Bộ quy tắc đạo đức của Hiệp hội công tác xã hội Hoa Kỳ
lượt xem 41
download
Với kết cấu nội dung gồm 4 phần, "Bộ quy tắc đạo đức của Hiệp hội công tác xã hội Hoa Kỳ" giới thiệu đến các bạn những nội dung tóm tắt sứ mệnh và giá trị cốt lõi của ngành công tác xã hội, mục đích của bộ qui tắc đạo đức, các nguyên tắc đạo đức, những tiêu chuẩn đạo đức. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ quy tắc đạo đức của Hiệp hội công tác xã hội Hoa Kỳ
- GV Doãn Thi Ngọc – Khoa XHH-CTXH-ĐNA – trường ĐH Mở dịch 2015 BỘ QUY TẮC ĐẠO ĐỨC CỦA HIỆP HỘI CÔNG TÁC XÃ HỘI (CTXH) HOA KỲ (NASW) Hội Đồng Thành Viên Hiệp Hội CTXH Hoa Kỳ (NASW) đã phê duyệt Bộ Qui Tắc Đạo Đức này vào năm 1996 và đã sửa đổi vào năm 2008. Tổng quan Bộ Quy Tắc Đạo Đức của NASW nhằm hướng dẫn những hoạt động hàng ngày của nhân viên xã hội (NVXH). Bộ Qui Tắc Đạo Đức này gồm bốn phần: Phần 1, “Lời nói đầu” tóm tắt sứ mệnh và giá trị cốt lõi của ngành CTXH. Phần 2, “Mục đích của Bộ Qui Tắc Đạo Đức” cung cấp những thông tin tổng quan về những chức năng chính và hướng dẫn ngắn gọn việc xử lý các tình huống tiến thoái lưỡng nan về đạo đức trong thực hành CTXH. Phần 3: “Các nguyên tắc đạo đức” trình bày nhưng nguyên tắc đạo đức chung dựa vào những giá trị cốt lõi trong thực hành CTXH. Phần 4, “Những tiêu chuẩn đạo đức” bao gồm những tiêu chuẩn đạo đức cụ thể hướng dẫn hành vi thực hành của NVXH và cung cấp một nền tảng cho những quyết định đúng và phù hợp. PHẦN 1: Lời nói đầu Sứ mệnh chính của ngành CTXH là nâng cao tình trạng an sinh hạnh phúc/ phúc lợi cho mọi người và giúp họ đáp ứng nhu cầu cơ bản, đặc biệt chú ý đến những nhu cầu và trao quyền hoặc tăng quyền lực cho những nhóm người dễ bị tổn thương, bị áp bức, và sống trong nghèo đói. Một tính năng lịch sử và minh định của ngành CTXH là tập trung vào phúc lợi cá nhân trong bối cảnh xã hội và an sinh phúc lợi của xã hội mà cá nhân đang sống. Nền tảng cơ bản của ngành CTXH là quan tâm đến những ảnh hưởng thuộc môi trường mà những tác động này tạo ra những vấn đề trong cuộc sống. NVXH cùng với thân chủ hoặc đại diện cho thân chủ (TC), thúc đẩy công bằng xã hội và thay đổi xã hội. "Thân chủ" là từ được dùng chung khi đề cập tới các cá nhân, gia đình, các nhóm, các tổ chức và cộng đồng. Đồng thời, NVXH cần phải nhạy cảm với sự đa dạng về văn hóa và về dân tộc, không ngừng nỗ lực loại bỏ sự phân biệt đối xử, áp bức, đói nghèo, và các hình thức bất công xã hội khác. Các hoạt động này có thể thực hành ở chuyên ngành CTXH vi mô hay chuyên ngành 1
- GV Doãn Thi Ngọc – Khoa XHH-CTXH-ĐNA – trường ĐH Mở dịch 2015 CTXH vĩ mô (tổ chức cộng đồng hay phát triển cộng đồng, giám sát, quản trị, tư vấn, vận động, hoạt động xã hội và chính trị, phát triển và thực hiện chính sách, giáo dục, nghiên cứu và đánh giá chương trình). Nhân viên xã hội cần tìm cách nâng cao năng lực cho người dân để họ nói lên những nhu cầu của chính họ. Nhân viên xã hội cũng tìm cách thúc đẩy sự hồi đáp kịp thời của các tổ chức, của các cộng đồng và các thiết chế xã hội khác về các nhu cầu cá nhân và các vấn đề xã hội đã đang và sẽ nảy sinh. Sứ mệnh của ngành công tác xã hội là bắt nguồn từ một tập hợp các giá trị cốt lõi. Xuyên suốt trong quá trình hình thành và phát triển của lịch sử ngành CTXH, những giá trị cốt lõi này là nền tảng, là quan điểm độc đáo và đã và được NVXH thừa nhận và thực hành hàng ngày. Các giá trị cốt lõi của ngành CTXH gồm: • Dịch vụ xã hội • Công bằng xã hội • Nhân phẩm và giá trị của con người • Tầm quan trọng của các mối quan hệ con người • Liêm chính-thành thật • Năng lực chuyên môn. Tập hợp giá trị cốt lõi trên thể hiện tính độc đáo của ngành CTXH. Ngoài giá trị cốt lõi còn có các nguyên tắc đạo đức đi kèm và chúng phải hài hòa với bối cảnh xã hội của thân chủ và thể hiện được tính phức tạp của kinh nghiệm con người. PHẦN 2: MỤC ĐÍCH CỦA BỘ QUI TẮC ĐẠO ĐỨC NASW HOA KỲ Đạo đức nghề nghiệp là trung tâm, là cốt lõi của ngành CTXH. Ngành CTXH phải có nghĩa vụ làm rõ các giá trị cơ bản, các nguyên tắc đạo đức và các tiêu chuẩn đạo đức. Bộ qui tắc đạo đức của NASW đặt ra các giá trị, nguyên tắc và tiêu chuẩn này để hướng dẫn hành vi thực hành hàng ngày của NVXH. Bộ qui tắc này liên quan đến tất cả các NVXH, bao gồm cả giảng viên, các nhà nguyên cứu, các chuyên gia, lãnh đạo trong ngành CTXH và sinh viên đang theo học ngành công 2
- GV Doãn Thi Ngọc – Khoa XHH-CTXH-ĐNA – trường ĐH Mở dịch 2015 tác xã hội, không phân biệt chức năng chuyên nghiệp, bối cảnh làm việc, hoặc người dân hay nhóm dân số mà họ phục vụ. BỘ QUI TẮC ĐẠO ĐỨC CỦA NASW CÓ SÁU MỤC ĐÍCH: 1. Bộ qui tắc này đưa ra các giá trị cốt lõi dựa vào sứ mệnh của ngành CTXH. 2. Bộ qui tắc này tóm tắt các nguyên tắc đạo đức chung, phản ánh các giá trị cốt lõi của ngành và thiết lập một tập hợp các tiêu chuẩn đạo đức cụ thể để hướng dẫn thực hành công tác xã hội. 3. Bộ qui tắc này được thiết kế để giúp NVXH xác định, cân nhắc cẩn thận khi các công việc chuyên nghiệp mâu thuẫn nhau hoặc có những điều băn khoăn, không chắc chắn về đạo đức nảy sinh trong quá trình thực hành. 4. Bộ qui tắc này quy định các tiêu chuẩn đạo đức mà NVXH phải có trách nhiệm với thân chủ. 5. Bộ qui tắc này giúp những NVXH mới vào nghề thích nghi với sứ mệnh, giá trị, nguyên tắc đạo đức, và các tiêu chuẩn đạo đức của ngành CTXH. 6. Bộ qui tắc này giải thích rõ những tiêu chuẩn mà ngành CTXH có thể sử dụng để đánh giá xem NVXH có hành vi vi phạm đạo đức hay không. NASW có những thủ tục chính thức để xét xử việc sai phạm về đạo đức của NVXH hoặc có những qui trình can thiệp hay bênh vực NVXH khi họ bị oan. Trong quá trình điều tra hay tố tụng các vi phạm, NVXH cần phải hợp tác và tuân theo các quyết định của NASW. Bộ qui tắc này cung cấp một tập hợp các giá trị, nguyên tắc và tiêu chuẩn để hướng dẫn các hành vi thực hành và các quyết định khi vấn đề đạo đức xảy ra. Tuy nhiên, bộ qui tắc chỉ mang tính chung nhất, chứ không quy định chi tiết nhân viên xã hội nên hành động ra sao trong mọi tình huống cụ thể. Khi áp dụng Bộ qui tắc này, NVXH cần phải xem xét bối cảnh thực tế và những khả năng mâu thuẫn có thể xảy ra giữa các giá trị, các nguyên tắc và các tiêu chuẩn của chính bộ qui tắc này. Trách nhiệm đạo đức bắt nguồn từ các mối quan hệ của con người, từ các cá nhân, gia đình đến xã hội và nghề nghiệp. 3
- GV Doãn Thi Ngọc – Khoa XHH-CTXH-ĐNA – trường ĐH Mở dịch 2015 Hơn nữa, Bộ qui tắc đạo đức NASW không nêu rõ giá trị nào, nguyên tắc nào và tiêu chuẩn nào là quan trọng nhất và quan trọng hơn trong những trường hợp khi chúng mâu thuẫn nhau. Sự khác biệt nhất định về quan điểm giữa các NVXH có thể xảy ra và họ có thể cho rằng nên sắp xếp các giá trị, các nguyên tắc đạo đức, và các chuẩn mực đạo đức theo thứ bậc cao thấp khi chúng mâu thuẫn nhau. NVXH có quyền quyết định độc lập trong một tình huống đạo đức nhất định nào đó và họ phải xem xét sự việc một cách có hiểu biết, có khoa học, và họ cần phải tham khảo thêm sự thẩm định, đánh giá đạo đức từ các đồng nghiệp của mình. Việc đưa ra các quyết định đạo đức là một quá trình. Có rất nhiều trường hợp không có sẵn các câu trả lời để giải quyết tình huống đạo đức phức tạp. Nhân viên xã hội nên cân nhắc tất cả các giá trị, nguyên tắc và tiêu chuẩn trong Bộ qui tắc đạo đức cho mọi tình huống để việc quyết định đạo đức được đảm bảo. Tuy nhiên, quyết định và hành động của nhân viên xã hội phải phù hợp với tinh thần chung, cũng như ngữ nghĩa của Bộ qui tắc đạo đức này qui định. Ngoài ra, khi có mâu thuẫn về đạo đức, NVXH cần xem xét thêm các nguồn thông tin về qui tắc đạo đức hữu ích khác như: Các lý thuyết, nguyên tắc đạo đức chung trong xã hội, lý thuyết và các nghiên cứu CTXH, luật pháp, quy định, chính sách cơ quan, và các qui tắc đạo đức liên quan khác mà chúng được thừa nhận trong số các quy tắc đạo đức. Tuy nhiên, nhân viên xã hội cần phải sử dụng Bộ qui tắc đạo đức của NASW là nguồn chính. Nhân viên xã hội cũng cần phải ý thức về các tác động đối với thân chủ, giá trị cá nhân, những giá trị về văn hóa, tín ngưỡng và tập tục khi đưa ra các quyết định đạo đức. NVXH cần phải lường trước được những mâu thuẫn giữa các giá trị cá nhân và giá trị chuyên nghiệp và giải quyết chúng một cách có tinh thần trách nhiệm. Hơn nữa, NVXH nên tham khảo các tài liệu thích hợp liên quan về đạo đức nghề nghiệp và đưa ra quyết định đạo đức, đồng thời cần có thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi gặp khó khăn. NVXH có thể tìm trợ giúp từ cơ quan, tổ chức nơi đang làm việc hoặc từ Ủy Ban Đạo Đức CTXH hoặc, một cơ quan quản lý, hoặc đồng nghiệp có chuyên môn và hiểu biết sâu, hoặc giám sát viên, kiểm huấn viên, hoặc cố vấn pháp lý. Trường hợp có thể có phát sinh khi nghĩa vụ đạo đức của NVXH mâu thuẫn với chính sách cơ quan, hoặc mâu thuẫn với các quy định, hay mâu thuẫn với pháp luật. Khi có mâu thuẫn như vậy xảy ra, nhân viên xã hội phải nỗ lực có trách nhiệm để giải quyết mâu thuẫn này một cách phù hợp với các giá trị, nguyên tắc và tiêu 4
- GV Doãn Thi Ngọc – Khoa XHH-CTXH-ĐNA – trường ĐH Mở dịch 2015 chuẩn thể hiện trong Bộ qui tắc đạo đức của NASW. Nếu không đưa ra được một giải pháp thích hợp cho mâu thuẫn này thì nhân viên xã hội nên nhờ tư vấn trước khi đưa ra quyết định. Những cơ quan, tổ chức, cá nhân như NVXH, các cá nhân, cơ quan, tổ chức, hội đồng/ủy ban/bộ/ban ngành/đoàn thể (như hội đồng quản lý và cấp giấy phép hành nghề, các nhà cung cấp bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, tòa án, ban giám đốc cơ quan, các cơ quan chính phủ và các nhóm chuyên nghiệp khác) đều phải áp dụng Bộ qui tắc đạo đức này của NASW như một khung tham chiếu bắt buộc. Trong trường hợp có những sai phạm về các tiêu chuẩn đạo đức trong bộ qui tắc này, không có nghĩa là có vi phạm ngay về pháp luật, mà để biết có sai phạm hay không thì phải có qui trình điều tra và tố tụng. Trong quá trình điều tra hành vi có vi phạm đạo đức hay không thì cần phải có những thầm định chuyên môn từ đồng nghiệp. Có nghĩa là, qui trình này cho phép ngành CTXH tư vấn hoặc kỷ luật chính thành viên của mình và sẽ tách ra khỏi các qui trình về thủ tục pháp lý và quản trị và tách ra khỏi sự xem xét về pháp lý. Bộ quy tắc đạo đức ngành CTXH không đảm bảo giải quyết tất cả hành vi đạo đức vì các hành vi đạo đức và các mâu thuẫn về đạo đức trên thực tế rất phức tạp hoặc khó có thể bóc tách một cách rõ ràng. Thay vào đó, bộ quy tắc đạo đức chỉ đặt ra các giá trị, nguyên tắc đạo đức, và tiêu chuẩn đạo đức chung nhất mà các NVXH hướng đến và theo đó mà hành động dựa trên sự phán xét của họ. Hành vi đạo đức của nhân viên xã hội phải bắt nguồn từ sự cam kết của từng NVXH khi thực hành có đạo đức. Bộ Qui tắc đạo đức của NASW thể hiện sự cam kết của tất cả các nhân viên xã hội nhằm duy trì giá trị của ngành và hành động một cách đạo đức. Nguyên tắc và tiêu chuẩn đạo đức phải được áp dụng bởi các cá nhân có nhân cách tốt, những NVXH cần ý thức rõ những vấn đề đạo đức và tìm cách ra quyết định đạo đức một cách đáng tin cậy và có hiểu biết. PHẦN 3: CÁC NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC Các nguyên tắc đạo đức chính sau đây được dựa vào các giá trị cốt lõi của ngành công tác xã hội như: dịch vụ xã hội, công lý xã hội, nhân phẩm và giá trị của con người, tầm quan trọng của mối quan hệ con người, tính liêm chính-thành thật, và năng lực chuyên môn. Những nguyên tắc này đặt ra những lý tƣởng mà tất cả các nhân viên xã hội cần hướng tới. 5
