những biểu hiện sau đây: + Có vẻ luôn ca ngợi thái quá về thành tích của nhóm + Luôn nài ép nhận được phần lớn hơn trong nguồn lực của nhóm + Thường che giấu hoặc không sẵn lòng chia sẻ thông tin Những hành vi như vậy sẽ làm suy yếu sự tận tâm của mọi người và giảm sự gắn kết trong nhóm. Tất cả các thành viên trong nhóm phải có trách nhiệm loại bỏ những hành vi đó. Bạn sẽ nhận ra sự hợp tác lành mạnh, nếu bạn quan sát thấy các thành viên trong nhóm làm những điều sau: + Đặt quyền lợi của nhóm lên trên quyền lợi bản thân + Trao một phần ngân sách, thời gian sử dụng phòng thí nghiệm, hay các nguồn lực khác mà họ có cho thành viên cùng nhóm, nếu người này có thể sử dụng hiệu quả hơn
  6. + Nhiệt tình chia sẻ niềm tin vào sự thành công + Làm thêm giờ cho các dự án của nhóm + Xử lý những điểm khác biệt và đề ra lịch trình giữa các thành viên + Ngăn cản không để sự bất đồng trở thành vấn đề cá nhân. Chúng ta cần tuân theo quy luật của hoạt động nhóm 15 quy luật làm việc theo nhóm: 1. Quy luật về tầm quan trọng: Một cá nhân riêng lẻ không thể tạo ra thành công lớn được. 2. Quy luật toàn cảnh: Mục tiêu quan trọng hơn là vai trò. 3. Quy luật thích hợp: Tất cả mọi người đều có điểm mạnh riêng của mình. 4. Quy luật thách thức lớn: Thử thách càng lớn thì yêu cầu làm việc theo nhóm càng cao. 5. Quy luật chuỗi: Sức mạnh của cả đội sẽ bị ảnh hưởng nếu như có một liên kết yếu nào đó. 6. Quy luật xúc tác: Những nhóm làm việc thành công có những cá nhân có thể thay đổi mọi thứ. 7. Quy luật tầm nhìn: Tầm nhìn giúp cho mọi thành viên có phương hướng hoạt động và sự tự tin. 8. Quy luật “con sâu làm rầu nồi canh”: Những thái độ không tốt có thể làm hỏng cả đội. 9. Quy luật về lòng tin: Những người cùng làm việc trong nhóm phải tin tuởng lẫn nhau khi làm việc. 10. Quy luật chi phí: Nhóm làm việc sẽ thất bại trong việc vươn tới tiềm lực của mình khi thất bại trong việc trả giá.
  7. 11. Quy luật ghi điểm: Nhóm có thể tạo ra những điều chỉnh khi biết rõ vị trí của mình. 12. Quy luật vị trí: Những nhóm giỏi có tầm hiểu biết rộng. 13. Quy luật nhận dạng: Những giá trị chung xác định rõ bản chất của nhóm. 14. Quy luật giao tiếp: Sự tác động lẫn nhau kích thích hoạt động tốt hơn. 15. Quy luật về sự lợi thế: Sự khác nhau giữa hai nhóm làm việc hiệu quả tương tự nhau là khả năng lãnh đạo. Lưu ý đến quy trình của nhóm Trước hoặc ngay sau khi ra mắt nhóm, tất cả các nhiệm vụ theo yêu cầu của nhóm phải được xác định, phân công cho thành viên phù hợp, đồng thời đề ra thời hạn hoàn tất. Công việc hoạch định, phân công và sắp xếp thời gian này đòi hỏi ở bạn khả năng phân tích mục tiêu tốt, đồng thời yêu cầu một số kỹ năng tổ chức và giải quyết vấn đề. Việc trình bày tất cả các nhiệm vụ này vào một biểu đồ PERT hoặc Gantt sẽ làm cho tất cả nhiệm vụ có vẻ hợp lý hơn, thậm chí đơn giản hơn rất nhiều. Đáng tiếc là những biểu đồ này vẫn còn thiếu một yếu tố, đó là quy trình của nhóm. Và những quy trình này thường là yếu tố quan trọng nhất trong công việc thực hiện theo nhóm. Chúng là dấu hiệu cho thấy mọi chi tiết trong nhóm đang được phối kết một cách hợp lý. Các quy trình của nhóm có thể được định nghĩa là sự hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các thành viên và trưởng nhóm. Những quy trình này có thể thành công hoặc thất bại. Sự hợp tác và chia sẻ thông tin hiệu quả sẽ giúp nhóm tiến đến mục tiêu nhanh chóng và dễ dàng. Ngược lại, cho dù các cá nhân hoàn thành phần việc của mình một cách xuất sắc, họ hầu như vẫn không thể tạo ra hiệu suất hoạt động nhóm như nhà tài trợ và tổ chức mong đợi. Nếu bạn là trưởng nhóm, bạn có
  8. nhiệm vụ quan tâm chặt chẽ đến các quy trình của nhóm. Bạn phải xác định xem các quy trình đó đang hoạt động thế nào. Nếu chúng đang hoạt động kém hiệu quả, bạn phải tìm ra nguyên nhân để tìm ra cách giải quyết phù hợp. Lợi ích hay tác dụng của hoạt động nhóm. 1. Mọi thành viên trong tổ chức sẽ càng đồng lòng hướng tới mục tiêu và dốc sức cho thành công chung của tập thể khi họ cùng nhau xác định và vạch ra phương pháp đạt được chúng. 2. Là thành viên của một nhóm, họ có cảm giác kiểm soát được cuộc sống của mình tốt hơn và không phải chịu đựng sự chuyên quyền của bất cứ người lãnh đạo nào. 3. Khi các thành viên cùng góp sức giải quyết một vấn đề chung, họ học hỏi được cách xử lý mọi nhiệm vụ đơn giản hay khó khăn; họ học hỏi từ những thành viên khác . Thúc đẩy quản lý theo nhóm là cách tốt nhất để phát huy năng lực của các nhân viên (một hình thức đào tạo tại chức). 4. Hoạt động theo nhóm mang lại cơ hội cho các thành viên thoả mãn những nhu cầu về bản ngã, được đón nhận và thể hiện mọi tiềm năng. 5. Quản lý theo nhóm giúp phá vỡ bức tường ngăn cách, tạo sự cởi mở và thân thiện giữa các thành viên trong nhóm 6. Thông qua việc quản lý theo nhóm, các thành viên có thể học hỏi và vận dụng phong cách ứng xử của những người bạn của mình của mình. Điều đó tạo sự thống nhất về cách quản lý trong tổ chức. 7. Hoạt động theo nhóm giúp phát huy khả năng phối hợp những bộ óc sáng tạo để đưa các quyết định đúng đắn. GIÁ TRỊ CỦA HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC LÀM BÀI TẬP THUYẾT TRÌNH TRƯỚC LỚP CỦA SINH VIÊN NGHÀNH XÂY DỰNG. Để làm một bài thuyết trình là một việc hoàn toàn không hề dễ dàng chút nào.Có rất nhiều việc chúng ta cần phả i làm để tạo ra một bài thuyết trình hoàn hảo. Cả nhóm phải ngồi lại với nhau cùng lúc .Trong khi thảo luận làm bài thuyết trình phải đặt lợi ích của nhóm trên lợi ích cá nhân,không có bất kì mâu thuẫn nào ngoài việc cố gắng làm tốt bày thuyết trình của nhóm ra, để chung1 ta cùng đưa nhóm đi lên.
