Luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn: Xây dựng chương trình ngoại khóa văn học cho học sinh lớp 11 Trường THPT tỉnh Trà Vinh
lượt xem 10
download
Bài viết nghiên cứu lịch sử vấn đề và phát hiện, rút ra những kết luận cần thiết về cơ sở lí luận thông qua việc tìm hiểu các tư liệu, giáo trình, các bài nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài. Thiết kế một kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể nhằm minh hoạ cho quy trình đã xây dựng; tổ chức thực nghiệm để rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả và tính khả thi của việc ứng dụng đề tài vào thực tiễn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn: Xây dựng chương trình ngoại khóa văn học cho học sinh lớp 11 Trường THPT tỉnh Trà Vinh
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ____________________________ ISO 9001:2008 BÙI THỊ THƯƠNG XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHÓA VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 TRƯỜNG THPT TỈNH TRÀ VINH Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN NGỮ VĂN Mã số: 60140111 LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THANH BÌNH TRÀ VINH, NĂM 2015
- TÓM TẮT Ngoại khoá văn học (NKVH) là một hình thức tự học tích cực, hiệu quả nhằm mở rộng kiến thức văn học, kiến thức xã hội, giáo dục đạo đức, lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người, phát triển kĩ năng sống cho HS, góp phần nâng cao chất lượng của giờ học chính khóa, v.v. Để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học Văn, phát triển toàn diện năng lực sáng tạo, tự học của HS, đa dạng hoá các hình thức giáo dục – dạy học trong chương trình Ngữ văn THPT hiện hành, đề tài Xây dựng chương trình ngoại khóa văn học cho học sinh lớp 11 trường THPT tỉnh Trà Vinh xác định những nhiệm vụ cơ bản sau: - Xác định cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng chương trình NKVH cho HS lớp 11 trường THPT. - Đề xuất quy trình, cách thức xây dựng và vận dụng chương trình NKVH cho học sinh lớp 11 trường THPT trên cả hai phương diện: đọc ngoại khoá văn học (ĐNKVH) và hoạt động ngoại khoá văn học (HĐNKVH). - Thiết kế giáo án, tổ chức dạy học thực nghiệm để đánh giá kết quả và tính khả thi của việc ứng dụng đề tài vào thực tiễn giảng dạy. Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài Cơ sở lí luận của đề tài gồm cơ sở giáo dục học (nguyên lí học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội), cơ sở lí luận dạy học (hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp), cơ sở lí luận và phương pháp dạy học Văn (dạy học Văn gắn liền với cuộc sống). - iii -
- Cơ sở thực tiễn của đề tài được hình thành từ việc khảo sát thực trạng tổ chức NKVH nói chung (qua tổng hợp ý kiến trên các phương tiện thông tin đại chúng) và thực trạng tổ chức NKVH ở thành phố Trà Vinh nói riêng (qua các bảng hỏi, phiếu điều tra). Chương 2: Đề xuất chương trình NKVH cho HS lớp 11 Trên cơ sở làm rõ khái niệm; vị trí, vai trò; mục tiêu; nhiệm vụ; đặc điểm; nguyên tắc tổ chức NKVH, luận văn triển khai xây dựng chương trình ĐNKVH (qua 3 hình thức cơ bản: đọc các tác phẩm có cùng tác giả, đọc các tác phẩm có cùng đề tài, đọc các tác phẩm có cùng thể loại) và chương trình HĐNKVH (qua 7 hình thức: Đố vui văn học; Sân khấu hóa tác phẩm; Sáng tác văn học; Tham quan, dã ngoại; Trao đổi giao lưu với các tác giả đương thời; Thi kiến thức văn học; Sưu tầm văn học địa phương); thiết kế thử nghiệm ĐNKVH cho cho bài học “Chiều tối” và HĐNKVH cho hình thức Đố vui văn học. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm Tập trung mô tả và phân tích một số dữ liệu cơ bản, đánh giá kết quả thực nghiệm, xác định những việc làm được và chưa làm được trong quá trình thực nghiệm…. để mở rộng phạm vi ứng dụng của luận văn vào thực tế giảng dạy sau này. Kết luận - NKVH được thực hiện dựa trên sự tự nguyện, tự giác của HS, đồng thời gắn với mục tiêu, nội dung của chương trình chính khóa. - Tổ chức NKVH là công việc vừa có ý nghĩa thực tiễn, vừa có ý nghĩa khoa học. - NKVH là một hình thức để đánh giá HS theo quan điểm phát triển toàn diện. - Dù mang tính chất thử nghiệm nhưng GV Ngữ văn các trường THPT tỉnh Trà Vinh có thể điều chỉnh, bổ sung và vận dụng một cách sáng tạo một số kết quả nghiên cứu của luận văn vào thực tế dạy học của mình. - iv -
- MỤC LỤC Trang tựa Quyết định giao đề tài LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................ix DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................x MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài....................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................5 3. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................8 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................8 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................8 6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................8 7. Đóng góp của luận văn .........................................................................................9 8. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................9 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...........................10 1.1. Cơ sở lí luận .....................................................................................................10 1.1.1. Cơ sở giáo dục học......................................................................................10 1.1.1.1. Nguyên lý giáo dục..............................................................................10 1.1.1.2. Mục tiêu giáo dục ................................................................................11 1.1.2. Cơ sở lí luận dạy học ..................................................................................12 1.1.2.1. Khái niệm ............................................................................................ 12 1.1.2.2. Vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ............................... 13 1.1.3. Cơ sở lí luận và phương pháp dạy học Văn ................................................14 1.1.3.1. Mục tiêu bộ môn Ngữ văn ...................................................................14 1.1.3.2. Đặc điểm bộ môn Ngữ văn..................................................................16 - v-
- 1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................17 1.2.1. Khảo sát thực trạng .....................................................................................17 1.2.2. Kết quả khảo sát ..........................................................................................19 Chương 2: ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHÓA VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 .................................................................................................36 2.1. Hoạt động ngoại khoá ......................................................................................36 2.1.1. Khái niệm ....................................................................................................36 2.1.2. Vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khoá .....................................................37 2.1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ của hoạt động ngoại khoá ...........................................38 2.1.4. Đặc điểm của hoạt động ngoại khóa ...........................................................39 2.1.5. Nguyên tắc tổ chức hoạt động ngoại khoá..................................................40 2.1.5.1. Nguyên tắc về tính mục đích và kế hoạch ...........................................40 2.1.5.2. Nguyên tắc về tính tự nguyện, tự giác.................................................41 2.1.5.3. Nguyên tắc kết hợp lãnh đạo sư phạm của thầy với tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh .................................................................................41 2.1.5.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ......................................................41 2.2. Ngoại khóa văn học .........................................................................................41 2.2.1. Khái niệm ....................................................................................................41 2.2.2. Đọc ngoại khoá văn học .............................................................................42 2.2.3. Hoạt động ngoại khoá văn học ...................................................................44 2.3. Vai trò của ngoại khóa văn học........................................................................46 2.4. Mục đích, yêu cầu của ngoại khóa văn học .....................................................47 2.4.1. Mục đích của ngoại khóa văn học .............................................................. 47 2.4.2. Yêu cầu của ngoại khóa văn học ................................................................ 48 2.4.2.1. Yêu cầu về hình thức ...........................................................................48 2.4.2.2. Yêu cầu về nội dung ............................................................................48 2.5. Nguyên tắc xây dựng chương trình ngoại khóa văn học .................................49 2.5.1. Nguyên tắc xây dựng chương trình đọc ngoại khóa văn học .....................49 - vi -
- 2.5.1.1. Nguyên tắc kết hợp chặt chẽ và logic giữa đọc ngoại khóa với chương trình chính khóa ................................................................................................ 49 2.5.1.2. Nguyên tắc phù hợp với hứng thú đọc của học sinh ...........................50 2.5.1.3. Nguyên tắc hệ thống ............................................................................50 2.5.1.4. Nguyên tắc phát huy tính tích cực của học sinh .................................51 2.5.2. Nguyên tắc xây dựng chương trình hoạt động ngoại khóa văn học ...........51 2.5.2.1. Nguyên tắc gắn với thực tiễn đời sống ................................................52 2.5.2.2. Nguyên tắc phối hợp ...........................................................................52 2.5.2.3. Nguyên tắc tự nguyện ..........................................................................52 2.5.2.4. Nguyên tắc chủ động, sáng tạo của học sinh.......................................53 2.5.2.5. Nguyên tắc phù hợp tâm lí, lứa tuổi học sinh .....................................53 2.5.2.6. Nguyên tắc góp phần hoàn thiện nội dung môn học ...........................54 2.6. Nội dung chương trình ngoại khóa văn học.....................................................54 2.6.1. Nội dung đọc ngoại khoá văn học .............................................................. 