- GV Doãn Thi Ngọc – Khoa XHH-CTXH-ĐNA – trường ĐH Mở dịch 2015 Giá trị: Dịch vụ xã hội Nguyên tắc đạo đức: Mục tiêu chính của nhân viên xã hội (NVXH) là trợ giúp những người có khó khăn và nhận diện các vấn đề xã hội. Nhân viên xã hội phải đặt dịch vụ xã hội và quyền lợi của thân chủ (TC) lên hàng đầu, lên trên lợi ích của NVXH. Nhân viên xã hội dùng kiến thức, giá trị và kỹ năng của mình để giúp người có nhu cầu và nhận diện các vấn đề xã hội. Nhân viên xã hội nên tình nguyện cống hiến một phần việc của họ vì lợi ích chung của cộng đồng (tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng). Giá trị: Công bằng xã hội Nguyên tắc đạo đức: NVXH không chấp nhận bất công xã hội. Nhân viên xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, cụ thể là cùng với và/hoặc đại diện cho các cá nhân và nhóm người dễ bị tổn thương hay bị áp bức. Những nỗ lực thay đổi xã hội của NVXH chủ yếu tập trung vào vấn đề nghèo đói, thất nghiệp, phân biệt đối xử, và các hình thức bất công xã hội khác. Các nỗ lực này đòi hỏi NVXH cần có kiến thức về xã hội sâu rộng và sự nhạy cảm về sự áp bức và sự đa dạng văn hóa và dân tộc. NVXH nỗ lực hết mình để đảm bảo mọi người có quyền tiếp cận những thông tin cần thiết, dịch vụ và tài nguyên; bình đẳng về cơ hội; và sự tham gia thực chất vào việc ra quyết định. Giá trị: Tôn trọng nhân phẩm và giá trị của con ngƣời Nguyên tắc đạo đức: Nhân viên xã hội phải tôn trọng phẩm giá vốn có và giá trị của con ngƣời. Nhân viên xã hội đối xử với mọi người một cách chu đáo và tôn trọng, lưu tâm đến sự khác biệt cá nhân và sự đa dạng về văn hóa và sự đa dạng về dân tộc, chủng tộc. Nhân viên xã hội đề cao trách nhiệm tự quyết của TC về trách nhiệm xã hội. Nhân viên xã hội tìm cách nâng cao năng lực và cơ hội của TC để thay đổi và để họ nêu ra những nhu cầu của chính họ. Nhân viên xã hội cần ý thức rõ về trách nhiệm kép của mình là vừa có trách nhiệm với TC và vừa có trách nhiệm với xã hội. NVXH tìm cách giải quyết mâu thuẫn giữa lợi ích của TC và lợi ích của xã hội theo cách có trách nhiệm và phù hợp với các giá trị, nguyên tắc đạo đức, và tiêu chuẩn đạo đức của ngành CTXH. 6
- GV Doãn Thi Ngọc – Khoa XHH-CTXH-ĐNA – trường ĐH Mở dịch 2015 Giá trị: Tầm quan trọng của mối quan hệ con ngƣời Nguyên tắc đạo đức: NVXH phải nhận diện đƣợc tầm quan trọng của mối quan hệ con ngƣời. Nhân viên xã hội phải hiểu rằng mối quan hệ giữa người với người là quan trọng nhất cho sự thay đổi. Mối quan hệ giữa NVXH và thân chủ là mối quan hệ đối tác. Nhân viên xã hội tìm cách tăng cường mối quan hệ giữa mọi người theo một cách có mục đích để thúc đẩy, khôi phục, duy trì và nâng cao phúc lợi của cá nhân, gia đình, nhóm xã hội, các tổ chức và cộng đồng. Giá trị: Tính liêm chính-Thành thật Nguyên tắc đạo đức: Nhân viên xã hội phải cƣ xử một cách đáng tin cậy. Nhân viên xã hội phải luôn nhận thức được sứ mệnh của ngành, các giá trị, nguyên tắc đạo đức, và tiêu chuẩn đạo đức và thực hành một cách phù hợp với những đặc điểm đó. Nhân viên xã hội hành động một cách trung thực và có trách nhiệm và thúc đẩy hành động đạo đức đối với các bên liên quan. Giá trị: Năng lực chuyên môn Nguyên tắc đạo đức: Nhân viên xã hội nên thực hành trong lĩnh vực có năng lực chuyên môn, không ngừng phát triển và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ trong lãnh vực đó. Nhân viên xã hội không ngừng nỗ lực để nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn và áp dụng chúng trong thực hành. Nhân viên xã hội nên khao khát được đóng góp sức lực và kiến thức cơ bản cho ngành. PHẦN 4: Tiêu chuẩn đạo đức Những tiêu chuẩn đạo đức dƣới đây có liên quan đến hoạt động chuyên môn của tất cả nhân viên xã hội. Những tiêu chuẩn này gồm: (1) Trách nhiệm đạo đức của NVXH đối với thân chủ, (2) Trách nhiệm đạo đức của NVXH đối với đồng nghiệp, (3) Trách nhiệm đạo đức của NVXH đối với cơ quan tổ chức (nơi làm việc), 7
- GV Doãn Thi Ngọc – Khoa XHH-CTXH-ĐNA – trường ĐH Mở dịch 2015 (4) Trách nhiệm đạo đức của NVXH là một người chuyên nghiệp, (5 ) Trách nhiệm đạo đức của NVXH đối với ngành công tác xã hội, và (6) Trách nhiệm đạo đức của NVXH đối với xã hội. Một số các tiêu chuẩn đạo đức dưới đây là những hướng dẫn mang tính bắt buộc đối với hành vi chuyên nghiệp, và một số tiêu chuẩn đạo đức dưới đây mang tính lý tưởng. Mức độ mà mỗi tiêu chuẩn đạo đức mang tính thực thi bắt buộc là vấn đề đánh giá về tính chuyên nghiệp của những người có trách nhiệm thẩm định những hành vi vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức. 1. TRÁCH NHIỆM ĐẠO ĐỨC CỦA NVXH ĐỐI VỚI THÂN CHỦ (TC) 1.01 Cam kết đối với TC Trách nhiệm chính của NVXH là thúc đẩy phúc lợi của TC. Có nghĩa là quyền lợi của TC là quan trọng nhất và đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, NVXH còn có trách nhiệm đối với xã hội hoặc trách nhiệm pháp luật cụ thể, có nghĩa là NVXH có trách nhiệm giới hạn với TC và cần phải thông báo điều này cho TC biết trước. Ví dụ: khi