  9. Tất cả mọ i người cần đưa ra nh ững ý kiế n của mình dù đúng hay là sai để có thể trao đổi với nhau trong qúa trình hoạt động nhóm .Những điều đó là rất có ích cho họ và cho các thành viện trong nhóm nữa. Bất kể ai trong nhóm cũng có quyền tranh luận phản bác ý kiến của người khác nếu thấy nó sai hoặc không đem lạ i lợi ích cho nhóm của mình .Và bạn phải cố gắng thuyết phục và lắng nghe qua điểm của ngườ i khác đừng quá áp đặt hay duy ý chí. Bạn cần trao đổi với tinh thần cởi mở thẳng thắn không gò bó hay ép buộc, không có gì phải sợ và ngần ngại khi làm việc với nhau c1o như thế thì chúng ta mới hiểu nhau và giúp đỡ nhau nhiều hơn trong quá trình học tập. Một lợi ích thiết thực mà hoạt động nhóm đem lại là bạn cảm thấy mình tự tin hơn trước đám đông dám bày tỏ quan điểm của mình, dám nói nh ững điều mình suy nghĩ.Bạn sẽ hòa đồng hơn, kết được bạn nhiều hơn hiểu nhau hơn để sau này họ có thể giúp đở nhau trong học tập . Khi làm bài thuyế t trình mình cần thống nhất cần nói gì và làm gì trong bài thuyết trình trước mọi người. Để những cá nhân không thấ y bỡ ngỡ. lạc lõng , cừng nhắc đảm bảo tính logic trong bài nói trước lớp.Để n gười chiếu máy và người thuyết trình thống nhất với nhau không lộn xộn. Chính điều đó mà nhóm bạn cần phải có một người nhóm trưởng Tùy theo mức độ tham gia của mọi người mà các hình thức hợp tác trong nhóm có thể rất hiệu quả, không hiệu quả, hoặc thậm chí còn gây chia rẽ. Nhiệm vụ của trưởng nhóm và các thành viên là phải kiểm tra các hình thức phối hợp này và kịp thời can thiệp khi cần thiết để đảm bảo rằng mọi người sẽ làm việc với nhau một cách hiệu quả, cũng như các phương pháp phối hợp và tương tác sẽ đưa họ tiến đến mục tiêu theo đúng lịch trình đã đ ịnh. Sau đây là quy trình xây dựng nhóm làm việc theo năng suát cao.
  10. 2. XÂY DỰNG NHÓM LÀM VIỆC NĂNG SUẤT CAO 3. Nhóm năng suất cao o 5 đặc điểm của nhóm làm việc hiệu quả: o Tự cam kết làm việc hiệ u quả (self -generated commitment): o Mỗ i thành viên là 1 ch ủ thể trong nhóm o Chủ động hoàn thành nhiệm vụ cụ thể của mình trong nhóm o Chủ động đưa ý kiến và ra quyết định 4. Bàn bạc o Thỏa thuận thông qua nhất trí (Agreement through consensus): o Biểu quyết o Hạn chế ý kiến và cả m giác cá nhân o Xung đột phải được giải quyết dựa trên sự nhất trí của toàn bộ thành viên o Quá trình đi đến quyết định và chiến lược hành động không được thể hiện sở thích, nhu cầu, mong muốn hay khả năng của 1 cá nhân 5. Mâu thuẫn trong nhóm o Xung đột và sáng tạo lành mạnh (Healthy degree of conflict & creativity): o Xung đột lành mạnh nếu nó tạo tiền đề cho sự sáng tạo và thành quả cao o Sự không nhất quán dẫn đến việc đưa ra những ý kiến sáng tạo o Xung đột phải được kiểm soát tránh dẫn đến tác động tiêu cực 6. Giao tiếp trong nhóm o Giao tiếp ở mức