54 2.6.2. Nội dung các hoạt động ngoại khoá văn học ..............................................57 2.7. Các hình thức tổ chức ngoại khóa văn học ......................................................58 2.7.1. Các hình thức tổ chức đọc ngoại khóa văn học ..........................................59 2.7.2. Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học ................................ 61 2.7.2.1. Hình thức hoạt động ngoại khóa văn học ............................................61 2.7.2.2. Quy trình tổ chức các hoạt động ngoại khóa văn học .........................69 2.8. Thiết kế thử nghiệm .........................................................................................72 2.8.1. Thiết kế thử nghiệm đọc ngoại khoá văn học .............................................72 2.8.2. Thiết kế thử nghiệm hoạt động ngoại khoá văn học ...................................74 2.8.2.1. Hình thức Đố vui văn học ...................................................................74 2.8.2.2. Hình thức Tham quan dã ngoại ...........................................................78 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............................................................. 82 3.1. Mục đích thực nghiệm .....................................................................................82 3.2. Đối tượng thực nghiệm ....................................................................................82 3.3. Bài dạy thực nghiệm ........................................................................................82 - vii -
- 3.4. Thời gian và địa điểm thực nghiệm .................................................................82 3.5. Quy trình thực nghiệm .....................................................................................82 3.6. Thiết kế và thực nghiệm đọc ngoại khoá văn học ...........................................83 3.6.1. Mục tiêu cần đạt ..........................................................................................83 3.6.2.Chuẩn bị .......................................................................................................84 3.6.3.Tiến hành thực nghiệm ................................................................................84 3.6.4. Kết thúc thực nghiệm.................................................................................99 3.6.4.1. Kết quả thực nghiệm ...........................................................................99 3.6.4.2. Đánh giá về tình hình Đọc ngoại khóa văn học của học sinh .............99 3.6.4.3. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm ...........................................100 3.7. Thiết kế và thực nghiệm hình thức hoạt động ngoại khóa Đố vui văn học ...101 3.7.1. Mục tiêu cần đạt ........................................................................................101 3.7.2. Chuẩn bị ....................................................................................................102 3.7.3.Tiến hành thực nghiệm ..............................................................................102 3.7.4. Kết thúc thực nghiệm ................................................................................104 3.7.4.1. Số liệu ...............................................................................................104 3.7.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm ...........................................................104 KẾT LUẬN ............................................................................................................107 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................109 PHỤ LỤC ...............................................................................................................109 Phụ lục 1................................................................................................................116 Phụ lục 2................................................................................................................121 Phụ lục 3................................................................................................................126 Phụ lục 4................................................................................................................131 Phụ lục 5................................................................................................................132 Phụ lục 6................................................................................................................134 Phụ lục 7................................................................................................................138 - viii -
- DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT HS Học sinh HĐGDNGLL Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp HĐNK Hoạt động ngoại khóa HĐNKVH Hoạt động ngoại khóa văn học GV Giáo viên PTTH Phổ thông trung học THPT Trung học phổ thông NKVH Ngoại khóa văn học ĐNKVH Đọc ngoại khóa văn học SGK Sách giáo khoa BGH Ban giám hiệu TN Thực nghiệm ĐC Đối chứng - ix -
- DANH SÁCH CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1. Nhận thức của BGH về NKVH 20 Bảng 1.2. Nhận thức của BGH về mục tiêu của NKVH 20 Bảng 1.3. Thực trạng thực hiện các chức năng quản lí HĐNK 21 Đánh giá của BGH về số lượng, tần số tổ chức các hình thức Bảng 1.4. 22 NKVH Bảng 1.5. Thực trạng hiệu quả của NKVH 23 Thực trạng nhận thức về mức độ cần thiết của các biện pháp Bảng 1.6. 24 quản lí HĐNK Bảng 1.7. Nhận thức của giáo viên và học sinh về về sự cần thiết của 25 hoạt động NKVH Bảng 1.8. Nhận thức của giáo viên và học sinh về mục tiêu của NKVH 26 Bảng 1.9. Đánh giá của giáo viên về mức độ tổ chức NKVH 28 Bảng 1.10. Đánh giá của học sinh về mức độ tổ chức NKVH 29 Bảng 1.11. Thực trạng hiệu quả của NKVH 31 Bảng 1.12. Mức độ yêu thích của học sinh đối với các nội dung NKVH 32 Bảng 3.1. Thống kê kết quả thực nghiệm 99 - x-
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục là một bộ phận khắng khít của hệ thống kinh tế, xã hội. Giáo dục chuẩn bị cho xã hội một nền dân trí, một đội ngũ nhân lực, một bộ phận nhân tài, góp phần quan trọng trong phát triển đất nước. Giáo dục và đào tạo là chìa khóa hướng tới tương lai, là quốc sách hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế, xã hội. Phát triển giáo dục là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là điều kiện để phát huy nguồn lực con người- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Muốn đào tạo nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội cần phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh (HS), tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) để giúp HS thoát ra khỏi bức tường chật hẹp, rèn luyện kỹ năng sống và những phẩm chất tốt đẹp của con người thời đại mới. Trong định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI cũng xác định: Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời [70, tr. 4]. Đây là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục nước nhà hiện nay, điều cấp thiết là phải đào tạo ra những con người có phẩm chất đạo đức, có năng lực, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, thích ứng với đời sống xã hội. Và để thực hiện những yêu cầu trên, toàn ngành Giáo dục – Đào tạo phải có những thay đổi đáng kể về - 1-
- chương trình, nội dung giáo dục, cần phải: “Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người” [6]. Đặc biệt là đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; phải khắc phục được lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Điều quan trọng là phải: tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. “Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [6]. Vì thế, đổi mới phương pháp dạy học là phải chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Trong Luật giáo dục- điều 28 cũng đã quy định rất rõ về phương pháp giáo dục theo hướng phát triển năng lực người học, đáp ứng với yêu cầu của thời đại “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh...” [54,tr. 22]. Như vậy, chúng ta có thể thấy nội dung trọng tâm của việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông là sự phát triển năng lực người học, phải đào tạo HS trở thành những con người năng động, chủ động, biết vận dụng và sáng tạo những gì đã học được trên ghế nhà trường vào trong đời sống, từ đó nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển đất nước. Do vậy, dạy học Văn không chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng môn học mà quan trọng là phải trang bị cho người học kỹ năng sống và năng lực hoạt động xã hội để họ thích nghi với mọi hoàn cảnh, tự mình biết bổ sung kiến thức và xử lí những bài toán đời sống nghề nghiệp. Muốn vậy, quá trình giáo dục phải được diễn ra bằng nhiều con đường, nhiều phương thức và nhiều hoạt động. Chính thông qua hoạt động, nhân cách con người được hình thành và phát triển toàn diện. - 2-
