Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, 2010, XVII: 139-146<br />
<br />
BỔ SUNG HAI LOÀI THUỘC CHI SINOPHYSIS CHO KHU HỆ<br />
TẢO HAI ROI (DINOPHYTA) Ở VIỆT NAM<br />
Hồ Văn Thệ, Nguyễn Ngọc Lâm<br />
Viện Hải dương học<br />
Tóm tắt<br />
<br />
Hai loài tảo hai roi sống đáy Sinophysis canaliculata Quod, Ten-Hage,<br />
Turquet, Mascarell et Couté 1999 và S. microcephala Nie et Wang 1944<br />
thuộc ngành tảo hai roi (Dinophyta) được xác định và mô tả lần đầu tiên cho<br />
khu hệ tảo hai roi của Việt Nam. Các mẫu vật của hai loài tảo này được phân<br />
lập từ một số loài rong biển và cỏ biển được thu tại các vùng biển ven bờ và<br />
quần đảo Trường Sa, Việt Nam. Hai loài S. canaliculata và S. microcephala<br />
đặc trưng cho vùng nhiệt đới, khác biệt so với tất cả các loài còn lại thuộc chi<br />
Sinophysis bởi tế bào có bề mặt vỏ thô ráp với nhiều chạm trỗ. Trong khi đó<br />
5 loài đặc trưng cho vùng ôn đới (S. ebriolum, S. stenosoma, S. grandi, S.<br />
minima và S. verruculosa) có bề mặt vỏ rất mịn, ngoại trừ loài S.<br />
verruculosa. Hình dạng tế bào, đặc biệt là vết cắt hình chữ U trên bề mặt tấm<br />
trái ở trung tâm vỏ dưới của loài S. canaliculata là đặc điểm để phân biệt loài<br />
S. canaliculata với S. microcephala.<br />
<br />
TWO NEW RECORDED SPECIES BELONGING TO THE GENUS SINOPHYSIS<br />
TO THE FLORA OF DINOFLAGELLATE IN VIETNAM<br />
Ho Van The, Nguyen Ngoc Lam<br />
Institute of Oceanography<br />
Abstract<br />
<br />
Two benthic dinoflagellates species of genus Sinophysis (Dinophyta) were<br />
identified and described as first records to dinoflagellate flora in Vietnam.<br />
They are Sinophysis canaliculata Quod, Ten-Hage, Turquet, Mascarell et<br />
Couté 1999 and S. microcephala Nie et Wang 1944. The specimens of these<br />
species were collected from seaweeds and seagrasses along the coasts,<br />
Spratly archipelago, Vietnam. These species from the tropical regions differ<br />
from the all known species of Sinophysis genus in the highly areolate pattern<br />
on the theca. Whereas all Sinophysis species from the temperate regions (S.<br />
ebriolum, S. grandis, S. minima, S. stenosoma and S. verruculosa) have<br />
smooth thecal surface with no ornamentation except S. verrucolusa. Cells of<br />
Sinophysis canaliculata differ from S. microcephala mainly in the present of<br />
the thecal cut with U - shape on the left hypotheca and the shape of the cell.<br />
<br />
139<br />
<br />
Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên<br />
Giang), quần đảo Trường Sa.<br />
<br />
I. MỞ ĐẦU<br />
Chi tảo hai roi sống đáy Sinophysis<br />
được mô tả bởi Nie & Wang vào năm 1944<br />
với loài chuẩn là S. microcephala (Nie &<br />
Wang, 1944) được thu thập trong vùng<br />
biển Shintsuen Kong, Hải Nam (Trung<br />
Quốc). Sau đó, Balech (1956) đã tu chỉnh<br />
loài Phalacroma ebriola Herdmann 1924<br />
thành S. ebriolum (Herdman) Balech. Mới<br />
đây, Faust (1993) và Mohammad-Noor và<br />
cs. (2007) đã mô tả chi tiết cấu trúc bề mặt<br />
vỏ loài S. microcephala. Những nghiên cứu<br />
mới đây đã phát hiện thêm 5 loài mới<br />
của chi này: S. canaliculata (Quod và<br />
cs., 1999), S. stenosoma, S. grandis<br />