luật pháp yêu cầu thì NVXH phải báo cáo về TC khi họ đã từng lạm dụng trẻ em hay đe dọa làm hại chính mình hay người khác. 1.02 Tự quyết Nhân viên xã hội phải tôn trọng và thúc đẩy quyền tự quyết của TC và hỗ trợ họ tự nỗ lực xác định và làm rõ mục tiêu của họ. Nhân viên xã hội có thể hạn chế quyền tự quyết của TC khi, theo nhận xét chuyên môn của NVXH, hành động của TC hoặc hành động tiềm năng của TC có thể gây ra rủi ro nghiêm trọng, có thể dự đoán, và sắp xảy ra cho bản thân chính TC hoặc cho người khác. 1.03 Đồng thuận có hiểu biết từ thân chủ (A) Nhân viên xã hội sẽ cung cấp dịch vụ cho TC chỉ trong bối cảnh của mối quan hệ chuyên nghiệp và dựa vào sự đồng thuận hợp lệ và có hiểu biết. Nhân viên xã hội nên sử dụng ngôn ngữ rõ ràng và dễ hiểu để thông báo cho TC về mục đích của các dịch vụ được cung cấp, rủi ro liên quan đến các dịch vụ, giới hạn của các dịch vụ vì các yêu cầu của bên thanh toán thứ ba, các chi phí có liên quan, lựa chọn thay thế hợp lý. TC có quyền từ chối hoặc rút lại việc đồng thuận và khung 8
- GV Doãn Thi Ngọc – Khoa XHH-CTXH-ĐNA – trường ĐH Mở dịch 2015 thời gian đã được thỏa thuận bất kỳ lúc nào. Nhân viên xã hội sẽ tạo mọi điều kiện để cho TC hỏi và NVXH cần trả lời các câu hỏi của TC. (B) Trong trường hợp khi TC không biết chữ hoặc gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ chính được sử dụng ở nơi cung cấp dịch vụ, nhân viên xã hội nên thực hiện các bước để đảm bảo sự hiểu biết của TC. Điều này có thể bao gồm việc cung cấp cho TC thông qua việc giải thích bằng lời nói chi tiết hoặc sắp xếp thông dịch viên bất cứ khi nào có thể. (C) Trong trường hợp khi TC không có khả năng quyết định sự đồng thuận thì nhân viên xã hội phải bảo vệ quyền lợi của TC bằng cách tìm kiếm người đại diện cho TC hay còn gọi là bên thứ ba, thông báo cho TC bằng ngôn ngữ phù hợp với trình độ hiểu biết của TC. Trong những trường hợp như vậy, nhân viên xã hội nên tìm cách đảm bảo rằng những hành động của bên thứ ba phải phù hợp với mong muốn và lợi ích của TC. Nhân viên xã hội nên thực hiện các bước hợp lý để tăng cường khả năng của TC có thể thực hiện việc đồng thuận. (D) Trong trường hợp khi TC nhận dịch vụ không tự nguyện, nhân viên xã hội nên cung cấp thông tin về bản chất và mức độ dịch vụ và về phạm vi quyền hạn của TC đối với việc từ chối dịch vụ. (E) Nhân viên xã hội cung cấp dịch vụ thông qua phương tiện truyền thông điện tử (chẳng hạn như máy tính, điện thoại, đài phát thanh, truyền hình) nên thông báo cho TC những hạn chế và rủi ro liên quan với các dịch vụ này. (F) Nhân viên xã hội cần có được sự đồng thuận của TC trƣớc khi thâu băng hoặc quay phim TC hoặc xin phép TC cho quan sát các dịch vụ cung cấp cho TC bởi bên thứ ba. 1.04 Năng lực chuyên môn (A) Nhân viên xã hội nên cung cấp dịch vụ và chỉ tự giới thiệu năng lực chuyên môn của mình trong phạm vi đã đƣợc đào tạo, cấp giấy phép, giấy chứng nhận và tư vấn, cùng với những kinh nghiệm chuyên môn khác có liên quan. (B) Nhân viên xã hội nên cung cấp những dịch vụ trong các lĩnh vực có chuyên môn và quyền hạn hoặc chỉ cung cấp các bước can thiệp mới chỉ sau khi đã được 9
- GV Doãn Thi Ngọc – Khoa XHH-CTXH-ĐNA – trường ĐH Mở dịch 2015 kiểm chứng, đào tạo, tư vấn, giám sát phù hợp từ những người có năng lực chuyên môn về nhưng phương pháp can thiệp và kỹ thuật này. (C) Trong các lãnh vực mới nổi lên chưa có các tiêu chuẩn được công nhận, nhân viên xã hội cần có sự đánh giá cẩn thận và có trách nhiệm thực hiện các bước (bao gồm cả giáo dục, nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, giám sát phù hợp) để đảm bảo năng lực công việc của họ và để bảo vệ thân chủ khỏi nguy hiểm. 1.05 Năng lực văn hóa và đa dạng xã hội (A) Nhân viên xã hội nên hiểu văn hóa và chức năng của văn hóa trong hành vi con người và xã hội, nhận ra những điểm mạnh tồn tại trong tất cả các nền văn hóa. (B) Nhân viên xã hội nên có một kiến thức cơ bản về nền văn hóa của TC và có thể chứng minh năng lực văn hóa trong việc cung cấp các dịch vụ nhạy cảm với nền văn hóa của TC và sự khác biệt giữa con người và các nhóm văn hóa. (C) NVXH nên có kiến thức và tìm cách hiểu được bản chất của sự đa dạng xã hội và áp bức liên quan tới chủng tộc, dân tộc, nguồn gốc quốc gia, màu da, giới tính, khuynh hướng tình dục, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, niềm tin chính trị, tôn giáo, tình trạng nhập cư, và khuyết tật tâm thần hoặc thể chất. 1.06 Xung đột lợi ích (A) Nhân viên xã hội cần được cảnh báo để tránh xung đột lợi ích gây trở ngại cho việc thực hiện các quyết định chuyên nghiệp và sự phán xét công bằng. Nhân viên xã hội nên thông báo ngay cho TC biết khi có sự xung đột lợi ích thực sự hay có khả năng xảy ra. NVXH thực hiện các bước hợp lý để giải quyết vấn đề theo cách đặt quyền lợi chính đáng của TC lên hàng đầu và bảo vệ quyền lợi của họ ở mức độ cao nhất có thể. Trong một số trường hợp, bảo vệ quyền lợi của TC có thể yêu cầu chấm dứt mối quan hệ chuyên nghiệp và nên chuyển tuyến phù hợp. (B) Nhân viên xã hội không được dùng bất kỳ lợi thế không công bằng nào của mối quan hệ chuyên nghiệp hoặc khai thác người khác để làm lợi cho cá nhân, tôn giáo, chính trị, kinh doanh của họ. (C) Nhân viên xã hội không nên dính líu vào các mối quan hệ kép hay đa chiều, hay tình cảm với TC hoặc TC cũ, trong đó có nguy cơ khai thác hoặc khả năng 10