- Đòi hỏi giáo dục không chỉ bó hẹp trong không gian lớp học mà còn mở rộng không gian với các hoạt động ngoại khóa (HĐNK). Trong lí luận và phương pháp dạy học chung, HĐGDNGLL (còn gọi là HĐNK) từ lâu đã được xác định như một phần không thể thiếu của hoạt động giáo dục. Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học- điều 26 cũng nêu rõ: Các hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trong giờ lên lớp và HĐGDNGLL nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động [12, tr. 15]. HĐGDNGLL là một trong những hoạt động đặc trưng, nó là nơi thể nghiệm, vận dụng và củng cố tri thức trên lớp, bổ sung những kiến thức còn thiếu hụt; là cơ hội để HS tự bộc lộ nhân cách và tự khẳng định vị trí của mình; là môi trường nuôi dưỡng và phát triển tính chủ thể của HS, nâng cao tầm hiểu biết và nhận thức đầy đủ hơn về xã hội, gắn kiến thức đã học với thực tế cuộc sống; là con đường dẫn dắt các em từng bước đến với nền văn hóa của dân tộc và nền văn minh của nhân loại. Hoạt động này được thể hiện trên bình diện rất rộng, bao gồm nhiều hoạt động khác: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao,... nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá, giáo dục môi trường; hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh [15]. Tất cả các hoạt động này là bộ phận không thể thiếu trong mục tiêu giáo dục phổ thông. Bởi vì, trong quá trình giáo dục toàn diện HS phải có xu hướng vượt ra khỏi phạm vi tri thức do chương trình quy định, tri thức của nội khóa không thỏa mãn nhu cầu nhận thức của HS. Do đó, HĐNK minh họa thêm cho bài học, nhằm tạo điều kiện để HS tham gia vào các hoạt động thực tiễn, có thể mở rộng, đào sâu tri thức, tích lũy được những - 3-
- kinh nghiệm giao tiếp, phát triển năng lực, làm giàu thêm vốn sống cho riêng mình, mở được một tầm nhìn thực tế. Đối với lí luận và phương pháp dạy học Văn, hoạt động ngoại khoá văn học (HĐNKVH) luôn được xem là một hình thức tự học tích cực, hiệu quả nhằm mở rộng kiến thức văn học, kiến thức xã hội, giáo dục đạo đức, lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, con người, phát triển kĩ năng sống cho HS, góp phần nâng cao chất lượng của giờ học chính khóa, v.v. Thông qua HĐNK, vốn sống, vốn hiểu biết của thầy và trò được mở rộng hơn. Đối với giáo viên (GV), giờ ngoại khóa văn học (NKVH) giúp hiểu rõ hơn về HS của mình, phát hiện được khả năng của các em, từ đó điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp, đồng thời có thêm kiến thức thực tế để bài giảng phong phú hơn và giúp GV tự tin hơn khi truyền thụ tri thức cho HS. Đối với HS, thay vì phải học chay, học thụ động thì các em sẽ được trực tiếp tìm hiểu các vấn đề mà sách đã viết và cả không viết, những điều mà thầy cô không có điều kiện để truyền thụ cho các em trong giờ chính khóa.“Hoạt động ngoại khóa về văn học sẽ mở ra một con đường thênh thang cho sự sáng tạo của thầy giáo và học sinh, những khả năng của hoạt động ngoại khóa là vô tận và trong mỗi trường, khả năng đó sẽ rất độc đáo tùy thuộc vào hoàn cảnh của trường và thành phần các giáo viên” [84, tr. 88]. Hơn nữa, HĐNKVH là một hoạt động giáo dục kết hợp trước mắt và lâu dài, vừa có ý nghĩa thời sự, vừa có ý nghĩa chiến lược. Hoạt động này có tác dụng ngăn chặn và phản công lại những quan điểm, thị hiếu thẩm mỹ xấu thông qua những phương tiện truyền thông đại chúng. HĐNKVH cũng góp phần chống lại sự xâm nhập từ bên ngoài của nền văn hóa nghệ thuật tư sản; những thế lực thù địch không ngừng tấn công toàn diện vào thanh thiếu niên. “Về lâu dài, ngoại khóa văn học trong nhà trường phổ thông có nhiệm vụ hướng dẫn thị hiếu nghệ thuật đúng đắn, rèn luyện óc thẩm mỹ, lối sống năng động, hài hòa của học sinh [43, tr. 381]. NKVH kiên trì mục đích giáo dục và phát triển nhân cách cho HS, vận dụng sáng tạo những hiểu biết văn học thu nhận trong nội khóa, vừa tập trung ứng dụng vào những hình thức hoạt động khác. Có thể nói, HĐNK là một trong những con đường để thực hiện giáo dục toàn diện, có ý nghĩa hỗ trợ cho giáo dục nội khóa, - 4-
- góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo cho HS, đáp ứng với mục tiêu đổi mới giáo dục. Đồng thời HĐNK cũng là con đường gắn lý thuyết với thực hành, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội. Tuy nhiên, thực tế dạy học Văn trong nhà trường phổ thông hiện nay chưa thật sự chú trọng đến HĐNK, điều này đã làm giảm kết quả dạy và học của thầy và trò, kiến thức lẫn kỹ năng sống, kỹ năng làm việc của các em hình thành thiếu sâu sắc, không đủ độ rộng và tính vững chắc của vấn đề mà các em nắm bắt. Cũng như trong quá trình triển khai thực hiện HĐNK, các cơ sở giáo dục và GV còn gặp không ít lúng túng, khó khăn. Các tài liệu tham khảo, hướng dẫn về tổ chức HĐNKVH trong trường phổ thông cũng chưa thực sự phong phú và ít nhiều còn tản mạn, thiếu tính chuyên sâu... Xuất phát từ những lí do nêu trên, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học Văn, phát triển toàn diện tiềm năng, năng lực sáng tạo, tự học của HS, đa dạng hoá các hình thức giáo dục – dạy học trong chương trình Ngữ văn THPT hiện hành, đồng thời nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của HĐNKVH cho cán bộ, GV, HS và các lực lượng xã hội khác theo định hướng phát triển sau 2015, tôi quyết định lựa chọn thực hiện đề tài Xây dựng chương trình ngoại khóa văn học cho học sinh lớp 11 trường THPT tỉnh Trà Vinh. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong lịch sử giáo dục, HĐNK đã xuất hiện từ lâu, vào thời kì Phục Hưng, Rabơle (Francois Rabelais (1494-1553), một nhà tư tưởng, nhà giáo dục người Pháp đã từng nhấn mạnh sự cần thiết của HĐNK đối với sự nghiệp giáo dục: “Việc giáo dục phải bao hàm các nội dung trí dục, đạo đức, thể chất, thẩm mỹ...ngoài việc học ở lớp còn có những buổi tham quan xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc với các nhà văn, các nghị sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần, thầy và trò về sống ở nông thôn một ngày” [65, tr. 386]. Đến thập niên 20, 30 của thế kỉ XX, A.S.Macarenco- nhà giáo dục nổi tiếng người Nga đã bàn về tầm quan trọng của công tác này. Ông phát biểu: “Tôi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp - 5-