độ cao liên kế t 3 đặc điểm trên o Kích thích tinh thần trách nhiệ m và cách cư xử thích hợp của mỗi thành viên o Mỗ i thành viên hiểu rõ cách cư xử, ý kiến và hành động của nhau o Chấp nhận cả nhận xét tích cực lẫn tiêu cực o Sẳn sàng cộng tác dựa trên nỗ lực chung và chia sẽ thông tin 7. Chia sẻ quyền lực (Empowerment): o Tạo cảm giác là người gây ảnh hưởng, kích thích thành viên ra quyết định và thực thi quyết định o Chia sẻ quyền lực: kích thích phát triển năng lực cá nhân, kỹ năng và sở thích o Chia sẻ tầ m nhìn: nhìn thấy mục tiêu lớn và tìm ra những thách thức o Chia sẽ trách nhiệ m o Chia sẻ mức độ đáp ứng: vạch ra những cơ hội phát triển mới . 8. Thời điể m hoạt động nhóm o Một mục tiêu kinh doanh cụ thể cần phả i có định hướng hình thành nhóm o Có đủ thờ i gian thảo luận và những quyết đ ịnh mang tính cân nhắc o Một cá nhân độc lập không có đủ kiến thức và kỹ năng để hoàn thành mục tiêu o Kiến thức và kỹ năng để thực hiện mục tiêu hiện đang có trong nội lực của DN hoặc có thể tuyển dụng được o Làm việc theo nhóm có thể đưa ra quyết định đúng và duy tr ì tinh thần trong DN
  11. 9. Kết quả công việc nhóm phải tác động đến DN cả chiều ngang lẫn chiều sâu o Những quyết định phải có chất lượng hơn và phải có nhiều hoạt động hơn so o với làm việc cá nhân Làm việc theo nhóm giúp làm giả m nguy cơ thất bạ i o Cần có sự đa dạng về trình độ và kinh nghiệ m và tầng lớp của những người o trong nhóm để đưa ra những quyết định tối ưu 10. Thuận lợi của làm việc theo nhóm 1. Thuận lợ i đối với cá nhân: o Ít áp lực hơn so với làm việc cá nhân o Giảm sự hốt hoảng và tính vô dụng khi đương đầu với những mục tiêu lớn o Đúc kết thêm nhiều kinh nghiệm khi làm việc với người khác o Tăng cường tính hợp tác và xây dựng trong DN o 11. Đánh giá cao phần thưởng tinh thần (internal awards) khi hoàn thành công việc o nhóm Có nhiều động lực hơn đển hoàn thành công việc o Năng suất công việc hiệ u quả hơn so với làm việc cá nhân o 12. Thuận lợi đố i với cấp quản lí o Ít căng thẳng và áp lực để hoàn thành mục tiêu vì làm việc nhóm giúp tăng o năng suất, lãi suất, sự trung thành và xóa bỏ căng thẳng trong nộ i bộ Công tác quản lí nhóm dễ dàng hơn quản lí từng cá nhân vì nhóm thường hoạt đông theo kiểu bán phân quyền Các kĩ năng để nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm A. Kĩ năng con người (thành viên trong nhóm. 1. Lăng nghe: - Đây là mộ t trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. K ỹ năng này phản ánh sự tôn trọng (hay xây dựng) ý kiến giữa các thành viên. -Hãy cởi mở để lắng nghe, tiếp thu mọ i ý kiến từ phía các nhân viên. Nhiều công ty đã sẵn sàng bỏ ra hàng trăm ngàn đô la để hỏi ý kiến những nhà tư vấn mà không biết là chính nhân viên mới là người hiểu rõ công việc để đưa ra nhữ ng ý kiến hợp lý nhất.