- GV Doãn Thi Ngọc – Khoa XHH-CTXH-ĐNA – trường ĐH Mở dịch 2015 có thể gây nguy hiểm cho TC. Trong trường hợp khi các mối quan kép, phức tạp không thể tránh khỏi, nhân viên xã hội nên thực hiện các bước để bảo vệ TC và chịu trách nhiệm cho việc thiết lập ranh giới rõ ràng, phù hợp và nhạy cảm về văn hóa. (Mối quan hệ kép hoặc phức tạp, tình cảm xảy ra, có nghĩa là, khi nhân viên xã hội và TC có nhiều hơn một mối quan hệ, cho dù là mối quan hệ chuyên nghiệp, xã hội, hay kinh doanh. Mối quan hệ kép hoặc phức tạp có thể xảy ra cùng một lúc hoặc liên tục.) (D) Khi nhân viên xã hội cung cấp dịch vụ cho hai hoặc nhiều người có mối quan hệ với nhau (ví dụ, các cặp vợ chồng, các thành viên gia đình), nhân viên xã hội nên làm rõ với tất cả các bên là cá nhân nào sẽ đƣợc coi là TC và bản chất của nghĩa vụ chuyên nghiệp của nhân viên xã hội đối với các cá nhân khác nhau khi họ đang nhận các dịch vụ. Nhân viên xã hội là người dự đoán xung đột lợi ích giữa các cá nhân nhận dịch vụ hoặc là người dự đoán phải thực hiện trong vai trò xung đột lợi ích có tiềm năng xảy ra (ví dụ, khi một nhân viên xã hội được yêu cầu để làm chứng trong một vụ tranh chấp quyền nuôi con hoặc thủ tục ly hôn liên quan đến TC) nên làm rõ vai trò của họ với các bên liên quan và có hành động thích hợp để giảm thiểu bất kỳ xung đột lợi ích nào. 1.07 Tính riêng tƣ và tính bảo mật (A) Nhân viên xã hội nên tôn trọng quyền riêng tư của TC. Nhân viên xã hội không đƣợc hỏi các thông tin cá nhân của TC trừ khi nó cần thiết cho việc cung cấp dịch vụ hoặc cần thiết cho việc tiến hành đánh giá hay nghiên cứu. Một khi thông tin cá nhân được chia sẻ, các tiêu chuẩn bảo mật phải được áp dụng. (B) Nhân viên xã hội có thể tiết lộ thông tin bí mật khi thích hợp với sự đồng ý hợp lệ từ TC hoặc người được ủy quyền hợp pháp đồng ý thay mặt cho TC. (C) Nhân viên xã hội nên bảo mật tất cả các thông tin thu được trong quá trình phục vụ chuyên nghiệp, ngoại trừ lý do chuyên môn bắt buộc. Mong đợi chung rằng nhân viên xã hội sẽ giữ thông tin bảo mật, không áp dụng trong trường hợp khi cần tiết lộ thông tin nhằm ngăn chặn nguy cơ gây hại nghiêm trọng, có thể dự đoán, và sắp xảy ra đối với TC hoặc người quen biết khác. Trong mọi trường hợp, nhân viên xã hội nên tiết lộ những thông tin bảo mật cần thiết tối thiểu để đạt được mục đích mong muốn; chỉ tiết lộ thông tin có liên quan trực tiếp đến mục đích cần tiết lộ. 11
- GV Doãn Thi Ngọc – Khoa XHH-CTXH-ĐNA – trường ĐH Mở dịch 2015 (D) Nhân viên xã hội nên thông báo cho TC, ở mức có thể, về việc tiết lộ thông tin bảo mật và những hậu quả tiềm năng, khi có thể nên thông báo trước khi tiết lộ. Điều này được áp dụng khi nhân viên xã hội tiết lộ thông tin bảo mật dựa trên cơ sở yêu cầu của pháp luật hoặc sự đồng thuận của TC. (E) Nhân viên xã hội nên thảo luận với TC và các bên quan tâm khác về bản chất của tính bảo mật và giới hạn của TC đối với quyền bảo mật. Nhân viên xã hội nên kiểm tra những trường hợp TC mà những thông tin bảo mật có thể bị yêu cầu tiết lộ và sự tiết lộ về thông tin bảo mật này có thể từ phía pháp luật yêu cầu. Cuộc thảo luận này nên diễn ra càng sớm càng tốt trong mối quan hệ giữa TC và NVXH và cần thiết trong suốt quá trình của mối quan hệ. (F) Khi nhân viên xã hội cung cấp dịch vụ tham vấn cho các gia đình, các cặp vợ chồng, hoặc các nhóm, nhân viên xã hội nên tìm kiếm thỏa thuận giữa các bên liên quan theo quyền của mỗi cá nhân đối với tính bảo mật và nghĩa vụ bảo vệ thông tin bảo mật được chia sẻ bởi những người khác. Nhân viên xã hội nên thông báo cho người tham gia trong gia đình, các cặp vợ chồng, hoặc nhóm tham vấn rằng nhân viên xã hội không thể đảm bảo rằng tất cả người tham gia sẽ tôn trọng thỏa thuận như vậy. (G) Nhân viên xã hội nên thông báo cho TC, bao gồm người liên quan trong gia đình, các cặp vợ chồng, hôn nhân, hay một nhóm tham vấn, về người chủ cơ quan của NVXH, chính sách của cơ quan liên quan đến việc tiết lộ các thông tin bảo mật giữa các bên tham gia việc tham vấn. (H) Nhân viên xã hội không nên tiết lộ thông tin bảo mật cho bên thứ ba, trừ khi TC đã ủy quyền về tiết lộ thông tin. (I) Nhân viên xã hội không nên thảo luận những thông tin bảo mật trong bất kỳ bối cảnh nào, trừ khi đảm bảo được tính riêng tư. Nhân viên xã hội không nên thảo luận về thông tin bảo mật ở nơi công cộng hoặc bán công cộng như hành lang, phòng chờ, thang máy, và nhà hàng. (J) Nhân viên xã hội nên bảo vệ tính bảo mật của TC trong quá trình tố tụng trong phạm vi pháp luật cho phép. Khi tòa án hoặc một tổ chức ủy quyền hợp pháp khác ra lệnh cho nhân viên xã hội tiết lộ thông tin bảo mật hoặc đặc quyền mà không có sự đồng thuận của TC và việc tiết lộ thông tin như vậy có thể gây ra thiệt hại cho 12
- GV Doãn Thi Ngọc – Khoa XHH-CTXH-ĐNA – trường ĐH Mở dịch 2015 TC, nhân viên xã hội nên xin tòa rút lệnh hoặc hạn chế lệnh hoặc giữ các hồ sơ niêm phong và không được tiếp cận thông tin này. (K) Nhân viên xã hội phải bảo vệ tính bảo mật của TC khi trả lời những câu hỏi từ giới truyền thông. (L) Nhân viên xã hội phải bảo vệ tính bảo mật của TC khi lưu hồ sơ bằng văn bản hay bằng điện tử và thông tin nhạy cảm khác. Nhân viên xã hội nên thực hiện các bước hợp lý để đảm bảo rằng hồ sơ của TC được lưu trữ ở một nơi an toàn và hồ sơ này không để người khác xem nếu không được pháp luật cho phép. (M) Nhân viên xã hội nên phòng xa để đảm bảo và duy trì tính bảo mật của thông tin khi truyền cho các bên khác thông qua việc sử dụng máy vi tính, thư điện tử, máy fax, điện thoại và máy điện thoại trả lời, và công nghệ điện tử hoặc máy tính khác. Bất cứ khi nào có thể nên tránh tiết lộ thông tin nhận dạng. (N) Nhân viên xã hội nên chuyển hoặc xử lý hồ sơ một cách an toàn để bảo vệ thông tin bảo mật của TC và phù hợp với quy chế quản lý hồ sơ của nhà nước và giấy phép hoạt động của ngành CTXH. (O) Nhân viên xã hội nên thực hiện biện pháp phòng ngừa hợp lý để bảo vệ tính bảo mật của TC trong trường hợp chấm dứt thực hành, mất sức, hoặc tử vong. (P) Nhân viên xã hội không nên tiết lộ thông tin nhận dạng khi thảo luận về TC trong giảng dạy hoặc các mục đích đào tạo, trừ khi TC đã đồng ý công bố thông tin bảo mật. (Q) NVXH không nên tiết lộ thông tin nhận dạng khi thảo luận với các chuyên gia tư vấn về TC, trừ khi TC đã đồng ý công bố thông tin bảo mật hoặc có nhu cầu bắt buộc tiết lộ thông tin đó. (R) Nhân viên xã hội nên bảo vệ tính bảo mật của TC quá cố liên quan đến các tiêu chuẩn trước đó. 1.08 Tiếp cận hồ sơ lƣu trữ (A) Nhân viên xã hội nên cung cấp cho TC thông tin về việc tiếp cận các hồ sơ của họ một các hợp lý. NVXH cần lưu ý việc cho phép TC truy cập vào hồ sơ của họ có thể gây ra những hiểu lầm nghiêm trọng hoặc gây tổn hại cho chính TC do họ 13
- GV Doãn Thi Ngọc – Khoa XHH-CTXH-ĐNA – trường ĐH Mở dịch 2015 chưa hiểu thông tin một cách đầy đủ, vì vậy NVXH cần hỗ trợ và giải thích hợp lý, rõ ràng, đầy đủ để họ hiểu những thong tin đã được ghi chép lại trong hồ sơ của ho. Đồng thời, NVXH cũng nên hạn chế TC truy cập vào hồ sơ của họ, hoặc một phần hồ sơ của họ, dĩ nhiên chỉ áp dụng trong trường hợp đặc biệt khi NVXH có bằng chứng thuyết phục rằng việc tiếp cận như vậy sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho TC. Việc từ chối yêu cầu và lý do của TC truy cập vào một số hoặc tất cả các hồ sơ cần phải được ghi lại trong hồ sơ của TC. (B) Khi cho phép TC truy cập vào hồ sơ của họ, nhân viên xã hội nên thực hiện các bước bảo vệ tính bảo mật của các cá nhân khác được xác định hoặc thảo luận trong hồ sơ đó. 1.09 Mối Quan Hệ Tình Dục (A) Trong bất kỳ hoàn cảnh nào NVXH không đƣợc tham gia vào các hoạt động tình dục hoặc quan hệ tình dục với TC hiện tại, cho dù có sự đồng ý hoặc bị cưỡng ép. (B) Nhân viên xã hội không đƣợc tham gia vào hoạt động tình dục hoặc quan hệ tình dục với ngƣời thân của TC, cá nhân khác mà TC duy trì một mối quan hệ cá nhân gần gũi khi có một nguy cơ khai thác hoặc tổn hại tiềm năng cho TC. Hoạt động tình dục hoặc quan hệ tình dục với người thân của TC, cá nhân khác mà TC duy trì mối quan hệ cá nhân có khả năng gây hại cho TC và có thể gây khó khăn cho nhân viên xã hội và TC duy trì ranh giới chuyên môn phù hợp. NVXH phải thiết lập ranh giới rõ ràng, phù hợp và nhạy cảm về văn hóa, không chỉ với TC, người thân của họ, hoặc cá nhân khác mà TC có mối quan hệ. (C) Nhân viên xã hội không đƣợc tham gia vào hoạt động tình dục hoặc quan hệ tình dục với TC cũ vì khả năng gây hại cho TC. Nếu NVXH tham gia vào các hành vi trái với lệnh cấm này hoặc cho rằng một ngoại lệ đối với lệnh cấm này được bảo đảm vì hoàn cảnh đặc biệt thì NVXH, không phải là TC, có trách nhiệm chứng minh rằng TC trước đây không bị khai thác, bị ép buộc, hoặc bị điều khiển một cách cố ý hoặc vô ý. (D) Nhân viên xã hội không đƣợc cung cấp các dịch vụ cho các cá nhân mà họ đã có một mối quan hệ tình dục trƣớc đây. Cung cấp dịch vụ lâm sàng cho một đối tác tình dục trước đây có khả năng gây hại cho họ và có khả năng gây khó khăn 14
- GV Doãn Thi Ngọc – Khoa XHH-CTXH-ĐNA – trường ĐH Mở dịch 2015 cho nhân viên xã hội và cho cá nhân để có thể duy trì ranh giới chuyên môn phù hợp. 1.10 Tiếp xúc thân thể Nhân viên xã hội không đƣợc tiếp xúc thân thể của TC vì có khả năng gây tổn hại về tâm lý cho TC do kết quả của sự tiếp xúc (như bồng hay vuốt ve TC). Nhân viên xã hội phải có những tiếp xúc thân thể phù hợp với TC và có trách nhiệm thiết lập ranh giới rõ ràng, phù hợp và nhạy cảm văn hóa với những tiếp xúc thân thể như vậy. 1.11 Quấy rối tình dục Nhân viên xã hội không đƣợc quấy rối tình dục TC. Quấy rối tình dục bao gồm những hành vi sờ mó, gạ gẫm, yêu cầu quan hệ tình dục, và những lời nói hoặc thể chất khác có tính chất hay mang ý nghĩa tình dục. 1.12 Ngôn ngữ xúc phạm Nhân viên xã hội không đƣợc sử dụng ngôn ngữ xúc phạm trong giao tiếp bằng văn bản hoặc bằng lời nói với hoặc về TC. Nhân viên xã hội nên sử dụng ngôn ngữ chính xác và tôn trọng trong mọi tình huống giao tiếp với và về TC. 1.13 Chi trả dịch vụ (A) Khi thiết lập lệ phí, nhân viên xã hội phải đảm bảo rằng những lệ phí này công bằng, hợp lý và phù hợp với các dịch vụ cung cấp. NVXH cần xem xét đến khả năng chi trả của TC. (B) Nhân viên xã hội nên tránh chấp nhận hàng hóa hay dịch vụ từ TC như là việc thanh toán cho các dịch vụ chuyên nghiệp. Trao đổi các thỏa thuận, đặc biệt là liên quan đến dịch vụ, tạo ra khả năng xung đột lợi ích, khai thác, và ranh giới không phù hợp trong mối quan hệ giữa TC và NVXH. Nhân viên xã hội tìm hiểu và có thể tham gia vào trao đổi chỉ trong rất ít trường hợp khi điều đó có thể được chứng minh rằng thỏa thuận như vậy được chấp nhận giữa các chuyên gia trong cộng đồng địa phương, được coi là cần thiết cho việc cung cấp các dịch vụ, được thương lượng không bị ép buộc, và thiết lập dựa vào sáng kiến của TC và với sự đồng thuận của TC. Nhân viên xã hội chấp nhận hàng hóa hay dịch vụ từ TC như là hình 15