- học,...”. Nghĩa là “trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành trong lớp” [83, tr. 225]. Trong giáo trình Phương pháp dạy Văn học- tập 2 (V.A. Nhikônxki, NXBGD, 1978), tác giả đã khẳng định vai trò quan trọng của HĐNK: “Hoạt động ngoại khóa có tác động hình thành được những tập thể học sinh mới, liên kết nhau bởi hứng thú chung. Dù tất cả hoạt động ngoại khóa không diễn ra một cách hấp dẫn và thu hút một khối lượng lớn học sinh, thì nó vẫn là sự bổ sung cho giờ học cơ bản” [84, tr. 88]. Tác giả cũng đã đưa ra những hình thức, tác dụng đích thực của HĐNK cũng như những khó khăn, phức tạp của công tác NKVH. Ở nước ta, HĐNK cũng có từ lâu trong lịch sử các trường từ phổ thông đến Đại học nhưng chưa được tiến hành đồng bộ, hình thức hoạt động còn đơn điệu, chưa có dự kiến những tiết học trải ra trên những thời điểm, chương trình cụ thể. Từ sau năm 1975, các nhà giáo dục đã bước đầu bắt tay vào việc nghiên cứu cách tổ chức ngoại khóa; xác định nội dung, ý nghĩa của ngoại khóa. Đặc biệt là trong khoảng hai mươi năm trở lại đây, vấn đề NKVH đã được một số công trình nghiên cứu chú ý, đề cập. Đáng chú ý nhất là trong giáo trình Phương pháp dạy học Văn (Phan Trọng Luận chủ biên, NXB ĐHQGHN, 1996), toàn bộ nội dung chương IX được dành cho HĐNKVH ở trường phổ thông trung học (PTTH) (tr.378-390). Ở đây, những định hướng cơ bản của HĐNKVH được các tác giả triển khai qua các tiểu mục: 1) Vị trí, mục đích, nhiệm vụ của HĐNKVH ở nhà trường PTTH trong điều kiện mới; 2) Khả năng đào tạo, giáo dục học sinh qua HĐNKVH ở PTTH; 3) Nguyên tắc HĐNKVH ở PTTH; 4) Hình thức hoạt động ngoại khoá văn học ở PTTH. Tuy nhiên, trong những giáo trình, tài liệu hướng dẫn về phương pháp dạy học Văn xuất bản trong thời gian gần đây (Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Phương pháp dạy học Văn, NXB ĐHSP, 2004; Nguyễn Thanh Hùng, Lê Thị Diệu Hoa, Phương pháp dạy học Ngữ văn THPT, những vấn đề cập nhật, NXB ĐHSP, 2006, v.v.), nội dung NHVK không được chính thức đề cập đến. - 6-
- Trong số các bài báo, Trần Thanh Bình có bài Tổ chức và hướng dẫn học sinh đọc ngoại khóa văn học (Tạp chí Giáo dục số 223, tháng 10/2009) đề cập đến cách thức triển khai vấn đề đọc ngoại khoá - một nội dung trong chương trình NKVH. Cũng với cách tiếp cận tương tự, Nguyễn Trọng Hoàn trong bài Một số vấn đề về đọc hiểu văn bản Ngữ văn (Tạp chí Giáo dục số 156, tháng 4/2004), Trần Thanh Bình trong bài Mấy ý kiến về đọc hiểu văn bản văn học Việt Nam lớp 10 chương trình chuẩn (Tạp chí Dạy và học ngày nay, tháng 11/2007 v.v.) đều đánh giá cao vai trò hỗ trợ tích cực của các “văn bản phụ” được tiếp nhận qua chương trình ngoại khoá đối với hoạt động đọc- hiểu các văn bản văn học trong chương trình chính khoá v.v. Gần đây, qua một số hội thảo như: “Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa đối với việc nâng cao chất lượng dạy- học trong nhà trường phổ thông” của Viện Nghiên cứu giáo dục Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, “Công tác quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông” của Trường Cán bộ quản lí giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh v.v., một số vấn đề lí luận và thực tiễn của HĐNK nói chung cũng đã được đề cập và được làm sáng tỏ hơn. Tuy nhiên, những nội dung liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức và hướng dẫn NKVH ở trường phổ thông vẫn chưa thu hút được sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu. Có liên quan gần gũi với đề tài chúng tôi là một số luận văn Thạc sĩ do các học viên sau Đại học thực hiện trong những năm gần đây; ví dụ luận văn “Tác động của hoạt động ngoại khóa đến tính tích cực học tập của học sinh THPT” của Nguyễn Thị Thảo (Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục – ĐHQGHN, 2013), luận văn “Hoạt động ngoại khóa văn học ở trường THPT” của Đoàn Thụy Bảo Châu (Trường ĐHSP TPHCM, 2010), luận văn “Tổ chức và hướng dẫn học sinh lớp 10 đọc ngoại khoá phần Văn học Việt Nam” của Hồ Thị Kim Chung (Trường ĐHSP TPHCM, 2014) v.v. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa một tài liệu nào đề cập đến quy trình xây dựng một chương trình NKVH cho HS với đầy đủ cả hai phương diện: HĐNKVH và đọc ngoại khoá văn học (ĐNKVH). Do vậy, trong thời điểm hiện nay, đề tài của chúng tôi thực sự là một đề tài cần thiết, có tính thời sự và tính khoa học – sư phạm cao. - 7-