  12. 2. Chất vấn: Qua cách thức mỗi người đặt câu hỏi, chúng ta có thể nhận biết mức độ tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề c ho các thành viên khác c ủa họ. 3. Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tư ởng đã đưa ra. Đồng thời họ c ần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình. 4. Tôn trọ ng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của nhữ ng ngườ i khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực. 5. Trợ giúp: Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau. Khi gặp các vấn đề khó khăn trong công việc cũng như cuộc sống các thành viên nên có ý thức giúp đỡ nhau khi có thành viên yêu c ầu được giúp đỡ. Như vậy sẽ thể hiện được tính đồng độ i trong nhóm, tạo cảm giác gần gũi giữa các thành viên. Tránh được suy nghĩ việc c ủa ai người đó làm trong mỗ i thành viên. 6. Sẻ chia và chia sẻ thông tin: - Các thành viên đưa ra ý kiến và tường thuật cách họ nghĩ ra nó cho nhau. Từ đó các thành viên sẽ cho ý kiến phân tích những điểm thuận lợ i, bất lợi… giúp cho ý tưởng đó hoàn thiện hơn. - Khi bạn là mộ t trư ởng nhóm hãy chia sẻ thông tin với thành viên nhóm: Những tin đồn là một chiếc kim rút dần đi nhuệ khí và năng suất làm việc. Bạn nên học cách đối xử với nhân viên sao cho cở i mở và chân thành. Hãy hứa với họ là sẽ luôn là người thông báo sớm nhất mọ i tin tứ c trong chính sách của công ty để nhận việc khỏi rơi vào cảnh thấp thỏm, mong chờ . 7. Chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra. Tục ngữ có câu “ một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao”. Do vậy công việc không chỉ là của riêng một thành viên nào mà các thành viên đều phải co trách nhiệm đóng góp ý kiến để tham gia thự c hiện kế hoạch nhóm. B. Kĩ năng hoạt động nhóm (các công việc của nhóm ) 1. Đặt mục tiêu Các thành viên cần phải làm việc theo mục tiêu c ủa cá nhân và theo nhóm. Hãy yêu cầu họ đặt ra cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Đây là điều khích lệ cho các nhóm làm việc một cách độc lập bởi áp lực cũng như lòng tự ái cá nhân sẽ giúp giảm thiểu đi những sai sót không đáng có. 2. Tập trung vào một mục tiêu chung
  13. Hãy giải thích nhữ ng mục tiêu, kế hoạch của công ty một cách rõ ràng. Mọi người thư ờng quá tập trung vào giải quyết những vấn đề hàng ngày tới mức quên đi mất tầm nhìn của một công ty. Khi mà một số thành viên của một nhóm tập trung gánh vác công việc, thì số còn lại nên dành nhiều thời gian cho việc nhìn lại các tiến trình để hạn chế những rủi ro trong tương lai. 3. Phân công rõ ràng vai trò từng cá nhân Hãy chỉ ra trách nhiệm của từng thành viên trong một đội, đó là yếu tố để làm nên thành công. Hiểu rõ từng nhiệm vụ sẽ giúp mọi người làm việc vớ i tinh thần cộng tác hơn. Cũng có thể khuyến khích các nhóm tự phân công công việc. Họ sẽ cảm thấy cần phải có trách nhiệm nhiều hơn nếu họ được tự cầm nắm công việc trong tay. C. Các kĩ năng hoạt động khác 1. Thiết lập sự tín nhiệm. Vớ i tư cách là nhóm trưởng bạn hãy làm sao để trong mắt nhân viên bạn trở thành mộ t người đáng tin cậy. Mỗi lời nói c ủa bạn phải là có một giá trị. Đừng bao giờ sai sót hay chậm trễ trong vấn đề lương, thưởng, điều đó sẽ làm nhân viên có cái nhìn khác về bạn. - Còn nếu bạn chỉ là một thành viên trong nhóm bạn cũng c ần tạo sự tín nhiệm với chính đồng nghiệp của bạn và vớ i cấp trên của bạn. nếu họ tin tưởng và tín nhiệm vào cách làm việc c ủa bạn thì bạn mớ i có cơ hộ i cùng làm việc vớ i họ lần thứ hai. 2. Biết nhẫn nại Nếu một nhóm chưa biết cách làm việc một cách chuyên nghiệp, hãy cho họ thời gian để tìm ra hướng đi của mình. Hãy quan sát từ xa cách họ làm việc và nếu họ không biết cách để giải quyết những mâu thuẫn thường có trong một nhóm thì lúc đó mớ i hành động. Nếu thấy cần thiết có thể loại bỏ một vài cá nhân không có tinh thần hợp tác để công việc trôi chảy hơn. 3. Biết động viên Kêu gọi các thành viên trong mộ t nhóm cùng chung s ức đóng góp cho công việc. Động viên họ c ùng học hỏi để nâng cao kiến thứ c. Biết khích lệ họ phát huy những khả năng tiềm ẩn để nâng cao hiệu quả công việc.
  14. 4. Trao giải theo từ ng nhóm. Đưa ra những giải thưởng cho độ i thay vì cho từ ng cá nhân. Điều này sẽ khích lệ tinh thần làm việc đồng đội. Hãy trao giải cho những cố ng hiến, những nỗ lực của họ c ho thành công của công việc. 5. Hãy nhiệt tình Nhiệt huyết như là một virut, nó dễ dàng lây từ người này sang người khác. Hãy lạc quan và luôn có hy vọ ng vào nhữ ng điều to lớn mà các nhóm có thể làm được, họ sẽ không làm bạn thất vọ ng đâu. 6. Tạo niềm vui Tinh thần của một đội luôn là sự đoàn kết. Hãy dành thời gian để cùng nhau làm nên tiếng cười. Gắn kết họ bằng những bữa ăn trưa hay một vài cốc bia cuối giờ làm việc. Khi mà các thành viên đã coi nhau như anh em thì sự cộng tác cũng như sáng tạo trong công việc sẽ hết sức hiệu quả.
  15. Đào tạo theo quy chế tín chỉ đang dần được áp dụng ở các trường đại học ở Việt Nam và bước đầu đã chứng tỏ được ưu thế so với phương thức đào tạo theo niên chế. Một trong những phương pháp học quan trọng trong đào tạo theo tín chỉ là phương pháp học theo nhóm Là sinh viên được đào tạo theo phương thức tín chỉ chắc hẳn các bạn đã biết và quen với những khái niệm như: bài tập nhóm, thảo luận nhóm, làm việc theo nhóm… Nhưng không phải với bất kì sinh viên, hay nhóm sinh viên nào cũng khai thác hết được tính tích cực của phương pháp học tập này. Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ chính những người sinh viên, hay đôi khi từ những lí do khách quan khác. Những ưu thế từ phương pháp học tập này hầu như sinh viên nào cũng nhận thức được và không thể phủ nhận. Học tập trong môi trường nhóm sẽ thúc đẩy sự tích cực học tập của cá nhân, tạo sự gắn kết trong một cộng đồng. Trong khi làm việc nhóm, những mâu thuẫn sẽ nảy sinh từ đó sinh viên phải giải quyết “xung đột”. Từ
  16. đó, họ sẽ có khả năng giải quyết những mâu thuẫn, thuyết phục người khác trong những hoàn cảnh có thể bắt gặp trong cuộc sống sau này. Tinh thần học hỏi và khả năng lắng nghe người khác cũng sẽ là điều mà sinh viên sẽ học hỏi đ ược. Những kĩ năng này là rất quan trọng khi các bạn bước ra môi trường làm việc và đây sẽ là tiền đề tốt để biết cách làm việc trong một môi trường tập thể. Làm việc, thảo luận theo nhóm không chỉ đơn thuần là do yêu cầu của giảng viên đề ra cho sinh viên mà quan trọng hơn nó còn là cách học tập, nghiên cứu của sinh viên. Học tập nhóm sẽ tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân, từ đó sản phẩm học tập sẽ giàu tính sáng tạo. Những phương pháp tối ưu nhất sẽ được lựa chọn từ những ý kiến được nêu ra. Sản phẩm học tập lúc này cũng sẽ là kết quả của tất cả các thành viên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2