- GV Doãn Thi Ngọc – Khoa XHH-CTXH-ĐNA – trường ĐH Mở dịch 2015 thức thanh toán cho các dịch vụ chuyên nghiệp phải có trách nhiệm chứng minh rằng sự sắp xếp này sẽ không gây bất lợi cho TC hoặc mối quan hệ chuyên nghiệp. (C) Nhân viên xã hội không nên thu một khoản phí riêng hoặc thù lao khác để cung cấp dịch vụ cho TC mà họ có quyền được hưởng các dịch vụ có sẵn như vậy thông qua người sử dụng lao động hoặc cơ quan của nhân viên xã hội. 1.14 Thân chủ không đủ năng lực ra quyết định Khi nhân viên xã hội đại diện cho TC những người thiếu năng lực đưa ra quyết định thì nhân viên xã hội nên thực hiện các bước hợp lý để bảo vệ lợi ích và quyền lợi của những TC. 1.15 Dịch vụ bị gián đoạn Nhân viên xã hội cần có những nỗ lực hợp lý để đảm bảo tính liên tục của dịch vụ trong trường hợp dịch vụ bị gián đoạn bởi các yếu tố như chưa có sẵn dịch vụ, chuyển chổ, bệnh tật, khuyết tật hoặc tử vong. 1.16 Chấm dứt dịch vụ khi thích hợp (A) NVXH cần chấm dứt cung cấp dịch vụ cho các TC và các mối quan hệ chuyên nghiệp khi các dịch vụ đó và mối quan hệ không còn cần thiết hoặc không còn phục vụ nhu cầu, lợi ích của TC. (B) Nhân viên xã hội cần thực hiện các bước hợp lý để tránh bỏ rơi TC khi họ vẫn có nhu cầu được cung cấp dịch vụ. Nhân viên xã hội nên rút dịch vụ chỉ trong trường hợp bất thường, cần xem xét cẩn thận tất cả các yếu tố trong tình huống và chú ý giảm thiểu các tác động có hại có thể xảy ra với TC. Nhân viên xã hội cần hỗ trợ trong việc sắp xếp thích hợp để TC tiếp tục các dịch vụ khi cần thiết. (C) Nhân viên xã hội làm việc ở những nơi có trả lệ phí cho dịch vụ cung cấp có thể chấm dứt cung cấp dịch vụ với TC nếu họ đã trả đủ theo như hợp đồng đã được thỏa thuận, có thể chấm dứt cung cấp dịch vụ với TC nếu TC không gây ra một mối nguy hiểm tiềm năng nào cho chính họ hoặc cho những người khác, hoặc NVXH có thể chấm dứt cung cấp dịch vụ cho TC nếu các vấn đề không thanh toán hiện tại đã được giải quyết và thảo luận rõ ràng với TC. 16
- GV Doãn Thi Ngọc – Khoa XHH-CTXH-ĐNA – trường ĐH Mở dịch 2015 (D) Nhân viên xã hội không nên chấm dứt cung cấp dịch vụ để theo đuổi một mối quan hệ xã hội, tài chính, hoặc tình dục với một TC. (E) Nhân viên xã hội dự đoán việc chấm dứt hoặc gián đoạn các dịch vụ đối với TC thì phải thông báo cho họ ngay và kịp thời và tìm kiếm sự chuyển tuyến, giới thiệu, hoặc tiếp tục các dịch vụ liên quan đến nhu cầu và sở thích của TC. (F) Nhân viên xã hội nghỉ việc phải thông báo cho TC những lựa chọn thích hợp cho việc tiếp tục các dịch vụ và các lợi ích và rủi ro của việc chọn lựa này. 2. TRÁCH NHIỆM ĐẠO ĐỨC CỦA NVXH ĐỐI VỚI ĐỒNG NGHIỆP 2.01 Tôn trọng đồng nghiệp (A) Nhân viên xã hội nên đối xử với đồng nghiệp một cách tôn trọng và phải giới thiệu cho một cách chính xác và công bằng về trình độ, quan điểm, và nghĩa vụ của các đồng nghiệp. (B) Nhân viên xã hội nên tránh nói xấu, hoặc chỉ trích tiêu cực không chính đáng về các đồng nghiệp trong giao tiếp với TC hoặc với các chuyên gia khác. Những lời phê bình tiêu cực không có cơ sở có thể bao gồm những nhận xét làm giảm giá trị về trình độ, năng lực của đồng nghiệp hoặc các thuộc tính như chủng tộc, dân tộc, nguồn gốc quốc gia, màu da, giới tính, khuynh hướng tình dục, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, niềm tin chính trị, tôn giáo, tình trạng nhập cư, và khuyết tật tâm thần hoặc thể chất. (C) Nhân viên xã hội cần phối hợp với các đồng nghiệp công tác xã hội và với các đồng nghiệp của các ngành nghề khác để phục vụ phúc lợi của TC. 2.02 Tôn trọng tính bảo mật Nhân viên xã hội phải giữ thông tin bí mật khi đồng nghiệp chia sẻ trong quá trình làm việc với nhau và khi có sự trao đổi thông tin về các dịch vụ. Nhân viên xã hội phải đảm bảo rằng các đồng nghiệp hiểu nhiệm vụ của NVXH là tôn trọng sự bảo mật và bất kỳ trường hợp ngoại lệ liên quan đến nó. 2.03 Hợp tác liên ngành (A) NVXH là thành viên của nhóm liên ngành cần tham gia và đóng ý kiến có ảnh hưởng đến phúc lợi của TC dựa trên quan điểm, giá trị và kinh nghiệm của ngành 17
- GV Doãn Thi Ngọc – Khoa XHH-CTXH-ĐNA – trường ĐH Mở dịch 2015 công tác xã hội. Trách nhiệm đạo đức và chuyên nghiệp của nhóm liên ngành là chung và của từng ngành là riêng cần được thiết lập một cách rõ ràng. (B) Nếu quyết định của nhóm liên ngành làm tăng mối quan ngại về đạo đức thì nhân viên xã hội phải cố gắng giải quyết bất đồng thông qua các kênh thích hợp. Nếu sự bất đồng không thể giải quyết được thì nhân viên xã hội nên theo đuổi cách khác để giải quyết mối quan ngại đó phù hợp với phúc lợi của TC. 2.04 Bất hòa với đồng nghiệp (A) NVXH không được dùng lợi thế của một vụ bất hòa giữa một đồng nghiệp và nhà sử dụng lao động để có được một vị trí hoặc đạt lợi ích riêng. (B) NVXH không được khai thác TC trong các vụ bất hòa với các đồng nghiệp hoặc không được gài TC vào bất kỳ cuộc thảo luận không phù hợp của các cuộc xung đột giữa các nhân viên xã hội và các đồng nghiệp của họ. 2.05 Tìm kiếm tƣ vấn hay lời khuyên từ đồng nghiệp (A) NVXH gặp khó khăn, nên nhờ đồng nghiệp cho lời khuyên và tư vấn nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho TC. (B) NVXH nên thông tin đều đặn về các lãnh vực chuyên môn và năng lực của đồng nghiệp. NVXH chỉ nhờ tư vấn từ những đồng nghiệp có kiến thức, chuyên môn và năng lực liên quan đến chủ đề cần tư vấn. (C) Khi tham khảo ý kiến với các đồng nghiệp về TC, nhân viên xã hội chỉ nên tiết lộ thông tin cần thiết tối thiểu để đạt được mục đích của tư vấn. 2.06 Chuyển tuyến khi cần thiết (A) NVXH nên chuyển tuyến cho những đồng nghiệp khác khi họ có chuyên môn, kiến thức, năng lực để phục vụ TC, mà theo sự đánh giá của NVXH việc chuyển tuyến này sẽ tốt cho TC. (B) NVXH chuyển TC cho đồng nghiệp khác, cần phải thực hiện các bước thích hợp để tạo điều kiện cho việc chuyển tuyến có trật tự và trách nhiệm. NVXH chuyển TC cho đồng nghiệp khác nên tiết lộ, với sự đồng thuận của TC, những thông tin thích hợp cho người cung cấp dịch vụ mới. 18
- GV Doãn Thi Ngọc – Khoa XHH-CTXH-ĐNA – trường ĐH Mở dịch 2015 (C) NVXH bị cấm không được nhận chi phí từ việc chuyển tuyến. 2.07 Tránh mối quan hệ tình cảm hay tình dục với đồng nghiệp (A) Nhân viên xã hội trực tiếp là người giám sát, kiểm huấn viên hoặc nhà giáo dục, nên tránh những quan hệ tình cảm hoặc quan hệ tình dục với thực tập viên, sinh viên, học viên, hoặc các đồng nghiệp khác dƣới sự giám sát chuyên môn trực tiếp của mình. (B) Nhân viên xã hội nên tránh có quan hệ tình dục với các đồng nghiệp khi có tiềm năng xung đột lợi ích. Nhân viên xã hội, có hoặc dự đoán có thể có mối quan hệ tình dục với một đồng nghiệp, phải có nhiệm vụ chuyển trách nhiệm chuyên môn khi cần thiết, để tránh xung đột lợi ích. 2.08 Quấy rối tình dục Nhân viên xã hội không đƣợc quấy rối tình dục thực tập viên, sinh viên, học viên, hoặc đồng nghiệp. Quấy rối tình dục bao gồm gạ gẫm tình dục, yêu cầu quan hệ tình dục, và những lời nói hoặc thể chất khác có tính chất tình dục. 2.09 Sự sa sút của đồng nghiệp (A) Khi nhận thấy sự sa sút của đồng nghiệp do các vấn đề cá nhân, tâm lý suy sụp, lạm dụng chất gây nghiện, hoặc do những khó khăn về sức khỏe tâm thần mà những vấn đề này ảnh hưởng tới việc thực hành hiệu quả, NVXH nên trao đổi trực tiếp với họ khi có thể và hỗ trợ họ trong việc khắc phục những yếu kém. (B) Nhân viên xã hội người tin rằng sự sa sút trong công việc của đồng nghiệp gây trở ngại và hiệu quả việc thực hành và đồng nghiệp này đã không thực hiện các bước thích hợp để giải quyết sự sa sút đó thì nên có hành động thông qua các kênh thích hợp được thành lập bởi nhà tuyển dụng, các cơ quan, NASW, cơ quan cấp phép và quản lý, và tổ chức nghề nghiệp khác. 2.10 Thiếu năng lực của đồng nghiệp (A) Nhân viên xã hội có kiến thức rõ ràng về việc thiếu năng lực làm việc của đồng nghiệp nên nói với đồng nghiệp đó khi có thể và hỗ trợ họ khắc phục hậu quả. 19
- GV Doãn Thi Ngọc – Khoa XHH-CTXH-ĐNA – trường ĐH Mở dịch 2015 (B) Nhân viên xã hội, tin rằng một đồng nghiệp không đủ năng lực và đã không thực hiện các bước thích hợp để giải quyết việc thiếu năng lực này, nên hành động thông qua các kênh thích hợp được thành lập bởi nhà tuyển dụng, các cơ quan, NASW, cơ quan cấp phép và quản lý và các tổ chức chuyên nghiệp khác. 2.11 Can thiệp khi đồng nghiệp vi phạm đạo đức (A) Nhân viên xã hội cần có biện pháp thích hợp để ngăn cản, ngăn chặn, vạch trần, và sửa chữa các hành vi phi đạo đức của đồng nghiệp. (B) Nhân viên xã hội cần có kiến thức về các chính sách và thủ tục xử lý các hành vi phi đạo đức của đồng nghiệp. Nhân viên xã hội nên làm quen với các trình tự, thủ tục của nhà nước và địa phương về việc xử lý khiếu nại về đạo đức. Điều này bao gồm những chính sách, thủ tục do NASW xây dựng, các cơ quan cấp giấy phép và quản lý, người sử dụng lao động, các tổ chức xã hội, và các cơ quan tổ chức khác. (C) Nhân viên xã hội, tin rằng một đồng nghiệp đã hành động không đạo đức, nên tìm cách giải quyết bằng cách thảo luận mối quan tâm của họ với đồng nghiệp đó khi có thể và việc thảo luận như vậy có thể sẽ hiệu quả. (D) Khi cần, nhân viên xã hội, tin rằng một đồng nghiệp đã hành động không đạo đức, nên có hành động thông qua các kênh chính thức (chẳng hạn như liên lạc với cơ quan/hội đồng cấp giấy phép thực hành, hoặc cơ quan quản lý, một ủy ban CTXH, hoặc các ủy ban đạo đức nghề nghiệp khác). (E) Nhân viên xã hội cần bảo vệ và hỗ trợ đồng nghiệp nếu họ bị buộc tội một cách bất công về hành vi phi đạo đức. 3. TRÁCH NHIỆM ĐẠO ĐỨC CỦA NVXH TẠI NƠI LÀM VIỆC 3.01 Giám sát và tƣ vấn (A) Nhân viên xã hội làm công việc giám sát hoặc tư vấn cần phải có những kiến thức và kỹ năng cần thiết để giám sát hoặc tư vấn cho sinh viên và chỉ làm những công việc này trong phạm vi kiến thức và năng lực của mình. (B) Nhân viên xã hội làm công việc giám sát hoặc tư vấn phải có trách nhiệm thiết lập ranh giới rõ ràng, phù hợp và nhạy cảm về văn hóa. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng: Nghiệp vụ lưu trữ (TS. Nguyễn Lệ Nhung) - Chương 4
26 p | 640 | 204
-
Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra - Đánh giá kết quả học tập của học viên trung tâm GDTX Cam Ranh
4 p | 792 | 158
-
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THCS
4 p | 1016 | 101
-
Thế giới quan
5 p | 304 | 86
-
Trích dẫn tài liệu tham khảo theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo
5 p | 891 | 76
-
Đạo đức nhà báo: Khuyến cáo hay bắt buộc?
7 p | 174 | 45
-
Bộ quy tắc đạo đức của The New York Times (I)
11 p | 111 | 19
-
Cần sớm có quy tắc đạo đức nghề báo
7 p | 113 | 16
-
Bộ quy tắc đạo đức của The New York Times (V)
20 p | 141 | 16
-
Đề án đào tạo giảng viên có trình độ Tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020
38 p | 124 | 13
-
CÔNG VIỆC GIẢNG DẠY VÀ CHỈ ĐẠO HỌC SINH HỌC TẬP CỦA GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ
4 p | 143 | 12
-
Ý nghĩa nghiên cứu sự phát triển các hình thái kinh tế xã hội - 4
6 p | 97 | 7
-
Sổ tay văn hóa: Thấu hiểu lòng dân, tận tân phục vụ
37 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn