intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ Nhện (Aranei)

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

95
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhóm này dễ nhận biết nhờ cơ thể chia thành 2 khối đầu ngực và bụng gắn với nhau bằng eo nối. Phần phụ đầu ngực có 6 đôi, đôi kìm biến đổi thành móc 1 đốt, có tuyến độc ở gốc móc. Đôi chân xúc giác thường ngắn (ở con đực biến thành cơ quan giao phối), 4 đôi chân đi (bò) thường dài, có nhiều lông, tận cùng bằng bằng móc, mỗi chân có 7 đốt (đốt háng, chuyển, đùi, đệm, ống, trước bàn, bàn). Ở nhện có tuyến tơ (cribellum) thì đốt bàn thứ 4 có một...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ Nhện (Aranei)

  1. Bộ Nhện (Aranei) Nhóm này dễ nhận biết nhờ cơ thể chia thành 2 khối đầu ngực và bụng gắn với nhau bằng eo nối. Phần phụ đầu ngực có 6 đôi, đôi kìm biến đổi thành móc 1 đốt, có tuyến độc ở gốc móc. Đôi chân xúc giác thường ngắn (ở con đực biến thành cơ quan giao phối), 4 đôi chân đi (bò) thường dài, có nhiều lông, tận cùng bằng bằng móc, mỗi chân có 7 đốt (đốt háng, chuyển,
  2. đùi, đệm, ống, trước bàn, bàn). Ở nhện có tuyến tơ (cribellum) thì đốt bàn thứ 4 có một lược lông (calamistrum) để lấy tơ từ các lỗ của tuyến tơ. Phần phụ bụng gồm có lỗ sinh dục, lỗ thở và các nhú tơ. Nhện hô hấp bằng phổi sách, khí quản hay cả 2 loại. Nhện sử dụng nọc độc để làm tê liệt con mồi, một số có nọc rất độc. Ví dụ như giốngLatrodectus ở vùng Trung Á ven Địa Trung
  3. Hải có thể đốt chết các thú lớn (lạc đà, ngựa...). Tơ có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của nhện, có độ dính khác nhau tuỳ mục đích sử dụng. Chúng có thể dệt 2 loại lưới là dạng phễu (dạng thảm) dùng để chăng trên mặt đất bắt mồi bò và dạng lưới hình tấm (hay bánh xe) dùng để chăng trên không, bắt các động vật bay. Nhện còn dùng tơ để dệt chuông để trú và lặn xuống nước, dệt bọc trứng, dùng để phát tán... Là một bộ lớn, hiện nay biết khoảng 20.000 loài, chia thành 3 phân bộ: a. Liphistimorpha còn giữ nhiều đặc điểm cổ như bụng phân đốt, có 2 đôi phổi sách, 2 đôi nhú tơ.... Phân bố ở vùng Viễn Đông. b. Mygalomorrpha: Bụng không phân đốt nhưng vẫn có 2 đôi phổi. Sống trong hang hay trên cây vùng nhiệt đới.
  4. c. Araneomorpha: Bụng không phân đốt. Thở bằng phổi sách, khí quản hay cả 2. Ở Việt Nam nhện phân bố khắp nơi. Các loài phổ biến như Theridon rufipes, Heteropoda pressula, Menemerus bivitatus thường gặp trong nhà. Nhện tơ vàng Nephila maculata,
  5. nhện gai Gasteracantha propingua, nhện sừng Gasteracantha arculata thường gặp trong rừng. Loài Latouchia cunicularia, Avicularia sp (nhện hốc) thường gặp trong hang hốc phía nam. Loài Salticus manducator có hình dạng giống kiến. Hương Thảo (theo giáo trình ĐVKXS)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2