intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bọ ngựa - Bổ thận ích tinh

Chia sẻ: Sadad Adasdsad | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

56
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bọ ngựa - Bổ thận ích tinh .Bọ ngựa còn gọi là con bù cào hoặc ngựa trời hay đường lang, tên khoa học là Mantis religiosa L, thuộc họ bọ ngựa Mantidae. Là loại côn trùng cỡ lớn, toàn thân dài màu xanh lục, thường thấy sống trong các lùm cây hay bờ bụi, thích nghi với môi trường ẩm và sáng. Bộ phận được sử dụng làm thuốc là cả con bọ ngựa mà thuốc được Đông y gọi tên đường lang. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bọ ngựa - Bổ thận ích tinh

  1. Bọ ngựa - Bổ thận ích tinh
  2. Bọ ngựa còn gọi là con bù cào hoặc ngựa trời hay đường lang, tên khoa học là Mantis religiosa L, thuộc họ bọ ngựa Mantidae. Là loại côn trùng cỡ lớn, toàn thân dài màu xanh lục, thường thấy sống trong các lùm cây hay bờ bụi, thích nghi với môi trường ẩm và sáng. Bộ phận được sử dụng làm thuốc là cả con bọ ngựa mà thuốc được Đông y gọi tên đường lang. Còn tổ của con bọ ngựa cũng được thu hoạch dùng làm thuốc và thường lấy tổ vào tháng 10 đến tháng 1 hằng năm. Cách bào chế bọ ngựa thành thuốc cũng đơn giản. Khi bắt bọ ngựa về vặt bỏ hết
  3. đầu, chân, cánh và ruột đem rang vàng cho thơm rồi tán bột, cất sử dụng dần. Còn tổ bọ ngựa sau khi thu về cho vào đồ khoảng 30 phút để trứng bên trong tổ chín. Sau đem nướng vàng hoặc sao giòn, tán bột mịn. Cũng có khi lại được sao với rượu hay sao với giấm hoặc đốt tồn tính. Đông y cho rằng dược liệu bọ ngựa có vị ngọt, mặn, hơi tanh, tính bình không độc. Có công năng bổ thận ích tinh, giảm đau, chữa ra mồ hôi trộm, đái nhiều về đêm, trị xuất tinh sớm, liệt dương, di tinh, đau lưng, khí hư, trẻ đái dầm, đái són ở người cao tuổi, phụ nữ bế kinh, chữa viêm họng, trĩ, kinh phong, co giật… Dùng uống hoặc đắp ngoài. Liều dùng trung bình hằng ngày tùy bệnh chứng mà sử dụng từ 6- 8g hay từ 6-12g. Dùng ngoài tổ bọ ngựa đốt tồn tính, tán bột, trộn với dầu để bôi chữa trị mụn nổi có mủ ở trẻ em. Cũng có thể sử dụng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để trị các bệnh chứng. Đặc biệt tổ bọ ngựa trên cây dâu được gọi là tang phiêu tiêu, dùng phối hợp với các vị khác có tác dụng bổ thận tráng dương… Để tham khảo và áp dụng thuốc từ bọ ngựa trị những chứng trạng hay gặp sau đây. Xin giới thiệu cụ thể từng phương tiêu biểu cho dễ chọn lựa chữa trị sao cho thích hợp, an toàn, hiệu quả. Thuốc bổ thận, trị đau lưng, đái són: Tổ bọ ngựa 30g, ba kích 30g, thạch hộc
  4. 20g, đỗ trọng 20g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, tán bột mịn, trộn bột với mật ong làm hoàn to nặng 6g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên chiêu với nước rượu hâm nóng. Hoặc có thể dùng (phương này rất hiệu nghiệm đối với người cao tuổi) gồm tổ bọ ngựa 10g, kim anh 10g, liên tu 10g, sơn dược 12g, sắc với 400ml nước còn lại 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. Trị xuất huyết ở dạ dày, phổi: Lấy tổ bọ ngựa sao vàng, tán bột. Bạch cập 15g, sắc lấy 100ml, chia 3 phần; mỗi phần nước thuốc bạch cập uống với 3g bột bọ ngựa/lần, uống 3 lần trong ngày. Chữa tiểu tiện không thông: Tổ bọ ngựa 8g, hoàng cầm 10g, nấu với nước uống ngày 1 thang. Chữa đái dầm: Tổ bọ ngựa 12g, đẳng sâm 12g, phá cố chỉ 12g, ích trí nhân 8g, thỏ ty tử 8g, ba kích 8g, tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Chữa bạch đới, khí hư: Tổ bọ ngựa tẩm rượu, sao khô, tán nhỏ rây bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g với nước gừng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0