(Hoppenrath, 2000), S. minima (Selina &<br />
Hoppenrath, 2004) và S. verruculosa<br />
(Chomérat & cs., 2009). Cho đến nay chi<br />
tảo Sinophysis có 7 loài. Loài Sinophysis<br />
microcephala và S. canaliculata được xem<br />
như là loài nhiệt đới, trong khi đó 5 loài<br />
còn lại là loài ôn đới, các loài thuộc chi<br />
Sinophysis đều là dị dưỡng và không có lục<br />
lạp (Dodge, 1982; Larsen & Sournia,<br />
1991; Faust, 1993; Quod và cs., 1999;<br />
Hoppenrath, 2000; Selina & Hoppenrath,<br />
2004; Chomérat & cs., 2009). Ở Việt Nam,<br />
chi Sinophysis chỉ mới được phát hiện ở<br />
đảo Đá Nam (quần đảo Trường Sa), tuy<br />
nhiên chưa xác định được loài (Ho Van<br />
The & Nguyen Ngoc Lam, 2008). Trong<br />
nghiên cứu này chúng tôi kiểm tra chi tiết<br />
cấu trúc bề mặt vỏ của chi tảo này và đã<br />
xác định hai loài Sinophysis microcephala<br />
và S. canaliculata lần đầu tiên ghi nhận<br />
cho khu hệ tảo hai roi của Việt Nam.<br />
<br />
2. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa:<br />
Bằng phương pháp thợ lặn có khí tài<br />
(SCUBA), các mẫu vật rong biển và<br />
cỏ biển như Chnoospora, Colpomenia,<br />
Dictyota, Hormophysa, Padina, Sargassum<br />
và Turbinaria (Tảo nâu - Phaeophyceae,<br />
Heterokontophyta); Acanthophora, Asparagopsis, Ceratodictyon, Gelidiella, Gracilaria, Hypnea, Heminthocladia, Liagora,<br />
Laurencia, Galaxaura và Titanophora<br />
(Tảo đỏ - Rhodophyta); Avrainvillea,<br />
Caulerpa, Codium, Dictyosphaeria, Ulva,<br />
Halimeda, Tydemania, và Udotea (Tảo lục<br />
- Chlorophyta) và 5 loài cỏ biển<br />
Cymodocea serrulata, Halophila ovalis,<br />
Syringodium isoetifolium, Thalassia hemprichii và Thalassodendron ciliatum được<br />
thu thập một cách nhẹ nhàng cho vào các<br />
túi nhựa 500 - 1.000ml, bảo quản trong<br />
điều kiện mát và tối. Các mẫu vật được đưa<br />
về phòng thí nghiệm để tách các loài tảo<br />
hai roi khỏi các vật bám rong biển hoặc cỏ<br />
biển.<br />
3. Phương pháp xử lý và phân tích mẫu<br />
trong phòng thí nghiệm:<br />
3.1. Xử lý mẫu:<br />
Các mẫu rong biển, cỏ biển được thu<br />
và cho vào các lọ nhựa có nắp, lắc mạnh<br />
nhiều lần để cho các loài vi tảo rời khỏi vật<br />
bám (các loại rong và cỏ biển) loại bỏ phần<br />
vật bám, chuyển phần nước có tảo hai roi<br />
sang một lọ nhựa khác. Lọc và rửa mẫu<br />
bằng nước biển qua bộ sàng có kích thước<br />
thứ tự như sau: 900, 250, 125, 63, 32,<br />
20µm, không giữ lại các phần vật chất trên<br />
sàng lọc 250µm và 125µm. Sau đó rửa<br />
mẫu nhanh bằng nước ngọt rồi nhuộm<br />
Calco-fluo White.<br />
3.2. Nghiên cứu hình thái bằng kính hiển<br />
vi quang học (Light microscope - LM):<br />
Thành phần loài tảo hai roi có vỏ<br />
sống đáy được định loại và sắp xếp theo tài<br />
liệu của Faust (1993), Quod & cs. (1999),<br />
Hoppenrath (2000), Selina & Hoppenrath<br />
(2004), Chomérat & cs. (2009). Sử dụng<br />
<br />
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
1.Vị trí nghiên cứu:<br />
Mẫu tảo hai roi sống đáy được phân<br />
lập từ một số loài rong và cỏ biển được thu<br />
ở một số vùng ven biển: đảo Sơn Chà<br />
(Thừa Thiên Huế), bán đảo Sơn Trà (Đà<br />
Nẵng), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), đảo<br />
Lý Sơn (Quảng Ngãi), vịnh Ghềnh Ráng<br />
(Bình Định), vịnh Nha Trang (Khánh Hòa),<br />
vịnh Cà Ná, vùng triều Mỹ Hòa (Ninh<br />
Thuận), Cù Lao Cau (Bình Thuận), Côn<br />
140<br />
<br />
fig. 43; Mohammad-Noor et al., 2007: p.<br />
660, figs. 24a - k.<br />
Mô tả: Tế bào Sinophysis canaliculata hơi tròn khi quan sát từ mặt bên<br />
(Hình 2a). Chiều dài tế bào 47 - 52µm,<br />
rộng 40 - 45µm, tỉ lệ dài/rộng khoảng 1,16<br />
- 1,18. Vỏ trên nhỏ và lồi. Vỏ dưới lớn, có<br />
hai tấm: tấm phải và tấm trái (Hình 1a).<br />
Dưới kính hiển vi quang học có thể thấy<br />
trên bề mặt tấm trái của vỏ dưới có vết cắt<br />
hình chữ U nằm ngay giữa bề mặt tế bào,<br />
chiều dài vết cắt khoảng 10µm, chỗ rộng<br />
nhất khoảng 2,5µm (Hình 1b và e). Những<br />
nghiên cứu trước đây cho thấy chiều dài<br />
vết cắt từ 10 đến 12µm (Quod & cs., 1999;<br />
Mohammad-Noor & cs., 2007). Rãnh<br />
ngang hẹp và tròn (Hình 1c). Rãnh dọc<br />
nằm trên tấm vỏ phải và bắt đầu từ rãnh<br />
ngang kéo dài xuống hơn 1/2 chiều dài<br />
phần vỏ dưới. Bên trái của rãnh dọc có một<br />
dải viền mỏng (Hình 1a và d). Bề mặt tế<br />
bào có nhiều vết chạm trỗ với nhiều núm<br />
hình tròn, hình đa giác. Rất ít các núm này<br />
bên trong có lỗ nhỏ hình tròn, đường kính<br />
lỗ khoảng 0,2µm (Hình 1d, e và g).<br />
Sinh thái và phân bố: S. canaliculata<br />
là loài tảo sống đáy, được tìm thấy ở đảo<br />
Europa và Mayotte (Pháp), loài thường<br />
bám trên các vật bám ở nền đáy, hoặc bám<br />
trên bề mặt một số loài rong biển (Quod &<br />
cs., 1999). Trong nghiên cứu của chúng tôi,<br />
loài này được phát hiện trên một số<br />
rong biển: Padina, Sargassum, Turbinaria,<br />
Galaxaura, Halimeda. Loài được tìm thấy<br />
ở các vùng biển ven bờ: bán đảo Sơn Trà<br />
(Đà Nẵng), đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi),<br />
vùng triều Mỹ Hòa, Cà Ná (Ninh Thuận),<br />
Cù Lao Cau (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà<br />
Rịa - Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang)<br />
và cả vùng biển khơi, quần đảo Trường Sa.<br />
Ở vịnh Nha Trang, loài này xuất hiện gần<br />
như quanh năm. Tuy nhiên mật độ của loài<br />
này không cao.<br />
<br />
kính hiển vi Leica DMLB với pha tương<br />
phản và huỳnh quang có độ phóng đại từ<br />
100 đến 1.000 lần để quan sát và định loại<br />
tế bào. Sử dụng máy ghi hình kỹ thuật số<br />
để chụp ảnh. Các hình ảnh minh họa được<br />
xử lý bằng phần mềm Adobe Photoshop<br />
CS2 9.0.<br />
3.3. Nghiên cứu hình thái bằng kính<br />
hiển vi điện tử quét (Scan Electron<br />
Microscope - SEM):<br />
Để xem cấu trúc chi tiết bề mặt tế<br />
bào, sự sắp xếp các tấm vỏ, mẫu vật phải<br />
được quan sát bằng kính hiển vi điện tử<br />
quét (SEM). Mẫu vật tự nhiên được quan<br />
sát dưới kính hiển vi quang học hoặc<br />
huỳnh quang để xác định đối tượng cần<br />
quét. Sau khi chọn mẫu vật, cho một giọt<br />
mẫu vào giữa trung tâm màng lọc các-bon<br />
có đường kính lỗ 5µm. Dùng nước cất rửa<br />
sạch muối nhiều lần trên màng lọc và mẫu<br />
vật. Dùng cồn có nồng độ từ thấp đến cao<br />
dần theo thứ tự: 15, 30, 50, 70, 90% để làm<br />
mất nước. Cuối cùng làm khô mẫu bằng<br />
cồn tuyệt đối 99,99%. Ở mỗi độ cồn mẫu<br />
vật được ngâm từ 5 - 10 phút. Sau đó màng<br />
lọc có chứa mẫu vật được dán trên một đế<br />
nhôm hoặc đế nhựa đã có sẵn màng keo<br />
các-bon có đường kính tương tự với màng<br />
lọc. Phủ mẫu bằng vàng hoặc các-bon, sau<br />
đó đặt mẫu vào kính để quét. Công việc<br />
quét ảnh được tiến hành tại Viện 69, Bộ tư<br />
lệnh bảo vệ lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh<br />
(Hà Nội).<br />
III. MÔ TẢ<br />
1. Loài Sinophysis canaliculata Quod,<br />
Ten-Hage, Turquet, Mascarell et Couté<br />
1999 (Hình 1a - g):<br />
Tài liệu dẫn: Quod et al., 1999: p.<br />
87, figs. 1 - 16; Hoppenrath, 2000: p. 161,<br />
<br />
141<br />
<br />
Hình 1. Loài Sinophysis canaliculata Quod, Ten-Hage, Turquet, Mascarell et Couté 1999<br />
- a và d: Hình dạng tế bào nhìn từ vỏ phải cho thấy rãnh dọc (mũi tên); - b và e: Tế bào nhìn từ vỏ<br />
trái cho thấy vết cắt dài hình chữ U (đầu mũi tên); - c: Cho thấy rãnh ngang và vỏ trên của tế bào<br />
(mũi tên); - g: Cấu trúc lỗ trên bề mặt vỏ tế bào (đầu mũi tên). Các hình a và b: chụp dưới<br />
KHVQH; các hình c - g: chụp dưới KHVĐTQ.<br />
Fig. 1. Sinophysis canaliculata Quod, Ten-Hage, Turquet, Mascarell et Couté 1999<br />
- a & d: Cell in right lateral view showing the sulcus (arrow); - b & e: Cell in left lateral view<br />
showing the thecal cut with U – shape (arrowhead); - c: Epitheca in right lateral view showing the<br />
cingulum (arrow); - g: Detail of the thecal pores (arrowheads) ( a, b: LM. - c, d, e & g: SEM)<br />
<br />
Thảo luận: Hình dạng tế bào của<br />
loài Sinophysis canaliculata rất giống với<br />
loài Sinophysis microcephala. Tuy nhiên,<br />
tế bào Sinophysis canaliculata có kích<br />
thước lớn hơn Sinophysis microcephala<br />
(Faust, 1993; Hoppenrath, 2000; Quod &<br />
cs., 1999; Selina & Hoppenrath, 2004),<br />
mẫu vật trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
cũng cho thấy kích thước của S.<br />
canaliculata luôn luôn lớn hơn S.<br />
microcephala. Các nghiên cứu trước đây<br />
cũng cho thấy kích thước của S.<br />
canaliculata lớn hơn các loài còn lại, ngoại<br />
trừ loài S. grandis (Bảng 1, Hình 3). Hình<br />
dạng tế bào S. canaliculata gần như tròn,<br />
<br />
trong khi đó S. microcephala hơi dài. Tỉ lệ<br />
dài/rộng của S. microcephala cũng lớn hơn<br />
so với loài S. canaliculata. Tỉ lệ này của<br />
mẫu vật thu tại Việt Nam là 1,16 - 1,18<br />
tương tự với mô tả của Quod và cs. (1999)<br />
cho loài S. canaliculata. Một đặc điểm rất<br />
đáng chú ý đối với loài Sinophysis<br />
canaliculata là trên bề mặt tấm trái ở trung<br />
tâm của vỏ dưới có vết cắt hình chữ U,<br />
trong khi đó 6 loài còn lại không có đặc<br />
điểm này. Đây là một trong những đặc<br />
điểm quan trọng nhất để phân biệt loài S.<br />
canaliculata với các loài khác của chi<br />
Sinophysis (Quod & cs., 1999).<br />
142<br />
<br />
Bảng 1. So sánh một số đặc điểm hình thái của 7 loài của chi Sinophysis<br />
(L: chiều dài, W: chiều rộng)<br />
Table 1. Morphological and biometric comparisons of Sinophysis species (L: length; W: width)<br />
T<br />
T<br />
<br />
1<br />
<br />
Loài<br />
<br />
Kích thước<br />
(µm)<br />
L : 42 - 44<br />
W : 33 - 35<br />
S. microcephala L : 40 - 45<br />
W : 30 -35<br />
<br />
2<br />
<br />
S. canaliculata<br />
<br />
3<br />
<br />
S. ebriolum<br />
<br />
4<br />
<br />
S. stenosoma<br />
<br />
5<br />
<br />
S. grandis<br />
<br />
6<br />
<br />
S. minima<br />
<br />
7<br />
<br />
S. verruculosa<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Tỉ lệ<br />
Bề mặt vỏ<br />
L/W<br />
1,25 - 1,28 - Nhiều chạm trỗ<br />
1,29 - 1,33 Nhiều chạm trỗ,<br />
không có vết cắt<br />
chữ U<br />
1,11 - 1,14 Nhiều chạm trỗ, có<br />
vết cắt chữ U<br />
1,16 - 1,18 Nhiều chạm trỗ, có<br />
vết cắt chữ U<br />
1,2 - 1,5 Mịn<br />
<br />
L : 45 - 57<br />
W : 37 - 51<br />
L : 47 - 52<br />
W : 40 - 45<br />
L : 35 - 45<br />
W : 25 - 31,5<br />
L : 37 - 56<br />
1,43 - 1,89 Mịn<br />
W : 21 - 33<br />
L : 50 - 59<br />
1,29 - 1,61 Mịn<br />
W : 35 - 41,5<br />
L : 17,5 - 35 1,11 - 1,42 Mịn<br />
W : 15 - 27,5<br />
L : 52,2 - 57,8<br />
Ít mịn<br />
W: 43,2 - 51<br />
<br />
Tài liệu<br />
Faust (1993)<br />
Nghiên cứu này<br />
Quod & cs. (1999)<br />
Nghiên cứu này<br />
Hoppenrath (2000)<br />
Hoppenrath (2000)<br />
Hoppenrath (2000)<br />
Selina & Hoppenrath<br />
(2004)<br />
Chomérat & cs. (2009)<br />
<br />
viền mép tế bào các núm có hình dạng đa<br />
giác (Hình 2i).<br />
Sinh thái và phân bố: Sinophysis<br />
microcephala là loài nhiệt đới, sống đáy.<br />
Tế bào được phát hiện trên nền đáy trong<br />
rừng ngập mặn, rạn san hô, mẫu vật thu<br />
được khi nhiệt độ nước 25 - 27,5oC và độ<br />
mặn dao động 30 - 34‰ (Faust, 1993).<br />
Loài này được phát hiện ở vịnh Nha Trang<br />
vào các tháng mùa khô (tháng 4 - 8), vùng<br />
triều Cà Ná, đảo Cù Lao Cau, Côn Đảo,<br />
quần đảo Trường Sa. Tần suất xuất hiện<br />
của loài này rất thấp so với loài<br />
Sinophysis canaliculata. Loài Sinophysis<br />
microcephala thường bám trên một số rong<br />
biển Galaxaura, Dictyocta và Padina.<br />
Thảo luận: Sinophysis microcephala<br />
với những đặc điểm khác với S.<br />
canaliculata như đã mô tả trên, ngoài ra S.<br />
microcephala có rãnh dọc dài hơn so với<br />
rãnh dọc của loài S. canaliculata. Hai loài<br />
này đặc trưng cho vùng nhiệt đới. S.<br />
canaliculata và S. microcephala có bề mặt<br />
vỏ thô ráp với nhiều lỗ, trong khi đó 4 loài<br />
<br />
2. Loài Sinophysis microcephala Nie et<br />
Wang 1944 (Hình 2)<br />
Tài liệu dẫn: Nie & Wang 1944: p.<br />
146, figs.1 - 8; Faust 1993: p. 355, figs. 1 11; Mohammad-Noor et al. 2007: p. 660,<br />
figs. 25a - h.<br />
Mô tả: Tế bào Sinophysis microcephala<br />
có dạng hơi dài, nhưng tròn ở phần cuối tế<br />
bào khi nhìn từ mặt bên (Hình 2a và b).<br />
Chiều dài tế bào 40 - 45µm, rộng 30 35µm. Tỉ lệ dài/rộng là 1,29 - 1,33. Theo<br />
Faust (1993), tỉ lệ này là 1,25 - 1,28. Vỏ<br />
trên nhỏ và lồi. Vỏ dưới gồm hai tấm.<br />
Rãnh ngang hẹp. Rãnh dọc hẹp nằm bên<br />
phải của tấm vỏ phải và kéo dài xuống hơn<br />
2/3 chiều dài phần vỏ dưới. Phần cuối của<br />
rãnh dọc hơi mở rộng (Hình 2a, c, e và i).<br />
Bề mặt tế bào của cả tấm vỏ phải và trái có<br />
nhiều vết chạm trỗ, với những núm hình<br />
tròn hoặc hình trứng. Có hai loại lỗ trên bề<br />
mặt vỏ, một loại nằm bên trong các núm,<br />
một loại nằm ở bên ngoài, đường kính lỗ<br />
trung bình 0,2µm (Hình 2d, e, g và h). Dọc<br />
143<br />
<br />