- 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đề xuất quy trình, cách thức xây dựng và vận dụng chương trình NKVH cho HS lớp 11 trường THPT trên cả hai phương diện: ĐNKVH và HĐNKVH, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn, đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực người học. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng chương trình NKVH cho HS lớp 11 trường THPT. - Đề xuất quy trình, cách thức xây dựng và vận dụng chương trình NKVH cho HS lớp 11 trường THPT trên cả hai phương diện: ĐNKVH và HĐNKVH. - Thực nghiệm: thiết kế một kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể nhằm minh hoạ cho quy trình đã xây dựng; tổ chức thực nghiệm để rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả và tính khả thi của việc ứng dụng đề tài vào thực tiễn. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: GV Ngữ văn, HS Trường THPT Phạm Thái Bường- thành phố Trà Vinh và một số trường THPT trong tỉnh. - Phạm vi nghiên cứu: chương trình Ngữ văn lớp 11 THPT (chương trình chuẩn). 6. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu vấn đề mà luận văn đặt ra, trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã kết hợp, vận dụng những phương pháp cơ bản sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng để nghiên cứu lịch sử vấn đề và phát hiện, rút ra những kết luận cần thiết về cơ sở lí luận thông qua việc tìm hiểu các tư liệu, giáo trình, các bài nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài. - Phương pháp điều tra, khảo sát: được sử dụng để thu thập những tư liệu thực tế về tình hình xây dựng và tổ chức chương trình NKVH ở địa phương. - 8-
- - Phương pháp thực nghiệm: thực nghiệm các giáo án đề xuất để rút kinh nghiệm, kiểm nghiệm khả năng ứng dụng cũng như xem xét mức độ đúng đắn, tính khả thi của đề tài. - Phương pháp thống kê: được sử dụng để xử lí các số liệu thu thập trong quá trình khảo sát, thực nghiệm, hỗ trợ cho phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm đạt tới kết luận chính xác, khách quan. 7. Đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của giáo dục học, lí luận dạy học, lí luận và phương pháp dạy học Văn về các khái niệm: hoạt động ngoại khoá, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá văn học, đọc ngoại khoá văn học v.v. nhằm làm nổi bật vai trò, vị trí của chương trình NKVH trong chương trình Ngữ văn hiện hành. - Xác định mối liên hệ giữa HĐGDNGLL trong chương trình giáo dục hiện hành với chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo của chương trình giáo dục sau 2015, góp phần đưa chương trình giáo dục hiện hành tiếp cận với chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học sau 2015. - Góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học Văn, đa dạng hoá các hình thức dạy học Văn theo hướng phát triển năng lực người học. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tham khảo, Phụ lục, nội dung của Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn. Chương 2: Đề xuất chương trình ngoại khoá văn học lớp 11 trường THPT. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. - 9-
- Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Cơ sở giáo dục học Để xây dựng chương trình NKVH, chúng ta cần quan tâm tới những luận điểm nền tảng, chỉ dẫn toàn bộ các hoạt động của hệ thống giáo dục nói chung và HĐGDNGLL nói riêng. Một trong số đó là các quan điểm về giáo dục học có liên quan tới HĐNK. 1.1.1.1. Nguyên lý giáo dục Đầu tiên, phải nói tới nguyên lí giáo dục được quán xuyến trên toàn bộ các nền giáo dục và xuyên suốt trong hệ thống giáo dục của nước ta được ghi rõ trong Luật Giáo dục: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lí học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [54, tr. 8]. Theo nguyên lí này, hoạt động “học” không phải chỉ hiểu lí thuyết mà còn phải biết áp dụng vào thực tế. Nói về điều này, Bác Hồ đã có hình ảnh so sánh thú vị: Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận. Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên. Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng, để đem loè thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích. Vì vậy, chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành [74, tr. 2]. Từ đó, ta thấy, “học” là một hoạt động nhận thức tích cực, bao giờ cũng gắn với một động cơ nhất định. Còn “hành” là sự vận dụng những điều đã học vào giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Đó là sự vận dụng những hiểu biết để giải quyết bài tập, thực hành trong phòng thí nghiệm, ở vườn trường.v.v. Đó còn là sự vận - 10 -
- dụng tri thức đã học để tổ chức cuộc sống của mình, của môi trường xung quanh mình, làm cho nó trở nên phong phú, rộng mở hơn. Mỗi nhà trường phổ thông cần có chiến lược và kế hoạch cho các nội dung phối hợp ở ba phương diện: kiến thức, thái độ, kỹ năng. Những nội dung phối hợp này có thể dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình học hoặc những sự kiện, phong trào, hoạt động,… hiện tại trong môi trường giáo dục, xã hội để không những nâng cao hiệu quả giảng dạy mà còn có ý nghĩa trong cuộc sống, nâng cao ý thức, thái độ và kỹ năng sống cho HS. Như vậy, học không chỉ là ngồi ở trường lớp mà còn học ở ngoài trường lớp theo những hình thức ngoại khóa để mở mang, khắc sâu hiểu biết. 1.1.1.2. Mục tiêu giáo dục Mục tiêu giáo dục hiện nay là học theo nhiều cấp độ và phải biết áp dụng vào thực tế, điều này được thể hiện súc tích qua 4 trụ cột giáo dục của thế kỉ XXI mà UNESCO đã xác định một cách toàn diện, vừa hiện đại vừa thực tế, vừa dân chủ và nhân văn: học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. Theo đó, mục đích học tập phải đáp ứng hai yêu cầu: tiếp thu kiến thức và thực hành, vận dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách. Trước hết: "học để biết" tức là hiểu, nắm vững tri thức của nhân loại, tự mình làm giàu vốn kiến thức, tạo nền tảng quan trọng cho việc hình thành nhân cách và tri thức cho con người. Qua việc học, chúng ta biết được những quy luật vận động của tự nhiên, những quy tắc chuẩn mực của xã hội, cách sống và hiểu hơn về giá trị cuộc sống. Thứ hai: “học để làm” tức là vận dụng kiến thức vào cuộc sống, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Nhờ học để làm, con người tăng khả năng quan sát, đúc kết kinh nghiệm trong lao động. Bên cạnh việc đề cao thu nhận kiến thức và thực hành, "học để chung sống, học để tự khẳng định mình" chính là học văn hóa ứng xử, khả năng giao tiếp,... để hiểu hơn về thế giới xung quanh, biết mỉm cười trước niềm vui của người khác, biết đau trước những nỗi đau của con người, biết giúp đỡ, chia sẻ, cảm thông và tìm được chính mình. Tri thức tự nó đã là sức mạnh giúp cho con người rộng lượng hơn, vị tha hơn, tự tin hơn trong cuộc sống, vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn cho mình và xã hội. Trong quá trình học tập, con người tự hoàn thiện nhân cách, tri thức, khẳng định sự - 11 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Lý luận văn học: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Dạ Ngân
15 p | 176 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lý luận văn học: Không gian và thời gian nghệ thuật và trong thơ về bốn mùa của Xuân Diệu và Chế Lan Viên
134 p | 119 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Lý luận Văn học: Vấn đề tiếp nhận Lep Tônxtôi tại miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975
104 p | 184 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Lý luận văn học: Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
105 p | 50 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Mỹ thuật: vận dụng phương pháp dạy học tích cực môn Mỹ thuật tại trường Tiểu học Vĩnh Thành A, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre
114 p | 121 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Lý luận văn học: Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội (qua sáng tác của Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn, Nguyễn Trương Quý...)
99 p | 57 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Lý luận ngôn ngữ: Đặc điểm của ngôn ngữ quảng cáo (trên các phương tiện thông tin đại chúng tại TP. Hồ Chí Minh)
106 p | 54 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Lý luận văn học: Quan điểm của Vygotsky về ngôn ngữ và tư duy ở trẻ em qua tác phẩm "Tư duy và lời nói"
166 p | 49 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Mĩ thuật: Vận dụng tranh của họa sĩ Thành Chương trong dạy học môn Mĩ thuật tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Trung học cơ sở Kim Sơn, Bảo Yên, Lào Cai
137 p | 39 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lý luận ngôn ngữ: Hiện tượng đa thanh và một số vấn đề ngôn ngữ học có liên quan trong tiếng Việt (Lập luận, tiền giả định)
106 p | 27 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc: Dạy học Saxophone cho hệ học viên trung cấp Quân nhạc Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
26 p | 20 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Mĩ thuật: Dạy học ca khúc cách mạng cho giọng nam cao hệ Trung cấp Thanh nhạc Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân Đội
26 p | 19 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc: Dạy học ca khúc viết về Hà Nội của nhạc sĩ Phú Quang tại trường Đại học sư phạm Nghệ thuật Trung Ương
26 p | 47 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Mỹ thuật: Vận dụng Nghệ thuật tạo hình của họa sĩ Akira Toriyama vào dạy học Sáng tác thiết kế, ngành Thiết kế đồ họa tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
26 p | 57 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc: Dạy học soạn đệm ca khúc của nhạc sĩ Đức Trịnh trên đàn phím điện tử tại trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân Đội
26 p | 38 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy Âm nhạc: Dạy học hát ca khúc của nhạc sĩ Trần Tiến cho giọng nam cao, hệ đại học Sư phạm Âm nhạc trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân Đội
24 p | 49 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Mỹ thuật: Dạy học soạn đệm trên đàn phím điện tử ca khúc viết về Tây Nguyên của nhạc sĩ Nguyễn Cường tại Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Gia Lai
29 p | 44 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học: Áp dụng phương pháp dạy học logic để dạy lý thuyết về công nghệ mới trong sản xuất mì cho nhân viên công ty Masan Bình Dương
100 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn